Tham Khảo

Ba cuộc di dân vĩ đại: Cần một cái nhìn tĩnh tâm của các nhà lãnh đạo đất nước

Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954”

Vũ Cao Đàm

Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954” và cuộc “Di tản của người Việt Nam ra nước ngoài sau 1975”.

Theo tôi, các nhà nghiên cứu đã quên hẳn một cuộc di dân trước đó, diễn ra trong khoảng hai năm (1950-1951) với tên gọi là cuộc “Hồi cư từ vùng tự do về vùng tề” (chủ yếu diễn ra ở miền Bắc). Tôi cố tìm trong các tài liệu lịch sử, nhưng hầu như không có một nghiên cứu nào đáng được xem là có hệ thống về sự kiện này. Vì vậy, những điều tôi viết trong bài này chỉ là mong muốn đóng góp một vài ghi nhận về những gì diễn ra mà tôi được chứng kiến.

Cuộc di dân thứ nhất: Cuộc hồi cư 1950-1951

Sở dĩ người ta gọi là “Hồi cư”, là vì trước đó, những năm 1946-1947 có phong trào “Tản cư” và “Tiêu thổ kháng chiến”.

“Tản cư” là cuộc di chuyển dân cư từ các thành phố về nông thôn để tránh sự đàn áp của quân đội Pháp. Phải nói thời kỳ này, quân đội Pháp đàn áp dân chúng rất dã man. Khi đó tôi còn nhỏ, nhưng chính mắt tôi đã chứng kiến quân Pháp bắn giết dân, hãm hiếp phụ nữ và cắt tiết những người vô tội.

Bên cạnh việc “Tản cư”, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh kêu gọi dân chúng làm công việc gọi là “Tiêu thổ kháng chiến” bằng cách tự mình đập phá hết các cơ sở hạ tầng để quân Pháp không có nơi đồn trú. Tất nhiên, tôi đánh giá đây là một chủ trương ngây thơ, lãng phí, vì trình độ những người lãnh đạo khi đó đã không hiểu rằng, với các phương tiện cơ động hiện đại, thì quân Pháp đi đến đâu cũng có thể nhanh chóng thiết lập các cơ sở đồn trú chỉ trong chốc lát, kể cả việc đặt đường băng để hạ cánh các máy bay quân sự.

Tháng 10/1949, Tàu Cộng toàn thắng trên đất Hoa Lục. Tháng 10/1950, Việt Nam thắng Pháp trong chiến dịch biên giới 1950, nối liền căn cứ kháng chiến với một vùng rộng lớn được gọi là “hậu phương” xã hội chủ nghĩa. Chình phủ kháng chiến Việt Namphát động rầm rộ “Tháng hữu nghị Việt-Trung-Xô” và công khai tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ đây, cuộc chiến tranh chống Pháp của người Việt Nam công khai bộc lộ màu sắc ý thức hệ. Đó là cuộc chiến giữa một bên đại diện cho phe cộng sản quốc tế, còn bên kia đại diện cho phe chống cộng cũng mang tính toàn thế giới. Đây đáng phải xem là một bi kịch vô cùng lớn của dân tộc Việt Nam. Bi kịch này có thể tính từ thập niên 1950 kéo dài cho đến ngày nay. Dân tộc Việt Nam chính thức chia thành hai khối tàn sát lẫn nhau bảo vệ cho hai ý thức hệ đối địch nhau của thế giới.

Tháng 3/1949, Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée với Pháp, và trên cơ sở đó đã thành lập Chính phủ Việt Nam Quốc gia, một chính phủ gồm những người không cộng sản. Chính phủ này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người không theo cộng sản.

Một sự trớ trêu của lịch sử: Thực dân Pháp từ chỗ là kẻ xâm lược phi nghĩa, trở nên đồng minh chính nghĩa với Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản quốc tế, một mắt xích chống lại con bài đô-mi-nô của chủ nghĩa cộng sản. Bi kịch của những người Việt Nam quốc gia (chống cộng) là cuộc chiến đấu chống cộng mang tính quốc tế của họ là cầm súng chiến đấu bên cạnh những kẻ vốn là kẻ thù xâm lược, mà ngọn cờ chính nghĩa chống xâm lược vẫn còn trên tay những người cộng sản. Cũng chính vì vậy, mà sau này, hai nền cộng hòa non trẻ, Đệ nhất và Đệ nhị cộng hòa vẫn trong bi kịch đó.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không thể không thừa nhận một thực tế, từ đây trong cộng đồng dân tộc Việt xuất hiện sự chia rẽ sâu sắc: một bên theo cộng sản; một bên không thích theo cộng sản. Làn sóng gọi là “Hồi cư” về thành phố xuất hiện. Vào đầu thập niên 1950, chỉ tính Hà Nội, từ chỗ là một thành phố “vườn không nhà trống” đã nhanh chóng tăng lên khoảng gần 500.000 dân, Hải Phòng gần 200.000, Nam Định trên 100.000. Cộng tất cả các thành phố mà Chính phủ Bảo Đại trấn giữ, trên đại thể số dân “Hồi cư”, còn được gọi là dân “Vào thành” hoặc “Nhập tề”, ước khoảng 1 triệu dân. Số dân di cư lần này cũng ngang ngửa với số dân di cư vào Nam năm 1954.

Tôi chưa nghĩ được cáchtính số dân nông thôn, vì rất khó minh định: Phần lớn nông thôn là vùng tranh chấp, ban ngày họ mang danh là dân của Chính phủ Bảo Đại, ban đêm lại là dân của Chính phủ Hồ Chí Minh, là người vẫn đang thực tâm cưu mang kháng chiến. Chính mắt tôi chứng kiến, hàng loạt vị vừa là trưởng thôn của Bảo Đại, vừa là nơi liên lạc của du kích kháng chiến.

Cuộc di dân thứ hai: Cuộc di cư vào Nam 1954

Không thể phủ nhận một sự thực rằng, với ngọn cờ chống xâm lược Pháp, Chính phủ Hồ Chí Minh đã giành được thiện cảm trong dân. Tuy nhiên, khi Chính phủ Hồ Chí Minh chính thức tuyên bố đi theo con đường cộng sản, thực hiện cải cách ruộng đất, cái ách độc tài bắt đầu quàng vào cổ dân, thì lòng dân li tán. Ngọn cờ chính nghĩa bắt đầu nghiêng về phía những người không cộng sản. Tất nhiên, như đã đề cập ở trên, có một sự trớ trêu của lịch sử: Những người không cộng sản, theo Hiệp ước Elysée đã đặt mình trong khuôn khổ vòng tay của người Pháp. Đại bộ phận dân chúng đương nhiên không thể hiểu được cái điều trớ trêu của lịch sử: Người Mỹ từ chỗ ủng hộ Hồ Chí Minh với tư cách là đồng minh chống phát xít, đến chỗ quay lưng ủng hộ Pháp chống lại Hồ Chí Minh lại nhằm một mục đích khác, là chống lại nguy cơ tiềm tàng cho sự manh nha một nhà nước cộng sản đối đầu với Mỹ.

Những người cộng sản Việt Nam đã tận dụng ngọn cờ chống xâm lược Pháp, “gói” luôn người Mỹ vào cái “troupe” xâm lược này, làm cho một bộ phận rất lớn dân Việt chỉ nhìn thấy Mỹ là kẻ xâm lược, chứ không thấy được cái nguy cơ xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản trên đất nước này, mà Mỹ là người ủng hộ những người Việt Nam không cộng sản chống lại chủ nghĩa cộng sản và nguy cơ trực tiếp là bọn xâm lược Tàu Cộng.

Sự chia rẽ dân tộc nổi lên mạnh mẽ trong cuộc di dân thứ hai này. Ai là những người tham gia dòng người di cư 1954? Trước hết là dânThiên chúa giáo. Họ là những người bị cộng sản kỳ thị mạnh nhất, rồi đến địa chủ bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, rồi đến tư sản và trí thức. Trừ những nhà trí thức đi theo Chính phủ Hồ Chí Minh lên Việt Bắc từ đầu kháng chiến, hầu hết giáo sư các trường đại học ở Hà Nội đều bỏ đi theo dòng người di cư vào Nam.

Chưa thấy tài liệu nào công bố con số chi tiết số lượng người di cư vào Nam 1954, nhưng các bài viết đều đưa con số áng chừng trên dưới 1 triệu dân.

Cuộc di dân thứ ba: Cuộc di tản sau 1975

Cuộc di dân này thường được nói đến sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Theo tôi, đó chỉ là thời điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba. Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Cuộc di cư này gồm nhiều thành phần.

Trước hết, tôi tạm gọi tên là công dân của Việt Nam Cộng hòa, ước tính khoảng trên dưới 2 triệu dân. Họ di cư ào ạt vào khoảng những năm từ 1975-1980. Trong thành phần của họ, không chỉ có những người là quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa, mà còn có đông đảo thường dân.

Thứ hai, tôi cũng tạm gọi tên là công dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ là những người vừa di tản theo con đường gọi là “thuyền nhân”, vừa theo dòng người đi theo các hợp đồng lao động và ở lại định cư theo các cách thức khác nhau; Họ cũng gồm những du học sinh đi học rồi kiếm việc làm ở lại sau khi tốt nghiệp. Số này ước tính trên một triệu, sau sinh sôi nảy nở và hiện chưa có con số nào ước tính được chính xác.

Điều đáng chú ý là, xu hướng di tản hiện nay chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mà vẫn đang có xu hướng tiếp tục.

Bình luận về ba cuộc di dân

Cách đây đã lâu, trong dân gian có lưu truyền một câu chuyện vui: Nếu lãnh đạo sai thì phải thay lãnh đạo. Ở nước ta lãnh đạo luôn đúng, không thể thay lãnh đạo được. Mọi tội nợ hiện nay là do dân sai gây ra. Vậy dân sai thì phải thay dân.Chắc ở nước ta đang thực hiện quá trình thay dân.Cụ thể là dân Việt sẽ phải đuổi đi hết để thay bằng dân Tàu? Công nhân Tàu đang tràn ngập đất Việt để chiếm chỗ dân Việt chúng ta. Còn dân Việt đang được chuyển ra nước ngoài qua những hợp đồng xuất khẩu lao động.

Đấy là chuyện tiếu lâm. Nhưng trên thực tế, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng phải suy nghĩ, vì sao dân lại cứ thích bỏ đi mãi thế. Mà dân bỏ chỉ theo một dòng muốn thoát khỏi thể chế cộng sản. Không thấy có dòng ngược lại?

Trong số những người dân bỏ nước ra đi không chỉ có quân cán chính và công dân Việt Nam Cộng hòa, mà cả những người là công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa, không chỉ có các doanh gia, mà có cả dân thường, có cả con em các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ.

Chẳng lẽ dân “thoái hóa” hết rồi sao?

Chẳng lẽ các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ cùng con cái của họ cũng “thoái hóa” hết rồi sao?

Chẳng lẽ, trừ mấy ông bà giáo sư tiến sĩtrong Hội đồng Lý luận Trung ương, còn lại, dân Việt Nam ngu đến mức không thấy được chủ nghĩa cộng sản là “đỉnh cao trí tuệ” và “thiên đường của nhân loại” hay sao?

Đây là câu hỏi rất nhức nhối của lịch sử. Hy vọng các nhà lãnh đạo Đảng quan tâm trong Đại hội XII sắp tới.

Đó không phải câu chuyện tào lao. Nó có tên gọi trong các văn kiện truyền thống của Đảng đấy: Trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội I đến Đại hội XI gọi tên là “Lòng dân”, có tên gọi là “Đường lối dân vận” của Đảng.

Xin các vị lãnh đạo Đảng tĩnh tâm một chút suy nghĩ về ba cuộc di dân vĩ đại này, kế đó, cũng cần suy nghĩvề những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta: Dân đang nổi lên chống đối đấy. Không rõ các vị lãnh đạo, nhất là Giáo sư Tổng bí thư, có biết cách vào mạng để tìm hiểu không? Không hiểu những người giúp việc lãnh đạo có cung cấp đầy đủ thông tin cho các vị không?Dân chống đối đủ thứ: chống đốichiếm đất, chống đối trao rừng, trao biển, trao mỏ cho bọn xâm lược Tàu Cộng, chống đối chặt cây bán gỗ cho thương lái Tàu Cộng, chống đối độc tài, chống đối chia rẽ dân tộc. Trong nhiều cuộc phản kháng của dân, người ta dám giương ra những biểu tượng của Việt Nam Cộng hòa ngay giữa Hà Nội.

Tất cả những cái đó đáng để các nhà lãnh đạo Đảng suy nghĩ về đường lối cho Đại hội XII sắp tới.

V. C. Đ.

Tác giả gửi BVN.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ba cuộc di dân vĩ đại: Cần một cái nhìn tĩnh tâm của các nhà lãnh đạo đất nước

Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954”

Vũ Cao Đàm

Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954” và cuộc “Di tản của người Việt Nam ra nước ngoài sau 1975”.

Theo tôi, các nhà nghiên cứu đã quên hẳn một cuộc di dân trước đó, diễn ra trong khoảng hai năm (1950-1951) với tên gọi là cuộc “Hồi cư từ vùng tự do về vùng tề” (chủ yếu diễn ra ở miền Bắc). Tôi cố tìm trong các tài liệu lịch sử, nhưng hầu như không có một nghiên cứu nào đáng được xem là có hệ thống về sự kiện này. Vì vậy, những điều tôi viết trong bài này chỉ là mong muốn đóng góp một vài ghi nhận về những gì diễn ra mà tôi được chứng kiến.

Cuộc di dân thứ nhất: Cuộc hồi cư 1950-1951

Sở dĩ người ta gọi là “Hồi cư”, là vì trước đó, những năm 1946-1947 có phong trào “Tản cư” và “Tiêu thổ kháng chiến”.

“Tản cư” là cuộc di chuyển dân cư từ các thành phố về nông thôn để tránh sự đàn áp của quân đội Pháp. Phải nói thời kỳ này, quân đội Pháp đàn áp dân chúng rất dã man. Khi đó tôi còn nhỏ, nhưng chính mắt tôi đã chứng kiến quân Pháp bắn giết dân, hãm hiếp phụ nữ và cắt tiết những người vô tội.

Bên cạnh việc “Tản cư”, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh kêu gọi dân chúng làm công việc gọi là “Tiêu thổ kháng chiến” bằng cách tự mình đập phá hết các cơ sở hạ tầng để quân Pháp không có nơi đồn trú. Tất nhiên, tôi đánh giá đây là một chủ trương ngây thơ, lãng phí, vì trình độ những người lãnh đạo khi đó đã không hiểu rằng, với các phương tiện cơ động hiện đại, thì quân Pháp đi đến đâu cũng có thể nhanh chóng thiết lập các cơ sở đồn trú chỉ trong chốc lát, kể cả việc đặt đường băng để hạ cánh các máy bay quân sự.

Tháng 10/1949, Tàu Cộng toàn thắng trên đất Hoa Lục. Tháng 10/1950, Việt Nam thắng Pháp trong chiến dịch biên giới 1950, nối liền căn cứ kháng chiến với một vùng rộng lớn được gọi là “hậu phương” xã hội chủ nghĩa. Chình phủ kháng chiến Việt Namphát động rầm rộ “Tháng hữu nghị Việt-Trung-Xô” và công khai tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ đây, cuộc chiến tranh chống Pháp của người Việt Nam công khai bộc lộ màu sắc ý thức hệ. Đó là cuộc chiến giữa một bên đại diện cho phe cộng sản quốc tế, còn bên kia đại diện cho phe chống cộng cũng mang tính toàn thế giới. Đây đáng phải xem là một bi kịch vô cùng lớn của dân tộc Việt Nam. Bi kịch này có thể tính từ thập niên 1950 kéo dài cho đến ngày nay. Dân tộc Việt Nam chính thức chia thành hai khối tàn sát lẫn nhau bảo vệ cho hai ý thức hệ đối địch nhau của thế giới.

Tháng 3/1949, Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée với Pháp, và trên cơ sở đó đã thành lập Chính phủ Việt Nam Quốc gia, một chính phủ gồm những người không cộng sản. Chính phủ này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người không theo cộng sản.

Một sự trớ trêu của lịch sử: Thực dân Pháp từ chỗ là kẻ xâm lược phi nghĩa, trở nên đồng minh chính nghĩa với Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản quốc tế, một mắt xích chống lại con bài đô-mi-nô của chủ nghĩa cộng sản. Bi kịch của những người Việt Nam quốc gia (chống cộng) là cuộc chiến đấu chống cộng mang tính quốc tế của họ là cầm súng chiến đấu bên cạnh những kẻ vốn là kẻ thù xâm lược, mà ngọn cờ chính nghĩa chống xâm lược vẫn còn trên tay những người cộng sản. Cũng chính vì vậy, mà sau này, hai nền cộng hòa non trẻ, Đệ nhất và Đệ nhị cộng hòa vẫn trong bi kịch đó.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không thể không thừa nhận một thực tế, từ đây trong cộng đồng dân tộc Việt xuất hiện sự chia rẽ sâu sắc: một bên theo cộng sản; một bên không thích theo cộng sản. Làn sóng gọi là “Hồi cư” về thành phố xuất hiện. Vào đầu thập niên 1950, chỉ tính Hà Nội, từ chỗ là một thành phố “vườn không nhà trống” đã nhanh chóng tăng lên khoảng gần 500.000 dân, Hải Phòng gần 200.000, Nam Định trên 100.000. Cộng tất cả các thành phố mà Chính phủ Bảo Đại trấn giữ, trên đại thể số dân “Hồi cư”, còn được gọi là dân “Vào thành” hoặc “Nhập tề”, ước khoảng 1 triệu dân. Số dân di cư lần này cũng ngang ngửa với số dân di cư vào Nam năm 1954.

Tôi chưa nghĩ được cáchtính số dân nông thôn, vì rất khó minh định: Phần lớn nông thôn là vùng tranh chấp, ban ngày họ mang danh là dân của Chính phủ Bảo Đại, ban đêm lại là dân của Chính phủ Hồ Chí Minh, là người vẫn đang thực tâm cưu mang kháng chiến. Chính mắt tôi chứng kiến, hàng loạt vị vừa là trưởng thôn của Bảo Đại, vừa là nơi liên lạc của du kích kháng chiến.

Cuộc di dân thứ hai: Cuộc di cư vào Nam 1954

Không thể phủ nhận một sự thực rằng, với ngọn cờ chống xâm lược Pháp, Chính phủ Hồ Chí Minh đã giành được thiện cảm trong dân. Tuy nhiên, khi Chính phủ Hồ Chí Minh chính thức tuyên bố đi theo con đường cộng sản, thực hiện cải cách ruộng đất, cái ách độc tài bắt đầu quàng vào cổ dân, thì lòng dân li tán. Ngọn cờ chính nghĩa bắt đầu nghiêng về phía những người không cộng sản. Tất nhiên, như đã đề cập ở trên, có một sự trớ trêu của lịch sử: Những người không cộng sản, theo Hiệp ước Elysée đã đặt mình trong khuôn khổ vòng tay của người Pháp. Đại bộ phận dân chúng đương nhiên không thể hiểu được cái điều trớ trêu của lịch sử: Người Mỹ từ chỗ ủng hộ Hồ Chí Minh với tư cách là đồng minh chống phát xít, đến chỗ quay lưng ủng hộ Pháp chống lại Hồ Chí Minh lại nhằm một mục đích khác, là chống lại nguy cơ tiềm tàng cho sự manh nha một nhà nước cộng sản đối đầu với Mỹ.

Những người cộng sản Việt Nam đã tận dụng ngọn cờ chống xâm lược Pháp, “gói” luôn người Mỹ vào cái “troupe” xâm lược này, làm cho một bộ phận rất lớn dân Việt chỉ nhìn thấy Mỹ là kẻ xâm lược, chứ không thấy được cái nguy cơ xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản trên đất nước này, mà Mỹ là người ủng hộ những người Việt Nam không cộng sản chống lại chủ nghĩa cộng sản và nguy cơ trực tiếp là bọn xâm lược Tàu Cộng.

Sự chia rẽ dân tộc nổi lên mạnh mẽ trong cuộc di dân thứ hai này. Ai là những người tham gia dòng người di cư 1954? Trước hết là dânThiên chúa giáo. Họ là những người bị cộng sản kỳ thị mạnh nhất, rồi đến địa chủ bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, rồi đến tư sản và trí thức. Trừ những nhà trí thức đi theo Chính phủ Hồ Chí Minh lên Việt Bắc từ đầu kháng chiến, hầu hết giáo sư các trường đại học ở Hà Nội đều bỏ đi theo dòng người di cư vào Nam.

Chưa thấy tài liệu nào công bố con số chi tiết số lượng người di cư vào Nam 1954, nhưng các bài viết đều đưa con số áng chừng trên dưới 1 triệu dân.

Cuộc di dân thứ ba: Cuộc di tản sau 1975

Cuộc di dân này thường được nói đến sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Theo tôi, đó chỉ là thời điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba. Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Cuộc di cư này gồm nhiều thành phần.

Trước hết, tôi tạm gọi tên là công dân của Việt Nam Cộng hòa, ước tính khoảng trên dưới 2 triệu dân. Họ di cư ào ạt vào khoảng những năm từ 1975-1980. Trong thành phần của họ, không chỉ có những người là quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa, mà còn có đông đảo thường dân.

Thứ hai, tôi cũng tạm gọi tên là công dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ là những người vừa di tản theo con đường gọi là “thuyền nhân”, vừa theo dòng người đi theo các hợp đồng lao động và ở lại định cư theo các cách thức khác nhau; Họ cũng gồm những du học sinh đi học rồi kiếm việc làm ở lại sau khi tốt nghiệp. Số này ước tính trên một triệu, sau sinh sôi nảy nở và hiện chưa có con số nào ước tính được chính xác.

Điều đáng chú ý là, xu hướng di tản hiện nay chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mà vẫn đang có xu hướng tiếp tục.

Bình luận về ba cuộc di dân

Cách đây đã lâu, trong dân gian có lưu truyền một câu chuyện vui: Nếu lãnh đạo sai thì phải thay lãnh đạo. Ở nước ta lãnh đạo luôn đúng, không thể thay lãnh đạo được. Mọi tội nợ hiện nay là do dân sai gây ra. Vậy dân sai thì phải thay dân.Chắc ở nước ta đang thực hiện quá trình thay dân.Cụ thể là dân Việt sẽ phải đuổi đi hết để thay bằng dân Tàu? Công nhân Tàu đang tràn ngập đất Việt để chiếm chỗ dân Việt chúng ta. Còn dân Việt đang được chuyển ra nước ngoài qua những hợp đồng xuất khẩu lao động.

Đấy là chuyện tiếu lâm. Nhưng trên thực tế, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng phải suy nghĩ, vì sao dân lại cứ thích bỏ đi mãi thế. Mà dân bỏ chỉ theo một dòng muốn thoát khỏi thể chế cộng sản. Không thấy có dòng ngược lại?

Trong số những người dân bỏ nước ra đi không chỉ có quân cán chính và công dân Việt Nam Cộng hòa, mà cả những người là công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa, không chỉ có các doanh gia, mà có cả dân thường, có cả con em các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ.

Chẳng lẽ dân “thoái hóa” hết rồi sao?

Chẳng lẽ các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ cùng con cái của họ cũng “thoái hóa” hết rồi sao?

Chẳng lẽ, trừ mấy ông bà giáo sư tiến sĩtrong Hội đồng Lý luận Trung ương, còn lại, dân Việt Nam ngu đến mức không thấy được chủ nghĩa cộng sản là “đỉnh cao trí tuệ” và “thiên đường của nhân loại” hay sao?

Đây là câu hỏi rất nhức nhối của lịch sử. Hy vọng các nhà lãnh đạo Đảng quan tâm trong Đại hội XII sắp tới.

Đó không phải câu chuyện tào lao. Nó có tên gọi trong các văn kiện truyền thống của Đảng đấy: Trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội I đến Đại hội XI gọi tên là “Lòng dân”, có tên gọi là “Đường lối dân vận” của Đảng.

Xin các vị lãnh đạo Đảng tĩnh tâm một chút suy nghĩ về ba cuộc di dân vĩ đại này, kế đó, cũng cần suy nghĩvề những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta: Dân đang nổi lên chống đối đấy. Không rõ các vị lãnh đạo, nhất là Giáo sư Tổng bí thư, có biết cách vào mạng để tìm hiểu không? Không hiểu những người giúp việc lãnh đạo có cung cấp đầy đủ thông tin cho các vị không?Dân chống đối đủ thứ: chống đốichiếm đất, chống đối trao rừng, trao biển, trao mỏ cho bọn xâm lược Tàu Cộng, chống đối chặt cây bán gỗ cho thương lái Tàu Cộng, chống đối độc tài, chống đối chia rẽ dân tộc. Trong nhiều cuộc phản kháng của dân, người ta dám giương ra những biểu tượng của Việt Nam Cộng hòa ngay giữa Hà Nội.

Tất cả những cái đó đáng để các nhà lãnh đạo Đảng suy nghĩ về đường lối cho Đại hội XII sắp tới.

V. C. Đ.

Tác giả gửi BVN.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm