Trang lá cải
Bà thích thì bà chửi, được không?!?
Sự kiện quán cháo chửi của 1 bà trung tuổi ở phố cổ Hà Thành lên kênh CNN vang danh thế giới khiến nhiều người Việt có tự trọng và ưa văn minh cảm thấy xấu hổ. Thực ra quán đó tồn tại khá lâu. Và có điều lạ là tôi nghe người ăn khen cháo, phân tích về nó dưới góc nhìn ẩm thực thì ít mà bàn luận về tính cách, phong cách phục vụ và câu chửi như hát hay của bà chủ quán thì nhiều.
Chửi tất nhiên ko bao giờ là văn hóa. Xã hội càng văn minh thì người ta càng ít muốn nghe chửi, kể cả là chửi đổng, chửi thề. Chưa kể lại là chửi thẳng vào mặt Thượng Đế như cách của bà chủ lỗ mãng kia. Vấn đề là tại sao quán bà ta vẫn đông và bà ta vẫn có cơ hội chửi? Vì khách hàng của bà gần như tuyệt đối đều là người nghe quen và cảm thấy ngôn ngữ chửi nó là cách nói bình thường. Phần ít còn lại do quá nghiện món cháo đó nên chấp nhận bị… tra tấn để ăn. Trường hợp nghễnh ngãng tai hoặc AQ kiểu: chắc nó chửi thằng bên cạnh nhưng mắt lác nên nhìn sang mình cũng có nhưng ko đáng kể.
Ko bàn đến đồ ăn, có thể tạm kết: Chủ quán thế nào, có thể suy ra một phần phong cách của thực khách. Bà ấy còn được chửi nghĩa là người nghe được hoặc có thể chửi lại được với bà ấy còn nhiều. Chỉ hơi khó hiểu, đó là ko biết họ đi ăn Cháo hay đi ăn Chửi hay là đi… Chửi nhau ko biết?
Tôi ko bao giờ cho phép ai chửi mình,
nhất là khi mình ko làm gì sai và mình bỏ tiền ra để đổi lấy sự phục vụ.
Và đương nhiên, tôi sẽ ko dại gì ghé lui mấy cái quán mà chủ dùng chửi
làm gia vị để nêm thêm vào món ăn. Nhưng tôi cũng ko ủng hộ báo chí hoặc
dư luận công kích bà chủ ấy. Bà ấy ko vi phạm pháp luật, và biết đâu
đấy là 1 chiêu thức kinh doanh của bà ta thì sao? Gần giống như cô chủ
quán cafe hay quên cài chiếc cúc áo đầu tiên khi cúi xuống đặt ly cà phê
cho khách vậy. Đừng chửi họ và dạy họ cách giữ khách.
Muốn bà ấy ko chửi, cách tốt nhất chúng ta ko đến quán. Còn chúng ta vẫn
đến, thì bà ấy còn chửi. Vậy thôi. Bà ấy thích thì bà ấy chửi, được
ko??? Hehe
Chung Nguyễn
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Bà thích thì bà chửi, được không?!?
Sự kiện quán cháo chửi của 1 bà trung tuổi ở phố cổ Hà Thành lên kênh CNN vang danh thế giới khiến nhiều người Việt có tự trọng và ưa văn minh cảm thấy xấu hổ. Thực ra quán đó tồn tại khá lâu. Và có điều lạ là tôi nghe người ăn khen cháo, phân tích về nó dưới góc nhìn ẩm thực thì ít mà bàn luận về tính cách, phong cách phục vụ và câu chửi như hát hay của bà chủ quán thì nhiều.
Chửi tất nhiên ko bao giờ là văn hóa. Xã hội càng văn minh thì người ta càng ít muốn nghe chửi, kể cả là chửi đổng, chửi thề. Chưa kể lại là chửi thẳng vào mặt Thượng Đế như cách của bà chủ lỗ mãng kia. Vấn đề là tại sao quán bà ta vẫn đông và bà ta vẫn có cơ hội chửi? Vì khách hàng của bà gần như tuyệt đối đều là người nghe quen và cảm thấy ngôn ngữ chửi nó là cách nói bình thường. Phần ít còn lại do quá nghiện món cháo đó nên chấp nhận bị… tra tấn để ăn. Trường hợp nghễnh ngãng tai hoặc AQ kiểu: chắc nó chửi thằng bên cạnh nhưng mắt lác nên nhìn sang mình cũng có nhưng ko đáng kể.
Ko bàn đến đồ ăn, có thể tạm kết: Chủ quán thế nào, có thể suy ra một phần phong cách của thực khách. Bà ấy còn được chửi nghĩa là người nghe được hoặc có thể chửi lại được với bà ấy còn nhiều. Chỉ hơi khó hiểu, đó là ko biết họ đi ăn Cháo hay đi ăn Chửi hay là đi… Chửi nhau ko biết?
Tôi ko bao giờ cho phép ai chửi mình,
nhất là khi mình ko làm gì sai và mình bỏ tiền ra để đổi lấy sự phục vụ.
Và đương nhiên, tôi sẽ ko dại gì ghé lui mấy cái quán mà chủ dùng chửi
làm gia vị để nêm thêm vào món ăn. Nhưng tôi cũng ko ủng hộ báo chí hoặc
dư luận công kích bà chủ ấy. Bà ấy ko vi phạm pháp luật, và biết đâu
đấy là 1 chiêu thức kinh doanh của bà ta thì sao? Gần giống như cô chủ
quán cafe hay quên cài chiếc cúc áo đầu tiên khi cúi xuống đặt ly cà phê
cho khách vậy. Đừng chửi họ và dạy họ cách giữ khách.
Muốn bà ấy ko chửi, cách tốt nhất chúng ta ko đến quán. Còn chúng ta vẫn
đến, thì bà ấy còn chửi. Vậy thôi. Bà ấy thích thì bà ấy chửi, được
ko??? Hehe
Chung Nguyễn