Cà Kê Dê Ngỗng
Bắc Kinh cảnh báo các nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập tại Hồng Kông
Trung Quốc cảnh báo các nhà lập pháp mới được bầu ở Hồng Kông không được ủng hộ nền độc lập của thành phố bán tự trị này. Một số nhà lập pháp chống Bắc Kinh đã giành được ghế trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông vừa diễn ra hôm Chủ Nhật.
“Trung Quốc Đại lục đã bày tỏ sự phản đối tuyệt đối với bất kỳ hình thức hoạt động đòi độc lập nào của Hồng Kông, ở bên trong hoặc bên ngoài Hội đồng Lập pháp của đặc khu hành chính”, theo tin công bố hôm thứ Ba của Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, dẫn lời người phát ngôn của Văn phòng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phụ trách các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Macao.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh thực tế rằng việc đòi độc lập cho thành phố bán tự trị là “chống lại Hiến pháp của Trung Quốc, chống lại Luật Cơ bản … là một mối đe dọa đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông và đi ngược lại với lợi ích căn bản của người dân ở Hồng Kông”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily đã lưu ý những chiến thắng của các ứng cử viên ủng hộ độc lập có thể dẫn đến sự xuất hiện của một số “ý tưởng ly khai” bên trong Hội đồng Lập pháp. Ngoài ra, tờ báo dẫn lời nhà lãnh đạo điều hành của Hồng Kông, Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying), khẳng định ông sẽ chào đón các thành viên mới và sẽ nghe ý kiến của họ.
Cuộc bầu cử Quốc hội ở Hồng Kông đã diễn ra hôm Chủ Nhật, 30 đảng “chống can thiệp” đã giành được ghế trong Hội đồng Lập pháp gồm 70 thành viên. Có 58% cử tri đủ điều kiện đã tham gia bầu cử – một con số kỷ lục. Năm trong số các ứng cử viên được bầu là các nhà lãnh đạo của sinh viên, trong đó có Nathan Law thuộc Đảng Demosisto và Yau Wai-ching của Đảng Youngspiration, những người đã tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014 được gọi là “cuộc Cách mạng Ô”.
Nhiều ứng cử viên tuyên bố đòi độc lập đã bị loại khỏi cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật.
Bắc Kinh cũng đã đưa ra một đạo luật gây tranh cãi trong đó yêu cầu các ứng viên phải ký vào một tài liệu để xác nhận họ đã hiểu thực tế Hồng Kông là một “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Nhiều người đã từ chối ký vào tài liệu.
Hồng Kông là một cựu thuộc địa của Anh đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Thành phố được điều hành dưới một chế độ chính trị “một quốc gia, hai chế độ” để bảo vệ các quyền tự do.
Tuy nhiên, lớp trẻ của Hồng Kông than phiền sự can thiệp ngày một lớn của chế độ Cộng sản Trung Quốc vào công việc nội bộ của thành phố.
( Dai Kỷ Nguyen )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bắc Kinh cảnh báo các nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập tại Hồng Kông
Trung Quốc cảnh báo các nhà lập pháp mới được bầu ở Hồng Kông không được ủng hộ nền độc lập của thành phố bán tự trị này. Một số nhà lập pháp chống Bắc Kinh đã giành được ghế trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông vừa diễn ra hôm Chủ Nhật.
“Trung Quốc Đại lục đã bày tỏ sự phản đối tuyệt đối với bất kỳ hình thức hoạt động đòi độc lập nào của Hồng Kông, ở bên trong hoặc bên ngoài Hội đồng Lập pháp của đặc khu hành chính”, theo tin công bố hôm thứ Ba của Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, dẫn lời người phát ngôn của Văn phòng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phụ trách các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Macao.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh thực tế rằng việc đòi độc lập cho thành phố bán tự trị là “chống lại Hiến pháp của Trung Quốc, chống lại Luật Cơ bản … là một mối đe dọa đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông và đi ngược lại với lợi ích căn bản của người dân ở Hồng Kông”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily đã lưu ý những chiến thắng của các ứng cử viên ủng hộ độc lập có thể dẫn đến sự xuất hiện của một số “ý tưởng ly khai” bên trong Hội đồng Lập pháp. Ngoài ra, tờ báo dẫn lời nhà lãnh đạo điều hành của Hồng Kông, Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying), khẳng định ông sẽ chào đón các thành viên mới và sẽ nghe ý kiến của họ.
Cuộc bầu cử Quốc hội ở Hồng Kông đã diễn ra hôm Chủ Nhật, 30 đảng “chống can thiệp” đã giành được ghế trong Hội đồng Lập pháp gồm 70 thành viên. Có 58% cử tri đủ điều kiện đã tham gia bầu cử – một con số kỷ lục. Năm trong số các ứng cử viên được bầu là các nhà lãnh đạo của sinh viên, trong đó có Nathan Law thuộc Đảng Demosisto và Yau Wai-ching của Đảng Youngspiration, những người đã tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014 được gọi là “cuộc Cách mạng Ô”.
Nhiều ứng cử viên tuyên bố đòi độc lập đã bị loại khỏi cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật.
Bắc Kinh cũng đã đưa ra một đạo luật gây tranh cãi trong đó yêu cầu các ứng viên phải ký vào một tài liệu để xác nhận họ đã hiểu thực tế Hồng Kông là một “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Nhiều người đã từ chối ký vào tài liệu.
Hồng Kông là một cựu thuộc địa của Anh đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Thành phố được điều hành dưới một chế độ chính trị “một quốc gia, hai chế độ” để bảo vệ các quyền tự do.
Tuy nhiên, lớp trẻ của Hồng Kông than phiền sự can thiệp ngày một lớn của chế độ Cộng sản Trung Quốc vào công việc nội bộ của thành phố.
( Dai Kỷ Nguyen )