Tham Khảo
Bắc Kinh sợ nhất cái gì?
Lê Phú Khải
… Sợ nhất Việt Nam dân chủ.
Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.
Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẩn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hoá giải được.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra năm mâu thuẫn “chết người” ở nước này.
- Thứ nhất, môi trường bị tàn phá. Do Trung Quốc chọn con đường phát triển nóng, vì nhà nước muốn mau chóng giàu có nên đã biến Trung Quốc thành một công xưởng của thế giới. Mà xưởng máy thì phải thải ra phế liệu, khí độc tàn phá môi trường. Có huyện ở Trung Quốc xây nhà máy hoá chất ngay bên một hồ nước rất lớn, nước ở hồ này dùng cho cả huyện. Hồ nước bị nhiễm độc. Phụ nữ đẻ ra quái thai. Nếu muốn phục hồi, giải độc cho hồ nước này phải mất 50 năm. Phá nhà máy đi thì dân không có việc làm, cũng chết, để nhà máy thì… cũng chết. Tiến thoái lưỡng nan.
Một phần ba đất đai ở Trung Quốc đang bị sa mạc hoá. Và đang tiếp tục sa mạc hoá…
Thủ đô Bắc Kinh có thời gian khói bụi mù mịt, đứng xa 5 mét không nhìn thấy nhau. Vấn nạn môi trường ở TQ chỉ có tăng, không có giảm từ cái xưởng máy khổng lồ này của thế giới. Chưa kể đến cơn khát nhiên liệu điên cuồng của nó.
Khác với TQ, Ấn Độ chọn con đường dân chủ về chính trị. Về kinh tế, họ chọn làm “văn phòng của thế giới”, nên tuy dân số chẳng thua kém gì TQ nhưng Ấn Độ đang ung dung bước vào thế kỷ 21 với đầy hứa hẹn.
- Thứ hai, nạn tham nhũng ở TQ ngày càng một gia tăng và cũng không có cách gì ngăn chặn được. Ở TQ, toà xử án kẻ tham nhũng, buôn lậu, tuyên án xong là thi hành án tử hình ngay tại… toà mà cũng không làm giảm thiểu được tham nhũng. Vì chế độ độc tài của nước này hàng ngày hàng giờ đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành mối đe doạ lớn của chế độ.
- Thứ ba, khoảng cách giàu nghèo ở TQ ngày càng một gia tăng. Hố ngăn cách này ngày càng khủng khiếp. Các nhà tư bản đỏ TQ có cả tàu biển riêng để đưa gia đình đi nghỉ mát trên biển, trong khi công nhân phải xích con vào cỗ máy mình làm việc, vì không có tiền gởi con đi nhà trẻ. Ông Hồ Cẩm Đào trong suốt thời gian nhiệm kỳ của mình đã nổ lực để “xây dựng một xã hội hài hoà”… nhưng không thể xoay chuyển được tình thế.
- Thứ tư, mâu thuẩn sắc tộc ngày càng một gia tăng. Các vùng Tân Cương, Tây Tạng… luôn bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc mình, quyết liệt chống lại công cuộc Hán hoá đối với họ.
Người Mỹ khôn ngoan ở chỗ hình thành các tiểu bang. Ở các tiểu bang đó có nghị viện, thống đốc, có luật lệ của tiểu bang… dân chúng được sống hạnh phúc theo những phong tục, lề thói, văn hoá truyền thống của vùng miền. Vì thế nước Mỹ rộng lớn như TQ, nhưng không hề nảy sinh mâu thuẩn giữa địa phương và chính quyền liên bang. Và dân chúng ở các tiểu bang luôn tự hào họ là dân của cường quốc Hoa Kỳ. TQ với chủ nghĩa Hán tộc cực đoan đã chống lại các nền văn hoá. Đó là điều phi lý nhất. Những ngọn lửa tự thiêu ở Tây Tạng, những cuộc bạo loạn ở Tân Cương là tất yếu.
- Thứ năm, chủ nghĩa Mác-Lênin đã sụp đổ tan tành trên phạm vi toàn thế giới, TQ muốn đi tìm những giá trị tinh thần mới của mình bằng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ”, bằng lý thuyết “mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình, bằng thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân. Trong khi đó chỉ là những lý thuyết thiếu hệ thống, thuyết sức thuyết phục, mà người ta lại muốn “ổn định” ngai vàng của đảng cộng sản để duy trì quyền lực thì phải tính sao đây? Và thế là, người ta bèn bật nắp quan tài để dựng dậy một ông Khổng Tử làm “giá trị Trung Hoa”. Hàng trăm viện Khổng Tử được lập nên để nghiên cứu về một nền đức trị cho một xã hội có hàng trăm ngàn cuộc bạo loạn của dân chúng hàng năm vì bất công xã hội, giàu nghèo ngày càng như nước với lửa, và cả đất nước là cả một cái lò khổng lồ ô nhiễm độc hại với muôn nghìn cách xả rác thải hoá chất ra môi trường. Giải thưởng hoà bình Khổng Tử năm 2010 được trao cho ngài cựu Phó tổng thống Đài Loan Liên Chiến và nhiều người khác. Năm 2011 được trao cho nhà độc tài Putin. Nhưng thật bất ngờ, những người đoạt giải đều phát biểu không biết nó là cái gì và không ai đi nhận giải. Vì thế cho nên người Nga mới chế giễu nó “nhảm nhí vô giá trị”.
Chế độ độc tài đảng trị ở TQ đang xây dựng trên cái nền chứa chất bao ung nhọt kể trên. Họ đang muốn chuyển những mâu thuẩn đó ra ngoài biên giới bằng những “giàn khoan khủng” nhằm khích lệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán. Nhưng thời đại thông tin toàn cầu không cho phép họ làm được điều đó. Vì trên hết, TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng. Những người giàu có nhất ở nước này đều đã gửi tiền, mua nhà, gửi con ra nước ngoài… Chỉ chờ con tàu của chế đắm là họ nhảy ra. Không như nhiều người lầm tưởng về TQ.
Một Việt Nam cải cách chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền lúc này là tiếng sét ngang tai đối với độc tài đảng trị ở TQ. Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay. Và cũng chỉ có dân chủ Việt Nam mới tập hợp được sức mạnh cả dân tộc để đương đầu với kẻ thù truyền kiếp đang muốn ăn tươi nuốt sống mình. Thế giới dân chủ văn minh nhất định sẽ ủng hộ, lựa chọn một Việt Nam dân chủ để kiềm chế, vô hiệu hoá một TQ đã chọn con đường bạo lực thay cho con đường “vươn lên trong hoà bình” như họ đã tuyên bố trước đây.
Chỉ có dân chủ mới cứu được nước, cứu được chính đảng trong giờ phút ngàn cân treo sợi tóc này. Vì dân chủ là sức mạnh của cả dân tộc.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin dẫn lời Tướng De Castries sau trận Điện Biên Phủ, khi ông trả lời các nhà báo Pháp: Người ta có thể đánh thắng một đạo quân, nhưng không ai đánh thắng được một dân tộc.
Câu nói đó ở Việt Nam lúc này phải được hiểu theo nhiều nghĩa.
Sài Gòn, 5/2014
L.P.K.
Tác giả gửi BVN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bắc Kinh sợ nhất cái gì?
Lê Phú Khải
… Sợ nhất Việt Nam dân chủ.
Vì, Bắc Kinh giống hệt Hà Nội: Đang ngồi trên kho thuốc nổ.
Chế độ đảng trị độc tài ở Trung Quốc đã tạo ra những mâu thuẩn đối kháng trong lòng nó và không có cách nào hoá giải được.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra năm mâu thuẫn “chết người” ở nước này.
- Thứ nhất, môi trường bị tàn phá. Do Trung Quốc chọn con đường phát triển nóng, vì nhà nước muốn mau chóng giàu có nên đã biến Trung Quốc thành một công xưởng của thế giới. Mà xưởng máy thì phải thải ra phế liệu, khí độc tàn phá môi trường. Có huyện ở Trung Quốc xây nhà máy hoá chất ngay bên một hồ nước rất lớn, nước ở hồ này dùng cho cả huyện. Hồ nước bị nhiễm độc. Phụ nữ đẻ ra quái thai. Nếu muốn phục hồi, giải độc cho hồ nước này phải mất 50 năm. Phá nhà máy đi thì dân không có việc làm, cũng chết, để nhà máy thì… cũng chết. Tiến thoái lưỡng nan.
Một phần ba đất đai ở Trung Quốc đang bị sa mạc hoá. Và đang tiếp tục sa mạc hoá…
Thủ đô Bắc Kinh có thời gian khói bụi mù mịt, đứng xa 5 mét không nhìn thấy nhau. Vấn nạn môi trường ở TQ chỉ có tăng, không có giảm từ cái xưởng máy khổng lồ này của thế giới. Chưa kể đến cơn khát nhiên liệu điên cuồng của nó.
Khác với TQ, Ấn Độ chọn con đường dân chủ về chính trị. Về kinh tế, họ chọn làm “văn phòng của thế giới”, nên tuy dân số chẳng thua kém gì TQ nhưng Ấn Độ đang ung dung bước vào thế kỷ 21 với đầy hứa hẹn.
- Thứ hai, nạn tham nhũng ở TQ ngày càng một gia tăng và cũng không có cách gì ngăn chặn được. Ở TQ, toà xử án kẻ tham nhũng, buôn lậu, tuyên án xong là thi hành án tử hình ngay tại… toà mà cũng không làm giảm thiểu được tham nhũng. Vì chế độ độc tài của nước này hàng ngày hàng giờ đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành mối đe doạ lớn của chế độ.
- Thứ ba, khoảng cách giàu nghèo ở TQ ngày càng một gia tăng. Hố ngăn cách này ngày càng khủng khiếp. Các nhà tư bản đỏ TQ có cả tàu biển riêng để đưa gia đình đi nghỉ mát trên biển, trong khi công nhân phải xích con vào cỗ máy mình làm việc, vì không có tiền gởi con đi nhà trẻ. Ông Hồ Cẩm Đào trong suốt thời gian nhiệm kỳ của mình đã nổ lực để “xây dựng một xã hội hài hoà”… nhưng không thể xoay chuyển được tình thế.
- Thứ tư, mâu thuẩn sắc tộc ngày càng một gia tăng. Các vùng Tân Cương, Tây Tạng… luôn bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc mình, quyết liệt chống lại công cuộc Hán hoá đối với họ.
Người Mỹ khôn ngoan ở chỗ hình thành các tiểu bang. Ở các tiểu bang đó có nghị viện, thống đốc, có luật lệ của tiểu bang… dân chúng được sống hạnh phúc theo những phong tục, lề thói, văn hoá truyền thống của vùng miền. Vì thế nước Mỹ rộng lớn như TQ, nhưng không hề nảy sinh mâu thuẩn giữa địa phương và chính quyền liên bang. Và dân chúng ở các tiểu bang luôn tự hào họ là dân của cường quốc Hoa Kỳ. TQ với chủ nghĩa Hán tộc cực đoan đã chống lại các nền văn hoá. Đó là điều phi lý nhất. Những ngọn lửa tự thiêu ở Tây Tạng, những cuộc bạo loạn ở Tân Cương là tất yếu.
- Thứ năm, chủ nghĩa Mác-Lênin đã sụp đổ tan tành trên phạm vi toàn thế giới, TQ muốn đi tìm những giá trị tinh thần mới của mình bằng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ”, bằng lý thuyết “mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình, bằng thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân. Trong khi đó chỉ là những lý thuyết thiếu hệ thống, thuyết sức thuyết phục, mà người ta lại muốn “ổn định” ngai vàng của đảng cộng sản để duy trì quyền lực thì phải tính sao đây? Và thế là, người ta bèn bật nắp quan tài để dựng dậy một ông Khổng Tử làm “giá trị Trung Hoa”. Hàng trăm viện Khổng Tử được lập nên để nghiên cứu về một nền đức trị cho một xã hội có hàng trăm ngàn cuộc bạo loạn của dân chúng hàng năm vì bất công xã hội, giàu nghèo ngày càng như nước với lửa, và cả đất nước là cả một cái lò khổng lồ ô nhiễm độc hại với muôn nghìn cách xả rác thải hoá chất ra môi trường. Giải thưởng hoà bình Khổng Tử năm 2010 được trao cho ngài cựu Phó tổng thống Đài Loan Liên Chiến và nhiều người khác. Năm 2011 được trao cho nhà độc tài Putin. Nhưng thật bất ngờ, những người đoạt giải đều phát biểu không biết nó là cái gì và không ai đi nhận giải. Vì thế cho nên người Nga mới chế giễu nó “nhảm nhí vô giá trị”.
Chế độ độc tài đảng trị ở TQ đang xây dựng trên cái nền chứa chất bao ung nhọt kể trên. Họ đang muốn chuyển những mâu thuẩn đó ra ngoài biên giới bằng những “giàn khoan khủng” nhằm khích lệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán. Nhưng thời đại thông tin toàn cầu không cho phép họ làm được điều đó. Vì trên hết, TQ là đất nước của một chế độ tuyệt vọng. Những người giàu có nhất ở nước này đều đã gửi tiền, mua nhà, gửi con ra nước ngoài… Chỉ chờ con tàu của chế đắm là họ nhảy ra. Không như nhiều người lầm tưởng về TQ.
Một Việt Nam cải cách chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền lúc này là tiếng sét ngang tai đối với độc tài đảng trị ở TQ. Việt Nam dân chủ là tiếng gọi mênh mông được vẫy chào từ hàng triệu trái tim TQ bị đè nén bởi bạo quyền bấy lâu nay. Và cũng chỉ có dân chủ Việt Nam mới tập hợp được sức mạnh cả dân tộc để đương đầu với kẻ thù truyền kiếp đang muốn ăn tươi nuốt sống mình. Thế giới dân chủ văn minh nhất định sẽ ủng hộ, lựa chọn một Việt Nam dân chủ để kiềm chế, vô hiệu hoá một TQ đã chọn con đường bạo lực thay cho con đường “vươn lên trong hoà bình” như họ đã tuyên bố trước đây.
Chỉ có dân chủ mới cứu được nước, cứu được chính đảng trong giờ phút ngàn cân treo sợi tóc này. Vì dân chủ là sức mạnh của cả dân tộc.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin dẫn lời Tướng De Castries sau trận Điện Biên Phủ, khi ông trả lời các nhà báo Pháp: Người ta có thể đánh thắng một đạo quân, nhưng không ai đánh thắng được một dân tộc.
Câu nói đó ở Việt Nam lúc này phải được hiểu theo nhiều nghĩa.
Sài Gòn, 5/2014
L.P.K.
Tác giả gửi BVN