Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần
Bằng chứng của một chiến công ngoạn mục đã được tìm thấy dưới những ao nuôi cá và ruộng lúa gần cửa sông Bạch Đằng của Việt Nam
Lauren Hilgers, Archeology. Tháng Ba/Tháng Tư 2016
Trần Ngọc Cư dịch
Ngày nay, vùng đất gần địa điểm sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam nom như một mảnh vá chằng chịt ruộng lúa, làng mạc và ao nuôi cá nhân tạo. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi nhiều thế hệ nông dân đến thay đổi cảnh quan nơi này, đấy là một dải đầm lầy duyên hải trải ra hàng chục cây số vuông, một vùng đất ẩm ướt biến đổi không ngừng, nơi con sông trải hình nan quạt thành những dòng suối màu mỡ quanh co. Các đảo nhô lên khỏi mặt nước để rồi biến mất theo từng con nước thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả các mô đất cao lẫn các kênh lạch mà thuyền bè có thể qua lại cũng thường biến đổi khó lường. Vùng này dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng lại là cửa ngõ để đi vào trung tâm quyền lực của Việt Nam [tên nước lúc bấy giờ là Đại Việt – dịch giả]. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, một con sông bắt nguồn từ Hoa Nam và đổ xuống Vịnh Bắc Bộ. Đi ngược dòng sông Bạch Đằng khoảng hơn 110 cây số vào nội địa, một thương thuyền – hay một lực lượng hải quân xâm nhập – có thể tiến sát thành Thăng Long, kinh đô Nhà Trần của Việt Nam.
Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Hiểu biết này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, các di tích
của trận đánh, một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của Việt Nam,
vẫn còn giấu mình dưới đất bùn và ruộng lúa. Trong 5 năm qua, một toán
nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ quốc tế đã và đang cố gắng ghép lại từng
mảng của trận Bạch Đằng – từ việc nghiên cứu địa hình đến chuẩn bị chiến
thuật trước khi đi vào trận đánh – dọc theo nhiều cây số duyên hải.
“Một trong những điều đáng chú ý về địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu là
nơi này không có người sinh sống vào thời điểm trận đánh diễn ra,” đó là
nhận xét của Mark Staniforth, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học
Monash, thành phố Melbourne, Australia. “Dân cư bắt đầu đến sinh sống ở
đó khoảng năm 1500, họ bắt đầu xây dựng nhà cửa trên các đảo và khai
khẩn đất đai quanh đảo.” Hiện nay, dựa vào thành quả [của những nhà
nghiên cứu Việt Nam] trong những năm 1950, những nhà khảo cổ này đang ra
công tìm kiếm các chứng liệu về trận Bạch Đằng. Dự án này cũng đang
hoạt động nhằm tạo thêm khả năng cho công tác khảo cổ và chia sẻ dữ liệu
sâu rộng hơn nữa tại Việt Nam, một nỗ lực mà họ hi vọng sẽ còn mở thêm
nhiều khía cạnh khác của chiến trường xưa cho việc nghiên cứu.
Trong một cái ao được đào để nuôi cá gần cửa khẩu sông Bạch Đằng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chứng liệu của một trận đánh diễn ra năm 1288 trong đó các lực lượng Việt Nam đã đánh đuổi một đội thuyền Mông Cổ đang trên đường rút lui.
Vương triều
Nhà Trần được thiết lập tại nước Đại Việt (tên gọi lúc bấy giờ của Việt
Nam) vào năm 1226, khi một gia đình giàu có âm mưu hạ bệ vị
vua bệnh tâm thần của Nhà Lý [tức Lý Huệ Tông – dịch giả] và đưa một
cậu bé 8 tuổi, Trần Thái Tông, lên ngôi vua. Suốt thời gian 30 năm trị
vì của Trần Thái Tông, Đế quốc Mông Cổ ở phương Bắc bành trướng qua lục
địa Á-Âu [Eurasia] dưới sự lãnh đạo của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn
[Genghis Khan]. Trong nỗ lực bao vây và triệt hạ nhà Tống ở Hoa Nam,
quân Mông Cổ lần đầu xâm nhập Việt Nam bằng đường bộ năm 1257, khi Trần
Thái Tông vừa mới qua đời. Mặc dù lúc đầu quân xâm lược chiếm được kinh
đô Thăng Long, gần địa điểm Hà Nội bây giờ, nhưng sau đó họ bị đánh đuổi
ra khỏi Việt Nam; tuy vậy, nhà Trần vẫn chịu triều cống phương Bắc.
Hốt Tất Liệt, một
chiến sĩ dạn dày, nhờ trận mạc mà thăng tiến qua hàng ngũ con cháu của
Thành Cát Tư Hãn để, vào năm 1260, trở thành hãn [thủ lĩnh] thứ
năm của Đế quốc Mông Cổ và là người dựng nên nhà Nguyên. Năm 1276, ông
hạ được nhà Tống và thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên sau 300 năm chia
cắt. Hốt Tất Liệt bắt đầu thực hiện những dự án xây dựng đồ sộ, tái
thiết Cổ Vận Hà [Grand Canal] của Trung Quốc, mở rộng Cung Điện Mùa Hè
tráng lệ, và cho lưu hành tiền giấy. Hốt Tất Liệt còn phái con trai mình
là Thoát Hoan [Toghan] một lần nữa đưa quân sang thôn tính nước Đại
Việt, lúc bấy giờ nằm dưới triều Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ ba của
Nhà Trần. Năm 1284 quân Mông Cổ một lần nữa chiếm thành Thăng Long nhưng
lại một lần nữa bị các tướng lĩnh Việt Nam dùng chiến thuật du kích và
tiêu thổ kháng chiến đẩy lui. Bị thất bại năng nề, Hốt Tất Liệt thay đổi
chiến lược và tìm kiếm một thủy lộ để đi về phương Nam. “Nhìn lại lịch
sử, bất cứ họ đi đến đâu bằng đường bộ, quân Mông Cổ thường chiến thắng
khá dễ dàng,” Staniforth nói. “Điều mà họ không giỏi là: họ không thiện
chiến trên thuyền.”
Jun Kimura, một trong
những thành viên của toán khảo cổ hiện đang làm việc trên địa điểm Bạch
Đằng, đã dành một phần sự nghiệp của mình để nghiên cứu những nỗ lực
chiến tranh trên biển của Hốt Tất Liệt, trong đó những nỗ lực đầu tiên
được nhắm vào Nhật Bản. Năm 1274 và một lần nữa vào năm 1281, những đội
thuyền Mông Cổ đã bị lực lượng phòng thủ của Nhật cùng với bão táp đánh
bại. (Năm 1281, một trận bão lớn kéo dài suốt hai ngày, nay gọi là kamikaze
hay thần phong, đã xóa sạch những đội thuyền xâm lược). Ở một vị trí
gần duyên hải Nhật Bản, Kimura từng tham gia khai quật các mỏ neo, mũ
sắt, mũi tên sắt, và các bộ vật rỗng bằng gốm mà các nhà khảo cổ tin có
thể là những trái lựu đạn thô sơ đầu tiên đã được để lại từ một trong
những cuộc xâm lược bất thành nói trên.
Trong âm mưu thôn tính
Việt Nam lần thứ ba, Hốt Tất Liệt vạch ra một chiến lược dựa vào việc
gửi những quân số áp đảo – trên bộ và trên biển – để tiến vào trung tâm
quyền lực của Việt Nam từ nhiều hướng khác nhau trong thế gọng kềm. Đội
thuyền Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của tướng Ô Mã Nhi [Omar Khan] chiếm
thương cảng Vân Đồn, gần Vịnh Hạ Long. Quân Nguyên di chuyển về hướng
Nam bằng đường bộ, hội tụ với thủy quân của họ tại Vân Đồn và cùng nhau
theo sông Bạch Đằng tiến về hướng Tây – có thể họ chọn phần rộng nhất và
ít chướng ngại nhất của dòng sông để di chuyển. Quân Nguyên đổ bộ vào
Thăng Long gần như không gặp sự chống cự đáng kể của các lực lượng Đại
Việt hoặc gặp trở ngại địa hình nào. Lần này, quân Mông Cổ tự coi mình
như đã được chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các chiến thuật tiêu thổ của
Đại Việt. Họ tin chắc nịch rằng một đội thuyền chở lương thực và quân
nhu sẽ đến ngay sau khi các lực lượng của họ chiếm được kinh thành.
Song, những thuyền tiếp tế ấy sẽ không bao giờ đến được sông Bạch Đằng.
Năm 2008, Kimura, lúc
bấy giờ là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Texas A&M [Đại học
Nông nghiệp và Hầm mỏ Texas], và người bạn cùng lớp, Randy Sasaky, nhận
được một email từ bà Lê Thị Liên, một nhà khảo cổ tại Viện Khảo cổ Việt
Nam từng nghe nói đến công trình nghiên cứu của họ về các chiến dịch
trên biển của Hốt Tất Liệt. Tại nhà của một người sưu tầm đồ cổ địa
phương, bà Liên tình cờ thấy được một cặp neo thuyền to tướng bằng gỗ
được vớt lên từ đáy sông Hồng. Nhà sưu tầm cổ vật tin rằng chúng có thể
liên quan ít nhiều tới đội thuyền viễn chinh của Hốt Tất Liệt.
Học giả Staniforth,
vào thời điểm trên làm việc tại Đại học Flinders, thành phố Adelaide,
Australia, nhớ lại: “Jun [Kimura] đến nói với tôi, ‘Đây là một cơ hội để
đi ra, nhìn cho biết và xem thử chúng ta có thể nghiên cứu thêm [các
chiến dịch của Hốt Tất Liệt] về phía Việt Nam hay không.’” Nhưng Kimura
cũng nói rõ, “Các nghiên cứu sinh tiến sĩ không có tiền bạc gì cả,” vì
thế Staniforth và James Delnado, lúc bấy giờ là Chủ tịch Viện Khảo cổ
Hàng hải của Đại học Texas A&M, bắt đầu giúp đỡ tổ chức một chuyến
thăm dò, hợp tác. Việt Nam, do những biến cố lịch cận đại, qua thời gian
lâu dài là một nước tỏ ra khó khăn đối với công việc nghiên cứu của các
nhà khảo cổ phương Tây. Mặc dù các nhà nghiên cứu Việt Nam đã làm việc
trên một số địa điểm qua nhiều năm, nhưng các khám phá của họ chỉ được
công bố chủ yếu bằng tiếng Việt. Staniforth và Delnado đã tìm thấy ở bà
Liên một người cộng sự bản xứ.
Trong chuyến thăm viếng lần đầu, năm 2008, Kimura và Sasaki nhận thấy rằng những chiếc neo nói trên thật ra thuộc về thế kỷ 18 hoặc 19 – song bà Liên chuyển hướng toán nghiên cứu vào một mục tiêu mới. Phía Đông Hà Nội, những nhà khảo cổ Việt Nam trong những năm 1950 đã phát hiện các hệ thống phòng thủ trên sông trong một ruộng lúa gần địa điểm sông Bạch Đằng chảy ra biển. Họ tìm thấy một cụm cọc gỗ dày đặc, chôn dưới bùn, mũi chĩa lên theo nhiều góc khác nhau. Sử sách cho biết rằng những hệ thống phòng thủ như thế – những cánh đồng cọc nhọn được đóng xuống lòng sông hoặc bờ sông – nằm trong kế hoạch phòng thủ của thủy quân Đại Việt ở trận Bạch Đằng năm 1288, và cũng từng được sử dụng trong hai trận đánh diễn ra [hơn ba thế kỷ] trước đó trên cùng một địa bàn, đó là những trận chống quân xâm lược Nhà Hán năm 938 và Nhà Tống năm 981. Nhưng người ta vẫn chưa biết rõ các cọc ấy được sử dụng như thế nào trong mỗi trận đánh, hay các chiến thuật quân sự mà chúng cho phép thực hiện là gì. Các nhà khảo cổ Việt Nam trong những năm 1950 giả định rằng những cọc mà họ tìm thấy đã hiện hữu từ thời điểm diễn ra cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, nhưng lúc đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời và cũng không có cách nào để định tuổi các cọc gỗ một cách rõ ràng. “Họ có bằng chứng khá tốt, đó là bằng chứng lịch sử,” Staniforth nói, “nhưng họ không có bằng chứng khoa học.” Các báo cáo chính thức ghi lại những trường hợp như thế tại các công trường xây cất trong vùng, và người dân địa phương kể lại họ đã vấp phải những cọc gỗ trong ruộng lúa của họ. Tuy nhiên, trước năm 2010, không một nhà khảo cổ nào chịu lên tiếng đáp ứng những báo cáo nằm ngoài sử sách như thế này.
“Các nhà nghiên cứu
của Việt Nam trước đó không thể giải thích rõ ràng các cọc gỗ đã được
phân bố trên trận địa như thế nào,” Kimura, hiện làm việc tại Đại học
Tokai ở Tokyo, nhận xét như vậy. “Trong những năm 1950 người ta chưa sử
dụng được cách định tuổi gỗ bằng carbon phóng xạ và máy định vị
GPS,” ông nói thêm. “Chúng tôi gặp may mắn là vào năm 2009 một nông dân
địa phương kể lại rằng ông ta đã tìm thấy một vài vật có nét đặc thù
trong một ao nuôi cá. Trước tiên, chúng tôi đào thử và phát hiện các cột
gỗ được tập trung vào một chỗ – chứ không phải chỉ là những cột nằm
riêng lẻ.” Khám phá này gây kinh ngạc, một phần lớn vì nó không dính dấp
tới vị trí mà chúng được phát hiện lần đầu tiên. Đây là một sân cọc gỗ
khác, mới phát hiện.
Các nhà khảo cổ Việt
Nam lần đầu nghiên cứu các cọc gỗ được cho là liên quan đến trận Bạch
Đằng vào thập niên 1950, nhưng họ không có dụng cụ hiện đại cho phép nhà
nghiên cứu hiểu được chúng đã được sử dụng như thế nào trong trận đánh.
Người ta không thể bỏ
qua những điểm tương tự giữa hai địa điểm. Các loại gỗ được sử dụng và
cách thức các cọc này được đóng vào lòng đất hoàn toàn giống nhau.
“Chúng tôi cẩn thận ghi chép đường kính của chúng và nhận thấy rằng
không có gì mâu thuẫn giữa hai vị trí,” Kimura nói. Ông và Staniforth
trở lại Việt Nam năm 2010, 2011, và 2013 để khai quật ao cá gần sông
Bạch Đằng, tìm kiếm thêm nhiều địa điểm, và huấn luyện các nhà khảo cổ
Việt Nam khởi sự tìm kiếm dấu vết của các chiến thuyền Mông Cổ trong
lòng sông Bạch Đằng. Các nhà khảo cổ này mang theo một máy bơm nước và
khai quật bốn đường rãnh đất bùn, cuối cùng mở rộng ra thành một dải đất
rộng đầy cọc gỗ. Họ phát hiện tổng cộng 55 cọc, cùng với các mảnh đồ
gốm và gỗ. Có lẽ quan trọng nhất là, các cọc gỗ được định tuổi có từ 700
năm trước, nghĩa là gần như chắc chắn chúng liên quan tới cuộc xâm lăng
của quân Mông Cổ.
Những cọc này trông
tương tự như những cọc tìm thấy vào những năm 1950 về cách bố trí và
định hướng. Chúng được đóng chênh chênh xuống đất. Một số được trồng
thành hai hàng, hướng Đông-Tây, có lẽ dọc theo triền dốc của bờ sông.
Một số khác được gộp lại thành cụm dày, nom như các chướng ngại vật tập
trung vào một vị trí. Còn một số khác nữa được trồng thành từng cặp với
mũi nhọn chéo nhau. Bằng cách nghiên cứu sự sắp đặt và định hướng của
những phương tiện phòng ngự này, toán khảo cổ quốc tế bắt đầu nhận ra
cung cách Trần Hưng Đạo quan niệm, đặt kế hoạch và thực hiện một chiến
lược sẽ làm nhà Nguyên đâm ra e dè không bao giờ muốn đưa quân trở lại
Việt Nam.
Quân Nguyên của Thoát
Hoan tiến vào Thăng Long gần như không gặp sự kháng cự đáng kể, chỉ thấy
một kinh thành mà quân Đại Việt đã rời bỏ và đốt cháy. Quân Nguyên thấy
không có gì đáng giá để chiếm đóng – thậm chí không có gì để ăn. Đội
quân xâm lược chẳng biết làm gì hơn ngoài việc đợi đội thuyền lương thực
khổng lồ sẽ từ từ di chuyển ngược dòng sông.
Ngay sau khi đội
thuyền này đi vào sông Bạch Đằng, các lực lượng Đại Việt đã nhanh chóng
ra tay. Họ chỉ có mấy tháng để cài đặt chiếc bẫy tinh vi của mình. Trần
Hưng Đạo đã nghiên cứu những trận đánh chống quân Tàu trước đó ở sông
Bạch Đằng, cụ thể là trận đánh chống quân nhà Hán năm 938; ông và tướng
sĩ của ông biết rõ địa hình nơi này thân thiết như lòng bàn tay. Chính
sự thay đổi khó lường của dòng sông cũng được vận dụng như một vũ khí
chính. Vị tướng họ Trần dùng địa hình của dòng sông làm khung phòng ngự
của mình, vận dụng các đội hình của đá [rock formations] và các chỗ
nghẽn thiên nhiên vào trận đánh. Ông huy động một lực lượng dân công to
lớn, bắt đầu đốn đủ số cây để làm một cái bẫy khổng lồ, một chiến thuật
sẽ cho phép các lực lượng Việt Nam đi từ thế thủ sang thế công. Lực
lượng dân công cần phải làm việc khẩn trương – cây phải được mang về từ
những cánh rừng khá xa, đẽo thành cọc nhọn, rồi cài đặt vào vị trí. “Đây
là một cuộc thao diễn hậu cần vĩ đại,” Staniforth nhận xét. “Chắc hẳn
nỗ lực này cần đến cả hàng ngàn người Việt ở địa phương, có lẽ còn đông
đảo hơn thế.”
Theo Kimura, những giả
thuyết trước đây cho rằng quân Việt Nam dùng cọc gỗ chỉ để bịt cửa sông
– rộng khoảng 180 mét – rồi chèo thuyền ra tấn công quân Mông đang bị
chặn đứng hoặc tấn công khi họ toan chạy thoát lên bờ. Toán khảo cổ mang
theo các dụng cụ hiện đại để vẽ bản đồ địa hình và tình trạng dòng sông
thay đổi qua thời gian kể từ năm 1288, và họ thấy được một trận Bạch
Đằng hoàn toàn khác. Staniforth nói: “Chúng tôi nhận thấy những cửa sông
ở đây quá sâu và quá khó cho dân quân Việt Nam có thể dễ dàng phong toả
chúng hoàn toàn bằng cọc gỗ.”
Staniforth và Kimura
sử dụng hình ảnh vệ tinh và không ảnh, cùng với những mẫu hình chính yếu
rộng lớn, được sắp thành từng lớp (layering), chứng minh tình trạng
vùng này đã thay đổi qua thời gian. Họ nhận thấy một địa hình khác, biến
chuyển hơn, một địa hình tạo cơ hội thuận lợi cho việc Trần Hưng Đạo
cấu trúc thế phòng ngự của mình và bố trí các cọc gỗ trong một cung cách
có ý nghĩa chiến lược. “Lúc bấy giờ, địa hình này là một chuỗi đảo nhỏ,
mà khi thủy triều dâng lên, lại chìm dưới nước. Gần như chắc chắn, dòng
sông lúc đó có đến năm kênh sâu, nhưng bây giờ chỉ còn lại ba. Hai kênh
kia thật sự đã biến mất dưới các ruộng lúa trong vùng”, Staniforth nói.
“Những cánh đồng cọc gỗ chỉ được dựng lên để chuyển hướng thuyền địch
đi vào một khoảng hở hẹp hơn, chỗ này lại được chặn bằng một phương tiện
khác, có lẽ bằng những bè gỗ.”
Hình ảnh vệ tinh cho
thấy sông Bạch Đằng đã biến đổi do nhiều thế hệ nông dân và sự phát
triển trong vùng đang che giấu bằng chứng của trận Bạch Đằng thuộc thế
kỷ 13.
Sử chép rằng đội
thuyền tiếp tế của quân Nguyên – chừng 400 chiếc – bị các lực lượng Việt
Nam đánh bại ở một địa điểm gần thành cổ Vân Đồn, mặc dù các nhà khảo
cổ chưa xác định được vị trí. Không nhận được đồ tiếp tế như đã dự kiến,
Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi thành Thăng Long. Họ xuống thuyền
và di chuyển theo hướng dòng sông chảy ra biển. Các lực lượng Việt Nam
đang chờ đợi họ và đặt bẫy đón đội thuyền địch đang rút lui – khi thì
làm trì hoãn bước tiến của địch, khi thì thúc đẩy địch tiến nhanh – để
nắm chắc Thoát Hoan ở vào đúng vị trí và đúng thời điểm, mắc kẹt giữa
những vườn cọc gỗ khi thủy triều rút ra biển.
Các nhà khảo cổ nói
trên nhận thấy các cọc được đẽo từ ba loại gỗ khác nhau: gỗ gụ, gỗ bưởi,
và gỗ lim. Chúng mảnh dẻ và đã bị hà [shipworms] làm hư hại. Có thể xếp
các cọc này thành ba kích cỡ khác nhau: 5 cm, 13 cm, và 20 cm đường
kính. Loại nhỏ nhất chắc không mấy hữu hiệu trong việc chặn thuyền
Nguyên.
“Nếu bạn nhìn vào những khu vực họ đóng cọc, bạn nhận thấy rằng, vâng, một phần chủ đích là chặn thuyền”, Staniforth nói. “Nhưng ít ra, một phần khác là không cho quân Nguyên nhảy xuống thuyền để đổ bộ lên đất khô.” Quân Đại Việt đã giữ những vị trí trên các đảo nhỏ của con sông, rồi củng cố các đảo bằng loại cọc mảnh dẻ hơn nhằm ngăn chặn địch quân chạy thoát lên đất khô. “Chúng chủ yếu là hệ thống phòng thủ chống cá nhân”, theo Staniforth. “Nếu bạn đặt một mạng lưới chằng chịt với các cọc nhỏ, thì một cái cọc khoảng 7 đến 10 cm đường kính cũng là một trở ngại khá lớn cho con người”.
Không thể chạy thoát
bằng đường thủy vì bị các cọc gỗ lớn, cồn cát, bè gỗ, và thuyền Đại Việt
ngáng trở, đồng thời thuyền của họ còn bị các cọc nhỏ đâm vào, quân
Nguyên thất bại một cách ngoạn mục [spectacularly doomed]. Từ nơi an
toàn của các đảo và chỗ cao trong đầm lầy, Trần Hưng Đạo và quân Đại
Việt thả những bè lửa trôi về hướng thuyền địch. Thuyền bốc cháy, và
quân Nguyên bị đánh tan tác. Ô Mã Nhi bị bắt và bị giết, còn Thoát Hoan
thoát thân trong đường tơ kẽ tóc, để rồi bị người cha giận dữ là Hốt Tất
Liệt hạ lệnh đi đày. Hai bên trao đổi tù binh, và mặc dù Nhà Trần [chịu
triều cống] nhìn nhận quyền bá chủ của Nhà Nguyên, quân Trung Quốc sẽ
không trở lại Việt Nam mãi cho đến một cuộc xâm lược của Nhà Minh thành
công hơn diễn ra ở thế kỷ 15.
Sau khi được tát
cạn, ao cá gần sông Bạch Đằng đã để lộ 55 cọc gỗ gồm ba kích cỡ khác
nhau. Một số được dùng để chận thuyền địch, trong khi một số khác ngăn
cản không cho quân Nguyên trốn thoát lên bờ.
Việc phát hiện và phân
tích các cánh đồng cọc gỗ gần cửa sông Bạch Đằng hé lộ cho thấy một số
chiến thuật mà người Việt Nam sử dụng để đánh bại quân Mông Cổ, nhưng
tiềm năng là vẫn còn nhiều, nhiều chứng liệu hơn nữa nằm dưới các ruộng
lúa và ao hồ. Trong cuộc khai quật này, Kimura, Staniforth, và các đồng
nghiệp của họ đã tìm thấy những mảnh ván có thể là đồ gỗ được chế tạo,
cũng như những mảnh gỗ cho thấy những dấu vết gia công, như các lỗ buộc
dây thừng để chuyên chở. Đấy có thể là những phần còn lại rải rác của
một số trong những thuyền Mông Cổ bị đốt cháy, nhưng cho đến nay các nhà
khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một thân tàu nào hay có thêm dấu vết nào khác
của chiến thuyền.
Một trong những cọc
gỗ được khai quật trong thập niên 1950 được trưng bày ở một viện bảo
tàng lịch sử nhỏ tại một địa điểm gần sông Bạch Đằng.
Nhưng họ nghĩ rằng
những thuyền bị đánh đắm có thể vẫn còn nằm dưới lòng đất. “Khi một
chiếc thuyền cháy, nó không cháy hết,” theo lời Delgado, hiện nay là
Giám đốc di sản hàng hải của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia
[the National Oceanic and Atmospheric Administration]. “Các phần trên
của chiếc thuyền bốc lửa rất nóng, nhưng chiếc thuyền sẽ nứt ra và chìm
xuống nước. Thân của nó thường vẫn còn nguyên vẹn”. Delgado tin rằng
chúng vẫn còn nằm ở một nơi nào đó dưới các ruộng lúa, có lẽ dưới những
bãi tha ma của dân làng, những nơi gần như hoàn toàn nằm ngoài phạm vi
thăm dò của các nhà khảo cổ.
Việc tìm kiếm những
chiếc thuyền nói trên vẫn còn tiếp diễn, kể cả rà soát dưới chính lòng
sông. Kimura muốn mở rộng cuộc nghiên cứu và hi vọng sẽ tìm thêm bằng
chứng từ phía quân Mông trong trận đánh này, như các ví dụ điển hình
liên quan đến lựu đạn bằng gốm hay các dụng cụ tạo tác khác được sử dụng
trong các cuộc xâm lược Nhật Bản.
Cũng như đã thể hiện
trong dự án này, các nhà nghiên cứu Mỹ, Australia, và Nhật sẽ làm việc
bên cạnh các nhà nghiên cứu Việt Nam, đồng thời xây dựng khả năng để
Việt Nam tiến tới những dự án khảo cổ to lớn và phức tạp hơn, thậm chí
ngay cả khi bản thân họ còn đang tìm kiếm thêm các câu trả lời [về trận
Bạch Đằng]. Viện Khảo cổ Việt Nam đã thành lập ban khảo cổ dưới nước,
trong khi Kimura, Staniforth, và một số nhà khảo cổ khác điều hành một
trường dã ngoại (field school) mỗi mùa hè để giúp huấn luyện các nhà
khảo cổ Việt Nam tại các địa điểm phía nam sông Bạch Đằng, là nơi dễ
nhìn thấy dưới nước hơn ở khu vực xảy ra trận đánh. “Tôi tin tưởng mãnh
liệt vào việc không thúc đẩy nghị trình nghiên cứu từ bên ngoài. Chúng
tôi đem dự án này đến với thế giới, hoàn toàn khác hẳn với việc đem dự
án này đến Việt Nam”.
Các nhà khảo cổ của Dự án Bạch Đằng đang giúp huấn luyện một thế hệ mới gồm các nhà khảo cổ dưới nước nhằm tìm kiếm chứng tích của đội thuyền Mông Cổ bị đánh bại trong trận Bạch Đằng.
L. H.
___________________
Lauren Hilgers là một ký giả làm việc tại Brooklyn.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần
Bằng chứng của một chiến công ngoạn mục đã được tìm thấy dưới những ao nuôi cá và ruộng lúa gần cửa sông Bạch Đằng của Việt Nam
Lauren Hilgers, Archeology. Tháng Ba/Tháng Tư 2016
Trần Ngọc Cư dịch
Ngày nay, vùng đất gần địa điểm sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và Hạ Long ở miền Bắc Việt Nam nom như một mảnh vá chằng chịt ruộng lúa, làng mạc và ao nuôi cá nhân tạo. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi nhiều thế hệ nông dân đến thay đổi cảnh quan nơi này, đấy là một dải đầm lầy duyên hải trải ra hàng chục cây số vuông, một vùng đất ẩm ướt biến đổi không ngừng, nơi con sông trải hình nan quạt thành những dòng suối màu mỡ quanh co. Các đảo nhô lên khỏi mặt nước để rồi biến mất theo từng con nước thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả các mô đất cao lẫn các kênh lạch mà thuyền bè có thể qua lại cũng thường biến đổi khó lường. Vùng này dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng lại là cửa ngõ để đi vào trung tâm quyền lực của Việt Nam [tên nước lúc bấy giờ là Đại Việt – dịch giả]. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, một con sông bắt nguồn từ Hoa Nam và đổ xuống Vịnh Bắc Bộ. Đi ngược dòng sông Bạch Đằng khoảng hơn 110 cây số vào nội địa, một thương thuyền – hay một lực lượng hải quân xâm nhập – có thể tiến sát thành Thăng Long, kinh đô Nhà Trần của Việt Nam.
Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Hiểu biết này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, các di tích
của trận đánh, một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của Việt Nam,
vẫn còn giấu mình dưới đất bùn và ruộng lúa. Trong 5 năm qua, một toán
nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ quốc tế đã và đang cố gắng ghép lại từng
mảng của trận Bạch Đằng – từ việc nghiên cứu địa hình đến chuẩn bị chiến
thuật trước khi đi vào trận đánh – dọc theo nhiều cây số duyên hải.
“Một trong những điều đáng chú ý về địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu là
nơi này không có người sinh sống vào thời điểm trận đánh diễn ra,” đó là
nhận xét của Mark Staniforth, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học
Monash, thành phố Melbourne, Australia. “Dân cư bắt đầu đến sinh sống ở
đó khoảng năm 1500, họ bắt đầu xây dựng nhà cửa trên các đảo và khai
khẩn đất đai quanh đảo.” Hiện nay, dựa vào thành quả [của những nhà
nghiên cứu Việt Nam] trong những năm 1950, những nhà khảo cổ này đang ra
công tìm kiếm các chứng liệu về trận Bạch Đằng. Dự án này cũng đang
hoạt động nhằm tạo thêm khả năng cho công tác khảo cổ và chia sẻ dữ liệu
sâu rộng hơn nữa tại Việt Nam, một nỗ lực mà họ hi vọng sẽ còn mở thêm
nhiều khía cạnh khác của chiến trường xưa cho việc nghiên cứu.
Trong một cái ao được đào để nuôi cá gần cửa khẩu sông Bạch Đằng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chứng liệu của một trận đánh diễn ra năm 1288 trong đó các lực lượng Việt Nam đã đánh đuổi một đội thuyền Mông Cổ đang trên đường rút lui.
Vương triều
Nhà Trần được thiết lập tại nước Đại Việt (tên gọi lúc bấy giờ của Việt
Nam) vào năm 1226, khi một gia đình giàu có âm mưu hạ bệ vị
vua bệnh tâm thần của Nhà Lý [tức Lý Huệ Tông – dịch giả] và đưa một
cậu bé 8 tuổi, Trần Thái Tông, lên ngôi vua. Suốt thời gian 30 năm trị
vì của Trần Thái Tông, Đế quốc Mông Cổ ở phương Bắc bành trướng qua lục
địa Á-Âu [Eurasia] dưới sự lãnh đạo của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn
[Genghis Khan]. Trong nỗ lực bao vây và triệt hạ nhà Tống ở Hoa Nam,
quân Mông Cổ lần đầu xâm nhập Việt Nam bằng đường bộ năm 1257, khi Trần
Thái Tông vừa mới qua đời. Mặc dù lúc đầu quân xâm lược chiếm được kinh
đô Thăng Long, gần địa điểm Hà Nội bây giờ, nhưng sau đó họ bị đánh đuổi
ra khỏi Việt Nam; tuy vậy, nhà Trần vẫn chịu triều cống phương Bắc.
Hốt Tất Liệt, một
chiến sĩ dạn dày, nhờ trận mạc mà thăng tiến qua hàng ngũ con cháu của
Thành Cát Tư Hãn để, vào năm 1260, trở thành hãn [thủ lĩnh] thứ
năm của Đế quốc Mông Cổ và là người dựng nên nhà Nguyên. Năm 1276, ông
hạ được nhà Tống và thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên sau 300 năm chia
cắt. Hốt Tất Liệt bắt đầu thực hiện những dự án xây dựng đồ sộ, tái
thiết Cổ Vận Hà [Grand Canal] của Trung Quốc, mở rộng Cung Điện Mùa Hè
tráng lệ, và cho lưu hành tiền giấy. Hốt Tất Liệt còn phái con trai mình
là Thoát Hoan [Toghan] một lần nữa đưa quân sang thôn tính nước Đại
Việt, lúc bấy giờ nằm dưới triều Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ ba của
Nhà Trần. Năm 1284 quân Mông Cổ một lần nữa chiếm thành Thăng Long nhưng
lại một lần nữa bị các tướng lĩnh Việt Nam dùng chiến thuật du kích và
tiêu thổ kháng chiến đẩy lui. Bị thất bại năng nề, Hốt Tất Liệt thay đổi
chiến lược và tìm kiếm một thủy lộ để đi về phương Nam. “Nhìn lại lịch
sử, bất cứ họ đi đến đâu bằng đường bộ, quân Mông Cổ thường chiến thắng
khá dễ dàng,” Staniforth nói. “Điều mà họ không giỏi là: họ không thiện
chiến trên thuyền.”
Jun Kimura, một trong
những thành viên của toán khảo cổ hiện đang làm việc trên địa điểm Bạch
Đằng, đã dành một phần sự nghiệp của mình để nghiên cứu những nỗ lực
chiến tranh trên biển của Hốt Tất Liệt, trong đó những nỗ lực đầu tiên
được nhắm vào Nhật Bản. Năm 1274 và một lần nữa vào năm 1281, những đội
thuyền Mông Cổ đã bị lực lượng phòng thủ của Nhật cùng với bão táp đánh
bại. (Năm 1281, một trận bão lớn kéo dài suốt hai ngày, nay gọi là kamikaze
hay thần phong, đã xóa sạch những đội thuyền xâm lược). Ở một vị trí
gần duyên hải Nhật Bản, Kimura từng tham gia khai quật các mỏ neo, mũ
sắt, mũi tên sắt, và các bộ vật rỗng bằng gốm mà các nhà khảo cổ tin có
thể là những trái lựu đạn thô sơ đầu tiên đã được để lại từ một trong
những cuộc xâm lược bất thành nói trên.
Trong âm mưu thôn tính
Việt Nam lần thứ ba, Hốt Tất Liệt vạch ra một chiến lược dựa vào việc
gửi những quân số áp đảo – trên bộ và trên biển – để tiến vào trung tâm
quyền lực của Việt Nam từ nhiều hướng khác nhau trong thế gọng kềm. Đội
thuyền Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của tướng Ô Mã Nhi [Omar Khan] chiếm
thương cảng Vân Đồn, gần Vịnh Hạ Long. Quân Nguyên di chuyển về hướng
Nam bằng đường bộ, hội tụ với thủy quân của họ tại Vân Đồn và cùng nhau
theo sông Bạch Đằng tiến về hướng Tây – có thể họ chọn phần rộng nhất và
ít chướng ngại nhất của dòng sông để di chuyển. Quân Nguyên đổ bộ vào
Thăng Long gần như không gặp sự chống cự đáng kể của các lực lượng Đại
Việt hoặc gặp trở ngại địa hình nào. Lần này, quân Mông Cổ tự coi mình
như đã được chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các chiến thuật tiêu thổ của
Đại Việt. Họ tin chắc nịch rằng một đội thuyền chở lương thực và quân
nhu sẽ đến ngay sau khi các lực lượng của họ chiếm được kinh thành.
Song, những thuyền tiếp tế ấy sẽ không bao giờ đến được sông Bạch Đằng.
Năm 2008, Kimura, lúc
bấy giờ là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Texas A&M [Đại học
Nông nghiệp và Hầm mỏ Texas], và người bạn cùng lớp, Randy Sasaky, nhận
được một email từ bà Lê Thị Liên, một nhà khảo cổ tại Viện Khảo cổ Việt
Nam từng nghe nói đến công trình nghiên cứu của họ về các chiến dịch
trên biển của Hốt Tất Liệt. Tại nhà của một người sưu tầm đồ cổ địa
phương, bà Liên tình cờ thấy được một cặp neo thuyền to tướng bằng gỗ
được vớt lên từ đáy sông Hồng. Nhà sưu tầm cổ vật tin rằng chúng có thể
liên quan ít nhiều tới đội thuyền viễn chinh của Hốt Tất Liệt.
Học giả Staniforth,
vào thời điểm trên làm việc tại Đại học Flinders, thành phố Adelaide,
Australia, nhớ lại: “Jun [Kimura] đến nói với tôi, ‘Đây là một cơ hội để
đi ra, nhìn cho biết và xem thử chúng ta có thể nghiên cứu thêm [các
chiến dịch của Hốt Tất Liệt] về phía Việt Nam hay không.’” Nhưng Kimura
cũng nói rõ, “Các nghiên cứu sinh tiến sĩ không có tiền bạc gì cả,” vì
thế Staniforth và James Delnado, lúc bấy giờ là Chủ tịch Viện Khảo cổ
Hàng hải của Đại học Texas A&M, bắt đầu giúp đỡ tổ chức một chuyến
thăm dò, hợp tác. Việt Nam, do những biến cố lịch cận đại, qua thời gian
lâu dài là một nước tỏ ra khó khăn đối với công việc nghiên cứu của các
nhà khảo cổ phương Tây. Mặc dù các nhà nghiên cứu Việt Nam đã làm việc
trên một số địa điểm qua nhiều năm, nhưng các khám phá của họ chỉ được
công bố chủ yếu bằng tiếng Việt. Staniforth và Delnado đã tìm thấy ở bà
Liên một người cộng sự bản xứ.
Trong chuyến thăm viếng lần đầu, năm 2008, Kimura và Sasaki nhận thấy rằng những chiếc neo nói trên thật ra thuộc về thế kỷ 18 hoặc 19 – song bà Liên chuyển hướng toán nghiên cứu vào một mục tiêu mới. Phía Đông Hà Nội, những nhà khảo cổ Việt Nam trong những năm 1950 đã phát hiện các hệ thống phòng thủ trên sông trong một ruộng lúa gần địa điểm sông Bạch Đằng chảy ra biển. Họ tìm thấy một cụm cọc gỗ dày đặc, chôn dưới bùn, mũi chĩa lên theo nhiều góc khác nhau. Sử sách cho biết rằng những hệ thống phòng thủ như thế – những cánh đồng cọc nhọn được đóng xuống lòng sông hoặc bờ sông – nằm trong kế hoạch phòng thủ của thủy quân Đại Việt ở trận Bạch Đằng năm 1288, và cũng từng được sử dụng trong hai trận đánh diễn ra [hơn ba thế kỷ] trước đó trên cùng một địa bàn, đó là những trận chống quân xâm lược Nhà Hán năm 938 và Nhà Tống năm 981. Nhưng người ta vẫn chưa biết rõ các cọc ấy được sử dụng như thế nào trong mỗi trận đánh, hay các chiến thuật quân sự mà chúng cho phép thực hiện là gì. Các nhà khảo cổ Việt Nam trong những năm 1950 giả định rằng những cọc mà họ tìm thấy đã hiện hữu từ thời điểm diễn ra cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, nhưng lúc đó vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời và cũng không có cách nào để định tuổi các cọc gỗ một cách rõ ràng. “Họ có bằng chứng khá tốt, đó là bằng chứng lịch sử,” Staniforth nói, “nhưng họ không có bằng chứng khoa học.” Các báo cáo chính thức ghi lại những trường hợp như thế tại các công trường xây cất trong vùng, và người dân địa phương kể lại họ đã vấp phải những cọc gỗ trong ruộng lúa của họ. Tuy nhiên, trước năm 2010, không một nhà khảo cổ nào chịu lên tiếng đáp ứng những báo cáo nằm ngoài sử sách như thế này.
“Các nhà nghiên cứu
của Việt Nam trước đó không thể giải thích rõ ràng các cọc gỗ đã được
phân bố trên trận địa như thế nào,” Kimura, hiện làm việc tại Đại học
Tokai ở Tokyo, nhận xét như vậy. “Trong những năm 1950 người ta chưa sử
dụng được cách định tuổi gỗ bằng carbon phóng xạ và máy định vị
GPS,” ông nói thêm. “Chúng tôi gặp may mắn là vào năm 2009 một nông dân
địa phương kể lại rằng ông ta đã tìm thấy một vài vật có nét đặc thù
trong một ao nuôi cá. Trước tiên, chúng tôi đào thử và phát hiện các cột
gỗ được tập trung vào một chỗ – chứ không phải chỉ là những cột nằm
riêng lẻ.” Khám phá này gây kinh ngạc, một phần lớn vì nó không dính dấp
tới vị trí mà chúng được phát hiện lần đầu tiên. Đây là một sân cọc gỗ
khác, mới phát hiện.
Các nhà khảo cổ Việt
Nam lần đầu nghiên cứu các cọc gỗ được cho là liên quan đến trận Bạch
Đằng vào thập niên 1950, nhưng họ không có dụng cụ hiện đại cho phép nhà
nghiên cứu hiểu được chúng đã được sử dụng như thế nào trong trận đánh.
Người ta không thể bỏ
qua những điểm tương tự giữa hai địa điểm. Các loại gỗ được sử dụng và
cách thức các cọc này được đóng vào lòng đất hoàn toàn giống nhau.
“Chúng tôi cẩn thận ghi chép đường kính của chúng và nhận thấy rằng
không có gì mâu thuẫn giữa hai vị trí,” Kimura nói. Ông và Staniforth
trở lại Việt Nam năm 2010, 2011, và 2013 để khai quật ao cá gần sông
Bạch Đằng, tìm kiếm thêm nhiều địa điểm, và huấn luyện các nhà khảo cổ
Việt Nam khởi sự tìm kiếm dấu vết của các chiến thuyền Mông Cổ trong
lòng sông Bạch Đằng. Các nhà khảo cổ này mang theo một máy bơm nước và
khai quật bốn đường rãnh đất bùn, cuối cùng mở rộng ra thành một dải đất
rộng đầy cọc gỗ. Họ phát hiện tổng cộng 55 cọc, cùng với các mảnh đồ
gốm và gỗ. Có lẽ quan trọng nhất là, các cọc gỗ được định tuổi có từ 700
năm trước, nghĩa là gần như chắc chắn chúng liên quan tới cuộc xâm lăng
của quân Mông Cổ.
Những cọc này trông
tương tự như những cọc tìm thấy vào những năm 1950 về cách bố trí và
định hướng. Chúng được đóng chênh chênh xuống đất. Một số được trồng
thành hai hàng, hướng Đông-Tây, có lẽ dọc theo triền dốc của bờ sông.
Một số khác được gộp lại thành cụm dày, nom như các chướng ngại vật tập
trung vào một vị trí. Còn một số khác nữa được trồng thành từng cặp với
mũi nhọn chéo nhau. Bằng cách nghiên cứu sự sắp đặt và định hướng của
những phương tiện phòng ngự này, toán khảo cổ quốc tế bắt đầu nhận ra
cung cách Trần Hưng Đạo quan niệm, đặt kế hoạch và thực hiện một chiến
lược sẽ làm nhà Nguyên đâm ra e dè không bao giờ muốn đưa quân trở lại
Việt Nam.
Quân Nguyên của Thoát
Hoan tiến vào Thăng Long gần như không gặp sự kháng cự đáng kể, chỉ thấy
một kinh thành mà quân Đại Việt đã rời bỏ và đốt cháy. Quân Nguyên thấy
không có gì đáng giá để chiếm đóng – thậm chí không có gì để ăn. Đội
quân xâm lược chẳng biết làm gì hơn ngoài việc đợi đội thuyền lương thực
khổng lồ sẽ từ từ di chuyển ngược dòng sông.
Ngay sau khi đội
thuyền này đi vào sông Bạch Đằng, các lực lượng Đại Việt đã nhanh chóng
ra tay. Họ chỉ có mấy tháng để cài đặt chiếc bẫy tinh vi của mình. Trần
Hưng Đạo đã nghiên cứu những trận đánh chống quân Tàu trước đó ở sông
Bạch Đằng, cụ thể là trận đánh chống quân nhà Hán năm 938; ông và tướng
sĩ của ông biết rõ địa hình nơi này thân thiết như lòng bàn tay. Chính
sự thay đổi khó lường của dòng sông cũng được vận dụng như một vũ khí
chính. Vị tướng họ Trần dùng địa hình của dòng sông làm khung phòng ngự
của mình, vận dụng các đội hình của đá [rock formations] và các chỗ
nghẽn thiên nhiên vào trận đánh. Ông huy động một lực lượng dân công to
lớn, bắt đầu đốn đủ số cây để làm một cái bẫy khổng lồ, một chiến thuật
sẽ cho phép các lực lượng Việt Nam đi từ thế thủ sang thế công. Lực
lượng dân công cần phải làm việc khẩn trương – cây phải được mang về từ
những cánh rừng khá xa, đẽo thành cọc nhọn, rồi cài đặt vào vị trí. “Đây
là một cuộc thao diễn hậu cần vĩ đại,” Staniforth nhận xét. “Chắc hẳn
nỗ lực này cần đến cả hàng ngàn người Việt ở địa phương, có lẽ còn đông
đảo hơn thế.”
Theo Kimura, những giả
thuyết trước đây cho rằng quân Việt Nam dùng cọc gỗ chỉ để bịt cửa sông
– rộng khoảng 180 mét – rồi chèo thuyền ra tấn công quân Mông đang bị
chặn đứng hoặc tấn công khi họ toan chạy thoát lên bờ. Toán khảo cổ mang
theo các dụng cụ hiện đại để vẽ bản đồ địa hình và tình trạng dòng sông
thay đổi qua thời gian kể từ năm 1288, và họ thấy được một trận Bạch
Đằng hoàn toàn khác. Staniforth nói: “Chúng tôi nhận thấy những cửa sông
ở đây quá sâu và quá khó cho dân quân Việt Nam có thể dễ dàng phong toả
chúng hoàn toàn bằng cọc gỗ.”
Staniforth và Kimura
sử dụng hình ảnh vệ tinh và không ảnh, cùng với những mẫu hình chính yếu
rộng lớn, được sắp thành từng lớp (layering), chứng minh tình trạng
vùng này đã thay đổi qua thời gian. Họ nhận thấy một địa hình khác, biến
chuyển hơn, một địa hình tạo cơ hội thuận lợi cho việc Trần Hưng Đạo
cấu trúc thế phòng ngự của mình và bố trí các cọc gỗ trong một cung cách
có ý nghĩa chiến lược. “Lúc bấy giờ, địa hình này là một chuỗi đảo nhỏ,
mà khi thủy triều dâng lên, lại chìm dưới nước. Gần như chắc chắn, dòng
sông lúc đó có đến năm kênh sâu, nhưng bây giờ chỉ còn lại ba. Hai kênh
kia thật sự đã biến mất dưới các ruộng lúa trong vùng”, Staniforth nói.
“Những cánh đồng cọc gỗ chỉ được dựng lên để chuyển hướng thuyền địch
đi vào một khoảng hở hẹp hơn, chỗ này lại được chặn bằng một phương tiện
khác, có lẽ bằng những bè gỗ.”
Hình ảnh vệ tinh cho
thấy sông Bạch Đằng đã biến đổi do nhiều thế hệ nông dân và sự phát
triển trong vùng đang che giấu bằng chứng của trận Bạch Đằng thuộc thế
kỷ 13.
Sử chép rằng đội
thuyền tiếp tế của quân Nguyên – chừng 400 chiếc – bị các lực lượng Việt
Nam đánh bại ở một địa điểm gần thành cổ Vân Đồn, mặc dù các nhà khảo
cổ chưa xác định được vị trí. Không nhận được đồ tiếp tế như đã dự kiến,
Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi thành Thăng Long. Họ xuống thuyền
và di chuyển theo hướng dòng sông chảy ra biển. Các lực lượng Việt Nam
đang chờ đợi họ và đặt bẫy đón đội thuyền địch đang rút lui – khi thì
làm trì hoãn bước tiến của địch, khi thì thúc đẩy địch tiến nhanh – để
nắm chắc Thoát Hoan ở vào đúng vị trí và đúng thời điểm, mắc kẹt giữa
những vườn cọc gỗ khi thủy triều rút ra biển.
Các nhà khảo cổ nói
trên nhận thấy các cọc được đẽo từ ba loại gỗ khác nhau: gỗ gụ, gỗ bưởi,
và gỗ lim. Chúng mảnh dẻ và đã bị hà [shipworms] làm hư hại. Có thể xếp
các cọc này thành ba kích cỡ khác nhau: 5 cm, 13 cm, và 20 cm đường
kính. Loại nhỏ nhất chắc không mấy hữu hiệu trong việc chặn thuyền
Nguyên.
“Nếu bạn nhìn vào những khu vực họ đóng cọc, bạn nhận thấy rằng, vâng, một phần chủ đích là chặn thuyền”, Staniforth nói. “Nhưng ít ra, một phần khác là không cho quân Nguyên nhảy xuống thuyền để đổ bộ lên đất khô.” Quân Đại Việt đã giữ những vị trí trên các đảo nhỏ của con sông, rồi củng cố các đảo bằng loại cọc mảnh dẻ hơn nhằm ngăn chặn địch quân chạy thoát lên đất khô. “Chúng chủ yếu là hệ thống phòng thủ chống cá nhân”, theo Staniforth. “Nếu bạn đặt một mạng lưới chằng chịt với các cọc nhỏ, thì một cái cọc khoảng 7 đến 10 cm đường kính cũng là một trở ngại khá lớn cho con người”.
Không thể chạy thoát
bằng đường thủy vì bị các cọc gỗ lớn, cồn cát, bè gỗ, và thuyền Đại Việt
ngáng trở, đồng thời thuyền của họ còn bị các cọc nhỏ đâm vào, quân
Nguyên thất bại một cách ngoạn mục [spectacularly doomed]. Từ nơi an
toàn của các đảo và chỗ cao trong đầm lầy, Trần Hưng Đạo và quân Đại
Việt thả những bè lửa trôi về hướng thuyền địch. Thuyền bốc cháy, và
quân Nguyên bị đánh tan tác. Ô Mã Nhi bị bắt và bị giết, còn Thoát Hoan
thoát thân trong đường tơ kẽ tóc, để rồi bị người cha giận dữ là Hốt Tất
Liệt hạ lệnh đi đày. Hai bên trao đổi tù binh, và mặc dù Nhà Trần [chịu
triều cống] nhìn nhận quyền bá chủ của Nhà Nguyên, quân Trung Quốc sẽ
không trở lại Việt Nam mãi cho đến một cuộc xâm lược của Nhà Minh thành
công hơn diễn ra ở thế kỷ 15.
Sau khi được tát
cạn, ao cá gần sông Bạch Đằng đã để lộ 55 cọc gỗ gồm ba kích cỡ khác
nhau. Một số được dùng để chận thuyền địch, trong khi một số khác ngăn
cản không cho quân Nguyên trốn thoát lên bờ.
Việc phát hiện và phân
tích các cánh đồng cọc gỗ gần cửa sông Bạch Đằng hé lộ cho thấy một số
chiến thuật mà người Việt Nam sử dụng để đánh bại quân Mông Cổ, nhưng
tiềm năng là vẫn còn nhiều, nhiều chứng liệu hơn nữa nằm dưới các ruộng
lúa và ao hồ. Trong cuộc khai quật này, Kimura, Staniforth, và các đồng
nghiệp của họ đã tìm thấy những mảnh ván có thể là đồ gỗ được chế tạo,
cũng như những mảnh gỗ cho thấy những dấu vết gia công, như các lỗ buộc
dây thừng để chuyên chở. Đấy có thể là những phần còn lại rải rác của
một số trong những thuyền Mông Cổ bị đốt cháy, nhưng cho đến nay các nhà
khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một thân tàu nào hay có thêm dấu vết nào khác
của chiến thuyền.
Một trong những cọc
gỗ được khai quật trong thập niên 1950 được trưng bày ở một viện bảo
tàng lịch sử nhỏ tại một địa điểm gần sông Bạch Đằng.
Nhưng họ nghĩ rằng
những thuyền bị đánh đắm có thể vẫn còn nằm dưới lòng đất. “Khi một
chiếc thuyền cháy, nó không cháy hết,” theo lời Delgado, hiện nay là
Giám đốc di sản hàng hải của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia
[the National Oceanic and Atmospheric Administration]. “Các phần trên
của chiếc thuyền bốc lửa rất nóng, nhưng chiếc thuyền sẽ nứt ra và chìm
xuống nước. Thân của nó thường vẫn còn nguyên vẹn”. Delgado tin rằng
chúng vẫn còn nằm ở một nơi nào đó dưới các ruộng lúa, có lẽ dưới những
bãi tha ma của dân làng, những nơi gần như hoàn toàn nằm ngoài phạm vi
thăm dò của các nhà khảo cổ.
Việc tìm kiếm những
chiếc thuyền nói trên vẫn còn tiếp diễn, kể cả rà soát dưới chính lòng
sông. Kimura muốn mở rộng cuộc nghiên cứu và hi vọng sẽ tìm thêm bằng
chứng từ phía quân Mông trong trận đánh này, như các ví dụ điển hình
liên quan đến lựu đạn bằng gốm hay các dụng cụ tạo tác khác được sử dụng
trong các cuộc xâm lược Nhật Bản.
Cũng như đã thể hiện
trong dự án này, các nhà nghiên cứu Mỹ, Australia, và Nhật sẽ làm việc
bên cạnh các nhà nghiên cứu Việt Nam, đồng thời xây dựng khả năng để
Việt Nam tiến tới những dự án khảo cổ to lớn và phức tạp hơn, thậm chí
ngay cả khi bản thân họ còn đang tìm kiếm thêm các câu trả lời [về trận
Bạch Đằng]. Viện Khảo cổ Việt Nam đã thành lập ban khảo cổ dưới nước,
trong khi Kimura, Staniforth, và một số nhà khảo cổ khác điều hành một
trường dã ngoại (field school) mỗi mùa hè để giúp huấn luyện các nhà
khảo cổ Việt Nam tại các địa điểm phía nam sông Bạch Đằng, là nơi dễ
nhìn thấy dưới nước hơn ở khu vực xảy ra trận đánh. “Tôi tin tưởng mãnh
liệt vào việc không thúc đẩy nghị trình nghiên cứu từ bên ngoài. Chúng
tôi đem dự án này đến với thế giới, hoàn toàn khác hẳn với việc đem dự
án này đến Việt Nam”.
Các nhà khảo cổ của Dự án Bạch Đằng đang giúp huấn luyện một thế hệ mới gồm các nhà khảo cổ dưới nước nhằm tìm kiếm chứng tích của đội thuyền Mông Cổ bị đánh bại trong trận Bạch Đằng.
L. H.
___________________
Lauren Hilgers là một ký giả làm việc tại Brooklyn.