Kinh Đời

Bài Chưa Đọc Kỹ: Nỗi buồn trên Sài Gòn (phần 1, 2 )

eter Scholl-Latour sinh năm 1924 ở Bochum, Đức. Năm 1945/46 ông phục vụ trong Commando Parachutiste Ponchardie, một đơn vị nhảy dù của Pháp, đã tham chiến ở Đông Dương.
Cái chết trên ruộng lúa

Cái chết trên ruộng lúa

Peter Scholl-Latour sinh năm 1924 ở Bochum, Đức. Năm 1945/46 ông phục vụ trong Commando Parachutiste Ponchardie, một đơn vị nhảy dù của Pháp, đã tham chiến ở Đông Dương. Sau đó, ông học đại học và kết thúc với bằng tiến sĩ tại các trường Đại học Mainz ở Đức, Đại học Sorbonne ở Paris và Université Saint-Joseph tại Beirut. Ông là người thành lập (năm 1963) và là giám đốc studio ở Paris của đài truyền hình nhà nước Đức ARD (cho tới 1969), sau đó là sếp thông tín viên của đài truyền hình nhà nước Đức ZDF (cho tới 1983). Từ Paris, Scholl-Latour thường xuyên sang Việt Nam dưới tư cách là thông tín viên đặc biệt, từng bị Việt Cộng bắt tạm giam một tuần năm 1973. Ông sang Việt Nam thêm một lần nữa vào năm 1976, sang Campuchia năm 1980, Trung Quốc và Afghanistan năm 1981. Bắt đầu từ  năm 1983, ông chuyển sang hoạt động trong giới truyền thông in, là tổng biên tập và nhà xuất bản tuần báo stern, và từ 1988 là tác giả tự do. 

Mưa rơi không ngưng từ sáng sớm. Tầm nhìn xuống sông Sài Gòn bị che phủ bởi một màn ẩm ướt hôi mốc. Chỉ có vài chiếc tàu chở hàng có tải trọng thấp và không được bảo trì tốt là đang đậu lại ở bến tàu, ở nơi mà chiếc tàu bệnh viện “Helgoland” đã kín đáo giương cao lá cờ Đức trong chiến tranh và tuyên bố tình đoàn kết với người Mỹ, một tình đoàn kết mà ngày càng trở nên dè dặt hơn trong diễn tiến của sự thay đổi ý kiến chung. Những ánh đèn ít ỏi đầu tiên được bật lên và phản chiếu trên nhựa đường ướt nước của Rue Catinat. Con đường mua sắm sang trọng của Sài Gòn có tên là như thế dưới thời của người Pháp, trước khi nó trở thành khu quán rượu và nhà chứa của người Mỹ dưới tên “đường Tự Do”. Bây giờ, nó được những người chiến thắng đỏ từ miền Bắc đổi tên thành “Đồng Khởi”, “lần nổi dậy của nhân dân”, và người miền Nam tự hỏi rằng không biết đó là lần nổi dậy nào của nhân dân.

Là khách Phương Tây, chúng tôi được nhà cầm quyền mới của cộng sản đưa vào khách sạn “Majestic”. Trú ngụ trong “Continental”, khách sạn đã phục vụ như trại đóng quân của các thông tín viên từ khắp nơi trên thế giới trong những năm dài của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai, bây giờ là cán bộ và quan chức cấp cao của Đảng từ Hà Nội. Hàng hiên của “Continental”, thời trước là nơi gặp gỡ, chợ tin tức và chợ tình yêu của giới nhà báo ồn ào, mới đây đã được che chắn trước giới công cộng bởi một lưới sắt mà ở sau đó, giới quan chức của chính quyền mới hưởng thụ những đặc quyền nhỏ bé của họ. Từ cửa sổ khách sạn của tôi trong “Majestic”, tầm nhìn lướt qua những cánh đầm lầy rừng đước bất tận mà con sông Sài Gòn lượn lờ qua đó như một con rắn vàng béo mập. Một chiếc tàu vận tải đầy lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam rời bến và đi về hướng Vũng Tàu. Phải mất một lúc lâu, cho tới khi những bộ quân phục màu xanh và những chiếc nón cối, cái mà các nhà cách mạng Việt Nam đã giữ lại như một di vật lỗi thời của thời thuộc địa, mới biến mất sau khúc quanh kế tiếp của dòng sông. Vào buổi chiều tối của ngày hôm đó, tôi còn chưa biết rằng mục tiêu của lần tăng cường lực lượng này là biên giới bị tranh cãi với Campuchia.

            Màn đêm buông xuống với sự vội vã của miền nhiệt đới. Ở phía thượng lưu, bầu trời đã tách ra thành ánh hồng ban chiều cuối cùng. Giống như lửa đang bốc cháy, như trong những ngày cách đây không xa, khi quân đội của miền Bắc bao vây những người bảo vệ Sài Gòn cuối cùng ở Xuân Lộc, những người lính nhảy dù Công giáo dũng cảm, và chuẩn bị tiến hành nhát dao đâm kết liễu vào thủ đô của miền Nam. Đài tưởng niệm bằng bê tông của vị tướng lĩnh và người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo nổi bật trên bầu trời màu tím. Những người cộng sản đã không giật sập bức tượng khổng lồ thống trị cả cảng Sài Gòn này. Cả họ cũng tôn sùng hình ảnh đã trở thành huyền thoại của Trần Hưng Đạo, người đã tiêu diệt đạo quân Trung Quốc của hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt trên sông Bạch Đằng ở Bắc Kỳ, biểu tượng của sự tự khẳng định của Việt Nam trước Trung Quốc. Thống chế Đạo trong giờ phút này là một vị anh hùng dân tộc rất hiện thời, khi mà ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người ta bắt đẩu bí mật nói về cuộc xung đột không thể tránh khỏi với Bắc Kinh. “Khi mối nguy hiểm từ phía Nam được đẩy lui thì mối nguy hiểm gấp đôi đe dọa ở phương Bắc”, người nữ thông dịch viên của chúng tôi từ Hà Nội trích dẫn một tục ngữ Việt Nam cổ xưa và rồi thêm vào đấy: “Người Trung Quốc xấu bụng”, điều chắc phải có một ý nghĩa hết sức đáng sợ.

            Cùng với đồng nghiệp của đội quay phim, chúng tôi đi dạo qua “đường Đồng Khởi”. Những chiếc xe gắn máy và Honda, những cái mà dưới thời chính quyền thân Mỹ trước đây đã thuộc vào trong số những đặc điểm của một xã hội tiêu thụ giả tạo, vẫn còn chưa biến mất khỏi giao thông. Có trời mới biết được sở hữu chủ của chúng kiếm ở đâu ra được xăng. Nhưng toàn bộ các quán rượu và hang động tội lỗi thì đều đã bị đóng cửa. Những người buôn bán đành cam chịu chuẩn bị cho lần quốc hữu hóa của cả tiểu thương. Xích lô vẫn đậu dọc theo vỉa hè như ngày xưa, thế nhưng họ đang hoài công chờ đợi khách. Trên đường phố, chúng tôi lại có thể tự do bàn về chương trình của ngày sắp đến và về những ấn tượng của chúng tôi. Trong  phòng khách sạn, chúng tôi buộc phải dự đoán có máy nghe lén. Từ khi chúng tôi đến Sài Gòn, nỗi lo ngại bị theo dõi đè lên chúng tôi như một gánh nặng hiện hữu. Chúng tôi biết rằng mỗi một bước đi, mỗi một cử chỉ, mỗi một lời nói đều bị giám sát và có lẽ là tại các cơ quan an ninh, người ta chỉ chờ một lỗi lầm để can thiệp chống lại chúng tôi mà trong đó việc thu hồi giấy phép quay phim chỉ là cái tai hại nhỏ nhất. Qua ba mươi năm, người ta có được một bản năng cho những tình huống khủng hoảng thuộc loại này, và các nhân viên chính thức đi cùng với chúng tôi từ Hà Nội, những người mà chúng tôi đã kết thân trong thời gian vừa qua, về phía họ cũng đã đông cứng lại trong nghi ngờ và phản kháng.

Đường Tự Do năm 1961

Đường Tự Do năm 1961

            Người ta hầu như chỉ còn nhìn thấy những gương mặt sợ hãi, cay đắng, nghiêm trọng trên đường phố Sài Gòn. Cái tên mới, Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn thoát ra khỏi môi của chúng tôi, và ngay cả các quan chức đỏ dường như cũng e ngại không muốn liên kết cái tên của tấm gương cách mạng vĩ đại của họ với một thành phố mà người dân của nó đang tiếc nuối những tiện nghi và những thói xấu của quá khứ một cách rõ rệt đến như thế. Chợ đen vẫn còn sống động trong mùa hè năm 1976. Chợ trộm cắp đó vẫn còn tiếp tục chào mời – khiến những chiến binh nông dân đạm bạc từ phương bắc phải ngạc nhiên – hàng hóa phế thải từ PX, những thứ giống như hàng hóa từ một thế giới trong mơ đối với các người lính dưới ngôi sao đỏ đó. Ông thợ may ở chợ hoa mời chúng tôi đặt một bộ quần áo đầy đủ với giá rẻ đến buồn cười – trả bằng tiền US dollar xanh. Mỗi một người mua bán ở đây đều biết rằng họ đang hưởng một thời hạn khoan hồng. Mỗi buổi sáng họ đều phải dự tính đến việc bị nhanh chóng đưa lên xe tải với vật gia dụng và sở hữu tối thiểu, để tham gia xây dựng tương lai xã hội chủ nghĩa ở những miền đất hoang vu và rừng rậm của “vùng kinh tế mới”.

            Trong những ngày đó, tôi không cố gặp lại những người quen cũ. Tôi chỉ làm hại và gây nguy hiểm cho họ mà thôi. Mặc dù vậy, khi tôi tình cờ gặp Cuc, viên trợ tá camera ngày xưa của chúng tôi, một người lai Campuchia, người nổi tiếng vì tính tình cứng cỏi của mình, ông ấy đã ôm chầm lấy tôi giữa nơi công cộng và thì thầm nói: “Giá như tôi bỏ chạy đi vào lúc đó, khi vẫn còn có thể.” Bây giờ, ông ấy được cho rằng đang lái những chiếc xe limousine Mỹ khổng lồ đó, những chiếc xe – sơn màu đỏ chói – mà vào thời tốt đẹp hơn đã được sử dụng cho lễ cưới. Những con quái vật sặc sỡ ấy bây giờ đứng xa lạ trong màn hơi nước của mùa mưa như những con khủng long từ một kỷ nguyên khác.

            Bả chủ cửa tiệm cắt tóc cuối cùng vẫy tay chào tôi từ sau tấm kính bầy hàng mờ hơi nước của bà. Bà ấy biểu hiện lòng can đảm và tính cách con người theo lối của bà, bằng cách vẫn trang điểm cho mình và vẫn tiếp tục mặc quần áo thanh lịch, trong khi phái nữ còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh dù muốn hay không vẫn phải cúi mình trước sự nghiêm khắc của những người bí thư mới. Chiếc áo dài cổ truyền, chiếc áo váy có nhiều màu như bươm bướm của người phụ nữ Việt Nam, vừa kín đáo và đồng thời lại vừa quyến rũ, đã biến mất khỏi quang cảnh đường phố. Giày cao gót bây giờ bị chê bai, và một chiếc váy ngắn màu đỏ, cái mà người ta bất chợt nhìn thấy lúc chạy ngang qua, trông giống như một sự khiêu khích phản cách mạng. Nhưng trong tiệm cắt tóc trên đường Catinat, bà chủ vẫn còn để cho các cô gái của mình mặc áo choàng ngắn màu trắng gọn gàng như thời trước, và ở đó cũng vẫn còn nói huyên thuyên và cười khúc khích dường như cũng vô tư như thế. Trong khi đó thì ai cũng biết rằng cho đến khi đóng cửa thì chỉ còn nhiều lắm là vài tuần nữa thôi, và bà chủ – bất thình lình trở trên nghiêm trang – nói về họ hàng ở Paris và về những cố gắng di cư sang Pháp của gia đình. “Ông không biết những kẻ hay lên mặt đạo đức đó tham nhũng đến mức nào đâu, những người được cho là nghiêm khắc về đạo đức từ miền Bắc đó. Phải có vàng mới có được giấy phép xuất ngoại”. Có lẽ là mỗi buổi sáng, ngay khi giờ giới nghiêm chấm dứt vào rạng đông, có một người trong gia đình của tiệm cắt tóc đứng trong cái hàng vô tận đó trước cổng của Tổng lãnh sự Pháp và hy vọng được cấp một thị thực tập thể. Phải có cả sự bất chấp lẫn sự tuyệt vọng ở trong đó, vì mỗi một người nộp đơn đều bị các cơ quan an ninh và chỉ điểm ghi nhận.

            Ngày hôm trước, tôi phát hiện một người bất thường trong tiệm cắt tóc, người đã gây nhiều ấn tượng cho tôi, mặc dù trong những tình huống khác có lẽ tôi đã đi ngang qua người đó nhiều lắm là với một cái nhún vai. Đó là một người Việt vào khoảng hai mươi lăm tuổi, người mà vào thời Tướng Thiệu người ta gọi là “cao bồi” với giọng nói pha ít tính bài Mỹ. Anh ta mặc chiếc quần jean chật nhất Sài Gòn, giày ủng Texas, một cái áo sặc sỡ, mở tung ra cho đến tận lưng quần và để hở trên ngực nhiều sợi dây chuyền và trang sức bằng vàng. Mái tóc của anh ta gây sự chú ý trước hết. Những lọn tóc đen dài xuống cho tới vai, và bây giờ anh ta – ngồi uể oải trên một chiếc ghế cắt tóc – đang để cho làm móng tay. Anh chàng cao bồi cuối cùng này, người chưng diện giống như một biếm họa cho một tên ma cô người Việt, có biến mất trong một trại cải tạo ngay vào ngày hôm sau hay không? Anh ta có bị an ninh đỏ sử dụng như là “điệp viên khiêu khích” hay không? Hay anh ta chỉ biểu thị lòng dũng cảm trước sự kết thúc theo cách của mình? Tôi nhớ đến một tù nhân người Pháp của trại tập trung [Đức Quốc Xã] trước đây, người có lần đã nói với tôi: “Trong trại có hai nhóm tù nhân mà không ai có thể có can đảm nhiều hơn, một hạng quý tộc nhất định và giới ma cô.”

Các nhân viên chính thức của sở Thông tin tháp tùng với chúng tôi đã cảnh báo. Sau khi trời tối, chúng tôi phải đề phòng móc túi, vâng với cả cướp nữa. Một nhà ngoại giao Đông Đức đã bị cướp sạch ngay giữa ban ngày. Vì thế mà chúng tôi đi giữa đường. Giao thông ô tô ít ỏi đã ngưng lại từ lâu rồi. Đứng ở tất cả các ngã tư là quân nhân hay cảnh sát với súng liên thanh kiểu AK 47. Ban đầu, chúng tôi muốn ăn tối trên một chiếc thuyền trên sông, trong nhà hàng “My Cat” [Mỹ Cảnh], nhà hàng mà trong chiến tranh đã bị người nhái Việt Cộng cho nổ tung một lần. Lúc đó đã có nhiều người chết và bị thương trong số thực khách người Mỹ và các cô gái Việt của họ. Nhưng “My Cat”, trước đây chủ yếu là do người Hoa điều hành, đã bị quốc hữu hóa ngay từ ngày đó. Vì vậy mà chúng tôi tìm đến quán ăn tư nhân cuối cùng, quán ăn Pháp cuối cùng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nó có tên là “Valenco”, và chủ nhân của nó, một người Corse độ năm mươi tuổi có tên là Dominique, là một khái niệm cho mỗi một phóng viên chiến trường. Liệu ông có phải là một người còn sót lại của nhóm mafia người Corse đó hay không, nhóm mafia mà vào thời người Pháp dường như đã thống trị nhiều ngành nghề ở Sài Gòn, điều này thì không ai có thể chứng minh được. Thật ra thì những người Corse làm giàu qua mua bán tiền đồng đó chỉ là những con cá nhỏ ở bên cạnh dân đầu cơ và trùm tài chính giật dây từ trong thành phố song sinh với Sài Gòn, trong Chợ Lớn.

Sài Gòn1985 - Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths

Sài Gòn1985 – Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths

            Tôi bước vào quán của Dominique và có cảm giác như đã quay trở lại ba mươi năm về trước. Nhiều nhóm người Pháp trẻ tuổi với kiểu tóc ngắn của quân đội ngồi ở cạnh bàn, cháy nắng như những người lính trở về từ đồng ruộng. Đó là nhân viên của một công ty lớn của Pháp, tìm dầu trong vùng sông Cửu Long và bờ biển Nam Kỳ theo yêu cầu của bộ từ Hà Nội. Những người Pháp trẻ tuổi đó tìm một ít quê hương ở Dominique. Họ ồn ào và vô tư lự.

            Dominique, người có nét giống diễn viên điện ảnh Michel Piccolo, đứng buồn rầu sau quầy rượu. Gương mặt của ông ấy tươi tắn lên khi nhận ra tôi. Lần đến thăm của một kẻ ngoài cuộc từ Phương Tây và của một Ancien d’Indochine [người xưa của Đông Dương] là một an ủi nhất định cho ông. Nhân viên nhà nước đã ở chỗ ông sáng nay, và bây giờ thì ông phải trả một khoản tiền thuế khổng lồ còn thiếu, trước khi người ta cho phép ông trở về nhà ở Pháp. Vì Dominique muốn ra đi, có tốn kém bao nhiêu cũng được. Ông đã tính toán sai lầm. Ông đã nghĩ rằng có lẽ sẽ còn chỗ cho quán của ông trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới. Ông đã mất ảo tưởng này từ lâu rồi. Ông dông dài về những nhận xét chính trị cay đắng và áp đặt kinh nghiệm Đông Dương của mình lên nước mẹ Pháp: “… và tôi là một thằng ngu”, Dominique nói, “đã bầu cho Mitterrand và phe cánh tả trong lần bầu cử tổng thống vừa rồi. Nhưng cứ tin tôi đi, khi tôi về đến nhà trên Corse, tôi sẽ lãnh đạo một chiến dịch chống lại cái bệnh dịch tả đỏ này…”. Giữa những chai rượu Cognac và rượu khai vị, những cái ngày càng ít đi, có một bức tượng Napoleon, và bên cạnh tấm gương của quầy rượu có treo câu nói: “Suis Corse, en suis fier – tôi là người Corse và tôi tự hào về điều đó.”

            Chúng tôi nói chuyện về bạn bè và người quen cũ từ hai cuộc chiến tranh Đông Dương. Người này thì đã thăng tiến trên đường công danh. Người khác đã suy đồi trong những cái máy xay phi thuộc địa hóa và đã chìm xuống. Đó là một câu chuyện hoài cổ, và bên cạnh những người đi tìm dầu đầy sức sống này, tôi cảm thấy mình từng trải và kiệt quệ đến vô tận.

            Violette ngồi phía sau quầy tính tiền, một phụ nữ Âu-Á xinh xắn. Tôi có một lời nhắn cho cô ấy từ Hà Nội. Một nhân viên của đại sứ quán Pháp ở đó đã gửi cho cô tờ chứng nhận đặc ân, để cô có thể xuất ngoại sang Pháp. Chắc là sẽ không đủ đâu, Violette nói, người trong tất cả những bất hạnh vẫn không quên làm dáng. Cô ngồi xuống bàn của chúng tôi. Cô thiếu tiền để xuất ngoại chính thức. Tàu thuyền đã trở nên hiếm và khó tiếp cận, từ khi ngay đến ngư dân cũng hầu như không còn nhận được chất đốt cho thuyền của họ nữa. Mới đây, người ta nói về những khả năng chạy trốn qua cao nguyên Trung Kỳ và Lào. Ở đó có một phần của những bộ lạc “mọi” hay “montagnard” ở trên núi đang nổi dậy. Nhưng điều đó cực nhọc vô cùng, và phần đông đã chết trên đường đi. Chắc một ngày nào đó cô sẽ bị gửi đến một trong những khu lập cư hoang vắng mới đó ở đồng bằng, nếu như không bị đưa vào trong một trại cải tạo. Dominique, cô sống chung với ông ấy, sẽ không còn có thể che chở cho cô lâu thêm được nữa.

            Còn có một cô gái khác trong “Valenco”. Cô ấy lả lơi với những chàng trai Pháp trẻ tuổi. Người ta cảm nhận được rằng cô quen với người này hay người khác rất riêng tư. Vân, “đám mây”, cô tự gọi mình như vậy, và thắt một cái băng đô quanh đầu, mang lại cho cô vẻ ngoài táo bạo của một tên cướp biển. Cô có một khuôn mặt đẹp, rất Á châu, rộng và xương xẩu và đi lại với sự chắc chắn bản năng, cái chỉ có thể có từ một thân hình toàn hảo. “Tôi đi lại giống như một tên lưu manh, giống như một thằng bé bụi đời”, cô vừa cười vừa nói khi đến bàn của chúng tôi. “Trước kia, tôi mặc những chiếc áo váy đẹp nhất Sài Gòn, khi cha tôi còn là cảnh sát trưởng của Cần Thơ. Bây giờ thì cha tôi đã bị bắt hay đã chết, và tôi phải sống qua ngày … bằng mọi cách.” Người ta không cần nhiều nhạy bén để đoán tại sao chính người con gái của một sĩ quan cảnh sát cao cấp thuộc chính quyền trước đây lại được phép xuất hiện như gái quán bar trong quán rượu Phương Tây cuối cùng. Chắc hẳn mỗi buổi sáng Vân phải báo cáo lại trước một trong những người chính ủy an ninh gắt gỏng và khắt khe đó, về những gì mà các người Pháp này đã kể lại ở cạnh bàn và trên chiếc gối đầu giường. Bây giờ thì cô có thể báo cáo lại, rằng các chuyên gia dầu mỏ này – cũng như nhiều người Pháp trong lứa tuổi và giai cấp của họ – đã đến nước Việt Nam tái thống nhất như là đảng viên của Liên minh Cánh Tả Pháp, là đảng viên Đảng Xã hội hay còn là đảng viên Đảng Cộng sản nữa, và rằng chỉ trong vòng vài tuần ở trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ đã biến thành những người chống cộng sản kịch kiệt. Họ cũng kể cho chúng tôi nghe về những trại tù đầy ắp mà họ đã nhìn thấy ở đồng bằng sông Cửu Long, về sự đàn áp người dân, về sự chuyên quyền và tham nhũng của giới cán bộ đỏ của Đảng. Tự họ cũng đã trải qua sự kém cỏi và chậm chạp của các cơ quan kinh tế nhà nước, và khẳng định rằng trong vùng của đạo Hòa Hảo vẫn còn có kháng cự vũ trang. Họ còn nghe được cả tiếng súng, tiếng đại bác khi đang tìm dấu vết của dầu mỏ ở lòng sông Cửu Long tại Vĩnh Long, nhưng không biết rằng cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, lần chạm trán đẫm máu giữa Việt Nam và Campuchia, đã bắt đầu, và họ là những nhân chứng vô tình đầu tiên của nó.

Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths

Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths

            Cửa mở ra, và cùng với một làn hơi ẩm, một người đàn ông già, ốm yếu, mặc quần áo xác xơ bước vào. Ông ấy mang một cái đàn guitar, chào Dominique, ngồi xuống ghế rồi bắt đầu hát tiếng Pháp với một giọng khàn khàn, than vãn. Bắt đầu với một bài ca mà trong những năm ba mươi cũng được ưa thích ở Đức: “Có một nhạc sĩ, chơi đàn trong quán cà phê … Có một nhạc sĩ …” Rồi đến một đoạn tiếng Pháp mà tôi nhớ lời: “Chào vĩnh biệt, thời gian của tình yêu, chào vĩnh biệt, thời gian của phiêu lưu …” Được người đàn ông già này hát, để mà xin một vài đồng bạc, nó trở thành một bài ca buồn vô tận. Tôi hẹn ông ấy ngày mai hãy quay trở lại, để chúng tôi có thể quay ông cho phim tài liệu của chúng tôi. Ông hứa, nhưng rồi không đến như đã hẹn. Chúng tôi không còn nhìn thấy ông nữa.

            Ba người khách mới bước vào quán rượu, người Việt. Đó chỉ có thể là chỉ điểm hay cảnh sát mặc thường phục. Một người dân bình thường của Sài Gòn không bao giờ dám đến thăm tụ điểm của người nước ngoài từ Phương Tây này. Ánh mắt của những người Pháp trở nên thù địch. Dominique hồi hộp đánh rơi một cái ly. Gương mặt của cả hai người con gái đông cứng lại. Phản ứng bao giờ cũng giống nhau khi đại diện của bộ máy an ninh và trấn áp Bắc Việt Nam xuất hiện. Ngay khi có vụ việc xảy ra, bắt bớ hay chỉ là kiểm tra, người dân đeo một chiếc mặt nạ lên, mà dấu ở phía sau đó là sự sợ hãi, khinh thường và căm ghét. “Voilà les bộ đội”, Vân thì thào. Bộ đội, đó đã từng là một danh hiệu vinh quang, và giới báo chí đã làm cho nó quen thuộc cả với Phương Tây. Bộ đội, nhật báo Pháp cho một cách sai lầm là như thế, có nghĩa là “người lính chân trần” khi dịch nghĩa. Thật ra thì đó là những chiến binh di chuyển trên đồng bằng và trong rừng rậm, tức là du kích quân. Như đã nói, sự kính trọng và thanh thế bao phủ lấy khái niệm bộ đội vào lúc ban đầu. Nhưng kể từ khi miền Bắc chiến thắng, bộ đội đã trở thành từ để chửi thề và nguyền rủa của người Sài Gòn. Bộ đội, đó có nghĩa là những kẻ nông dân ngu xuẩn và những người đàn áp dã man. Bộ đội, đó là những kẻ man rợ đến từ miền Bắc lạc hậu, những người chất lên xe chở đi tất cả các hàng hóa tiêu dùng có thể nghĩ đến được, những người chiếm giữ tất cả các vị trí quan trọng. Đối với cô gái quán bar còn có thêm một điểm xấu nữa. Bộ đội là những người lính và cán bộ đã ở trong xã hội đàn ông khổ hạnh của họ qua những năm dài của chiến tranh, nên nhiều người trong số họ đã trở thành đồng tính luyến ái và đối phó với sức quyến rũ của những người đàn bà thích làm dáng của Sài Gòn bằng một sự bất lực kinh tởm.

            Trên đường trở về “Majestic”, thật sự là có một vài phụ nữ mại dâm đứng ở đầu “Đường Cuộc nổi dậy của nhân dân”. Có cô tiến đến gần và chào chúng tôi với “Sdrawstwujte” bằng tiếng Nga. Hẳn họ cho chúng tôi là những người đại diện cho Liên bang Xô viết. Chúng tôi nhìn vào trong phòng ăn của khách sạn Majestic. Những người bồi bàn già ở đó, cũng như người dân còn lại của Sài Gòn, đối xử đặc biệt thân thiện với chúng tôi, tuy cũng mang tính buồn rầu, ngay khi họ nhận ra chúng tôi là người ngoại quốc Phương Tây. Pha trộn vào trong thiện cảm được biểu lộ công khai này hẳn cũng là niềm hy vọng nhỏ bé, rằng cánh cửa vẫn còn chưa đóng lại vĩnh viễn, rằng có lẽ một ngày nào đó sẽ có một khe cửa lại hé mở đến một cuộc sống tốt hơn, tự do hơn.

            Chỉ còn một bàn trong nhà hàng là còn khách. Người Nga ngồi ở đó với những người Việt tháp tùng không thể thiếu được của họ. Đó phải là một nhóm nhân viên kỹ thuật Xô viết. Họ ăn mặc không lịch sự và có những khuôn mặt thô, đặc biệt nổi bật một cách bất lợi bên cạnh những nét mặt tinh tế của người châu Á. Cử động của họ nặng nề, nhưng giọng nói bao giờ cũng khẽ khàng. Họ hoàn toàn không phải là không gây thiện cảm, những người lao động từ Liên bang Xô viết này, nhưng nét mặt của họ giống như lúc nào cũng mang một nét buồn rầu. Người ta không nói đùa và cũng không cười. “Người ta làm sao mà có thể tin Lenin được, khi những người được ông ấy cứu vớt lại không vui và u sầu đến như thế”, một nhà ngoại giao Thụy Điển đã nói với tôi như vậy ở Hà Nội, thay đổi ý nghĩa lời nói của Nietzsche. Các thông dịch viên người Việt ở bàn những người Nga đối xử như những người học trò gương mẫu.

            Có một ít của sự sợ hãi, của sự tức giận, đặc biệt là của nỗi buồn đang đè nặng lên Sài Gòn cũng lan sang người tôi, khi tôi nhìn ra màn đêm từ cửa sổ phòng. Ở phía dưới, tiếng chân của một đội tuần tra được trang bị vũ khí nặng của bộ đội vang lên. Tôi đã đứng ở độ cao này của khách sạn và nhìn sang bờ đối diện của sông Sài Gòn không biết là bao nhiêu lần rồi, nhìn sang vùng đầm lầy đó, được gọi là Rừng Sác. Qua hai cuộc chiến tranh, trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Việt Minh và Việt Cộng đã bám chặt trong những khu rừng đước. Thỉnh thoảng, từ Rừng Sác họ đã hướng tên lửa của họ về trung tâm Sài Gòn. Thời đó, vùng đồng bằng đen tối này được chiếu sáng bằng pháo sáng giống như bằng pháo hoa đúng giờ. Nhưng trong đêm đó, tại mũi đất mà ngày xưa người ta đã gọi nó là La pointe des blagueurs – mũi của người thích đùa, chỉ còn có cây đèn dầu cháy chập chờn và ném một dãy sáng run run màu vàng xuống làn nước tối tăm của sông Sài Gòn. Trong mùa Đông 45/46, tôi đã bước xuống đất Đông Dương lần đầu tiên ở đó.

Phan Ba trích dịch từ “Cái chết trên ruộng lúa – Ba mươi năm chiến tranh Đông Dương

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài Chưa Đọc Kỹ: Nỗi buồn trên Sài Gòn (phần 1, 2 )

eter Scholl-Latour sinh năm 1924 ở Bochum, Đức. Năm 1945/46 ông phục vụ trong Commando Parachutiste Ponchardie, một đơn vị nhảy dù của Pháp, đã tham chiến ở Đông Dương.
Cái chết trên ruộng lúa

Cái chết trên ruộng lúa

Peter Scholl-Latour sinh năm 1924 ở Bochum, Đức. Năm 1945/46 ông phục vụ trong Commando Parachutiste Ponchardie, một đơn vị nhảy dù của Pháp, đã tham chiến ở Đông Dương. Sau đó, ông học đại học và kết thúc với bằng tiến sĩ tại các trường Đại học Mainz ở Đức, Đại học Sorbonne ở Paris và Université Saint-Joseph tại Beirut. Ông là người thành lập (năm 1963) và là giám đốc studio ở Paris của đài truyền hình nhà nước Đức ARD (cho tới 1969), sau đó là sếp thông tín viên của đài truyền hình nhà nước Đức ZDF (cho tới 1983). Từ Paris, Scholl-Latour thường xuyên sang Việt Nam dưới tư cách là thông tín viên đặc biệt, từng bị Việt Cộng bắt tạm giam một tuần năm 1973. Ông sang Việt Nam thêm một lần nữa vào năm 1976, sang Campuchia năm 1980, Trung Quốc và Afghanistan năm 1981. Bắt đầu từ  năm 1983, ông chuyển sang hoạt động trong giới truyền thông in, là tổng biên tập và nhà xuất bản tuần báo stern, và từ 1988 là tác giả tự do. 

Mưa rơi không ngưng từ sáng sớm. Tầm nhìn xuống sông Sài Gòn bị che phủ bởi một màn ẩm ướt hôi mốc. Chỉ có vài chiếc tàu chở hàng có tải trọng thấp và không được bảo trì tốt là đang đậu lại ở bến tàu, ở nơi mà chiếc tàu bệnh viện “Helgoland” đã kín đáo giương cao lá cờ Đức trong chiến tranh và tuyên bố tình đoàn kết với người Mỹ, một tình đoàn kết mà ngày càng trở nên dè dặt hơn trong diễn tiến của sự thay đổi ý kiến chung. Những ánh đèn ít ỏi đầu tiên được bật lên và phản chiếu trên nhựa đường ướt nước của Rue Catinat. Con đường mua sắm sang trọng của Sài Gòn có tên là như thế dưới thời của người Pháp, trước khi nó trở thành khu quán rượu và nhà chứa của người Mỹ dưới tên “đường Tự Do”. Bây giờ, nó được những người chiến thắng đỏ từ miền Bắc đổi tên thành “Đồng Khởi”, “lần nổi dậy của nhân dân”, và người miền Nam tự hỏi rằng không biết đó là lần nổi dậy nào của nhân dân.

Là khách Phương Tây, chúng tôi được nhà cầm quyền mới của cộng sản đưa vào khách sạn “Majestic”. Trú ngụ trong “Continental”, khách sạn đã phục vụ như trại đóng quân của các thông tín viên từ khắp nơi trên thế giới trong những năm dài của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai, bây giờ là cán bộ và quan chức cấp cao của Đảng từ Hà Nội. Hàng hiên của “Continental”, thời trước là nơi gặp gỡ, chợ tin tức và chợ tình yêu của giới nhà báo ồn ào, mới đây đã được che chắn trước giới công cộng bởi một lưới sắt mà ở sau đó, giới quan chức của chính quyền mới hưởng thụ những đặc quyền nhỏ bé của họ. Từ cửa sổ khách sạn của tôi trong “Majestic”, tầm nhìn lướt qua những cánh đầm lầy rừng đước bất tận mà con sông Sài Gòn lượn lờ qua đó như một con rắn vàng béo mập. Một chiếc tàu vận tải đầy lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam rời bến và đi về hướng Vũng Tàu. Phải mất một lúc lâu, cho tới khi những bộ quân phục màu xanh và những chiếc nón cối, cái mà các nhà cách mạng Việt Nam đã giữ lại như một di vật lỗi thời của thời thuộc địa, mới biến mất sau khúc quanh kế tiếp của dòng sông. Vào buổi chiều tối của ngày hôm đó, tôi còn chưa biết rằng mục tiêu của lần tăng cường lực lượng này là biên giới bị tranh cãi với Campuchia.

            Màn đêm buông xuống với sự vội vã của miền nhiệt đới. Ở phía thượng lưu, bầu trời đã tách ra thành ánh hồng ban chiều cuối cùng. Giống như lửa đang bốc cháy, như trong những ngày cách đây không xa, khi quân đội của miền Bắc bao vây những người bảo vệ Sài Gòn cuối cùng ở Xuân Lộc, những người lính nhảy dù Công giáo dũng cảm, và chuẩn bị tiến hành nhát dao đâm kết liễu vào thủ đô của miền Nam. Đài tưởng niệm bằng bê tông của vị tướng lĩnh và người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo nổi bật trên bầu trời màu tím. Những người cộng sản đã không giật sập bức tượng khổng lồ thống trị cả cảng Sài Gòn này. Cả họ cũng tôn sùng hình ảnh đã trở thành huyền thoại của Trần Hưng Đạo, người đã tiêu diệt đạo quân Trung Quốc của hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt trên sông Bạch Đằng ở Bắc Kỳ, biểu tượng của sự tự khẳng định của Việt Nam trước Trung Quốc. Thống chế Đạo trong giờ phút này là một vị anh hùng dân tộc rất hiện thời, khi mà ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người ta bắt đẩu bí mật nói về cuộc xung đột không thể tránh khỏi với Bắc Kinh. “Khi mối nguy hiểm từ phía Nam được đẩy lui thì mối nguy hiểm gấp đôi đe dọa ở phương Bắc”, người nữ thông dịch viên của chúng tôi từ Hà Nội trích dẫn một tục ngữ Việt Nam cổ xưa và rồi thêm vào đấy: “Người Trung Quốc xấu bụng”, điều chắc phải có một ý nghĩa hết sức đáng sợ.

            Cùng với đồng nghiệp của đội quay phim, chúng tôi đi dạo qua “đường Đồng Khởi”. Những chiếc xe gắn máy và Honda, những cái mà dưới thời chính quyền thân Mỹ trước đây đã thuộc vào trong số những đặc điểm của một xã hội tiêu thụ giả tạo, vẫn còn chưa biến mất khỏi giao thông. Có trời mới biết được sở hữu chủ của chúng kiếm ở đâu ra được xăng. Nhưng toàn bộ các quán rượu và hang động tội lỗi thì đều đã bị đóng cửa. Những người buôn bán đành cam chịu chuẩn bị cho lần quốc hữu hóa của cả tiểu thương. Xích lô vẫn đậu dọc theo vỉa hè như ngày xưa, thế nhưng họ đang hoài công chờ đợi khách. Trên đường phố, chúng tôi lại có thể tự do bàn về chương trình của ngày sắp đến và về những ấn tượng của chúng tôi. Trong  phòng khách sạn, chúng tôi buộc phải dự đoán có máy nghe lén. Từ khi chúng tôi đến Sài Gòn, nỗi lo ngại bị theo dõi đè lên chúng tôi như một gánh nặng hiện hữu. Chúng tôi biết rằng mỗi một bước đi, mỗi một cử chỉ, mỗi một lời nói đều bị giám sát và có lẽ là tại các cơ quan an ninh, người ta chỉ chờ một lỗi lầm để can thiệp chống lại chúng tôi mà trong đó việc thu hồi giấy phép quay phim chỉ là cái tai hại nhỏ nhất. Qua ba mươi năm, người ta có được một bản năng cho những tình huống khủng hoảng thuộc loại này, và các nhân viên chính thức đi cùng với chúng tôi từ Hà Nội, những người mà chúng tôi đã kết thân trong thời gian vừa qua, về phía họ cũng đã đông cứng lại trong nghi ngờ và phản kháng.

Đường Tự Do năm 1961

Đường Tự Do năm 1961

            Người ta hầu như chỉ còn nhìn thấy những gương mặt sợ hãi, cay đắng, nghiêm trọng trên đường phố Sài Gòn. Cái tên mới, Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn thoát ra khỏi môi của chúng tôi, và ngay cả các quan chức đỏ dường như cũng e ngại không muốn liên kết cái tên của tấm gương cách mạng vĩ đại của họ với một thành phố mà người dân của nó đang tiếc nuối những tiện nghi và những thói xấu của quá khứ một cách rõ rệt đến như thế. Chợ đen vẫn còn sống động trong mùa hè năm 1976. Chợ trộm cắp đó vẫn còn tiếp tục chào mời – khiến những chiến binh nông dân đạm bạc từ phương bắc phải ngạc nhiên – hàng hóa phế thải từ PX, những thứ giống như hàng hóa từ một thế giới trong mơ đối với các người lính dưới ngôi sao đỏ đó. Ông thợ may ở chợ hoa mời chúng tôi đặt một bộ quần áo đầy đủ với giá rẻ đến buồn cười – trả bằng tiền US dollar xanh. Mỗi một người mua bán ở đây đều biết rằng họ đang hưởng một thời hạn khoan hồng. Mỗi buổi sáng họ đều phải dự tính đến việc bị nhanh chóng đưa lên xe tải với vật gia dụng và sở hữu tối thiểu, để tham gia xây dựng tương lai xã hội chủ nghĩa ở những miền đất hoang vu và rừng rậm của “vùng kinh tế mới”.

            Trong những ngày đó, tôi không cố gặp lại những người quen cũ. Tôi chỉ làm hại và gây nguy hiểm cho họ mà thôi. Mặc dù vậy, khi tôi tình cờ gặp Cuc, viên trợ tá camera ngày xưa của chúng tôi, một người lai Campuchia, người nổi tiếng vì tính tình cứng cỏi của mình, ông ấy đã ôm chầm lấy tôi giữa nơi công cộng và thì thầm nói: “Giá như tôi bỏ chạy đi vào lúc đó, khi vẫn còn có thể.” Bây giờ, ông ấy được cho rằng đang lái những chiếc xe limousine Mỹ khổng lồ đó, những chiếc xe – sơn màu đỏ chói – mà vào thời tốt đẹp hơn đã được sử dụng cho lễ cưới. Những con quái vật sặc sỡ ấy bây giờ đứng xa lạ trong màn hơi nước của mùa mưa như những con khủng long từ một kỷ nguyên khác.

            Bả chủ cửa tiệm cắt tóc cuối cùng vẫy tay chào tôi từ sau tấm kính bầy hàng mờ hơi nước của bà. Bà ấy biểu hiện lòng can đảm và tính cách con người theo lối của bà, bằng cách vẫn trang điểm cho mình và vẫn tiếp tục mặc quần áo thanh lịch, trong khi phái nữ còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh dù muốn hay không vẫn phải cúi mình trước sự nghiêm khắc của những người bí thư mới. Chiếc áo dài cổ truyền, chiếc áo váy có nhiều màu như bươm bướm của người phụ nữ Việt Nam, vừa kín đáo và đồng thời lại vừa quyến rũ, đã biến mất khỏi quang cảnh đường phố. Giày cao gót bây giờ bị chê bai, và một chiếc váy ngắn màu đỏ, cái mà người ta bất chợt nhìn thấy lúc chạy ngang qua, trông giống như một sự khiêu khích phản cách mạng. Nhưng trong tiệm cắt tóc trên đường Catinat, bà chủ vẫn còn để cho các cô gái của mình mặc áo choàng ngắn màu trắng gọn gàng như thời trước, và ở đó cũng vẫn còn nói huyên thuyên và cười khúc khích dường như cũng vô tư như thế. Trong khi đó thì ai cũng biết rằng cho đến khi đóng cửa thì chỉ còn nhiều lắm là vài tuần nữa thôi, và bà chủ – bất thình lình trở trên nghiêm trang – nói về họ hàng ở Paris và về những cố gắng di cư sang Pháp của gia đình. “Ông không biết những kẻ hay lên mặt đạo đức đó tham nhũng đến mức nào đâu, những người được cho là nghiêm khắc về đạo đức từ miền Bắc đó. Phải có vàng mới có được giấy phép xuất ngoại”. Có lẽ là mỗi buổi sáng, ngay khi giờ giới nghiêm chấm dứt vào rạng đông, có một người trong gia đình của tiệm cắt tóc đứng trong cái hàng vô tận đó trước cổng của Tổng lãnh sự Pháp và hy vọng được cấp một thị thực tập thể. Phải có cả sự bất chấp lẫn sự tuyệt vọng ở trong đó, vì mỗi một người nộp đơn đều bị các cơ quan an ninh và chỉ điểm ghi nhận.

            Ngày hôm trước, tôi phát hiện một người bất thường trong tiệm cắt tóc, người đã gây nhiều ấn tượng cho tôi, mặc dù trong những tình huống khác có lẽ tôi đã đi ngang qua người đó nhiều lắm là với một cái nhún vai. Đó là một người Việt vào khoảng hai mươi lăm tuổi, người mà vào thời Tướng Thiệu người ta gọi là “cao bồi” với giọng nói pha ít tính bài Mỹ. Anh ta mặc chiếc quần jean chật nhất Sài Gòn, giày ủng Texas, một cái áo sặc sỡ, mở tung ra cho đến tận lưng quần và để hở trên ngực nhiều sợi dây chuyền và trang sức bằng vàng. Mái tóc của anh ta gây sự chú ý trước hết. Những lọn tóc đen dài xuống cho tới vai, và bây giờ anh ta – ngồi uể oải trên một chiếc ghế cắt tóc – đang để cho làm móng tay. Anh chàng cao bồi cuối cùng này, người chưng diện giống như một biếm họa cho một tên ma cô người Việt, có biến mất trong một trại cải tạo ngay vào ngày hôm sau hay không? Anh ta có bị an ninh đỏ sử dụng như là “điệp viên khiêu khích” hay không? Hay anh ta chỉ biểu thị lòng dũng cảm trước sự kết thúc theo cách của mình? Tôi nhớ đến một tù nhân người Pháp của trại tập trung [Đức Quốc Xã] trước đây, người có lần đã nói với tôi: “Trong trại có hai nhóm tù nhân mà không ai có thể có can đảm nhiều hơn, một hạng quý tộc nhất định và giới ma cô.”

Các nhân viên chính thức của sở Thông tin tháp tùng với chúng tôi đã cảnh báo. Sau khi trời tối, chúng tôi phải đề phòng móc túi, vâng với cả cướp nữa. Một nhà ngoại giao Đông Đức đã bị cướp sạch ngay giữa ban ngày. Vì thế mà chúng tôi đi giữa đường. Giao thông ô tô ít ỏi đã ngưng lại từ lâu rồi. Đứng ở tất cả các ngã tư là quân nhân hay cảnh sát với súng liên thanh kiểu AK 47. Ban đầu, chúng tôi muốn ăn tối trên một chiếc thuyền trên sông, trong nhà hàng “My Cat” [Mỹ Cảnh], nhà hàng mà trong chiến tranh đã bị người nhái Việt Cộng cho nổ tung một lần. Lúc đó đã có nhiều người chết và bị thương trong số thực khách người Mỹ và các cô gái Việt của họ. Nhưng “My Cat”, trước đây chủ yếu là do người Hoa điều hành, đã bị quốc hữu hóa ngay từ ngày đó. Vì vậy mà chúng tôi tìm đến quán ăn tư nhân cuối cùng, quán ăn Pháp cuối cùng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nó có tên là “Valenco”, và chủ nhân của nó, một người Corse độ năm mươi tuổi có tên là Dominique, là một khái niệm cho mỗi một phóng viên chiến trường. Liệu ông có phải là một người còn sót lại của nhóm mafia người Corse đó hay không, nhóm mafia mà vào thời người Pháp dường như đã thống trị nhiều ngành nghề ở Sài Gòn, điều này thì không ai có thể chứng minh được. Thật ra thì những người Corse làm giàu qua mua bán tiền đồng đó chỉ là những con cá nhỏ ở bên cạnh dân đầu cơ và trùm tài chính giật dây từ trong thành phố song sinh với Sài Gòn, trong Chợ Lớn.

Sài Gòn1985 - Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths

Sài Gòn1985 – Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths

            Tôi bước vào quán của Dominique và có cảm giác như đã quay trở lại ba mươi năm về trước. Nhiều nhóm người Pháp trẻ tuổi với kiểu tóc ngắn của quân đội ngồi ở cạnh bàn, cháy nắng như những người lính trở về từ đồng ruộng. Đó là nhân viên của một công ty lớn của Pháp, tìm dầu trong vùng sông Cửu Long và bờ biển Nam Kỳ theo yêu cầu của bộ từ Hà Nội. Những người Pháp trẻ tuổi đó tìm một ít quê hương ở Dominique. Họ ồn ào và vô tư lự.

            Dominique, người có nét giống diễn viên điện ảnh Michel Piccolo, đứng buồn rầu sau quầy rượu. Gương mặt của ông ấy tươi tắn lên khi nhận ra tôi. Lần đến thăm của một kẻ ngoài cuộc từ Phương Tây và của một Ancien d’Indochine [người xưa của Đông Dương] là một an ủi nhất định cho ông. Nhân viên nhà nước đã ở chỗ ông sáng nay, và bây giờ thì ông phải trả một khoản tiền thuế khổng lồ còn thiếu, trước khi người ta cho phép ông trở về nhà ở Pháp. Vì Dominique muốn ra đi, có tốn kém bao nhiêu cũng được. Ông đã tính toán sai lầm. Ông đã nghĩ rằng có lẽ sẽ còn chỗ cho quán của ông trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới. Ông đã mất ảo tưởng này từ lâu rồi. Ông dông dài về những nhận xét chính trị cay đắng và áp đặt kinh nghiệm Đông Dương của mình lên nước mẹ Pháp: “… và tôi là một thằng ngu”, Dominique nói, “đã bầu cho Mitterrand và phe cánh tả trong lần bầu cử tổng thống vừa rồi. Nhưng cứ tin tôi đi, khi tôi về đến nhà trên Corse, tôi sẽ lãnh đạo một chiến dịch chống lại cái bệnh dịch tả đỏ này…”. Giữa những chai rượu Cognac và rượu khai vị, những cái ngày càng ít đi, có một bức tượng Napoleon, và bên cạnh tấm gương của quầy rượu có treo câu nói: “Suis Corse, en suis fier – tôi là người Corse và tôi tự hào về điều đó.”

            Chúng tôi nói chuyện về bạn bè và người quen cũ từ hai cuộc chiến tranh Đông Dương. Người này thì đã thăng tiến trên đường công danh. Người khác đã suy đồi trong những cái máy xay phi thuộc địa hóa và đã chìm xuống. Đó là một câu chuyện hoài cổ, và bên cạnh những người đi tìm dầu đầy sức sống này, tôi cảm thấy mình từng trải và kiệt quệ đến vô tận.

            Violette ngồi phía sau quầy tính tiền, một phụ nữ Âu-Á xinh xắn. Tôi có một lời nhắn cho cô ấy từ Hà Nội. Một nhân viên của đại sứ quán Pháp ở đó đã gửi cho cô tờ chứng nhận đặc ân, để cô có thể xuất ngoại sang Pháp. Chắc là sẽ không đủ đâu, Violette nói, người trong tất cả những bất hạnh vẫn không quên làm dáng. Cô ngồi xuống bàn của chúng tôi. Cô thiếu tiền để xuất ngoại chính thức. Tàu thuyền đã trở nên hiếm và khó tiếp cận, từ khi ngay đến ngư dân cũng hầu như không còn nhận được chất đốt cho thuyền của họ nữa. Mới đây, người ta nói về những khả năng chạy trốn qua cao nguyên Trung Kỳ và Lào. Ở đó có một phần của những bộ lạc “mọi” hay “montagnard” ở trên núi đang nổi dậy. Nhưng điều đó cực nhọc vô cùng, và phần đông đã chết trên đường đi. Chắc một ngày nào đó cô sẽ bị gửi đến một trong những khu lập cư hoang vắng mới đó ở đồng bằng, nếu như không bị đưa vào trong một trại cải tạo. Dominique, cô sống chung với ông ấy, sẽ không còn có thể che chở cho cô lâu thêm được nữa.

            Còn có một cô gái khác trong “Valenco”. Cô ấy lả lơi với những chàng trai Pháp trẻ tuổi. Người ta cảm nhận được rằng cô quen với người này hay người khác rất riêng tư. Vân, “đám mây”, cô tự gọi mình như vậy, và thắt một cái băng đô quanh đầu, mang lại cho cô vẻ ngoài táo bạo của một tên cướp biển. Cô có một khuôn mặt đẹp, rất Á châu, rộng và xương xẩu và đi lại với sự chắc chắn bản năng, cái chỉ có thể có từ một thân hình toàn hảo. “Tôi đi lại giống như một tên lưu manh, giống như một thằng bé bụi đời”, cô vừa cười vừa nói khi đến bàn của chúng tôi. “Trước kia, tôi mặc những chiếc áo váy đẹp nhất Sài Gòn, khi cha tôi còn là cảnh sát trưởng của Cần Thơ. Bây giờ thì cha tôi đã bị bắt hay đã chết, và tôi phải sống qua ngày … bằng mọi cách.” Người ta không cần nhiều nhạy bén để đoán tại sao chính người con gái của một sĩ quan cảnh sát cao cấp thuộc chính quyền trước đây lại được phép xuất hiện như gái quán bar trong quán rượu Phương Tây cuối cùng. Chắc hẳn mỗi buổi sáng Vân phải báo cáo lại trước một trong những người chính ủy an ninh gắt gỏng và khắt khe đó, về những gì mà các người Pháp này đã kể lại ở cạnh bàn và trên chiếc gối đầu giường. Bây giờ thì cô có thể báo cáo lại, rằng các chuyên gia dầu mỏ này – cũng như nhiều người Pháp trong lứa tuổi và giai cấp của họ – đã đến nước Việt Nam tái thống nhất như là đảng viên của Liên minh Cánh Tả Pháp, là đảng viên Đảng Xã hội hay còn là đảng viên Đảng Cộng sản nữa, và rằng chỉ trong vòng vài tuần ở trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ đã biến thành những người chống cộng sản kịch kiệt. Họ cũng kể cho chúng tôi nghe về những trại tù đầy ắp mà họ đã nhìn thấy ở đồng bằng sông Cửu Long, về sự đàn áp người dân, về sự chuyên quyền và tham nhũng của giới cán bộ đỏ của Đảng. Tự họ cũng đã trải qua sự kém cỏi và chậm chạp của các cơ quan kinh tế nhà nước, và khẳng định rằng trong vùng của đạo Hòa Hảo vẫn còn có kháng cự vũ trang. Họ còn nghe được cả tiếng súng, tiếng đại bác khi đang tìm dấu vết của dầu mỏ ở lòng sông Cửu Long tại Vĩnh Long, nhưng không biết rằng cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, lần chạm trán đẫm máu giữa Việt Nam và Campuchia, đã bắt đầu, và họ là những nhân chứng vô tình đầu tiên của nó.

Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths

Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths

            Cửa mở ra, và cùng với một làn hơi ẩm, một người đàn ông già, ốm yếu, mặc quần áo xác xơ bước vào. Ông ấy mang một cái đàn guitar, chào Dominique, ngồi xuống ghế rồi bắt đầu hát tiếng Pháp với một giọng khàn khàn, than vãn. Bắt đầu với một bài ca mà trong những năm ba mươi cũng được ưa thích ở Đức: “Có một nhạc sĩ, chơi đàn trong quán cà phê … Có một nhạc sĩ …” Rồi đến một đoạn tiếng Pháp mà tôi nhớ lời: “Chào vĩnh biệt, thời gian của tình yêu, chào vĩnh biệt, thời gian của phiêu lưu …” Được người đàn ông già này hát, để mà xin một vài đồng bạc, nó trở thành một bài ca buồn vô tận. Tôi hẹn ông ấy ngày mai hãy quay trở lại, để chúng tôi có thể quay ông cho phim tài liệu của chúng tôi. Ông hứa, nhưng rồi không đến như đã hẹn. Chúng tôi không còn nhìn thấy ông nữa.

            Ba người khách mới bước vào quán rượu, người Việt. Đó chỉ có thể là chỉ điểm hay cảnh sát mặc thường phục. Một người dân bình thường của Sài Gòn không bao giờ dám đến thăm tụ điểm của người nước ngoài từ Phương Tây này. Ánh mắt của những người Pháp trở nên thù địch. Dominique hồi hộp đánh rơi một cái ly. Gương mặt của cả hai người con gái đông cứng lại. Phản ứng bao giờ cũng giống nhau khi đại diện của bộ máy an ninh và trấn áp Bắc Việt Nam xuất hiện. Ngay khi có vụ việc xảy ra, bắt bớ hay chỉ là kiểm tra, người dân đeo một chiếc mặt nạ lên, mà dấu ở phía sau đó là sự sợ hãi, khinh thường và căm ghét. “Voilà les bộ đội”, Vân thì thào. Bộ đội, đó đã từng là một danh hiệu vinh quang, và giới báo chí đã làm cho nó quen thuộc cả với Phương Tây. Bộ đội, nhật báo Pháp cho một cách sai lầm là như thế, có nghĩa là “người lính chân trần” khi dịch nghĩa. Thật ra thì đó là những chiến binh di chuyển trên đồng bằng và trong rừng rậm, tức là du kích quân. Như đã nói, sự kính trọng và thanh thế bao phủ lấy khái niệm bộ đội vào lúc ban đầu. Nhưng kể từ khi miền Bắc chiến thắng, bộ đội đã trở thành từ để chửi thề và nguyền rủa của người Sài Gòn. Bộ đội, đó có nghĩa là những kẻ nông dân ngu xuẩn và những người đàn áp dã man. Bộ đội, đó là những kẻ man rợ đến từ miền Bắc lạc hậu, những người chất lên xe chở đi tất cả các hàng hóa tiêu dùng có thể nghĩ đến được, những người chiếm giữ tất cả các vị trí quan trọng. Đối với cô gái quán bar còn có thêm một điểm xấu nữa. Bộ đội là những người lính và cán bộ đã ở trong xã hội đàn ông khổ hạnh của họ qua những năm dài của chiến tranh, nên nhiều người trong số họ đã trở thành đồng tính luyến ái và đối phó với sức quyến rũ của những người đàn bà thích làm dáng của Sài Gòn bằng một sự bất lực kinh tởm.

            Trên đường trở về “Majestic”, thật sự là có một vài phụ nữ mại dâm đứng ở đầu “Đường Cuộc nổi dậy của nhân dân”. Có cô tiến đến gần và chào chúng tôi với “Sdrawstwujte” bằng tiếng Nga. Hẳn họ cho chúng tôi là những người đại diện cho Liên bang Xô viết. Chúng tôi nhìn vào trong phòng ăn của khách sạn Majestic. Những người bồi bàn già ở đó, cũng như người dân còn lại của Sài Gòn, đối xử đặc biệt thân thiện với chúng tôi, tuy cũng mang tính buồn rầu, ngay khi họ nhận ra chúng tôi là người ngoại quốc Phương Tây. Pha trộn vào trong thiện cảm được biểu lộ công khai này hẳn cũng là niềm hy vọng nhỏ bé, rằng cánh cửa vẫn còn chưa đóng lại vĩnh viễn, rằng có lẽ một ngày nào đó sẽ có một khe cửa lại hé mở đến một cuộc sống tốt hơn, tự do hơn.

            Chỉ còn một bàn trong nhà hàng là còn khách. Người Nga ngồi ở đó với những người Việt tháp tùng không thể thiếu được của họ. Đó phải là một nhóm nhân viên kỹ thuật Xô viết. Họ ăn mặc không lịch sự và có những khuôn mặt thô, đặc biệt nổi bật một cách bất lợi bên cạnh những nét mặt tinh tế của người châu Á. Cử động của họ nặng nề, nhưng giọng nói bao giờ cũng khẽ khàng. Họ hoàn toàn không phải là không gây thiện cảm, những người lao động từ Liên bang Xô viết này, nhưng nét mặt của họ giống như lúc nào cũng mang một nét buồn rầu. Người ta không nói đùa và cũng không cười. “Người ta làm sao mà có thể tin Lenin được, khi những người được ông ấy cứu vớt lại không vui và u sầu đến như thế”, một nhà ngoại giao Thụy Điển đã nói với tôi như vậy ở Hà Nội, thay đổi ý nghĩa lời nói của Nietzsche. Các thông dịch viên người Việt ở bàn những người Nga đối xử như những người học trò gương mẫu.

            Có một ít của sự sợ hãi, của sự tức giận, đặc biệt là của nỗi buồn đang đè nặng lên Sài Gòn cũng lan sang người tôi, khi tôi nhìn ra màn đêm từ cửa sổ phòng. Ở phía dưới, tiếng chân của một đội tuần tra được trang bị vũ khí nặng của bộ đội vang lên. Tôi đã đứng ở độ cao này của khách sạn và nhìn sang bờ đối diện của sông Sài Gòn không biết là bao nhiêu lần rồi, nhìn sang vùng đầm lầy đó, được gọi là Rừng Sác. Qua hai cuộc chiến tranh, trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Việt Minh và Việt Cộng đã bám chặt trong những khu rừng đước. Thỉnh thoảng, từ Rừng Sác họ đã hướng tên lửa của họ về trung tâm Sài Gòn. Thời đó, vùng đồng bằng đen tối này được chiếu sáng bằng pháo sáng giống như bằng pháo hoa đúng giờ. Nhưng trong đêm đó, tại mũi đất mà ngày xưa người ta đã gọi nó là La pointe des blagueurs – mũi của người thích đùa, chỉ còn có cây đèn dầu cháy chập chờn và ném một dãy sáng run run màu vàng xuống làn nước tối tăm của sông Sài Gòn. Trong mùa Đông 45/46, tôi đã bước xuống đất Đông Dương lần đầu tiên ở đó.

Phan Ba trích dịch từ “Cái chết trên ruộng lúa – Ba mươi năm chiến tranh Đông Dương

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm