Đoạn Đường Chiến Binh

Bài Post Cuối Ngày: Châu chấu buồn

Trong đám con trai có thằng Tí Anh là tôi thân nhất. Thằng Tí Anh, lớn hơn tôi hai tuổi, đi chơi mà lúc nào cũng giữ kè kè em của nó là thằng Tí Em.

TeaLan Minh Tuyết  


Hồi tôi còn nhỏ xíu, cái thuở thích chơi nhiều hơn học, đám con nít trong xóm tôi toàn là con trai. Ngoài bạn học trong lớp ra, tôi chỉ chơi với đám tụi nó vì thế những nguời bạn đầu tiên trong đời của tôi là con trai. Nhỏ hay lớn hơn một, hoặc hai ba tuổi gì đều mày tao um sùm. Tụi nó chơi cái gì tôi chơi cái nấy, nhưng ngược lại có nhiều khi tụi nó cũng nhảy dây hay nhảy lò cò với tôi vì tôi chỉ có tụi nó là bạn thôi.

Trong đám con trai có thằng Tí Anh là tôi thân nhất. Thằng Tí Anh, lớn hơn tôi hai tuổi, đi chơi mà lúc nào cũng giữ kè kè em của nó là thằng Tí Em. Anh em nó đâu phải tuổi con chuột mà sao ba má nó lại gọi cả hai anh em nhà nó là Tí? Tôi có hỏi, thì nó nói tên trong giấy của nó là tên khác.

Vì chơi với con trai cho nên tánh tôi không thùy mị dịu dàng mà chỉ thấy ngổ ngáo, nghịch nghợm, nhất là rất bướng bỉnh. Tôi rất ghét những con số, và sợ môn toán nhất vì tôi hay bị đội sổ khi học môn này. Tôi chỉ thích có mỗi giờ ra chơi. Tôi ngồi đánh đưa, nhẩy lò cò, thẩy chàm... Học hành thì lệt bệt hạng dưới chót, chớ chơi thì tôi chẳng thua ai. Mỗi khi thấy tôi ngồi ở nhà một mình buồn, Bà Nội tôi hay móc tiền ra biểu tôi đi mua hàng bánh. Tôi mà ngồi một chỗ, mặt mày buồn xu xị là có chuyện gì rồi đó, không bị bệnh thì cũng bị đau chân, đau cẳng! Bà Nội rờ trán tôi, đè tôi ra cạo gió, làm cả lưng tôi đỏ ối. Kéo mền đắp trùm lên tôi cho đến tận cổ xong, bà van vái thì thầm, cầu cho tôi hết bệnh. Chắc bà sợ tôi chết!

Ở quê tôi cũng là nơi có Đức Cha ở. Nhà thờ của ông có tường xây cao chung quanh, và cổng lúc nào cũng đóng kín. Chúng tôi thường nghe tiếng đọc kinh của mấy ông thầy tu ở trong đó... Nhiều lần đám nhỏ tụi tôi, đứng ngó vào trong thấy nhiều cây xoài có trái đặc cả cây, muốn leo vào hái nhưng không được.

Có lẽ vì có Đức Cha cư ngụ tại đây, cho nên năm nào tỉnh cũng tổ chức diễn hành lễ Hai Bà Trung.

Hai năm truớc, tôi có đi coi lễ Hai Bà. Chị Hai của Tiểu Ly, hiền và đẹp nhất trường, chị Tiểu Bình được đóng vai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các chị cỡi voi thiệt có quân sĩ đi kèm hai bên. Tôi đi theo ông voi, to tổ chảng, đủng đỉnh khắp mấy con đuờng trong tỉnh lỵ, mà không thấy mệt. Tôi phải gọi là Ông Voi vì tuổi của voi già hơn những người lớn tuổi trong làng. Hai Bà Trưng mặc kiểu quần áo xưa, có nhiều màu vàng, kiểu như trong tuồng hát, có lọng che trên đầu.

Từ hai năm trở lại đây tỉnh không còn tổ chức lễ Hai Bà cỡi voi đi diễn hành nữa, vì những con đường trong tỉnh thường hay bị VC giựt mìn, đấp mô. Chú Quang ở cùng xóm tôi, làm lính Địa Phương Quân, nói với mọi người,

- Lúc này tụi Việt Cộng vào, giựt mìn đường xe đò chạy. Có nhiều chiếc xe bị nổ tung, xác người dân văng ra ngoài.

...Buổi sáng, cô giáo chưa vào lớp, con Tiểu Ly vừa buớc vào lớp nói oang oang, cố ý cho cả lớp nghe,

- Tuần sau nhà tao có đám cuới, chị hai tao đi lấy chồng. Anh hai tao là đốc tờ, mà là dân Bắc Kỳ Hà Nội, đó nghen.

Con Châu Tâm ngồi phía bên phải tôi nói,

- Xí, tưởng gì! Lấy chồng Bắc Kỳ. Vậy mà cũng khoe!

- Ừ, vậy mà cũng khoe. Rồi tôi kề môi sát bên tai con Tâm nói thêm. Lớn lên tao sẽ lấy chồng là dân Bắc Kỳ Hà Nội cho mà coi!

Con Tâm rút cổ, che miệng cuời khúc khích sau câu nói của tôi. Tôi quên không hỏi nó, tại sao nó cuời?

Rồi mùa thu năm đó, bọn chúng tôi nghe người lớn nói rằng Đức Cha sẽ không bao giờ còn trở về đây nữa. Cánh cửa chính vẫn đóng kín như mọi ngày. Hàng tường rào cao vẫn còn đó. Đi bên ngoài đuờng tôi vẫn còn nghe tiếng kinh cầu vọng ra.

Mãi đến năm tôi học lớp bảy, tôi và thằng Tí Anh vẫn còn đi chung với nhau sau mỗi buổi tan trường về. Bây giờ đám con nít tụi tôi không còn rong chơi nhiều như truớc. Một hôm, trong lúc tôi và thằng Tí Anh cùng trên đường đi học về, bỗng dưng tôi thấy nó thấp hơn tôi.

- Hình như mày thấp hơn tao, phải không? Tôi hỏi nó.

- Tao không thấp. Tại lúc này mày cao ra. Sao vậy?

- Tao cũng không biết nữa. Tao có cảm tưởng mỗi đêm chân tao lại mọc dài thêm ra.

- Ê, mày mà cao quá, nữa lớn mày bị con trai chê đó nghen!

Quần áo của tôi mặc càng ngày càng ngắn đi nhiều. Bà Nội tôi thì cười nói với bác Tư ở nhà kế bên “...Nó càng lớn càng giống ba của nó y hệt..” Câu nói của thằng Tí Anh làm tôi suy nghĩ, trong khi câu nói của Bà Nội tôi làm tôi lo. Tôi mà cao và to lớn giống ba tôi thì chắc mẽm là sẽ bị con trai chê! Mới có hơn mười một tuổi mà tôi đã lo bị con trai chê!

Từ đó, mỗi đêm khi nằm ngủ, tôi không quên cong hai chân lên, như tôm kho tàu. Không ai biểu tôi làm như vậy nhưng tôi có ý nghĩ với thế nằm cong queo, chân cẳng của tôi sẽ không mọc dài ra thêm.

Sau đó không lâu, thằng Tí Anh không còn đi chung với tôi nữa, vì nó muốn làm người lớn, hay vì nó thấy tôi đáng là chị hai của nó? Tôi và thằng Tí Anh dần dần ít gặp nhau. Dù sao, với tôi, thằng Tí Anh vẫn là một người bạn tuyệt vời!

Ba Má tôi đã đón tôi lên Sài Gòn ở chung nhà. Ba má tôi đổ thừa tại tôi được Bà Nội cưng chiều, nên học dở. Vả lại con gái lớn cần ở gần ba má để dễ kiểm soát, nhờ đó tôi mới học hành khá được. Còn có lý do khác nữa, đó là ngoài giờ đi học, tôi phải lo phụ giúp công việc nhà và giữ em, giống như thằng Ti Anh giữ thằng Tí Em đó mà.

Tôi thật sự đã bỏ lại bạn bè. Tôi không còn dịp trèo lên cây khế có chùm bông tím hồng, để hái trái. Bông vú sữa truớc nhà sẽ rụng đầy sân vì không có tôi lượm lên kết thầnh dây chuỗi đeo vào cổ để làm duyên. Tôi đã bỏ mùi hương của bông bưởi trắng, bỏ lại dòng nuớc sông Cổ Chiên vẫn miệt mài chảy ra biển lớn! Xóm sẽ vắng tôi khi tụi nhỏ chơi nhẩy dây. Tụi nó khoái tôi chơi trò cút bắt vì tôi không bao giờ tìm thấy bọn nhỏ nên cuối cùng tôi phải khóc chịu thua. Giờ tôi đi rồi... Đây có còn mưa dai dẳng, mỗi lần mưa là nổi bong bóng, hay không? Mưa nổi bong bóng là mưa rơi không dứt suốt mấy ngày liền. Chưa đi mà tâm đã nhớ. Chưa rời mà lòng chạnh bồi hồi. Tôi đã xa rồi... phải không, tuổi thơ tôi ơi?

o O o

Tụi con trai ở Sàigòn phá phách như ranh. Ở quê, tôi lúc nào cũng ngang tàng, hùng dũng. Không như ở đây, tôi sợ tụi nó như sợ ma, ghét tụi nó như ghét quỷ. Tụi nó hay vào lớp chọc ghẹo đám con gái tụi tôi. Tôi không bao giờ dám nhìn tụi nó, không dám chống nạnh mà “kên” lại với tụi nó.

Thằng Thảo Ù ở quê tôi đâu có phá phách nhiều như mấy đứa ở đây, vậy mà đám con gái tụi tôi ai ở duới đó cũng ghét nó. Tôi thấy tội nghiệp nó quá. Nếu trở về quê lần này, khi gặp lại thằng Thảo Ù, tôi sẽ gọi nhỏ nó là anh. Anh Thảo thôi, chớ không có tiếng Ù.

À, tôi cũng nhớ tới thằng bạn tuyệt vời của tôi nữa chớ. Tôi cũng sẽ gọi nó là anh, mà chưa biết phải gọi thế nào cho đúng: anh Luyện hay là anh Tí Anh đây! Mỗi buổi chiều, khi những chiếc lá không còn sắc lên bởi nắng, khi những cánh chim tìm về tổ ấm, tôi hay nhìn về phía những áng mây cùng rủ nhau tụ lại ở phía cuối trời mà nghĩ đó là chốn yên bình của thôn quê tôi.

Một ngày nọ, một ý nghi táo bạo chợt đến. Tôi liều lĩnh viết một truyện ngắn, về tuổi thơ của tôi, của một con bé lúc còn nhỏ xíu, về chuyện của một cô giáo lớp hai có chồng là lính, của một đơn vị mới thành lập có cái tên nghe rất lạ. Họ mặc quần áo rằn ri, ở trong trại lính mới dựng lên, cách không xa nhà tôi...

Rồi tờ báo Xuân của trường có bài của tôi. Vì bài viết lập đi lập lại tên Châu, cho nên, từ đó đám bạn trong lớp, con trai cũng như con gái xúm nhau ngạo tôi là Châu Chấu. Tôi giận lắm, mà không biết làm gì, nói năng làm sao cho tụi nó đừng ngạo tôi nữa.

o O o

...Một buổi trưa tan học, tôi đứng trong lớp nhìn ra ngoài bãi xe của trường, đợi vắng bớt mới ra đạp xe về nhà. Thấy chỉ còn vài chiếc xe đạp và xe gắn máy nằm trên sân, tôi cũng chưa vội về, ngồi xuống bên thềm trước lớp, ngắm nhìn bầu trời trong với những tảng mây xanh bay lặng lẽ. Tôi đang thả hồn theo mây mà không biết mình đang mơ mộng gì...

Một anh chàng đang tiến lại. À mà không, anh ta đang lái chiếc xe Honda đàn ông từ cổng trường vào, rồi chống xe trên sân cách tôi vài thước. Anh tiến lại gần tôi, tự nhiên ngồi bệt xuống kế bên tôi. Kỳ cục hông?

- Sao cô bé còn ngồi ở đây, chưa chịu đi về nhà.

Một giọng nói rất êm ái và rất Bắc kỳ. Tôi chỉ nhìn qua hướng khác, không thèm trả lời.

- Tên tôi là Châu. Anh nói.

- Bộ anh ngạo tui hả? Bộ anh nghe tụi trong lớp ngạo tui rồi anh cũng muốn ngạo tui nữa hả? Tui hổng có sợ anh đâu.

- Sao cô bé nói thế.

- Thì anh mới vừa nói anh tên Châu.

- Ừ, Hà Châu. Mẹ tôi nói tôi là người chính gốc Hà Nội, lấy chữ Hà làm tên lót cho tên tôi.

- Ơ... Sao gì kỳ vậy?

- Tên tôi nghe kỳ lắm hả.

- Ơ, không. Không phải vậy. Ý tui không phải vậy đâu. Ủa, mà sao anh lại làm quen với tui.

- Tôi đang học lớp mười hai ở đây. Tôi nhìn thấy cô từ tuần rồi, nghe tụi bạn gọi là... Châu Chấu. Nghe cũng hay lắm chứ. Tôi thích cái tên này.

Cuộc chiến đang xảy ra ngày càng khốc liệt, kể cả quanh Sài Gòn. Hàng ngày tôi vẫn hồn nhiên đến trường, mà không hề để ý đến bất cứ điều gì. Học sinh ở trong trường cũng đang toan tính một cái gì đó, vì tôi mơ hồ thấy họ tụ tập với nhau bàn tán nhỏ to. Tôi không quan tâm vì tôi đang bỏ hồn vào mộng mơ... Ở phía bên kia hành lang có ánh mắt của ai đó đang nhìn qua phía bên này... tìm ai. Tôi có cảm tưởng như ánh mắt của anh chỉ... tìm tôi, chỉ tôi mà thôi. Tôi biết tôi, tôi thích anh. Thật tự nhiên, tôi đã thích anh ngay trong giây phút đầu tiên gặp gỡ. Với giọng nói ấm áp của người Hà Nội, anh đã nhắc nhở đến mẹ của mình...”Mẹ tôi nói, tôi là người chính gốc Hà Nội nên bà lấy chữ Hà làm tên lót cho tên tôi.” Giọng nói của anh như có một chút gì thân thương và hãnh diện.

...Học sinh trong trường xuống đường, biểu tình. Bàn ghế bị xô đẩy ngổn ngang, trong khi tiếng la hét, tiếng người chạy vang lên khắp nơi. Cổng trường chính đã bị khóa chặt. Khi Cảnh Sát với dùi cui, và lựu đạn cay ập tới, tôi hốt hoảng, toàn thân tê liệt không biết phải làm gì. Đột nhiên, anh hiện đến như một thiên thần, nói với tôi,

- Châu Chấu. Đừng sợ! Em đi theo anh.

Tôi ngoan ngoãn chạy theo anh đến gần bên cửa sổ. Anh nhảy vội ra ngoài trước,

- Châu Chấu nhảy xuống đi, anh đỡ cho. Không sao đâu, đừng sợ!

Mùi lựu đan cay chợt bay ập vào mắt tôi. Tay tôi trong tay anh, chúng tôi chạy nhanh ra khỏi trường... Sau hè năm đó, anh bước vào ngưỡng cửa Đại Học. Mỗi lần về thăm trường cũ, nụ cười cuả anh luôn rạng rỡ trên môi khi gặp tôi. Tôi thích nhìn thấy anh cười. Tôi như bối rối ngượng ngùng, tự cho mình quá nhỏ bé khi đứng trước mặt anh. Tôi không nói gì được nhiều, chỉ trả lời vài tiếng khi anh hỏi thăm. Tôi chưa xác định rõ ràng tình cảm của tôi dành cho anh. Khi vắng anh, tôi nhớ anh vô cùng tận. Đến khi gặp anh tôi lại hay mắc cỡ nên không nói lên lời. Tánh ngỗ ngáo của tôi chợt biến mất mỗi khi đứng trước mặt anh.

Dù tôi đang trong độ tuổi bay nhảy nhưng tôi chưa từng biết hẹn hò. Tôi từ chối lời mời cùng anh đi ra tiệm sách, từ chối anh cùng vào quán nước. Tôi không biết tại sao nữa. Vì không hiểu rõ tình cảm cuả tôi với anh, nên anh cũng không còn kiên nhẫn. Những lần về thăm trường cũ, hay là thăm tôi, từ từ thưa dần. Không phải tôi làm cao, mà tôi cảm nhận có một khoảng cách rõ ràng giữa anh và tôi. Anh có vẻ con nhà giàu, tự tin, và thực tế. Anh là nguời Bắc nên lúc nào cũng lịch sự, ngọt ngào, và đôi khi dường như quá khách sáo.

Tôi không biết, không đo được tình của anh đối với tôi như thế nào. Là người miền Tây, tôi được nuôi bằng sông nước phù sa màu mỡ, khí hậu hiền hòa cho nên bản tính lúc nào ruột cũng để ngoài da, không khách sáo, không đãi bôi, nhưng tình cảm thì rất dồi dào. Tại sao khi gặp anh lúc nào tôi cũng dấu diếm sự cảm xúc của mình? Phải chăng lúc ấy tôi không phải là tôi? Dù cởi mở, nhưng tôi là nguời luôn biết che dấu cảm nghĩ sâu kín của mình sau những nụ cười tươi.

Khi tôi còn đang phân vân giữa việc tiếp tục vào đại học hay phải lăn ra đời để đi làm với một số vốn học thức nhỏ nhoi, thì bất ngờ tôi gặp lại anh trong bộ đồ lính bạc màu. Anh đó sao? Người lính đang đứng trước mặt tôi là anh đó sao? Anh đã thay đổi rất nhiều. Từ vẻ thư sinh trắng trẻo ngày nào, anh đang mang dáng dấp oai nghiêm, và từng trải với nước da sạm nắng cháy cuả một chiến binh. Ánh mắt anh long lanh như thép, nụ cười nhếc mép đượm vẻ phong trần, và... đầy nam tính. Anh hỏi tôi thấy anh như thế nào? Tôi đã trả lời rằng tôi thích thấy anh trong bộ quân phục đó. Tôi đã kể anh nghe câu chuyện… Khi tôi còn nhỏ, lần đầu tiên trong xóm, tôi thấy có một người lính mặc quân phục nguỵ trang giống như anh. Là đẹp, là lạ. Tôi nghĩ như vậy và nói với anh như vậy. Anh bật cuời lớn sau câu nói của tôi. Chắc là lúc đó tôi quá ngây thơ dưới mắt anh.

o O o

Con Tâm vừa mới đám cưới xong. Chú rể là lính từ miền Trung vào. Nó khoe với tôi rằng nguời chồng của nó là Trung úy đẹp trai yêu rừng lá thấp.

- Sư đoàn 9 thì đuợc ở gần nhà là sướng rồi.

- Sướng gì, ảnh đi đánh giặc liên miên có ở nhà thường đâu mà sướng! Thì bồ có chồng lính đi, cho biết với nguời ta.

Anh Tí Anh cũng đi lính rồi, không còn làm thầy giáo nữa. Còn anh Minh Ù mới ra trận lần đầu bị thương nặng, không cứu sống kip. Ba má của anh Minh chết lên chết xuống trong ngày đám táng của anh. Hòm của anh Quang “khểnh” được mang về quê cũ để nghe hơi thở của nước sông Cổ Chiên vẫn miệt mài chảy ra biển lớn. Chiến tranh đã cướp đi vĩnh viễn bao nhiêu người bạn thân thương đầu đời của tôi.

Đời lính đã lôi anh Hà Châu ra khỏi Sài Gòn, đặt anh về miền Trung nơi ngập tràn khói lửa. Chúng tôi ít có dịp gặp lại nhau. Mỗi lần anh được về phép, thời gian ngắn đến nỗi không đủ cho anh gặp tất cả những người bạn quen thân. Mỗi lần truớc giờ trở lại đơn vị, anh lại đến gặp tôi. Ngồi vài giờ bên nhau, tôi nói chuyện tía lia, toàn những chuyện đâu đâu. Tôi sợ, tôi tránh không để cho anh có dịp tỏ tình. Tôi ơi! Tôi lại không là tôi nữa rồi.

Anh đi rồi. Tôi thấy tôi mất mát vì tình vuột khỏi tầm tay. Trên trời mây trắng vẫn bay, tôi nghe lòng tôi như tràn đầy lá rụng. Tôi đọc ở đâu đó đã diễn tả rất đúng với tâm trạng của tôi, ”Trên đời này có hai điều đáng nói, đó là chiến tranh và tình yêu.” Mỗi lần có tin chiến trận từ ngoài miền Trung về, tôi bồn chồn, lo lắng nghĩ tới anh. Tôi lo sợ sự không may xảy đến. Tôi ân hận tại sao chúng tôi không trao cho nhau sự cảm xúc để mai này mình không hối tiếc. Tôi nhớ anh, thèm nhìn thấy nụ cuời của anh. Tôi thèm nghe giọng nói êm ái rất Bắc kỳ của anh.

Tôi chờ đợi gặp lại anh về lần phép sau. Tôi tự hẹn với lòng, tôi sẽ không dối lòng, sẽ không giả đò, không ngó lơ trước ánh mắt chứa chan tình cảm của anh nữa đâu. Tôi sẽ để anh thấy rõ tình yêu tha thiết cuả tôi đã dành cho anh.

“Anh ơi, anh có biết không? Bây giờ em đã có tên đặt cho mối tình của em với anh rồi đó.“

Lần đầu tiên, anh thư cho tôi từ một đơn vị xa lạ nào đó, ở một vùng đất tôi chưa hề nghe tiếng. Niềm vui đến với tôi bất ngờ không thể tả được! Tôi tin vào những lời anh viết là thật, bởi theo lời lẽ trong thư, anh có cùng một cảm xúc giống tôi. Thư dài hơn hai trang giấy, phần lớn anh chỉ nhắc lại những lần chúng tôi gặp gỡ nhau… “Châu Chấu, có phải chúng ta yêu nhau từ thuở đó?” Đọc thư anh, có đoạn làm tôi mỉm cười vì lời viết trong thư rất Bắc kỳ, và rất lính của anh.

Tiết xuân ở Sài Gòn vẫn còn vương, hoa xuân ở Sài Gòn vẫn còn đang nở, thì cũng là những ngày mọi người ở Sài Gòn nhớn nhác, tìm cách lên máy bay, tìm cách đi xuống tàu để chạy trốn giặc. Nguời ta đi mà không cần biết là sẽ đi về đâu mà chỉ biết rằng mình muốn rời chỗ mình đang ở. Và có phải chăng, lúc này là lúc mọi người ở đây đang tìm cách trốn chạy để cho người khác được quyền làm chủ, được mang danh là kẻ thắng trận!

Khi Sài Gòn rơi vào tay giặc cùng một lúc với nghe tin anh mất, lòng tôi bàng hoàng xúc động khiến tôi không thể nói nên lời. Anh dã chết thật rồi, tôi không còn dịp nào để thổ lộ tình cảm của tôi dành cho anh nữa. Có phải chúng ta đã chia tay nhau quá vội vã không kịp có lời hẹn hò nhau để rồi lòng còn ôm hoài hối tiếc!

Anh đã không rút lui, anh đã không để kẻ địch làm chủ thân xác mình. Chịu thua, chớ không đầu hàng! Một phát súng vào đầu! Xác người Tràng An được đưa về nằm bên cạnh cha mẹ của anh, trên vùng đất miền Nam hiền hòa đang bị lũ cầm quyền từ Hà Nội vào xâm chiếm!

4/2012

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso35.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài Post Cuối Ngày: Châu chấu buồn

Trong đám con trai có thằng Tí Anh là tôi thân nhất. Thằng Tí Anh, lớn hơn tôi hai tuổi, đi chơi mà lúc nào cũng giữ kè kè em của nó là thằng Tí Em.

TeaLan Minh Tuyết  


Hồi tôi còn nhỏ xíu, cái thuở thích chơi nhiều hơn học, đám con nít trong xóm tôi toàn là con trai. Ngoài bạn học trong lớp ra, tôi chỉ chơi với đám tụi nó vì thế những nguời bạn đầu tiên trong đời của tôi là con trai. Nhỏ hay lớn hơn một, hoặc hai ba tuổi gì đều mày tao um sùm. Tụi nó chơi cái gì tôi chơi cái nấy, nhưng ngược lại có nhiều khi tụi nó cũng nhảy dây hay nhảy lò cò với tôi vì tôi chỉ có tụi nó là bạn thôi.

Trong đám con trai có thằng Tí Anh là tôi thân nhất. Thằng Tí Anh, lớn hơn tôi hai tuổi, đi chơi mà lúc nào cũng giữ kè kè em của nó là thằng Tí Em. Anh em nó đâu phải tuổi con chuột mà sao ba má nó lại gọi cả hai anh em nhà nó là Tí? Tôi có hỏi, thì nó nói tên trong giấy của nó là tên khác.

Vì chơi với con trai cho nên tánh tôi không thùy mị dịu dàng mà chỉ thấy ngổ ngáo, nghịch nghợm, nhất là rất bướng bỉnh. Tôi rất ghét những con số, và sợ môn toán nhất vì tôi hay bị đội sổ khi học môn này. Tôi chỉ thích có mỗi giờ ra chơi. Tôi ngồi đánh đưa, nhẩy lò cò, thẩy chàm... Học hành thì lệt bệt hạng dưới chót, chớ chơi thì tôi chẳng thua ai. Mỗi khi thấy tôi ngồi ở nhà một mình buồn, Bà Nội tôi hay móc tiền ra biểu tôi đi mua hàng bánh. Tôi mà ngồi một chỗ, mặt mày buồn xu xị là có chuyện gì rồi đó, không bị bệnh thì cũng bị đau chân, đau cẳng! Bà Nội rờ trán tôi, đè tôi ra cạo gió, làm cả lưng tôi đỏ ối. Kéo mền đắp trùm lên tôi cho đến tận cổ xong, bà van vái thì thầm, cầu cho tôi hết bệnh. Chắc bà sợ tôi chết!

Ở quê tôi cũng là nơi có Đức Cha ở. Nhà thờ của ông có tường xây cao chung quanh, và cổng lúc nào cũng đóng kín. Chúng tôi thường nghe tiếng đọc kinh của mấy ông thầy tu ở trong đó... Nhiều lần đám nhỏ tụi tôi, đứng ngó vào trong thấy nhiều cây xoài có trái đặc cả cây, muốn leo vào hái nhưng không được.

Có lẽ vì có Đức Cha cư ngụ tại đây, cho nên năm nào tỉnh cũng tổ chức diễn hành lễ Hai Bà Trung.

Hai năm truớc, tôi có đi coi lễ Hai Bà. Chị Hai của Tiểu Ly, hiền và đẹp nhất trường, chị Tiểu Bình được đóng vai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các chị cỡi voi thiệt có quân sĩ đi kèm hai bên. Tôi đi theo ông voi, to tổ chảng, đủng đỉnh khắp mấy con đuờng trong tỉnh lỵ, mà không thấy mệt. Tôi phải gọi là Ông Voi vì tuổi của voi già hơn những người lớn tuổi trong làng. Hai Bà Trưng mặc kiểu quần áo xưa, có nhiều màu vàng, kiểu như trong tuồng hát, có lọng che trên đầu.

Từ hai năm trở lại đây tỉnh không còn tổ chức lễ Hai Bà cỡi voi đi diễn hành nữa, vì những con đường trong tỉnh thường hay bị VC giựt mìn, đấp mô. Chú Quang ở cùng xóm tôi, làm lính Địa Phương Quân, nói với mọi người,

- Lúc này tụi Việt Cộng vào, giựt mìn đường xe đò chạy. Có nhiều chiếc xe bị nổ tung, xác người dân văng ra ngoài.

...Buổi sáng, cô giáo chưa vào lớp, con Tiểu Ly vừa buớc vào lớp nói oang oang, cố ý cho cả lớp nghe,

- Tuần sau nhà tao có đám cuới, chị hai tao đi lấy chồng. Anh hai tao là đốc tờ, mà là dân Bắc Kỳ Hà Nội, đó nghen.

Con Châu Tâm ngồi phía bên phải tôi nói,

- Xí, tưởng gì! Lấy chồng Bắc Kỳ. Vậy mà cũng khoe!

- Ừ, vậy mà cũng khoe. Rồi tôi kề môi sát bên tai con Tâm nói thêm. Lớn lên tao sẽ lấy chồng là dân Bắc Kỳ Hà Nội cho mà coi!

Con Tâm rút cổ, che miệng cuời khúc khích sau câu nói của tôi. Tôi quên không hỏi nó, tại sao nó cuời?

Rồi mùa thu năm đó, bọn chúng tôi nghe người lớn nói rằng Đức Cha sẽ không bao giờ còn trở về đây nữa. Cánh cửa chính vẫn đóng kín như mọi ngày. Hàng tường rào cao vẫn còn đó. Đi bên ngoài đuờng tôi vẫn còn nghe tiếng kinh cầu vọng ra.

Mãi đến năm tôi học lớp bảy, tôi và thằng Tí Anh vẫn còn đi chung với nhau sau mỗi buổi tan trường về. Bây giờ đám con nít tụi tôi không còn rong chơi nhiều như truớc. Một hôm, trong lúc tôi và thằng Tí Anh cùng trên đường đi học về, bỗng dưng tôi thấy nó thấp hơn tôi.

- Hình như mày thấp hơn tao, phải không? Tôi hỏi nó.

- Tao không thấp. Tại lúc này mày cao ra. Sao vậy?

- Tao cũng không biết nữa. Tao có cảm tưởng mỗi đêm chân tao lại mọc dài thêm ra.

- Ê, mày mà cao quá, nữa lớn mày bị con trai chê đó nghen!

Quần áo của tôi mặc càng ngày càng ngắn đi nhiều. Bà Nội tôi thì cười nói với bác Tư ở nhà kế bên “...Nó càng lớn càng giống ba của nó y hệt..” Câu nói của thằng Tí Anh làm tôi suy nghĩ, trong khi câu nói của Bà Nội tôi làm tôi lo. Tôi mà cao và to lớn giống ba tôi thì chắc mẽm là sẽ bị con trai chê! Mới có hơn mười một tuổi mà tôi đã lo bị con trai chê!

Từ đó, mỗi đêm khi nằm ngủ, tôi không quên cong hai chân lên, như tôm kho tàu. Không ai biểu tôi làm như vậy nhưng tôi có ý nghĩ với thế nằm cong queo, chân cẳng của tôi sẽ không mọc dài ra thêm.

Sau đó không lâu, thằng Tí Anh không còn đi chung với tôi nữa, vì nó muốn làm người lớn, hay vì nó thấy tôi đáng là chị hai của nó? Tôi và thằng Tí Anh dần dần ít gặp nhau. Dù sao, với tôi, thằng Tí Anh vẫn là một người bạn tuyệt vời!

Ba Má tôi đã đón tôi lên Sài Gòn ở chung nhà. Ba má tôi đổ thừa tại tôi được Bà Nội cưng chiều, nên học dở. Vả lại con gái lớn cần ở gần ba má để dễ kiểm soát, nhờ đó tôi mới học hành khá được. Còn có lý do khác nữa, đó là ngoài giờ đi học, tôi phải lo phụ giúp công việc nhà và giữ em, giống như thằng Ti Anh giữ thằng Tí Em đó mà.

Tôi thật sự đã bỏ lại bạn bè. Tôi không còn dịp trèo lên cây khế có chùm bông tím hồng, để hái trái. Bông vú sữa truớc nhà sẽ rụng đầy sân vì không có tôi lượm lên kết thầnh dây chuỗi đeo vào cổ để làm duyên. Tôi đã bỏ mùi hương của bông bưởi trắng, bỏ lại dòng nuớc sông Cổ Chiên vẫn miệt mài chảy ra biển lớn! Xóm sẽ vắng tôi khi tụi nhỏ chơi nhẩy dây. Tụi nó khoái tôi chơi trò cút bắt vì tôi không bao giờ tìm thấy bọn nhỏ nên cuối cùng tôi phải khóc chịu thua. Giờ tôi đi rồi... Đây có còn mưa dai dẳng, mỗi lần mưa là nổi bong bóng, hay không? Mưa nổi bong bóng là mưa rơi không dứt suốt mấy ngày liền. Chưa đi mà tâm đã nhớ. Chưa rời mà lòng chạnh bồi hồi. Tôi đã xa rồi... phải không, tuổi thơ tôi ơi?

o O o

Tụi con trai ở Sàigòn phá phách như ranh. Ở quê, tôi lúc nào cũng ngang tàng, hùng dũng. Không như ở đây, tôi sợ tụi nó như sợ ma, ghét tụi nó như ghét quỷ. Tụi nó hay vào lớp chọc ghẹo đám con gái tụi tôi. Tôi không bao giờ dám nhìn tụi nó, không dám chống nạnh mà “kên” lại với tụi nó.

Thằng Thảo Ù ở quê tôi đâu có phá phách nhiều như mấy đứa ở đây, vậy mà đám con gái tụi tôi ai ở duới đó cũng ghét nó. Tôi thấy tội nghiệp nó quá. Nếu trở về quê lần này, khi gặp lại thằng Thảo Ù, tôi sẽ gọi nhỏ nó là anh. Anh Thảo thôi, chớ không có tiếng Ù.

À, tôi cũng nhớ tới thằng bạn tuyệt vời của tôi nữa chớ. Tôi cũng sẽ gọi nó là anh, mà chưa biết phải gọi thế nào cho đúng: anh Luyện hay là anh Tí Anh đây! Mỗi buổi chiều, khi những chiếc lá không còn sắc lên bởi nắng, khi những cánh chim tìm về tổ ấm, tôi hay nhìn về phía những áng mây cùng rủ nhau tụ lại ở phía cuối trời mà nghĩ đó là chốn yên bình của thôn quê tôi.

Một ngày nọ, một ý nghi táo bạo chợt đến. Tôi liều lĩnh viết một truyện ngắn, về tuổi thơ của tôi, của một con bé lúc còn nhỏ xíu, về chuyện của một cô giáo lớp hai có chồng là lính, của một đơn vị mới thành lập có cái tên nghe rất lạ. Họ mặc quần áo rằn ri, ở trong trại lính mới dựng lên, cách không xa nhà tôi...

Rồi tờ báo Xuân của trường có bài của tôi. Vì bài viết lập đi lập lại tên Châu, cho nên, từ đó đám bạn trong lớp, con trai cũng như con gái xúm nhau ngạo tôi là Châu Chấu. Tôi giận lắm, mà không biết làm gì, nói năng làm sao cho tụi nó đừng ngạo tôi nữa.

o O o

...Một buổi trưa tan học, tôi đứng trong lớp nhìn ra ngoài bãi xe của trường, đợi vắng bớt mới ra đạp xe về nhà. Thấy chỉ còn vài chiếc xe đạp và xe gắn máy nằm trên sân, tôi cũng chưa vội về, ngồi xuống bên thềm trước lớp, ngắm nhìn bầu trời trong với những tảng mây xanh bay lặng lẽ. Tôi đang thả hồn theo mây mà không biết mình đang mơ mộng gì...

Một anh chàng đang tiến lại. À mà không, anh ta đang lái chiếc xe Honda đàn ông từ cổng trường vào, rồi chống xe trên sân cách tôi vài thước. Anh tiến lại gần tôi, tự nhiên ngồi bệt xuống kế bên tôi. Kỳ cục hông?

- Sao cô bé còn ngồi ở đây, chưa chịu đi về nhà.

Một giọng nói rất êm ái và rất Bắc kỳ. Tôi chỉ nhìn qua hướng khác, không thèm trả lời.

- Tên tôi là Châu. Anh nói.

- Bộ anh ngạo tui hả? Bộ anh nghe tụi trong lớp ngạo tui rồi anh cũng muốn ngạo tui nữa hả? Tui hổng có sợ anh đâu.

- Sao cô bé nói thế.

- Thì anh mới vừa nói anh tên Châu.

- Ừ, Hà Châu. Mẹ tôi nói tôi là người chính gốc Hà Nội, lấy chữ Hà làm tên lót cho tên tôi.

- Ơ... Sao gì kỳ vậy?

- Tên tôi nghe kỳ lắm hả.

- Ơ, không. Không phải vậy. Ý tui không phải vậy đâu. Ủa, mà sao anh lại làm quen với tui.

- Tôi đang học lớp mười hai ở đây. Tôi nhìn thấy cô từ tuần rồi, nghe tụi bạn gọi là... Châu Chấu. Nghe cũng hay lắm chứ. Tôi thích cái tên này.

Cuộc chiến đang xảy ra ngày càng khốc liệt, kể cả quanh Sài Gòn. Hàng ngày tôi vẫn hồn nhiên đến trường, mà không hề để ý đến bất cứ điều gì. Học sinh ở trong trường cũng đang toan tính một cái gì đó, vì tôi mơ hồ thấy họ tụ tập với nhau bàn tán nhỏ to. Tôi không quan tâm vì tôi đang bỏ hồn vào mộng mơ... Ở phía bên kia hành lang có ánh mắt của ai đó đang nhìn qua phía bên này... tìm ai. Tôi có cảm tưởng như ánh mắt của anh chỉ... tìm tôi, chỉ tôi mà thôi. Tôi biết tôi, tôi thích anh. Thật tự nhiên, tôi đã thích anh ngay trong giây phút đầu tiên gặp gỡ. Với giọng nói ấm áp của người Hà Nội, anh đã nhắc nhở đến mẹ của mình...”Mẹ tôi nói, tôi là người chính gốc Hà Nội nên bà lấy chữ Hà làm tên lót cho tên tôi.” Giọng nói của anh như có một chút gì thân thương và hãnh diện.

...Học sinh trong trường xuống đường, biểu tình. Bàn ghế bị xô đẩy ngổn ngang, trong khi tiếng la hét, tiếng người chạy vang lên khắp nơi. Cổng trường chính đã bị khóa chặt. Khi Cảnh Sát với dùi cui, và lựu đạn cay ập tới, tôi hốt hoảng, toàn thân tê liệt không biết phải làm gì. Đột nhiên, anh hiện đến như một thiên thần, nói với tôi,

- Châu Chấu. Đừng sợ! Em đi theo anh.

Tôi ngoan ngoãn chạy theo anh đến gần bên cửa sổ. Anh nhảy vội ra ngoài trước,

- Châu Chấu nhảy xuống đi, anh đỡ cho. Không sao đâu, đừng sợ!

Mùi lựu đan cay chợt bay ập vào mắt tôi. Tay tôi trong tay anh, chúng tôi chạy nhanh ra khỏi trường... Sau hè năm đó, anh bước vào ngưỡng cửa Đại Học. Mỗi lần về thăm trường cũ, nụ cười cuả anh luôn rạng rỡ trên môi khi gặp tôi. Tôi thích nhìn thấy anh cười. Tôi như bối rối ngượng ngùng, tự cho mình quá nhỏ bé khi đứng trước mặt anh. Tôi không nói gì được nhiều, chỉ trả lời vài tiếng khi anh hỏi thăm. Tôi chưa xác định rõ ràng tình cảm của tôi dành cho anh. Khi vắng anh, tôi nhớ anh vô cùng tận. Đến khi gặp anh tôi lại hay mắc cỡ nên không nói lên lời. Tánh ngỗ ngáo của tôi chợt biến mất mỗi khi đứng trước mặt anh.

Dù tôi đang trong độ tuổi bay nhảy nhưng tôi chưa từng biết hẹn hò. Tôi từ chối lời mời cùng anh đi ra tiệm sách, từ chối anh cùng vào quán nước. Tôi không biết tại sao nữa. Vì không hiểu rõ tình cảm cuả tôi với anh, nên anh cũng không còn kiên nhẫn. Những lần về thăm trường cũ, hay là thăm tôi, từ từ thưa dần. Không phải tôi làm cao, mà tôi cảm nhận có một khoảng cách rõ ràng giữa anh và tôi. Anh có vẻ con nhà giàu, tự tin, và thực tế. Anh là nguời Bắc nên lúc nào cũng lịch sự, ngọt ngào, và đôi khi dường như quá khách sáo.

Tôi không biết, không đo được tình của anh đối với tôi như thế nào. Là người miền Tây, tôi được nuôi bằng sông nước phù sa màu mỡ, khí hậu hiền hòa cho nên bản tính lúc nào ruột cũng để ngoài da, không khách sáo, không đãi bôi, nhưng tình cảm thì rất dồi dào. Tại sao khi gặp anh lúc nào tôi cũng dấu diếm sự cảm xúc của mình? Phải chăng lúc ấy tôi không phải là tôi? Dù cởi mở, nhưng tôi là nguời luôn biết che dấu cảm nghĩ sâu kín của mình sau những nụ cười tươi.

Khi tôi còn đang phân vân giữa việc tiếp tục vào đại học hay phải lăn ra đời để đi làm với một số vốn học thức nhỏ nhoi, thì bất ngờ tôi gặp lại anh trong bộ đồ lính bạc màu. Anh đó sao? Người lính đang đứng trước mặt tôi là anh đó sao? Anh đã thay đổi rất nhiều. Từ vẻ thư sinh trắng trẻo ngày nào, anh đang mang dáng dấp oai nghiêm, và từng trải với nước da sạm nắng cháy cuả một chiến binh. Ánh mắt anh long lanh như thép, nụ cười nhếc mép đượm vẻ phong trần, và... đầy nam tính. Anh hỏi tôi thấy anh như thế nào? Tôi đã trả lời rằng tôi thích thấy anh trong bộ quân phục đó. Tôi đã kể anh nghe câu chuyện… Khi tôi còn nhỏ, lần đầu tiên trong xóm, tôi thấy có một người lính mặc quân phục nguỵ trang giống như anh. Là đẹp, là lạ. Tôi nghĩ như vậy và nói với anh như vậy. Anh bật cuời lớn sau câu nói của tôi. Chắc là lúc đó tôi quá ngây thơ dưới mắt anh.

o O o

Con Tâm vừa mới đám cưới xong. Chú rể là lính từ miền Trung vào. Nó khoe với tôi rằng nguời chồng của nó là Trung úy đẹp trai yêu rừng lá thấp.

- Sư đoàn 9 thì đuợc ở gần nhà là sướng rồi.

- Sướng gì, ảnh đi đánh giặc liên miên có ở nhà thường đâu mà sướng! Thì bồ có chồng lính đi, cho biết với nguời ta.

Anh Tí Anh cũng đi lính rồi, không còn làm thầy giáo nữa. Còn anh Minh Ù mới ra trận lần đầu bị thương nặng, không cứu sống kip. Ba má của anh Minh chết lên chết xuống trong ngày đám táng của anh. Hòm của anh Quang “khểnh” được mang về quê cũ để nghe hơi thở của nước sông Cổ Chiên vẫn miệt mài chảy ra biển lớn. Chiến tranh đã cướp đi vĩnh viễn bao nhiêu người bạn thân thương đầu đời của tôi.

Đời lính đã lôi anh Hà Châu ra khỏi Sài Gòn, đặt anh về miền Trung nơi ngập tràn khói lửa. Chúng tôi ít có dịp gặp lại nhau. Mỗi lần anh được về phép, thời gian ngắn đến nỗi không đủ cho anh gặp tất cả những người bạn quen thân. Mỗi lần truớc giờ trở lại đơn vị, anh lại đến gặp tôi. Ngồi vài giờ bên nhau, tôi nói chuyện tía lia, toàn những chuyện đâu đâu. Tôi sợ, tôi tránh không để cho anh có dịp tỏ tình. Tôi ơi! Tôi lại không là tôi nữa rồi.

Anh đi rồi. Tôi thấy tôi mất mát vì tình vuột khỏi tầm tay. Trên trời mây trắng vẫn bay, tôi nghe lòng tôi như tràn đầy lá rụng. Tôi đọc ở đâu đó đã diễn tả rất đúng với tâm trạng của tôi, ”Trên đời này có hai điều đáng nói, đó là chiến tranh và tình yêu.” Mỗi lần có tin chiến trận từ ngoài miền Trung về, tôi bồn chồn, lo lắng nghĩ tới anh. Tôi lo sợ sự không may xảy đến. Tôi ân hận tại sao chúng tôi không trao cho nhau sự cảm xúc để mai này mình không hối tiếc. Tôi nhớ anh, thèm nhìn thấy nụ cuời của anh. Tôi thèm nghe giọng nói êm ái rất Bắc kỳ của anh.

Tôi chờ đợi gặp lại anh về lần phép sau. Tôi tự hẹn với lòng, tôi sẽ không dối lòng, sẽ không giả đò, không ngó lơ trước ánh mắt chứa chan tình cảm của anh nữa đâu. Tôi sẽ để anh thấy rõ tình yêu tha thiết cuả tôi đã dành cho anh.

“Anh ơi, anh có biết không? Bây giờ em đã có tên đặt cho mối tình của em với anh rồi đó.“

Lần đầu tiên, anh thư cho tôi từ một đơn vị xa lạ nào đó, ở một vùng đất tôi chưa hề nghe tiếng. Niềm vui đến với tôi bất ngờ không thể tả được! Tôi tin vào những lời anh viết là thật, bởi theo lời lẽ trong thư, anh có cùng một cảm xúc giống tôi. Thư dài hơn hai trang giấy, phần lớn anh chỉ nhắc lại những lần chúng tôi gặp gỡ nhau… “Châu Chấu, có phải chúng ta yêu nhau từ thuở đó?” Đọc thư anh, có đoạn làm tôi mỉm cười vì lời viết trong thư rất Bắc kỳ, và rất lính của anh.

Tiết xuân ở Sài Gòn vẫn còn vương, hoa xuân ở Sài Gòn vẫn còn đang nở, thì cũng là những ngày mọi người ở Sài Gòn nhớn nhác, tìm cách lên máy bay, tìm cách đi xuống tàu để chạy trốn giặc. Nguời ta đi mà không cần biết là sẽ đi về đâu mà chỉ biết rằng mình muốn rời chỗ mình đang ở. Và có phải chăng, lúc này là lúc mọi người ở đây đang tìm cách trốn chạy để cho người khác được quyền làm chủ, được mang danh là kẻ thắng trận!

Khi Sài Gòn rơi vào tay giặc cùng một lúc với nghe tin anh mất, lòng tôi bàng hoàng xúc động khiến tôi không thể nói nên lời. Anh dã chết thật rồi, tôi không còn dịp nào để thổ lộ tình cảm của tôi dành cho anh nữa. Có phải chúng ta đã chia tay nhau quá vội vã không kịp có lời hẹn hò nhau để rồi lòng còn ôm hoài hối tiếc!

Anh đã không rút lui, anh đã không để kẻ địch làm chủ thân xác mình. Chịu thua, chớ không đầu hàng! Một phát súng vào đầu! Xác người Tràng An được đưa về nằm bên cạnh cha mẹ của anh, trên vùng đất miền Nam hiền hòa đang bị lũ cầm quyền từ Hà Nội vào xâm chiếm!

4/2012

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso35.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm