Thân Hữu Tiếp Tay...
Bài Post Cuối Ngày: TÔI ĐI TÙ - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ ) Lần đầu tiên mang thân tù tộiNgày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
( HNPĐ ) Lần đầu tiên mang thân tù tội
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
Ngày nay dưới chề độ VC, ở tù là thường sự. Chỉ cần buồn lòng nhậu say, về nhà la lối vợ con là có thể được các “nhà cai trị mới” gởi đi học tập cải tạo. Mà không phải chỉ học tập, lao động năm mười bữa, nửa tháng thôi. Do thủ tục giấy tờ nhiêu khê, phần thì chữ nghĩa các quan làng mới cũng lem nhem, nên có khi ở tù cả năm, trường hợp chỉ vì say rượu la ó trong nhà. Đến nỗi ngày nay trong phim ảnh họ cũng có cảnh cha mẹ la rầy con cái không được, bèn đe dọa gởi đi cải tạo.
Nhà tù đầu tiên
Khoảng đầu tháng 6/75, nhà cầm quyền “Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam” ra thông cáo quy định việc học tập cải tạo: Thời hạn học tập dành cho sĩ quan cấp úy và tương đương là 15 ngày. Cấp tá và tương đương là một tháng. Mỗi người phải đem theo 12 ngàn tiền ăn. Ai không có tiền thì mang theo gạo, trị giá tương đương. Ngày trình diện đầu tiên là 25 tháng 6 năm 1975.
Nhà tôi bàn bạc, đi sớm về sớm, lại đầu mùa, mưa ít, đở cảm lạnh. Vậy là ngày kể trên tôi vào trình diện “đi học tập” từ trường Trung học Ngô Quyền. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều, trời mưa lất phất. Trong phòng hàng mấy chục anh em mà không khí hoàn toàn im lặng. Ai nấy đều lo âu trong lòng. Tôi men lại góc phòng nằm tạm trên băng ghế học trò, cố dỗ giấc ngủ để lấy sức đi đường, ắt hẳn là xa. Không gian vắng lặng nhưng không sao ngủ được vì trong lòng vẫn bồn chồn. Thời gian dài lê thê. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc lên đường. Lúc ấy vào khoảng 5, 6 giờ chiều. Trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Đang loay hoay lo che chắn chiếc ba lô cho khỏi ướt thì đã thấy xe quẹo vào cổng trại: Trung tâm cải Huấn Tân Hiệp.
Đêm đầu tiên trong tù thật là não nuột. Ngoài trời mưa tí tách. Trong phòng tất cả đều thao thức nhưng câm lặng. Hầu hết anh em đều là người địa phương nên có điều chua xót: vốn là người chức quyền địa phương, ít nhiều danh giá, nay ra thân tù tội, mà lại ở trong tù ngay chính tại quê nhà. Hơn nữa, từ khám tới nhà chỉ cách nhau hơn cây số, mà lúc này xa cách nghìn trùng. Nằm buồn nghĩ vẩn vơ, chợt lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối. Nghĩ lại mình có nhiều duyên nợ với khám đường nầy.
Từ năm 1965, khi còn là Trưởng ty Nội An tôi đã có lần vào thăm khám nầy. Trước cảnh tù tội của một số sĩ quan trẻ, tuy là VC nằm vùng thuộc chủ trương “luồn sâu, leo cao” của địch, nhưng tình cảnh cũng đáng thương. Khi nghe họ trình bày nỗi vất vả trong tù, anh viên chức trẻ còn mang chất thư sinh, lòng cảm thấy rưng rưng. Thế mà ngày nay, bản thân vào tù, chỉ nghe viên Trưởng trại, vốn là Trung Úy nằm vùng bị giam ở đây, nay chỉ huy trại nầy, thốt ra toàn những lời thù hằn nhục mạ thôi.
Mùa hè năm 73, một cơn mưa bão gây ngập lụt trại nầy. Khi tình hình trở nên nguy hiểm, đe dọa sinh mạng cả ngàn tù nhân, tôi đã tự mình lái xe trong mưa bão vào lúc nửa đêm, đến xem xét tại chỗ tìm cách giải cứu. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng đã liều lĩnh cho lệnh phá sập bức tường cuối trại cho nước rút đi, cứu sống hơn ngàn sinh mạng vừa tù nhân, vừa gia đình binh sĩ kẹt lại trong trại.
Mùa thu năm 74, để chuẩn bị chiến trường đánh chiếm Phước Long mấy tháng sau đó, VC mở nhiều đợt pháo kích vào phi trường Biên Hòa nhằm tiêu hao tiềm lực của SD3 Không quân. Trong một đợt pháo kích, bất đồ một trái hoả tiễn 122 ly rơi trúng ngay một phòng giam các “đồng chí” của họ, sát thương toàn bộ nhân số trong phòng. Trước mấy chục đống máu thịt bầy nhầy gọi là thi thể, mà trại lại không có ngân khoản chôn cất, tôi đành ra lệnh bất hợp pháp cho xã Tỉnh lỵ xuất công nho lo chôn cất.
Những ngày cận 30-4, nhà thầu không chịu cung cấp thực phẩm trả bằng ngân khố phiếu, đòi phải trả tiền mặt. Không đành lòng để cho tù nhân chết đói, tôi lại liều ký chi phiếu khống, tức là không có chứng từ chứng minh, để rút tiền mặt mua thực phẩm cho họ.
Nằm trong tù ôn lại dĩ vãng thấy ở đây mình đã từng gieo nhân lành, nay cớ sao gặt qủa dữ. Nhân quả bất đồng chăng? Thật ra về sau mới biết được, là “được” vào trại nầy quả nhiên là điều lành, bởi vì ở đây giữa thành phố, lại chỗ giam đông người, nên đỡ bớt rất nhiều nguy cơ kèm kẹp khảo tra cũng như nạn thủ tiêu dấm dúi. Nghĩ thật cám cảnh ơn Trời Phật!
Chiếc còng số 8 đầu tiên
Trong đời tù tội, lần đầu tiên nếm mùi chiếc còng số 8, thì trớ trêu thay lại được mang vào tay ngay chính tại quê nhà Bình Dương.
Tháng 8 năm 76, 35 anh em biệt giam thuộc trại Nhà Đỏ được lùa lên xe vận tải bít bùng chở đi. Trên xe ai nấy đều hoang mang không biết số phận đi về đâu. Vốn là người địa phương, tôi biết rõ địa điểm thủ tiêu ghê rợn: Truông Bồng Bông. Nó nằm trên quãng đường từ Phú Giáo về Bình Dương. Nay thấy xe chạy về hướng ấy nên lòng càng sợ hãi. Lúc xe ngừng lại, cố nhổm người nhìn ra. Thật là hú vía: cổng khám đường Bình Dương. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn tại sao không vào hẳn mà lại đậu phía ngoài cổng. Chợt thấy mấy chú CA khuân ra một thùng carton. Thùng mở ra: toàn còng số 8 Smith B Wesson mới tinh. Mấy chú CA hô to: Nào từng cặp 2 người, đưa tay ra. Tôi và Đại úy Lợi CSQG liền đưa tay ra. Vậy là rắc một cái, trên tay đã mang còng gọn ơ. Lại nghe tiếng quát nạt, nhìn lại thấy hai anh H và Đ co rúm người lùi lại trong góc xe. Chú CA sấn lại giằng tay ra, rắc một cái là xong, miệng lầm bầm: chỉ bấy nhiêu mà cũng sợ. Buồn cười là hai anh nầy chẳng những gốc “phú lít” mà một người lại có tên là “Cọp”, ngươi kia là “Lớn”, đã từng quen thuộc với cặp số 8 nầy, thế mà nay sợ hãi. Vừa còng xong, ông “Cọp” thì mặt mày tái ngắt, ông “Lớn” thì nước mắt chảy dài.
Phần tôi cũng chua xót lắm, vì không ngờ trong đời có ngày ở tù, lại nếm mùi còng trói đầu tiên ngay tại quê nhà. Hơn nữa, nhớ lại ngày nào, khi còn bé theo bạn vào chơi đùa trước sân khám đường nầy. Nay tuổi gần 40, thân tù tội mang còng cũng tại chỗ nầy.
Về sau, nếm đủ mùi còng trói thì mới biết dẫu sao chiếc còng Mỹ vẫn nhẹ nhàng, tiện lợi hơn loại dây xích chó hoặc chiếc cùm sắt do thợ rèn XHCN sản xuất nhiều. Bởi vì loại dây xích chó thì nó miết vào cườm tay vừa tê, vừa đau đớn. Còn chiếc cùm sắt thì vừa nặng, vừa kềnh càng, lại thêm cạnh xù xì rỉ sét, lỡ cứa đứt tay bị phong đòn gánh như chơi.
Vừa rồi ở Mỹ nầy, có việc vào bệnh viện, bất ngờ bắt gặp một nữ cảnh sát dẫn giải một phạm nhân đi khám bệnh. Anh nầy chắc thuộc loại nguy hiểm nên trên tay là đôi còng lại thêm một sợi dây xích nhỏ nhằm hạn chế hoạt động của đôi tay. Dưới chân đèo thêm cặp còng rời có buộc dây xích đủ để bước đi. Vậy mà anh nầy vẫn thản nhiên kháo chuyện với người bạn đồng tù được cho ra làm tạp dịch gần đó.
Thế mới biết ở đâu thân tù tội cũng chịu cùm trói nặng nề. Có khác chăng, ở đây bệnh nhẹ cũng được đi bệnh viện. Còn ở bên kia thường là tù nhân chết trước khi được đi bệnh viện. Mà có được đưa đi thì phần chết vẫn nhiều hơn phần sống, bởi vì bệnh viện không có đủ thuốc cho dân thường thì lấy đâu cấp cho tù.
Vậy đành tự an ủi:
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nguyễn Nhơn
VNNB
Dec 31.91
( HNPĐ ) Lần đầu tiên mang thân tù tội
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
Ngày nay dưới chề độ VC, ở tù là thường sự. Chỉ cần buồn lòng nhậu say, về nhà la lối vợ con là có thể được các “nhà cai trị mới” gởi đi học tập cải tạo. Mà không phải chỉ học tập, lao động năm mười bữa, nửa tháng thôi. Do thủ tục giấy tờ nhiêu khê, phần thì chữ nghĩa các quan làng mới cũng lem nhem, nên có khi ở tù cả năm, trường hợp chỉ vì say rượu la ó trong nhà. Đến nỗi ngày nay trong phim ảnh họ cũng có cảnh cha mẹ la rầy con cái không được, bèn đe dọa gởi đi cải tạo.
Nhà tù đầu tiên
Khoảng đầu tháng 6/75, nhà cầm quyền “Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam” ra thông cáo quy định việc học tập cải tạo: Thời hạn học tập dành cho sĩ quan cấp úy và tương đương là 15 ngày. Cấp tá và tương đương là một tháng. Mỗi người phải đem theo 12 ngàn tiền ăn. Ai không có tiền thì mang theo gạo, trị giá tương đương. Ngày trình diện đầu tiên là 25 tháng 6 năm 1975.
Nhà tôi bàn bạc, đi sớm về sớm, lại đầu mùa, mưa ít, đở cảm lạnh. Vậy là ngày kể trên tôi vào trình diện “đi học tập” từ trường Trung học Ngô Quyền. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều, trời mưa lất phất. Trong phòng hàng mấy chục anh em mà không khí hoàn toàn im lặng. Ai nấy đều lo âu trong lòng. Tôi men lại góc phòng nằm tạm trên băng ghế học trò, cố dỗ giấc ngủ để lấy sức đi đường, ắt hẳn là xa. Không gian vắng lặng nhưng không sao ngủ được vì trong lòng vẫn bồn chồn. Thời gian dài lê thê. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc lên đường. Lúc ấy vào khoảng 5, 6 giờ chiều. Trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Đang loay hoay lo che chắn chiếc ba lô cho khỏi ướt thì đã thấy xe quẹo vào cổng trại: Trung tâm cải Huấn Tân Hiệp.
Đêm đầu tiên trong tù thật là não nuột. Ngoài trời mưa tí tách. Trong phòng tất cả đều thao thức nhưng câm lặng. Hầu hết anh em đều là người địa phương nên có điều chua xót: vốn là người chức quyền địa phương, ít nhiều danh giá, nay ra thân tù tội, mà lại ở trong tù ngay chính tại quê nhà. Hơn nữa, từ khám tới nhà chỉ cách nhau hơn cây số, mà lúc này xa cách nghìn trùng. Nằm buồn nghĩ vẩn vơ, chợt lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối. Nghĩ lại mình có nhiều duyên nợ với khám đường nầy.
Từ năm 1965, khi còn là Trưởng ty Nội An tôi đã có lần vào thăm khám nầy. Trước cảnh tù tội của một số sĩ quan trẻ, tuy là VC nằm vùng thuộc chủ trương “luồn sâu, leo cao” của địch, nhưng tình cảnh cũng đáng thương. Khi nghe họ trình bày nỗi vất vả trong tù, anh viên chức trẻ còn mang chất thư sinh, lòng cảm thấy rưng rưng. Thế mà ngày nay, bản thân vào tù, chỉ nghe viên Trưởng trại, vốn là Trung Úy nằm vùng bị giam ở đây, nay chỉ huy trại nầy, thốt ra toàn những lời thù hằn nhục mạ thôi.
Mùa hè năm 73, một cơn mưa bão gây ngập lụt trại nầy. Khi tình hình trở nên nguy hiểm, đe dọa sinh mạng cả ngàn tù nhân, tôi đã tự mình lái xe trong mưa bão vào lúc nửa đêm, đến xem xét tại chỗ tìm cách giải cứu. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng đã liều lĩnh cho lệnh phá sập bức tường cuối trại cho nước rút đi, cứu sống hơn ngàn sinh mạng vừa tù nhân, vừa gia đình binh sĩ kẹt lại trong trại.
Mùa thu năm 74, để chuẩn bị chiến trường đánh chiếm Phước Long mấy tháng sau đó, VC mở nhiều đợt pháo kích vào phi trường Biên Hòa nhằm tiêu hao tiềm lực của SD3 Không quân. Trong một đợt pháo kích, bất đồ một trái hoả tiễn 122 ly rơi trúng ngay một phòng giam các “đồng chí” của họ, sát thương toàn bộ nhân số trong phòng. Trước mấy chục đống máu thịt bầy nhầy gọi là thi thể, mà trại lại không có ngân khoản chôn cất, tôi đành ra lệnh bất hợp pháp cho xã Tỉnh lỵ xuất công nho lo chôn cất.
Những ngày cận 30-4, nhà thầu không chịu cung cấp thực phẩm trả bằng ngân khố phiếu, đòi phải trả tiền mặt. Không đành lòng để cho tù nhân chết đói, tôi lại liều ký chi phiếu khống, tức là không có chứng từ chứng minh, để rút tiền mặt mua thực phẩm cho họ.
Nằm trong tù ôn lại dĩ vãng thấy ở đây mình đã từng gieo nhân lành, nay cớ sao gặt qủa dữ. Nhân quả bất đồng chăng? Thật ra về sau mới biết được, là “được” vào trại nầy quả nhiên là điều lành, bởi vì ở đây giữa thành phố, lại chỗ giam đông người, nên đỡ bớt rất nhiều nguy cơ kèm kẹp khảo tra cũng như nạn thủ tiêu dấm dúi. Nghĩ thật cám cảnh ơn Trời Phật!
Chiếc còng số 8 đầu tiên
Trong đời tù tội, lần đầu tiên nếm mùi chiếc còng số 8, thì trớ trêu thay lại được mang vào tay ngay chính tại quê nhà Bình Dương.
Tháng 8 năm 76, 35 anh em biệt giam thuộc trại Nhà Đỏ được lùa lên xe vận tải bít bùng chở đi. Trên xe ai nấy đều hoang mang không biết số phận đi về đâu. Vốn là người địa phương, tôi biết rõ địa điểm thủ tiêu ghê rợn: Truông Bồng Bông. Nó nằm trên quãng đường từ Phú Giáo về Bình Dương. Nay thấy xe chạy về hướng ấy nên lòng càng sợ hãi. Lúc xe ngừng lại, cố nhổm người nhìn ra. Thật là hú vía: cổng khám đường Bình Dương. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn tại sao không vào hẳn mà lại đậu phía ngoài cổng. Chợt thấy mấy chú CA khuân ra một thùng carton. Thùng mở ra: toàn còng số 8 Smith B Wesson mới tinh. Mấy chú CA hô to: Nào từng cặp 2 người, đưa tay ra. Tôi và Đại úy Lợi CSQG liền đưa tay ra. Vậy là rắc một cái, trên tay đã mang còng gọn ơ. Lại nghe tiếng quát nạt, nhìn lại thấy hai anh H và Đ co rúm người lùi lại trong góc xe. Chú CA sấn lại giằng tay ra, rắc một cái là xong, miệng lầm bầm: chỉ bấy nhiêu mà cũng sợ. Buồn cười là hai anh nầy chẳng những gốc “phú lít” mà một người lại có tên là “Cọp”, ngươi kia là “Lớn”, đã từng quen thuộc với cặp số 8 nầy, thế mà nay sợ hãi. Vừa còng xong, ông “Cọp” thì mặt mày tái ngắt, ông “Lớn” thì nước mắt chảy dài.
Phần tôi cũng chua xót lắm, vì không ngờ trong đời có ngày ở tù, lại nếm mùi còng trói đầu tiên ngay tại quê nhà. Hơn nữa, nhớ lại ngày nào, khi còn bé theo bạn vào chơi đùa trước sân khám đường nầy. Nay tuổi gần 40, thân tù tội mang còng cũng tại chỗ nầy.
Về sau, nếm đủ mùi còng trói thì mới biết dẫu sao chiếc còng Mỹ vẫn nhẹ nhàng, tiện lợi hơn loại dây xích chó hoặc chiếc cùm sắt do thợ rèn XHCN sản xuất nhiều. Bởi vì loại dây xích chó thì nó miết vào cườm tay vừa tê, vừa đau đớn. Còn chiếc cùm sắt thì vừa nặng, vừa kềnh càng, lại thêm cạnh xù xì rỉ sét, lỡ cứa đứt tay bị phong đòn gánh như chơi.
Vừa rồi ở Mỹ nầy, có việc vào bệnh viện, bất ngờ bắt gặp một nữ cảnh sát dẫn giải một phạm nhân đi khám bệnh. Anh nầy chắc thuộc loại nguy hiểm nên trên tay là đôi còng lại thêm một sợi dây xích nhỏ nhằm hạn chế hoạt động của đôi tay. Dưới chân đèo thêm cặp còng rời có buộc dây xích đủ để bước đi. Vậy mà anh nầy vẫn thản nhiên kháo chuyện với người bạn đồng tù được cho ra làm tạp dịch gần đó.
Thế mới biết ở đâu thân tù tội cũng chịu cùm trói nặng nề. Có khác chăng, ở đây bệnh nhẹ cũng được đi bệnh viện. Còn ở bên kia thường là tù nhân chết trước khi được đi bệnh viện. Mà có được đưa đi thì phần chết vẫn nhiều hơn phần sống, bởi vì bệnh viện không có đủ thuốc cho dân thường thì lấy đâu cấp cho tù.
Vậy đành tự an ủi:
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nguyễn Nhơn
VNNB
Dec 31.91
Bị bắt đi tùBác sĩ Phùng Văn HạnhHè năm 1976, hơn một năm Đà-Nẵng bị Việt cộng chiếm, các giáo viên trung học, các kỷ sư chế độ cũ, và các Bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ lưu dung bị tập trung lên nhà thương Nhi đồng Hoà Khánh (nhà thương nầy do một nhà thờ Tin lành Mỹ dựng lên và bảo trợ, nay bỏ trống) để học tập chính trị trong ba tuần. Cuối khóa học, đáng lý có xe chở đi học tập tiếp ở các trại cải tạo Tiên lãnh, An Điềm, song không hiểu vì sao thành ủy đổi ý, và cho trở về phục vụ ở nhiệm sở cũ. Có tin cho rằng vì BS Lương vừa mới tự tử ở Kỳ Sơn, bọn CS sợ thất nhân tâm đầy đọa trí thức, nên đổi ý. Tuy thế trong nhóm y tế, chỉ có mình tôi là không được đi làm trở lại. Có một bác sĩ bạn học cùng lớp với tôi, có công với Cách mạng vì đã liên lạc với Việt cộng trong chương trình “trí thức vận” của chúng dưới thời Đệ nhị Cộng Hòa miền Nam. Ông cũng đem xe ra rước Việt Cộng vào thành trong ngày 29-03-75, nên rất được trọng dụng. Ông có người cô bị đau thần kinh bàn tọa vì lệch cột sống, và lúc đó chỉ có tôi là biết giải phẫu điều chỉnh cột sống. Ông đã năn nỉ lãnh đạo bệnh viện cho tôi mổ cho bà cô song bị từ chối, và bà ta phải vào Sài- gòn để được giải phẫu. Tôi nhớ lại thời kỳ ở Liên khu V, tôi đã bị đe dọa là sẽ bị bắt đi cải tạo lao động vì không có nghề nghiệp gì. Tôi cảm thấy CS muốn tước đoạt chuyên môn nghề nghiệp của tôi, chuẩn bị cho đi tù dài hạn. Cứ vài ngày tên Dưỡng lại kêu tôi đến ty Công An hạch hỏi. Tôi đã nhờ một người bạn cũ ở tiểu học Phong Thử, nay là trung tá trưởng ty Công An quận Nhất Đà-Nẵng cấp cho giấy thông hành vào Sài-gon để may ra khỏi bị đi "học tập cải tạo". Tôi đến Bệnh viện Saint Paul xin làm việc. Lúc ấy bệnh viện chưa bị trưng thu và đang thiếu Bác sĩ giải phẫu vì có nhiều bác sĩ đã vượt biên. Tôi được nhận vào làm việc ngay.Lúc tôi vào Saigon làm việc ở bệnh viện St Paul, gia đình vẫn ở Đà nẵng. Nhà tôi, muốn phòng bị những ngày thiếu thốn trong tương lai, đã mua gạo trữ lại. Ngoài ra còn nuôi cả một bầy gà, vịt, ngỗng và một con heo giống đẻ được 7 heo con. Lúc tôi nhắn nhà tôi vào Saigon để vượt biên, nhà tôi vội vã ra đi, và không nhờ ai trông nom nhà cửa. Chừng một ngày sau, không được cho ăn, heo rống, gà, vịt, ngỗng kêu, náo động cả hàng xóm. Họ cũng sợ, nên báo phường. Phường đã đến chở hết đồ đạc trong nhà: bàn ghế, giừơng,tủ, đàn dương cầm. Họ còn chở cả trang bị của dưỡng đường tôi gồm một máy quang tuyến X loại lớn, bàn mổ, máy thuốc mê, dụng cụ giải phẫu, và một kho thuốc. Lại mất cả hai cái nhà mới mua. Xem như CS đã tước đoạt hết gia sản dày công xây dựng. Nhưng mất mát lớn nhất vẫn là những kỷ niệm. Hàng chục quyển album loại lớn chứa hình ảnh tuổi thơ, thời sinh viên, đám cưới, ngày vui của gia đình và con cái, và thư từ, trân quý nhất là tập thư nhà tôi gửi cho tôi lúc mới yêu nhau.Sau nầy có người cho tôi biết là cả phường, từ phường trưởng trở xuống đều mất chức, vì lấy của cải của tôi đem bán. Đà nẵng lúc ấy rộn ràng về tin tôi vượt biên. Trong các quán ăn người ta xì xầm về chuyện ấy. Có kẻ lại phịa là tôi đã lên tiếng trên đài BBC. Bởi thế Dưỡng mới rêu rao với nhân viên cũ ở bệnh viện Đà nẵng là đã sang Anh tóm tôi về.Saigon, một sáng mùa đông. Bến xe miền Trung tấp nập hành khách, nhất là con buôn trên tuyến đường Saigon- Đànẵng-Huế. Tôi ngồi trong một xe ca đầy hành khách lọt giữa hai công an, nhìn ra vỉa hè cách đó 20m. Nhà tôi bận áo cánh xanh (xưa kia ra khỏi nhà là bận áo dài ) vịn vào vai đứa con đầu 12 tuổi. Hai mẹ con tiều tuỵ, mắt đỏ hoe, nhìn tôi im lặng. Chắc hôm qua, nhà tôi đã chạy nhiều nơi, hỏi thăm tin tức, mới biết tôi bị giải đi Đà nẵng trong chuyến xe ca sáng nay, và dậy sớm để kịp thấy mặt chồng. Song cũng chỉ sáu mắt nhìn nhau mà đứt ruột:“Lạy Chúa, xin nâng đỡ nhà con, qua phong ba, bão tố cuộc đời. Con thấy nàng đứng lặng, rụng rời.Tựa đứa con đầu, bến xe Sai-gòn một sớm.Muốn lại gần con, nhưng đâu dám.Mới hôm qua, chưa hết hãi hùng.Súng cầm tay, một lũ công an,Xộc vào nhà: người công chính, bỗng thành tù phạmTổ ấm yên vui, chìm trong tai họa.Thập giá nầy, xin Người nâng đỡ chúng con.Sáu mắt nhìn nhau, nước mắt trào tuôn...”Trước đó hai ngày, cả gia đình chúng tôi ra Cấp để vượt biên. Song chuyến đi không thành, vì bọn tổ chức đã lừa gạt chúng tôi để lấy tiền. Mỗi người phải đóng 5 cây vàng. Khi gia đình chúng tôi xuống xe ở Vũng Tàu thì trời vừa tối. Người trong tổ chức vượt biên chở chúng tôi đến bờ biển bằng xe ba bánh. Ở đó chúng tôi lên ghe đến một bãi đất bùn liền với biển, mọc đầy cây đước. Họ bỏ gia đình tôi xuống đó và bảo là tàu lớn sẽ đến đón. Lúc ấy bãi mới sâm sấp nước. Đến gần sáng, trăng hạ tuần lên, kéo theo thuỷ triều, nước dâng ngang ngực. Trẻ nhỏ phải được bồng lên kẻo bị ngập đầu. Lúc ấy họ mới bảo chúng tôi là tàu vượt biên bị động, không thể đến chỗ hẹn được. Thế là cả gia đình phải lội bộ vào bờ. Một đứa con tôi đạp phải vỏ sò, rách lòng bàn chân, máu ra lênh láng. Vào bờ phải đi gần 1km mới có xe đón trở lại Saigon. Tôi về đến nhà vào buổi chiều. Lúc sáng phường có cho người đem đến cho tôi một giấy mời họp y tế tại trụ sở phường 7 giờ sáng ngày mai.Tôi định ngày mai đi họp ở phường, xong lên bệnh viện St Paul, tiếp tục làm việc xem như không có gì xảy ra. Vả lại công việc đang thuận lợi và kiếm được nhiều tiền, vì đồng bào tin rằng phương tiện, thuốc men sẽ giảm dần. Nay còn cơ hội lo giải quyết các bệnh tật. Tôi cắt amygdale mỗi ngày hai ba ca. Đoán trước đời sống sẽ khó, mấy bà xin cột ống dẫn trứng, mấy ông xin cột ống dẫn tinh. Tôi cũng tình nguyện khám bệnh miễn phí tại phường để xin cư trú dễ dàng hơn. Nay phường mời đi họp y tế cũng là chuyện thường. Tôi chỉ thắc mắc sao họp sớm quá. Tuy nhiên sợ trễ giờ, tôi đến phường lúc 6 giờ 45. Phòng họp vắng tanh. Tôi ngồi đợi. Đúng 7 giờ, không phải nhân viên phường đến họp, mà là bốn công an bước vào, đi đầu là thiếu tá Dưỡng, phụ trách an ninh y tế Đànẵng. Tôi biết hắn ta khi làm việc ở bệnh viện Đànẵng sau 29-3-75. Chính hắn điều khiển khóa học chính trị Hòa Khánh. Tôi chào hắn. Song hắn không nói gì, mà chỉ rút súng chỉa vào tôi, còng tôi lại, và dẫn về nhà tôi. Gia đình tôi vừa ngủ dậy, kinh hoàng. Dưỡng bắt tôi đứng giữa nhà, kêu vợ tôi đứng bên, rồi đọc lệnh tập nã. Xong hắn bắt tôi quay mặt vào tường, hai tay đưa lên cao, và bắt đầu lục soát khắp người. Hắn tịch thu đồng hồ, ví đựng tiền. Túi quần lộn ra ngoài và để yên như thế. Lối làm việc của công an cộng sản vừa gian xảo, vừa cố ý hạ nhục và làm đối phương sợ hãi. Đồng hồ và ví tiền của tôi Dưỡng lấy làm của riêng và chẳng bao giờ trả lại. Chúng còn lục soát khắp nhà, lấy cớ là tìm tài liệu phản cách mạng. Song trong thực chất là đi tìm vàng. May thay lúc ở Cấp về nhà tôi đã giấu vàng trong một cái gàu, thả xuống giếng. Khám xét không hiệu quả, Dưỡng bảo nhà tôi gói áo quần và vật dụng cần thiết cho tôi mang theo. Sau đó nó dẫn tôi ra đường kêu xích lô máy chở tôi về trung tâm thẩm vấn Chí Hòa. Ở đây tôi bị giam trong một phòng nhỏ 2mx2m. Góc phòng có lỗ cầu và một sô nhỏ đựng nước.Một bóng đèn nhỏ 40 W sáng đêm ngày trên đầu. Nằm ngủ trên chiếc chiếu trải trên nền xi-măng. Có một cái mùng, treo bằng cách dán vào tường với băng keo. Cửa ra vào bằng sắt, có lỗ thông hơi ngang tầm mắt và cũng là lỗ cai tù dòm vào dò xét tù nhân, hoặc đưa ca cơm vào. Ăn ngày hai lần, độ hai chén cơm với con cá khô.Công an Đà nẵng đã gửi tôi ở đó một ngày, một đêm. Sáng hôm sau chúng chở tôi ra bến xe miền Trung về Đànẳng. Nhà tôi và đứa con vẫy tay khi xe chuyển bánh. Tay tôi đã bị còng vào ghế, tôi nhắm mắt lại để khỏi nhìn cảnh đau lòng.Về Đà nẵng, tôi bị giam ở trại cải huấn chợ Cồn. Ở chung phòng với hình sự. Ba muơi người trong một phòng 4mx4m. Cũng nằm sàn xi-măng, bề ngang mỗi chỗ nằm 30cm. Chỉ có một lỗ cầu ở góc phòng, không có ván ngăn cách với phòng chung. Và mọi người đều có thể nhìn mình ngồi chồm hổm trên lỗ cầu. Tôi không quen đi cầu như thế nên không đại tiện cả một tuần lễ. Nhờ ăn uống ít, nên cũng không khó chịu mấy. Trong phòng mùi tanh tưởi nồng nặc. Lúc tôi mới vào phải nằm bên cầu tiêu nên mất ngủ cả tuần. Sau đó, được nằm xa nhà cầu, cơ thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nên có thể ăn ngủ được. Vả lại cần phấn đấu để sống còn, để chịu đựng những tủi nhục và đày đọa mà cộng sản cố ý gây ra để bẻ gãy ý chí.Ra Đà nẵng một tuần thì nhà tôi và các con ra thăm. Lấy cớ là đang hỏi cung chúng không cho nhà tôi vào gặp. Song tôi gặp được các con. Chúng đều khóc khi gặp tôi, song mụ giám thị la mắng, chúng im ngay và tỏ ra rất can đảm. Tôi nhắc lại quyển sách mà cha con cùng đọc cách chừng một tháng, trong ấy kể một em bé người Anh, cha mẹ chết hết sau cuộc ném bom của Đức vào Le Caire. Em đã cùng đoàn người di tản đi bộ từ Le Caire xuống tận Johannesburg, Nam phi, trải qua bao thiếu thốn, đói khát, cực nhọc. Tôi nói: “các con thấy không, các con còn may hơn nó vì còn mẹ cha. Và các con sẽ can đảm hơn nó nữa.”Ở trung tâm cải huấn được một tháng thì tôi bị đưa lên trại cải tạo Tiên lãnh.Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
Bài Post Cuối Ngày: TÔI ĐI TÙ - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ ) Lần đầu tiên mang thân tù tộiNgày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
( HNPĐ ) Lần đầu tiên mang thân tù tội
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
Ngày nay dưới chề độ VC, ở tù là thường sự. Chỉ cần buồn lòng nhậu say, về nhà la lối vợ con là có thể được các “nhà cai trị mới” gởi đi học tập cải tạo. Mà không phải chỉ học tập, lao động năm mười bữa, nửa tháng thôi. Do thủ tục giấy tờ nhiêu khê, phần thì chữ nghĩa các quan làng mới cũng lem nhem, nên có khi ở tù cả năm, trường hợp chỉ vì say rượu la ó trong nhà. Đến nỗi ngày nay trong phim ảnh họ cũng có cảnh cha mẹ la rầy con cái không được, bèn đe dọa gởi đi cải tạo.
Nhà tù đầu tiên
Khoảng đầu tháng 6/75, nhà cầm quyền “Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam” ra thông cáo quy định việc học tập cải tạo: Thời hạn học tập dành cho sĩ quan cấp úy và tương đương là 15 ngày. Cấp tá và tương đương là một tháng. Mỗi người phải đem theo 12 ngàn tiền ăn. Ai không có tiền thì mang theo gạo, trị giá tương đương. Ngày trình diện đầu tiên là 25 tháng 6 năm 1975.
Nhà tôi bàn bạc, đi sớm về sớm, lại đầu mùa, mưa ít, đở cảm lạnh. Vậy là ngày kể trên tôi vào trình diện “đi học tập” từ trường Trung học Ngô Quyền. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều, trời mưa lất phất. Trong phòng hàng mấy chục anh em mà không khí hoàn toàn im lặng. Ai nấy đều lo âu trong lòng. Tôi men lại góc phòng nằm tạm trên băng ghế học trò, cố dỗ giấc ngủ để lấy sức đi đường, ắt hẳn là xa. Không gian vắng lặng nhưng không sao ngủ được vì trong lòng vẫn bồn chồn. Thời gian dài lê thê. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc lên đường. Lúc ấy vào khoảng 5, 6 giờ chiều. Trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Đang loay hoay lo che chắn chiếc ba lô cho khỏi ướt thì đã thấy xe quẹo vào cổng trại: Trung tâm cải Huấn Tân Hiệp.
Đêm đầu tiên trong tù thật là não nuột. Ngoài trời mưa tí tách. Trong phòng tất cả đều thao thức nhưng câm lặng. Hầu hết anh em đều là người địa phương nên có điều chua xót: vốn là người chức quyền địa phương, ít nhiều danh giá, nay ra thân tù tội, mà lại ở trong tù ngay chính tại quê nhà. Hơn nữa, từ khám tới nhà chỉ cách nhau hơn cây số, mà lúc này xa cách nghìn trùng. Nằm buồn nghĩ vẩn vơ, chợt lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối. Nghĩ lại mình có nhiều duyên nợ với khám đường nầy.
Từ năm 1965, khi còn là Trưởng ty Nội An tôi đã có lần vào thăm khám nầy. Trước cảnh tù tội của một số sĩ quan trẻ, tuy là VC nằm vùng thuộc chủ trương “luồn sâu, leo cao” của địch, nhưng tình cảnh cũng đáng thương. Khi nghe họ trình bày nỗi vất vả trong tù, anh viên chức trẻ còn mang chất thư sinh, lòng cảm thấy rưng rưng. Thế mà ngày nay, bản thân vào tù, chỉ nghe viên Trưởng trại, vốn là Trung Úy nằm vùng bị giam ở đây, nay chỉ huy trại nầy, thốt ra toàn những lời thù hằn nhục mạ thôi.
Mùa hè năm 73, một cơn mưa bão gây ngập lụt trại nầy. Khi tình hình trở nên nguy hiểm, đe dọa sinh mạng cả ngàn tù nhân, tôi đã tự mình lái xe trong mưa bão vào lúc nửa đêm, đến xem xét tại chỗ tìm cách giải cứu. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng đã liều lĩnh cho lệnh phá sập bức tường cuối trại cho nước rút đi, cứu sống hơn ngàn sinh mạng vừa tù nhân, vừa gia đình binh sĩ kẹt lại trong trại.
Mùa thu năm 74, để chuẩn bị chiến trường đánh chiếm Phước Long mấy tháng sau đó, VC mở nhiều đợt pháo kích vào phi trường Biên Hòa nhằm tiêu hao tiềm lực của SD3 Không quân. Trong một đợt pháo kích, bất đồ một trái hoả tiễn 122 ly rơi trúng ngay một phòng giam các “đồng chí” của họ, sát thương toàn bộ nhân số trong phòng. Trước mấy chục đống máu thịt bầy nhầy gọi là thi thể, mà trại lại không có ngân khoản chôn cất, tôi đành ra lệnh bất hợp pháp cho xã Tỉnh lỵ xuất công nho lo chôn cất.
Những ngày cận 30-4, nhà thầu không chịu cung cấp thực phẩm trả bằng ngân khố phiếu, đòi phải trả tiền mặt. Không đành lòng để cho tù nhân chết đói, tôi lại liều ký chi phiếu khống, tức là không có chứng từ chứng minh, để rút tiền mặt mua thực phẩm cho họ.
Nằm trong tù ôn lại dĩ vãng thấy ở đây mình đã từng gieo nhân lành, nay cớ sao gặt qủa dữ. Nhân quả bất đồng chăng? Thật ra về sau mới biết được, là “được” vào trại nầy quả nhiên là điều lành, bởi vì ở đây giữa thành phố, lại chỗ giam đông người, nên đỡ bớt rất nhiều nguy cơ kèm kẹp khảo tra cũng như nạn thủ tiêu dấm dúi. Nghĩ thật cám cảnh ơn Trời Phật!
Chiếc còng số 8 đầu tiên
Trong đời tù tội, lần đầu tiên nếm mùi chiếc còng số 8, thì trớ trêu thay lại được mang vào tay ngay chính tại quê nhà Bình Dương.
Tháng 8 năm 76, 35 anh em biệt giam thuộc trại Nhà Đỏ được lùa lên xe vận tải bít bùng chở đi. Trên xe ai nấy đều hoang mang không biết số phận đi về đâu. Vốn là người địa phương, tôi biết rõ địa điểm thủ tiêu ghê rợn: Truông Bồng Bông. Nó nằm trên quãng đường từ Phú Giáo về Bình Dương. Nay thấy xe chạy về hướng ấy nên lòng càng sợ hãi. Lúc xe ngừng lại, cố nhổm người nhìn ra. Thật là hú vía: cổng khám đường Bình Dương. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn tại sao không vào hẳn mà lại đậu phía ngoài cổng. Chợt thấy mấy chú CA khuân ra một thùng carton. Thùng mở ra: toàn còng số 8 Smith B Wesson mới tinh. Mấy chú CA hô to: Nào từng cặp 2 người, đưa tay ra. Tôi và Đại úy Lợi CSQG liền đưa tay ra. Vậy là rắc một cái, trên tay đã mang còng gọn ơ. Lại nghe tiếng quát nạt, nhìn lại thấy hai anh H và Đ co rúm người lùi lại trong góc xe. Chú CA sấn lại giằng tay ra, rắc một cái là xong, miệng lầm bầm: chỉ bấy nhiêu mà cũng sợ. Buồn cười là hai anh nầy chẳng những gốc “phú lít” mà một người lại có tên là “Cọp”, ngươi kia là “Lớn”, đã từng quen thuộc với cặp số 8 nầy, thế mà nay sợ hãi. Vừa còng xong, ông “Cọp” thì mặt mày tái ngắt, ông “Lớn” thì nước mắt chảy dài.
Phần tôi cũng chua xót lắm, vì không ngờ trong đời có ngày ở tù, lại nếm mùi còng trói đầu tiên ngay tại quê nhà. Hơn nữa, nhớ lại ngày nào, khi còn bé theo bạn vào chơi đùa trước sân khám đường nầy. Nay tuổi gần 40, thân tù tội mang còng cũng tại chỗ nầy.
Về sau, nếm đủ mùi còng trói thì mới biết dẫu sao chiếc còng Mỹ vẫn nhẹ nhàng, tiện lợi hơn loại dây xích chó hoặc chiếc cùm sắt do thợ rèn XHCN sản xuất nhiều. Bởi vì loại dây xích chó thì nó miết vào cườm tay vừa tê, vừa đau đớn. Còn chiếc cùm sắt thì vừa nặng, vừa kềnh càng, lại thêm cạnh xù xì rỉ sét, lỡ cứa đứt tay bị phong đòn gánh như chơi.
Vừa rồi ở Mỹ nầy, có việc vào bệnh viện, bất ngờ bắt gặp một nữ cảnh sát dẫn giải một phạm nhân đi khám bệnh. Anh nầy chắc thuộc loại nguy hiểm nên trên tay là đôi còng lại thêm một sợi dây xích nhỏ nhằm hạn chế hoạt động của đôi tay. Dưới chân đèo thêm cặp còng rời có buộc dây xích đủ để bước đi. Vậy mà anh nầy vẫn thản nhiên kháo chuyện với người bạn đồng tù được cho ra làm tạp dịch gần đó.
Thế mới biết ở đâu thân tù tội cũng chịu cùm trói nặng nề. Có khác chăng, ở đây bệnh nhẹ cũng được đi bệnh viện. Còn ở bên kia thường là tù nhân chết trước khi được đi bệnh viện. Mà có được đưa đi thì phần chết vẫn nhiều hơn phần sống, bởi vì bệnh viện không có đủ thuốc cho dân thường thì lấy đâu cấp cho tù.
Vậy đành tự an ủi:
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nguyễn Nhơn
VNNB
Dec 31.91
Bị bắt đi tùBác sĩ Phùng Văn HạnhHè năm 1976, hơn một năm Đà-Nẵng bị Việt cộng chiếm, các giáo viên trung học, các kỷ sư chế độ cũ, và các Bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ lưu dung bị tập trung lên nhà thương Nhi đồng Hoà Khánh (nhà thương nầy do một nhà thờ Tin lành Mỹ dựng lên và bảo trợ, nay bỏ trống) để học tập chính trị trong ba tuần. Cuối khóa học, đáng lý có xe chở đi học tập tiếp ở các trại cải tạo Tiên lãnh, An Điềm, song không hiểu vì sao thành ủy đổi ý, và cho trở về phục vụ ở nhiệm sở cũ. Có tin cho rằng vì BS Lương vừa mới tự tử ở Kỳ Sơn, bọn CS sợ thất nhân tâm đầy đọa trí thức, nên đổi ý. Tuy thế trong nhóm y tế, chỉ có mình tôi là không được đi làm trở lại. Có một bác sĩ bạn học cùng lớp với tôi, có công với Cách mạng vì đã liên lạc với Việt cộng trong chương trình “trí thức vận” của chúng dưới thời Đệ nhị Cộng Hòa miền Nam. Ông cũng đem xe ra rước Việt Cộng vào thành trong ngày 29-03-75, nên rất được trọng dụng. Ông có người cô bị đau thần kinh bàn tọa vì lệch cột sống, và lúc đó chỉ có tôi là biết giải phẫu điều chỉnh cột sống. Ông đã năn nỉ lãnh đạo bệnh viện cho tôi mổ cho bà cô song bị từ chối, và bà ta phải vào Sài- gòn để được giải phẫu. Tôi nhớ lại thời kỳ ở Liên khu V, tôi đã bị đe dọa là sẽ bị bắt đi cải tạo lao động vì không có nghề nghiệp gì. Tôi cảm thấy CS muốn tước đoạt chuyên môn nghề nghiệp của tôi, chuẩn bị cho đi tù dài hạn. Cứ vài ngày tên Dưỡng lại kêu tôi đến ty Công An hạch hỏi. Tôi đã nhờ một người bạn cũ ở tiểu học Phong Thử, nay là trung tá trưởng ty Công An quận Nhất Đà-Nẵng cấp cho giấy thông hành vào Sài-gon để may ra khỏi bị đi "học tập cải tạo". Tôi đến Bệnh viện Saint Paul xin làm việc. Lúc ấy bệnh viện chưa bị trưng thu và đang thiếu Bác sĩ giải phẫu vì có nhiều bác sĩ đã vượt biên. Tôi được nhận vào làm việc ngay.Lúc tôi vào Saigon làm việc ở bệnh viện St Paul, gia đình vẫn ở Đà nẵng. Nhà tôi, muốn phòng bị những ngày thiếu thốn trong tương lai, đã mua gạo trữ lại. Ngoài ra còn nuôi cả một bầy gà, vịt, ngỗng và một con heo giống đẻ được 7 heo con. Lúc tôi nhắn nhà tôi vào Saigon để vượt biên, nhà tôi vội vã ra đi, và không nhờ ai trông nom nhà cửa. Chừng một ngày sau, không được cho ăn, heo rống, gà, vịt, ngỗng kêu, náo động cả hàng xóm. Họ cũng sợ, nên báo phường. Phường đã đến chở hết đồ đạc trong nhà: bàn ghế, giừơng,tủ, đàn dương cầm. Họ còn chở cả trang bị của dưỡng đường tôi gồm một máy quang tuyến X loại lớn, bàn mổ, máy thuốc mê, dụng cụ giải phẫu, và một kho thuốc. Lại mất cả hai cái nhà mới mua. Xem như CS đã tước đoạt hết gia sản dày công xây dựng. Nhưng mất mát lớn nhất vẫn là những kỷ niệm. Hàng chục quyển album loại lớn chứa hình ảnh tuổi thơ, thời sinh viên, đám cưới, ngày vui của gia đình và con cái, và thư từ, trân quý nhất là tập thư nhà tôi gửi cho tôi lúc mới yêu nhau.Sau nầy có người cho tôi biết là cả phường, từ phường trưởng trở xuống đều mất chức, vì lấy của cải của tôi đem bán. Đà nẵng lúc ấy rộn ràng về tin tôi vượt biên. Trong các quán ăn người ta xì xầm về chuyện ấy. Có kẻ lại phịa là tôi đã lên tiếng trên đài BBC. Bởi thế Dưỡng mới rêu rao với nhân viên cũ ở bệnh viện Đà nẵng là đã sang Anh tóm tôi về.Saigon, một sáng mùa đông. Bến xe miền Trung tấp nập hành khách, nhất là con buôn trên tuyến đường Saigon- Đànẵng-Huế. Tôi ngồi trong một xe ca đầy hành khách lọt giữa hai công an, nhìn ra vỉa hè cách đó 20m. Nhà tôi bận áo cánh xanh (xưa kia ra khỏi nhà là bận áo dài ) vịn vào vai đứa con đầu 12 tuổi. Hai mẹ con tiều tuỵ, mắt đỏ hoe, nhìn tôi im lặng. Chắc hôm qua, nhà tôi đã chạy nhiều nơi, hỏi thăm tin tức, mới biết tôi bị giải đi Đà nẵng trong chuyến xe ca sáng nay, và dậy sớm để kịp thấy mặt chồng. Song cũng chỉ sáu mắt nhìn nhau mà đứt ruột:“Lạy Chúa, xin nâng đỡ nhà con, qua phong ba, bão tố cuộc đời. Con thấy nàng đứng lặng, rụng rời.Tựa đứa con đầu, bến xe Sai-gòn một sớm.Muốn lại gần con, nhưng đâu dám.Mới hôm qua, chưa hết hãi hùng.Súng cầm tay, một lũ công an,Xộc vào nhà: người công chính, bỗng thành tù phạmTổ ấm yên vui, chìm trong tai họa.Thập giá nầy, xin Người nâng đỡ chúng con.Sáu mắt nhìn nhau, nước mắt trào tuôn...”Trước đó hai ngày, cả gia đình chúng tôi ra Cấp để vượt biên. Song chuyến đi không thành, vì bọn tổ chức đã lừa gạt chúng tôi để lấy tiền. Mỗi người phải đóng 5 cây vàng. Khi gia đình chúng tôi xuống xe ở Vũng Tàu thì trời vừa tối. Người trong tổ chức vượt biên chở chúng tôi đến bờ biển bằng xe ba bánh. Ở đó chúng tôi lên ghe đến một bãi đất bùn liền với biển, mọc đầy cây đước. Họ bỏ gia đình tôi xuống đó và bảo là tàu lớn sẽ đến đón. Lúc ấy bãi mới sâm sấp nước. Đến gần sáng, trăng hạ tuần lên, kéo theo thuỷ triều, nước dâng ngang ngực. Trẻ nhỏ phải được bồng lên kẻo bị ngập đầu. Lúc ấy họ mới bảo chúng tôi là tàu vượt biên bị động, không thể đến chỗ hẹn được. Thế là cả gia đình phải lội bộ vào bờ. Một đứa con tôi đạp phải vỏ sò, rách lòng bàn chân, máu ra lênh láng. Vào bờ phải đi gần 1km mới có xe đón trở lại Saigon. Tôi về đến nhà vào buổi chiều. Lúc sáng phường có cho người đem đến cho tôi một giấy mời họp y tế tại trụ sở phường 7 giờ sáng ngày mai.Tôi định ngày mai đi họp ở phường, xong lên bệnh viện St Paul, tiếp tục làm việc xem như không có gì xảy ra. Vả lại công việc đang thuận lợi và kiếm được nhiều tiền, vì đồng bào tin rằng phương tiện, thuốc men sẽ giảm dần. Nay còn cơ hội lo giải quyết các bệnh tật. Tôi cắt amygdale mỗi ngày hai ba ca. Đoán trước đời sống sẽ khó, mấy bà xin cột ống dẫn trứng, mấy ông xin cột ống dẫn tinh. Tôi cũng tình nguyện khám bệnh miễn phí tại phường để xin cư trú dễ dàng hơn. Nay phường mời đi họp y tế cũng là chuyện thường. Tôi chỉ thắc mắc sao họp sớm quá. Tuy nhiên sợ trễ giờ, tôi đến phường lúc 6 giờ 45. Phòng họp vắng tanh. Tôi ngồi đợi. Đúng 7 giờ, không phải nhân viên phường đến họp, mà là bốn công an bước vào, đi đầu là thiếu tá Dưỡng, phụ trách an ninh y tế Đànẵng. Tôi biết hắn ta khi làm việc ở bệnh viện Đànẵng sau 29-3-75. Chính hắn điều khiển khóa học chính trị Hòa Khánh. Tôi chào hắn. Song hắn không nói gì, mà chỉ rút súng chỉa vào tôi, còng tôi lại, và dẫn về nhà tôi. Gia đình tôi vừa ngủ dậy, kinh hoàng. Dưỡng bắt tôi đứng giữa nhà, kêu vợ tôi đứng bên, rồi đọc lệnh tập nã. Xong hắn bắt tôi quay mặt vào tường, hai tay đưa lên cao, và bắt đầu lục soát khắp người. Hắn tịch thu đồng hồ, ví đựng tiền. Túi quần lộn ra ngoài và để yên như thế. Lối làm việc của công an cộng sản vừa gian xảo, vừa cố ý hạ nhục và làm đối phương sợ hãi. Đồng hồ và ví tiền của tôi Dưỡng lấy làm của riêng và chẳng bao giờ trả lại. Chúng còn lục soát khắp nhà, lấy cớ là tìm tài liệu phản cách mạng. Song trong thực chất là đi tìm vàng. May thay lúc ở Cấp về nhà tôi đã giấu vàng trong một cái gàu, thả xuống giếng. Khám xét không hiệu quả, Dưỡng bảo nhà tôi gói áo quần và vật dụng cần thiết cho tôi mang theo. Sau đó nó dẫn tôi ra đường kêu xích lô máy chở tôi về trung tâm thẩm vấn Chí Hòa. Ở đây tôi bị giam trong một phòng nhỏ 2mx2m. Góc phòng có lỗ cầu và một sô nhỏ đựng nước.Một bóng đèn nhỏ 40 W sáng đêm ngày trên đầu. Nằm ngủ trên chiếc chiếu trải trên nền xi-măng. Có một cái mùng, treo bằng cách dán vào tường với băng keo. Cửa ra vào bằng sắt, có lỗ thông hơi ngang tầm mắt và cũng là lỗ cai tù dòm vào dò xét tù nhân, hoặc đưa ca cơm vào. Ăn ngày hai lần, độ hai chén cơm với con cá khô.Công an Đà nẵng đã gửi tôi ở đó một ngày, một đêm. Sáng hôm sau chúng chở tôi ra bến xe miền Trung về Đànẳng. Nhà tôi và đứa con vẫy tay khi xe chuyển bánh. Tay tôi đã bị còng vào ghế, tôi nhắm mắt lại để khỏi nhìn cảnh đau lòng.Về Đà nẵng, tôi bị giam ở trại cải huấn chợ Cồn. Ở chung phòng với hình sự. Ba muơi người trong một phòng 4mx4m. Cũng nằm sàn xi-măng, bề ngang mỗi chỗ nằm 30cm. Chỉ có một lỗ cầu ở góc phòng, không có ván ngăn cách với phòng chung. Và mọi người đều có thể nhìn mình ngồi chồm hổm trên lỗ cầu. Tôi không quen đi cầu như thế nên không đại tiện cả một tuần lễ. Nhờ ăn uống ít, nên cũng không khó chịu mấy. Trong phòng mùi tanh tưởi nồng nặc. Lúc tôi mới vào phải nằm bên cầu tiêu nên mất ngủ cả tuần. Sau đó, được nằm xa nhà cầu, cơ thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nên có thể ăn ngủ được. Vả lại cần phấn đấu để sống còn, để chịu đựng những tủi nhục và đày đọa mà cộng sản cố ý gây ra để bẻ gãy ý chí.Ra Đà nẵng một tuần thì nhà tôi và các con ra thăm. Lấy cớ là đang hỏi cung chúng không cho nhà tôi vào gặp. Song tôi gặp được các con. Chúng đều khóc khi gặp tôi, song mụ giám thị la mắng, chúng im ngay và tỏ ra rất can đảm. Tôi nhắc lại quyển sách mà cha con cùng đọc cách chừng một tháng, trong ấy kể một em bé người Anh, cha mẹ chết hết sau cuộc ném bom của Đức vào Le Caire. Em đã cùng đoàn người di tản đi bộ từ Le Caire xuống tận Johannesburg, Nam phi, trải qua bao thiếu thốn, đói khát, cực nhọc. Tôi nói: “các con thấy không, các con còn may hơn nó vì còn mẹ cha. Và các con sẽ can đảm hơn nó nữa.”Ở trung tâm cải huấn được một tháng thì tôi bị đưa lên trại cải tạo Tiên lãnh.Bác sĩ Phùng Văn Hạnh