Đoạn Đường Chiến Binh

Bài Post Cuối Ngày: Thăm Bạn - Tường Lam

Tiểu đoàn 39 và 21 BĐQ đều là những đơn vị đầu tiên được trực thăng vận xuống Hạ Lào. Khu vực hành quân của những đơn vị ‘’Cọp Rừng Mũ Nâu’’ nầy tại vùng núi cao ở cực Bắc quốc lộ 9 trên 15 cây số


Tường Lam  


Như mọi ngày, Lâm dựa chiếc xe đạp có đèo theo bình gaz vào trụ cement, bắt đầu mở vòi thổi bong bóng. Những chiếc bong bóng đủ màu được buộc vào tay cầm xe đạp bằng sợi dây dài độ một thước, lơ lửng, lay động, xôn xao trong cơn gió mát sớm mai.

Thổi xong độ ba chục cái, Lâm lấy cọ và mấy hộp sơn đủ màu, sắp sẵn trong cái rổ nylon vuông vức, màu xanh đã khờn. Ba năm theo học ở trường Mỹ Nghệ Gia Định đã giúp Lâm sống đắp đổi qua ngày được, dù với thân thể và nội tạng tàn phế 75% theo giám định của Cục Quân Y thời VNCH.

Hôm nay Tâm thật vui và phấn khởi vì tình cờ ngày hôm qua cũng tại công viên nầy Tâm gặp lại Tánh, người bạn chiến đấu - còn hơn thế nữa gặp lại người ơn cứu tử của mình trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào năm 1971.

Trận thử lửa đầu tiên xảy ra giữa Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân và hai trung đoàn CS Bắc Việt.

Tiểu đoàn 39 và 21 BĐQ đều là những đơn vị đầu tiên được trực thăng vận xuống Hạ Lào. Khu vực hành quân của những đơn vị ‘’Cọp Rừng Mũ Nâu’’ nầy tại vùng núi cao ở cực Bắc quốc lộ 9 trên 15 cây số.Một đơn vị đang chờ trực thăng vận từ Khe Sanh sang Lào khi bắt đầu chiến dịch Lam Sơn 719, năm 1971

Lâm thuộc Tiểu đoàn 39 BĐQ, còn được gọi là ‘’Ranger North’’ vị trí xa nhứt ở phía Bắc quốc lộ 9, đơn vị thiện chiến trên chiến trường Quân Khu I từ nhiều năm, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Bồng Sơn...

Ngay khi các trực thăng của Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ thả xuống khu vực ấn định, các đại đội bung ra hoạt động, lục soát, tổ chức các tiền đồn và đào hầm, thiết trí hệ thống phòng thủ.

Trời chưa sáng, Cộng quân pháo như mưa vào toàn khu vực chiếm đóng, kể cả các chốt tiền đồn và cuộc tấn công biển người của Cộng quân bắt đầu. Nhờ hầm hố cá nhân có nắp che đầu, hệ thống mìn claymore, lựu đạn gài cùng trái sáng, Lâm chỉ huy các chốt chống trả mãnh liệt. Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của Pháo Binh, sau bốn giờ tấn công, Cộng quân rút lui để lại ngoài hàng rào trên trăm xác chết. Trời sáng các phản lực cơ và Cobra trút bom và hỏa tiễn xuống đầu địch, gần hai trăm xác địch nằm la liệt trên trận địa, hàng trăm vũ khí bị tịch thu.

Địch rút chạy về các cao điểm, hang núi và pháo kích dữ dội vào vị trí đóng quân, sân bay trực thăng dã chiến, các phi công trực thăng Mỹ không thể hạ cánh để tải thương, tiếp tế đành quay về căn cứ Khe Sanh.

Nhưng chỉ mấy phút sau đó, một chiếc quay lại đáp thật lẹ, các chiến sĩ BĐQ hối hả khiêng thương binh lên trực thăng dù địch pháo kích như mưa. Chiếc trực thăng vừa cất khỏi mặt đất, một trái đạn súng cối 82 ly rớt nổ ngay trước đầu trực thăng, phi công bị thương và trực thăng chúi đầu xuống đất. Phi hành đoàn được một trực thăng cảm tử cứu thoát. Riêng chuyên viên cứu thương Fujii, một quân nhân Mỹ gốc Nhật cũng bị thương và kẹt lại với các thương binh BĐQ, đã trở thành nhân chứng sống trong trận đánh để đời của đơn vị Mũ Nâu anh hùng nầy.

Sau nhiều giờ cầm cự và chiến đấu với nhiều đợt xung phong biển người của địch, các tiền đồn của tiểu đoàn bị bứt hết, chỉ có một số ít quân nhân trong đó có Lâm bị thương ở bả vai phải vì miểng đại bác 37 ly, lui về vị trí của Bộ Chỉ Huy. Đơn vị gần hết đạn không tiếp tế được vì phòng không địch đan kín bầu trời. Những người lính BĐQ trên bước đường cùng, sa cơ, thất thế đã phải lật từng xác đồng đội và kẻ thù để lấy súng đạn sử dụng cho đến khi địch tràn ngập tới sát hầm chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng đành thúc thủ và cho lệnh rút lui. Những thương binh nặng không di chuyển được, những người hy sinh đều bị bỏ lại trận địa.

Sau ba ngày đêm giao tranh đẫm máu. Thật là một cảnh tượng hãi hùng chưa từng thấy, hàng trăm xác địch nằm la liệt khắp nơi, chồng chất lên nhau. Những đốm lửa của bom napal còn cháy âm ỉ. Những mảnh rocket, súng cối văng tứ tung. Tiếng kêu gào thảm thiết của người còn sống ngoắc ngoải hơi tàn, giống địa ngục trần gian.

Và một pha nghẹt thở, tưởng rằng chỉ có thể xảy ra trên màn bạc. Khi tổ súng nặng đầu tiên của địch lọt vào hàng rào phòng thủ cuối cùng, chạy đặt khẩu thượng liên trên nấp hầm của bộ chỉ huy tiểu đoàn thì hai người, hạ sĩ Thành và binh nhứt Dũng, đã nhào ngay tới họng súng cuả địch ném lựu đạn. Xác họ tung lên cùng xác địch khi hai tiếng nổ kinh hoàng của lựu đạn quyết tử vang lên.

Trên đường rút lui, khoảng hai cây số về phía căn cứ Tiểu Đoàn 21, Lâm bị thương lần thứ hai với miểng đạn pháo kích ghim vào bụng, ruột lòi ra ngoài. Mọi người mệt lả, thiểu não như xác chết biết đi. Lâm ra lệnh cho người âm thoại viên chạy đi, để hết mấy quả lựu đạn lại cho anh. Địch đang đuổi phía sau. Tiếng hô xung phong vang trời. Lâm nhét ruột vào, cởi áo buộc ngang bụng, đôi chân tê liệt không bước đi được. Với mấy quả lựu đạn nầy Lâm cũng đổi mạng được vài tên địch. Một sĩ quan thuộc binh chủng mũ nâu phải biết chọn cái chết hào hùng như thế. Miệng khô đắng, trước mắt một màu đỏ thẫm như máu, Lâm gục xuống bất tỉnh.

Một tuần sau, Lâm tỉnh dậy trong phòng hồi sinh của bệnh viện Cộng Hòa. Người đầu tiên Lâm nhìn thấy là chuẩn úy Tánh, cụt tay trái, đưa tay còn lại bắt tay Lâm, mỉm cười nói:

- Mừng huynh trưởng đã tỉnh.

Qua lời kể Tánh cho biết rằng mình đã bị thương mất tay trái vì đại liên địch tiện đứt. Chạy ngang thấy Lâm nằm bất tỉnh, Tánh rút chốt mấy quả lựu đạn của Lâm ném về phía địch, xốc Lâm lên vai chạy dưới làn mưa đạn được một đoạn khá xa. Kiệt sức vì đói, mệt và máu ở cánh tay ra nhiều quá, Tánh khuỵu xuống nhưng vẫn còn cõng Lâm trên lưng. May mắn họ được trực thăng cũng vừa đáp xuống bốc hai người về căn cứ Khe Sanh, sau đó chuyển về đây.

Nghe xong Lâm ứa nước mắt siết chặt tay Tánh:

- Cám ơn bạn đã cứu sống tôi.

Ngày cơn hồng thủy 30 tháng 4 năm 1975 phủ ập lên đầu toàn thể hai mươi bảy triệu dân miền Nam. Họ chiụ tù đày, tan nhà, nát cửa, nước mắt chan lên bát cơm độn bo bo trên vùng kinh tế mới.

Lâm bám Sàigòn làm đủ nghề, buôn bán lề đường, đánh bóng bàn ghế xưởng mộc, vá xe đạp, và sau cùng bán bong bóng có vẽ hình. Thỉnh thoảng có người mướn Lâm vẽ chân dung hoặc họa hình người chết để thờ.

May mắn đến với Lâm khi được nhờ vẽ chơn dung của cô vợ bao của một đại thương gia. Suốt tuần lễ ngồi làm mẫu cho Lâm, thông cảm cảnh đầu đường xó chợ, cô đề nghị với ông chồng bao cho Lâm ở trong garage bỏ trống đồng thời làm người giữ nhà khỏi trả tiền. Đại thương gia đồng ý một phần vì bức tranh truyền thần quá đẹp.

Hôm nay về sớm, Lâm đã mang về một lít đế Bình Điền nguyên chất, một túi thịt phá lấu, một chục nem chua, một gói xôi lớn trộn mỡ hành, đãi bạn.

Lâm cuốn chiếu, trải tờ báo lên sạp gỗ làm bàn ăn, dọn chén đũa và bày thức ăn ra dĩa. Rót rượu hai người cụng ly, Lâm trân trọng:

- Cám ơn Trời, Phật đã cho mình gặp lại Tánh, người bạn cứu tử của mình.

Hai người cạn ly, khà một tiếng Tánh nói:

- Từ nay xin anh bỏ đi hai chữ ‘’cứu tử’’, chiến hữu mũ nâu với nhau mà. Anh em mình còn sống và gặp nhau đây là quí hóa lắm rồi. Còn ai buồn nhớ đến tụi mình đâu. Tội nghiệp cho anh em đã nằm xuống.

Cầm chai rượu chồm qua rót cho Tánh, Lâm nói:

- Thôi bỏ qua chuyện đó đi, Tánh ơi! Cả đất nước và dân tộc còn bị người ta đem ra mua bán, có nghĩa gì đâu đời lính khốn nạn của tụi mình.

- Đồng ý! Dứt một trăm phần trăm luôn.

Đặt ly xuống Lâm nêu thắc mắc:

- Từ lúc xuất viện đến nay gần hai chục năm rồi, bạn sống ra sao kể cho mình nghe coi,

Mở chiếc nem chua cắn một miếng, Tánh kể:

- Mình cụt tay trái, nhưng còn một miểng B.40 nằm sau ót, thỉnh thoảng chạm vào thần kinh, sùi bọt mép té xuống như người bị kinh phong. Mình mang thêm chứng bịnh suyển vì những tháng ngày sống thiếu thốn, bụi bờ ở rừng Cà Tum.

Cha mẹ đã qua đời hết để lại cho mình năm công vườn trái cây ở Bình Dương sống rất thoải mái. Sau năm bảy mươi lăm, họ tịch thu vườn mình cấp cho một Huyện Ủy Viên và bắt buộc mình đi vùng Kinh Tế Mới Cà Tum ở Tây Ninh. Vì chỉ còn một tay, lao động thật khó khăn nên cuộc sống rất chật vật. Đốn tre, tầm vong mướn, vá xe đạp, bán thuốc lẻ... sống không nổi, mình quyết định về Sàigòn. Một tháng nay, đi lượm bọc nylon ở lề đường và moi các thùng rác công cộng, đêm ngủ ngoài mái hiên, chạy trốn nhiều lần vì bị công an bố ráp.

Rứt một khúc xương ống thảy cho con chó có bộ lông đen tuyền, hai đốm trắng ở mắt, đang nghếch mỏ lên chực hờ, Tánh tiếp:

- Sáng sớm mình thường ra thùng rác chung cư Minh Mạng vì có nhiều bao nylon thì gặp nó lẩn quẩn kiếm ăn. Mình lượm bọc, moi gặp xương, cá thịt thừa mình liệng xuống cho nó. Đến ngày thứ ba cảm kích sự đối xử, nên mình đi đâu nó lẽo đẽo theo sau. Tối ngủ nó nằm khoanh trong lòng mình, kể từ đó mình đối xử với nó là đôi bạn thân thích, giữa chợ người có nó mình cũng cảm thấy bớt lẻ loi. Lúc đầu mình đặt tên nó là ‘’Bụi Đời’’ tên hai chữ dài dòng quá nên mình gọi tắt là Đời, nó có vẻ hài lòng với tên mới nầy lắm.

Tánh búng tay miệng tróc... tróc.

- Đời! Đời! Đời!...

Thằng Đời, vì nó là đực, chồm lên ngoắc đuôi liên hồi, mừng rỡ.

Chỉ bức tranh lớn treo trên vách, khỏa thân nhìn từ phía sau lưng và nửa gương mặt nhìn ngang của thiếu nữ đẹp, thanh tú, lồng khung kính đàng hoàng, Tánh hỏi:

- Người mẫu trong tranh đẹp quá! Bạn vẽ ai và hồi nào vậy?

Hớp nửa ly rượu, mắt xa xôi, Lâm trả lời:

- Vẽ năm 1967, cô giáo Đoan Trang người yêu của mình. Cô ta đã chết rồi. Tối nay kể chuyện tình đời cho bạn nghe, giờ mình ‘’dzô’’ đi.

Rượu vào lời ra là những trận Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, 719 Hạ Lào... Thương tiếc, nhắc lên từng thằng bạn, em út gục ngã, xương phơi trắng hếu... Chẳng có mộ phần, nằm xuống đã lâu mà thư tình mấy lá vẫn còn gửi đến đơn vị.

Bưng một phần thức ăn để xuống cho thằng Đời, giọt rượu cuối cùng nốc cạn, Lâm và Tánh quay lăn ra ngủ. Đàn muỗi đói chén một bữa no nê, bay không nổi.

Mặt trời đã lên khỏi nóc phố bên kia đường, Lâm và Tánh mới thức dậy, đầu nhức như búa bổ vì nhản hiệu đã ghi Gò Đen chính gốc.

Tắm xong tỉnh rượu, hai bạn ngồi nhìn những giọt cà phê nâu sánh, lững lờ rơi xuống tách, cho đường vào, khuấy đều, hớp một ngụm, rít một hơi thuốc nhả khói sảng khoái. Lâm nói:

- Bắt đầu ngày mai, ông ra chỗ tôi ngồi bán, tôi thổi, vẽ bong bóng sẵn cho ông, thỉnh thoảng ra thăm sẽ làm thêm khi ông bán hết. Xong tôi về nhà sửa và họa hình thờ. Vụ họa hình nầy dễ ăn lắm! Tôi bày mặc thêm áo veston cho đàn ông, áo dài, đeo bông, dây chuyền cho đàn bà, khách hàng ai cũng hài lòng có người tặng thêm tiền vì qua nét bút của tôi hình người thân để thờ của họ đẹp và sang thấy rõ. Tâm lý chung ai cũng muốn cho mọi người biết ông bà, cha mẹ họ thuộc thành phần thế gia vọng tộc. Vả lại vẽ chân dung người sống bị sửa đi sửa lại còn bị chê khen đủ điều, Người chết thì không và họ hơn hẳn người sống không bao giờ khen chê, một sự yên lặng rất đáng trân trọng. Tiền bạc làm ra là của chung hai anh em mình. Anh thấy thế nào xin cho biết ý kiến?

Tánh cười vui vẻ:

- Lối hành xử của ông quá đẹp rồi còn gì! Không phải hai mà cả ba anh em, có cả thằng Đời nữa chứ!

Hai người bạn thi nhau nhả khói và cười ha hả. Tuần sau cũng trong buổi nhậu, khi rót rượu cho Lâm, Tánh nhắc:

- Tuần rồi ông hứa kể chuyện tình của ông cho tôi nghe. Đêm đó hai đứa quắc cần câu nên bữa nay kể cho tôi nghe đi ông.

- Hôm đó, tôi và mấy thằng bạn gồm Hữu, Đản, Luận, Chiêu Hà xuống nhà hai thằng bạn Hồ Văn Ẩn và Nguyễn Đồng Danh ở Bến Tre uống nước dừa cho đã. Khi phà Rạch Miểu rời bến Mỹ Tho ra giữa sông, Hữu chạy đến bá vai tôi chỉ:

- Ê! Lâm mầy thấy gái Bến Tre đẹp mê hồn chưa?!

Phía lan can bên kia mỏ phà, tôi nhìn thấy cô gái áo với tím thân hình thon đẹp, tóc dài bay bay trong gió, cặp kính trang nhã. Nhìn ngang gương mặt thật thanh tú, tôi thấy tâm hồn hội họa xôn xao trong lòng. Tôi mở cốp xe Lambretta, lấy cặp da có kẹp sẵn giấy ‘’rô ky’’ tôi hưng phấn phóng bút như ông đồ nho viết câu liễn ngày tết.

Phà chạy ngang cù lao Ông Đạo Dừa thì bức phác họa truyền thần người mẫu hồn nhiên áo tím cũng vừa xong. Tôi ký tên và cẩn thận ghi tên và địa chỉ rõ ràng của mình dưới góc cuối bức tranh. Vừa lên khỏi cổng phà, bước song song với cô gái tôi trao bức tranh cuộn tròn và nói:

- Cô đánh rơi cuộn giấy nầy, xin gửi trả lại cô.

Cô gái bỡ ngỡ cầm cuộn giấy. Khi Hữu rồ xe lướt ngang, tôi phóng lên. Chiếc Lambretta vọt nhanh, để lại đàng sau mình ánh mắt ngơ ngác, ngạc nhiên của người đẹp áo tím.

Hai tuần lễ sau, trong căn gác thần tiên, quanh năm ngát mùi chuối cau chín, tôi nhận được lá thư màu xanh.

Cai Lậy, ngày... tháng... năm...

Kính họa sĩ Lâm,

Lời nói đầu tiên là cám ơn ông về bức tranh phác họa chân dung tôi với đường nét đầy tính nghệ thuật độc đáo. Đồng thời tôi cũng xin xác nhận bức họa truyền thần nhìn nghiêng rất giống tôi, nhưng ở ngoài tôi không được đẹp như người trong tranh.

Một lần nữa, xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ tài năng của ông với góc độ và đường nét tuyệt vời, cùng cái nhìn thiện cảm đầy nghệ thuật của ông về tôi, một cô giáo dung dị ở một quận lỵ quê mùa.

Kính chúc ông sức khỏe và sáng tác thật nhiều, hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được nhìn ngắm những họa phẩm độc đáo của ông,

Kính,            

Võ Thị Đoan Trang

Tánh cắt ngang câu chuyện:

- Gần hai chục năm rồi, ông đọc thơ Đoan Trang không vấp chữ nào! Sao ông nhớ hay quá vậy. Còn cái đoạn ‘’trong căn gác thần tiên, ngát mùi chuối cau chín quanh năm’’ làm gì có mùi chuối cau chín quanh năm giữa thàng phố Sàigòn đầy bụi bậm nầy.

Lâm cười, gắp một hột gà xác chiên kèm theo cọng rau răm, và đưa cay nửa ly rượu thuốc, quơ quơ tay Lâm tiếp:

- Thơ của Đoan Trang còn giữ trong rương, đọc không biết bao nhiêu lần nên thuộc lòng. Còn mùi chuối cau chín quanh năm là như vầy: Hồi thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Gia Định, trước khi rời quê nhà Bến Tranh lên Sàigòn học, má mình có gửi một thùng giấy trong đó đựng một buồng cau dầy và cả trăm lá trầu vàng sà lẹt, lên biếu bà Sáu ở trong hẻm thuộc khu Vườn Chuối. Chiều tôi mới tìm được địa chỉ và thưa với bà rằng má mình có chút quà gởi biếu bà Sáu. Người bạn còn hồi tiểu học, ở cùng xóm thường hay nhảy nhà cò với má mình.

Bà Sáu cảm động nói rằng số cau trầu nầy quá ngon, bà ăn cả tháng chưa hết. Biết qua tình cảnh của mình bà Sáu nói căn nhà có căn gác khá rộng, bỏ trống. Nếu tôi đồng ý bà cho ở không. Từ phòng khách, bà Sáu đẩy cánh cửa ván. Trong buồng có cả trăm buồng chuối cau, lớp chín, lớp còn xanh treo lơ lửng cả phòng. Bà cho biết chuối cau bà quanh năm mua ở Cầu Ông Lãnh, mỗi ngày đem ra chợ xé từng nải, bán dần. Đi khum lưng bà Sáu đưa mình đến cầu thang nhỏ lên gác. Căn gác rộng khoảng ba thước dài trên năm thước, đầy bụi và dán nhện vì đã lâu ngày không người ở.

Tôi mừng vì có chỗ trọ, cho ở không lấy tiền đỡ gánh nặng cho mẹ tôi tảo tần quê nhà, trong khi bà Sáu mừng có tôi ở hủ hỉ, phòng những khi đau yếu trở trời, vì bà ở một mình không con cháu.

Cả xóm gọi bà Sáu trầu vì bà bỏm bẻm nhai trầu suốt ngày. Hôm nào có tiền, tôi ghé mấy tiệm ăn bình dân ở góc đường Cao Thắng - Phan Thanh Giản gần rạp chiếu bóng Đại Đồng ăn cơm dĩa. Cuối tháng bà già chưa gởi tiền tiếp tế kịp, chỉ cần một ổ bánh mì không, về nhà ăn với chuối cau thâm kim, da trổ đồi mồi vừa đụng vào đã nằm trong lòng tay. Da chuối mỏng như giấy, ruột vàng ươm, ngọt lịm, thơm phức thêm ly trà hoặc cà phê đá nữa, cuộc đời nầy đẹp quá đi thôi! Mấy năm trên căn gác nầy có tiền hoặc không đều vui vẻ thoải mái như nhau và lắm bạn bè lui tới.

Có một khế ước không văn tự, chẳng thốt thành lời, những buồng chuối chín nào đem ra chợ đôi ba ngày chưa bán hết, da trổ đồi mồi bà Sáu đem về treo góc riêng như thầm bảo ‘’Phần của tụi bây đó’’.

Hôm nào có đứa nhận được tiền tiếp tế đều không quên mua trầu cau biếu bà Sáu, bà nhận với đôi mắt hấp hái cảm động. Thời gian qua đi êm đềm trên tổ ấm, tình bè bạn, sực nức mùi chuối cau chín và tình thương của bà Sáu trầu. Tuổi mới lớn, tiền xài biết bao nhiêu cho đủ, đứa nào cũng cầm đồng hồ, dây chuyền cà rá đôi khi cả xe đạp nữa nhưng đố ai biết! Đứa nào ra đường cũng ăn mặc bảnh bao.Liên đoàn 1 BĐQ tại Lào, 1971 (Lam Sơn 719)

Cuối năm đầu tháng chạp, chúng tôi gần chục đứa hợp nhau lại, ngày đêm cắt giấy, dán bao thơ, dùng sơn dầu vẽ hình hoa pensée, mimosa, nhà thờ Đức Bà... Làm thiệp Noel và chúc Tết. Học Mỹ Nghệ nên thiệp chúng tôi làm ra bỏ các sạp, bán số lượng lớn. Khách hàng mua nhiều nhất là các nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng...

Cuối năm bán thiệp được số tiền kha khá, chúng tôi đến tiệm cầm đồ, chuộc tất cả đồ cầm về nhà ăn Tết khỏi bị gia đình la mắng. Chúng tôi không quên mua xấp vải biếu bà Sáu may áo dài mới mặc đi lễ và xin xăm ngày Tết ở Lăng Ông. Còn bao nhiêu chúng tôi làm tiệc ở nhà hàng một đêm huy hoàng, xả láng trước khi về quê sớm ăn Tết với gia đình. Sang năm sau, điệp khúc con đường xưa anh đi... đến tiệm cầm đồ tái diễn.

Có một lần bà Sáu trầu giận xanh mặt, khi tình cờ về nhà bắt gặp tụi tui cả chục đứa, cả trai lẫn gái đang thưởng thức bánh mì, chuối cau, cà phê đá, và ca hát tưng bừng. Bà Sáu lớn tiếng:

- Cha mẹ dưới quê cực khổ, chắt mót từng đồng từng cắc để tụi bay lên đây ăn học chứ đâu phải tề tụ, cặp kè trai gái, đờn ca xướng hát!

Bạn bè xuống thang, lấm lét tản hàng. Bà Sáu trầu hầm hầm bảo tôi cùng bà khiêng cầu thang lại gần khung sắt cửa sổ, dùng lòi tói quấn ngang khóa lại, lấy tay quệt cổ trầu bà lẩm bẩm:

- Thử hỏi coi con nhỏ nào dám trèo được lên gác õng ẹo với tụi bây nữa cho biết.

Bây giờ trở lại chuyện cô giáo Đoan Trang, phụ trách môn Việt Văn của trường trung học công lập Cai Lậy, quê xã Quới Sơn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Thư đi qua lại gần nửa năm, tôi có đến trường thăm Trang một lần và chúng tôi yêu nhau.

Sáng thứ bảy từ Sàigòn xuống, Đoan Trang từ Cai Lậy về, gặp nhau ở ngã ba Trung Lương. Hôm nào còn sớm, chúng tôi đi xem ciné ở rạp Định Tường. Sau đó tôi đưa Đoan Trang ra phà Rạch Miễu về Quới Sơn thăm nhà, tôi trở về Sàigòn. Có khi tôi cùng xuống phà đưa Đoan Trang qua bến Tân Thạch và có khi Đoan Trang đưa tôi lại bến Mỹ Tho. Chiếc phà trở thành con đò tình đưa đón hai kẻ tình si, không muốn rời xa.

Giáng Sinh năm đó Đoan Trang lên Sàigòn thăm tôi. Được thông báo, bạn bè tản hàng hết. Tôi bắt Đoan Trang đứng lên hai vai, định đứng dậy đỡ em trèo lên gác, bà Sáu trầu mở cửa hông nhìn thấy, bà phán một câu mà mãi tới bây giờ tôi còn nhớ:

- Mồ tổ nó! Giấu cây thang để đám con gái không tới, cho tụi nó có thời giờ học hành! Đàng nầy nó thế cây thang đội trên đầu, cô kia bước xuống.

Tôi và Trang sượng sùng đứng tựa vào nhau, bà đưa chìa khóa để tôi mở cây thang bắc lại chỗ cũ. Biết Trang là cô giáo bà nói:

- Làm cô giáo phải đi đứng đàng hoàng.

Bà Sáu trầu vui vẻ mời tôi và Trang ăn gà quay mừng Giáng Sinh sớm. Bà nói đồ ăn ngon “không có tụi bây tao ăn một mình không ngon.”

Đêm đó, Trang mặc mini-jupe màu hồng thân hình cân đối với cặp đùi đẹp. Bạn bè tôi suýt soa, tôi ngẩng mặt và hãnh diện về nhan sắc người tình. Chúng tôi dự tiệc ở nhà người bạn đường Cống Quỳnh, khiêu vũ đã đời và các nàng không buồn hỏi ‘’Đêm nay ai đưa em về’’. Đặc biệt đêm hôm đó trời se lạnh, trên đường khuya đếm bước thằng nào cũng ga lăng cởi áo vest choàng cho bạn gái. Bây giờ ngồi nhớ lại đêm đó ‘’romantic’’ làm sao! ‘’Sàigòn đẹp lắm! Sàigòn ơi!’’ Chúng tôi về nhà và nửa khuya chúng tôi hiên ngang bước từng bậc thang lên gác. Đêm đó chúng tôi quấn bên nhau không cần biết ‘’Gác lạnh về khuya’’ có ‘’cơn gió lùa’’ hay không? Chúng tôi quên hết ‘’bỏ trời đất bơ vơ’’ mê say cuốn quít ‘’lùa’’ nhau suốt đêm. Hôm sau dìu nhau xuống thang Trang đã để lại đời con gái trên căn gác nồng nàn, sực nức mùi chuối cau chín. Sau đó Trang còn lên thăm tôi mấy lần và bức tranh nầy Trang làm người mẫu khỏa thân cho tôi vẽ.

Chúng tôi định năm sau mãn khóa học sẽ cưới nhau, nhưng Trang đã chết trên chuyến xe sớm từ nhà ra phà sang Mỹ Tho vì xe cán phải mìn do Cộng Sản gài. Mười mấy người trên xe không ai sống sót cả. Khúc lộ nầy năm 1960, VC đã chặt đầu trưởng ấp, những người bị chụp mũ làm gián điệp, bỏ vào thúng đặt ở giữa đường! Khách bộ hành khiếp đảm.

Cả tuần sau tôi mới hay hung tin, xuống thăm và rơi nước mắt bên mộ Trang. Tôi bỏ trường và tình nguyện vào Thủ Đức. Qua giai đoạn một, tôi có danh sách về Tổng Cục CTCT. Từ chối, tôi chọn binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân. Cái chết của Trang đã dạy cho mình biết thế nào là căm thù.

Kiếp lính Mũ Nâu của tụi mình thì anh biết quá rồi. Đêm nay, Lâm và Tánh làm mồi cho đàn muỗi đói sau khi cưa đứt một lít rượu thuốc Cây Lý.

Hôm nào nước kém, mùi bùn của con rạch bốc lên hòa với mùi ván thông khiến Tánh lên cơn suyển, mặt tái mét, thức suốt đêm, lưng tựa vào vách và thở bằng miệng. Sáng ra thường thấy xác chuột cống xù, mình đầy ghẻ lở, nằm chết rải rác bên ngoài vách garage! Nạn nhân của thằng Đời bỏ công ngồi rình suốt đêm.

Hai năm êm đềm trôi qua trong tình chiến hữu thắm thiết giữa Lâm và Tánh: “khi xỉn rượu, lúc cà phê, sáng xem chuột chết, tối chờ cơn hen.”

Bong bóng bán hoài ít người mua dù Tánh di chuyển nơi bán nhiều lần, bù lại Lâm họa hình thờ rất đắt, có hẹn suốt tháng do khách hàng quảng cáo và giới thiệu.

Sáng nay đi bán ở dốc cầu Ba Cẳng chợ Kim Biên, Tánh gặp lại người cậu ruột thứ ba đã mất liên lạc từ đầu năm 1975 đến nay. Tánh dẫn cậu Ba về giới thiệu với Lâm. Bên mâm cơm cậu Ba cho biết hiện ở quận Sông Ông Đốc (vùng Cà Mau), đi vùng kinh tế mới bảy năm, khai khẩn được một vuông đất ba mẫu ruộng và trồng được chuối chung quanh bờ vào thời điểm có huê lợi. Mợ vừa mất một năm, cậu ở một mình không con cái. Cậu gần bảy mươi tuổi rồi, không biết theo ông bà ngày nào. Gặp lại Tánh cậu mừng lắm, muốn Tánh về Cà Mau sống. Ba mẫu đất và căn nhà để lại cho Tánh hưởng khi cậu qua đời. Vả lại ngày xưa Tánh dạy học, về dưới chỉ dạy cho con em cả ấp, gồm gia đình quân đội, hành chánh chế độ cũ bị bắt đi vùng kinh tế mới chịu dốt vì chính quyền không mở trường học.

Tuần sau cậu lại trở lên năn nỉ Tánh nhiệt tình, xin đừng bỏ cậu tuổi già một mình. Tánh xin phép Lâm về ở thử với cậu, đổi vùng coi có hết bịnh suyễn không? Tánh không bao giờ quên bỏ Lâm đâu.

Tánh đi rồi, Lâm đêm đêm trằn trọc một mình, vừa mới chợp mắt lại giật mình vì tiếng cắn nhau chí chóe ở ngoài sân. Lũ chuột lộng hành vì Tánh đi mang cả thằng Đời theo.

Tánh đi trên một tháng có người mang đến cho Lâm một bao khô cá sặt bổi, to bằng bàn tay xếp, một đặc sản sản xuất rất nhiều ở vùng Cà Mau, nhứt là vùng Hòn Đá Bạc và một bức thư. Tánh vội vàng xé bức thư ra coi:

Cà mau, ngày... tháng... năm...

Lâm thương mến!

Mình về đây hơn tháng mới có tin cho bạn đây. Báo cho bạn mừng về đây thay đổi không khí mình đã dứt cơn suyễn, mập ra và đêm về ngủ thật ngon. Thằng Đời xuất sắc tung hoành một cõi, ngày nào cũng mang chuột, rắn và cá lóc về nhà. Riêng túi khô cá sặt bổi là sản phẩm thả lưới của mình, ướp lạt vừa ăn, trộn với dĩa dưa leo hay xoài sống nhậu hết sẩy.

Mình bắt đầu tổ chức hai lớp học cho hai trình độ về Toán và Anh văn, thấy đám nhỏ bị dốt nát do chính quyền ‘’đỉnh cao trí tuệ’’ phân biệt đối xử, mình thấy có bổn phận với tụi nhỏ. Mình là thương binh, chứ không phải phế binh.

Mùa nầy nước nổi, lớp học của mình trên địa cầu nầy không có quốc gia nào có. Thầy giáo và bảng đen dựng trên hàng ba nhà sàn, học trò chống sào ngồi trên xuồng, tập kê lên tấm ván thầy trò say mê dạy và học trên làn nước nhấp nhô m. mỗi lần có ghe gắn máy đuôi tôm chạy ngang. Phụ huynh thương quí mình vô cùng. Bao giờ có dịp về Sàigòn sẽ tả cho bạn rõ về lớp học vùng nước nổi độc đáo nầy.

Xa bạn tôi buồn lắm! Thời gian tới sắp xếp thế nào cho ổn để hai anh em mình nương tựa nhau đi suốt cuộc đời thê lương nầy.

Nhớ nhậu giùm mình một ly. Ít dòng thăm và chúc bạn dồi dào sức khỏe và thân tâm an lạc.

Nhớ bạn nhiều.

Lê ngọc Tánh

Lâm xếp thư, ngồi thừ người yên lặng không biết bao lâu, rượu đế Gò Đen không biết lóng rày sao nhạt phèo. Lâm bất chợt nghiệm ra rằng: ‘’Kẻ thực sự nghèo là kẻ không tiền và không cả bạn bè’’.

Trong xóm mỗi khi có người về Sàigòn, Tánh đều nhờ mang quà đến cho Lâm, khi lít mật ong, lúc bầu rượu trắng ngâm bìm bịp, khô cá trê... Lâm gửi báo, sách dịch của các tác giả Nobel cho Tánh.

Mới đó Tánh và Lâm xa nhau gần một năm rồi. Cơn gió bấc mang theo cái se lạnh vào thành phố. Nhớ bạn quá, tết này Lâm quyết định xuống Cà Mau thăm Tánh một chuyến. Túi quà nặng trĩu gồm cà phê, sữa, thuốc lá, mấy hộp phó mát Đầu Bò, hai chai Mai Quế Lộ và mấy tờ báo Xuân khổ lớn.

Xuống bến xe tỉnh, Lâm ra bến đò, tác ráng chạy băng băng trên sông Ông Đốc, xóm Hòn Đá Bạc một giờ sau đến xã Khánh Hưng, nói tên cậu Ba của Tánh có người biết.

Đò ghé. Lâm bước lên bờ, qua cây cầu ván là nhà của cậu Tánh. Trước sân mấy chục cây sào còn cắm trong nước, thân dù bị bóc vỏ nhưng vẫn ngoi lên. Lâm xách túi lên mấy bậc thang, cậu Ba chạy ra mừng rỡ và bật khóc:

- Lâm ơi! Thằng Tánh đã chết hơn nửa tháng nay rồi!

Lâm sững sờ, hình Tánh trên bàn thờ, bình hoa, bát nhang. Tánh chết thật rồi!

Cậu Ba cho biết hôm đó, cậu Ba bơi xuồng đi dự đám giỗ xóm trên, tối về thấy nhà cửa tối thui, không đèn đuốc gì cả. Ra sân nước thấy Tánh té, nằm úp mặt xuống đám bông súng chìm xuống nước. Tánh đã chết từ lâu, do miểng hỏa tiễn còn trong xương cổ, chạm thần kinh. Tánh bị co giật té xuống nước bất tỉnh ngộp thở chết luôn.

Lâm nhờ cậu Ba chống xuồng ra thăm mộ Tánh. Nằm trên gò đất chung quanh nước lé đé, Lâm đốt nhang và quì lạy Tánh, người đã cứu sống mình ở chiến trường Hạ Lào, giờ đã nằm yên trong lòng đất ngấm nước.

Cạnh mộ Tánh, có nấm đất nhỏ bằng cái thúng. Cậu Ba cho biết, sau khi chôn cất Tánh rồi, cả tuần không thấy con Đời đâu? Mấy ngày sau ra thăm mộ thấy con Đời nằm chết bên mộ Tánh. Cậu chôn kế bên luôn cho ấm như khi còn sống, nó thường nằm ngủ đêm trong lòng Tánh! Một người một vật sưởi ấm cho nhau.

Lâm đứng bên mộ Tánh thì thầm:

- Thằng Đời trung nghĩa theo nằm cạnh bạn cũng đủ lắm rồi. Con người không ai làm được như thằng Đời đâu, Tánh ơi!

Lâm bước xuống. cậu Ba chống sào xuồng lướt êm. Mặt trời rụng khuất sau khu rừng tràm bạt ngàn, mặt nước tranh tối tranh sáng, lóng lánh như thủy ngân.

Lâm ngồi trước mũi xuồng gục đầu khóc thành tiếng. Cậu Ba kéo vội chéo khăn rằn lên lau nước mắt. Chẳng ai nói với nhau một lời nào.

Tiếng vạc bắt đầu đi ăn đêm, tiếng cúm núm rộ lên khẽ khàng, tiếng quốc kêu ai oán hòa cùng tiếng muỗi như sáo thổi. Tất cả đưa rừng vào tối.

Ghi chú:

Có trích dẫn ‘’Trận hạ Lào 1971’’ của Phạm Huấn.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso35.htm

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài Post Cuối Ngày: Thăm Bạn - Tường Lam

Tiểu đoàn 39 và 21 BĐQ đều là những đơn vị đầu tiên được trực thăng vận xuống Hạ Lào. Khu vực hành quân của những đơn vị ‘’Cọp Rừng Mũ Nâu’’ nầy tại vùng núi cao ở cực Bắc quốc lộ 9 trên 15 cây số


Tường Lam  


Như mọi ngày, Lâm dựa chiếc xe đạp có đèo theo bình gaz vào trụ cement, bắt đầu mở vòi thổi bong bóng. Những chiếc bong bóng đủ màu được buộc vào tay cầm xe đạp bằng sợi dây dài độ một thước, lơ lửng, lay động, xôn xao trong cơn gió mát sớm mai.

Thổi xong độ ba chục cái, Lâm lấy cọ và mấy hộp sơn đủ màu, sắp sẵn trong cái rổ nylon vuông vức, màu xanh đã khờn. Ba năm theo học ở trường Mỹ Nghệ Gia Định đã giúp Lâm sống đắp đổi qua ngày được, dù với thân thể và nội tạng tàn phế 75% theo giám định của Cục Quân Y thời VNCH.

Hôm nay Tâm thật vui và phấn khởi vì tình cờ ngày hôm qua cũng tại công viên nầy Tâm gặp lại Tánh, người bạn chiến đấu - còn hơn thế nữa gặp lại người ơn cứu tử của mình trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào năm 1971.

Trận thử lửa đầu tiên xảy ra giữa Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân và hai trung đoàn CS Bắc Việt.

Tiểu đoàn 39 và 21 BĐQ đều là những đơn vị đầu tiên được trực thăng vận xuống Hạ Lào. Khu vực hành quân của những đơn vị ‘’Cọp Rừng Mũ Nâu’’ nầy tại vùng núi cao ở cực Bắc quốc lộ 9 trên 15 cây số.Một đơn vị đang chờ trực thăng vận từ Khe Sanh sang Lào khi bắt đầu chiến dịch Lam Sơn 719, năm 1971

Lâm thuộc Tiểu đoàn 39 BĐQ, còn được gọi là ‘’Ranger North’’ vị trí xa nhứt ở phía Bắc quốc lộ 9, đơn vị thiện chiến trên chiến trường Quân Khu I từ nhiều năm, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Bồng Sơn...

Ngay khi các trực thăng của Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ thả xuống khu vực ấn định, các đại đội bung ra hoạt động, lục soát, tổ chức các tiền đồn và đào hầm, thiết trí hệ thống phòng thủ.

Trời chưa sáng, Cộng quân pháo như mưa vào toàn khu vực chiếm đóng, kể cả các chốt tiền đồn và cuộc tấn công biển người của Cộng quân bắt đầu. Nhờ hầm hố cá nhân có nắp che đầu, hệ thống mìn claymore, lựu đạn gài cùng trái sáng, Lâm chỉ huy các chốt chống trả mãnh liệt. Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của Pháo Binh, sau bốn giờ tấn công, Cộng quân rút lui để lại ngoài hàng rào trên trăm xác chết. Trời sáng các phản lực cơ và Cobra trút bom và hỏa tiễn xuống đầu địch, gần hai trăm xác địch nằm la liệt trên trận địa, hàng trăm vũ khí bị tịch thu.

Địch rút chạy về các cao điểm, hang núi và pháo kích dữ dội vào vị trí đóng quân, sân bay trực thăng dã chiến, các phi công trực thăng Mỹ không thể hạ cánh để tải thương, tiếp tế đành quay về căn cứ Khe Sanh.

Nhưng chỉ mấy phút sau đó, một chiếc quay lại đáp thật lẹ, các chiến sĩ BĐQ hối hả khiêng thương binh lên trực thăng dù địch pháo kích như mưa. Chiếc trực thăng vừa cất khỏi mặt đất, một trái đạn súng cối 82 ly rớt nổ ngay trước đầu trực thăng, phi công bị thương và trực thăng chúi đầu xuống đất. Phi hành đoàn được một trực thăng cảm tử cứu thoát. Riêng chuyên viên cứu thương Fujii, một quân nhân Mỹ gốc Nhật cũng bị thương và kẹt lại với các thương binh BĐQ, đã trở thành nhân chứng sống trong trận đánh để đời của đơn vị Mũ Nâu anh hùng nầy.

Sau nhiều giờ cầm cự và chiến đấu với nhiều đợt xung phong biển người của địch, các tiền đồn của tiểu đoàn bị bứt hết, chỉ có một số ít quân nhân trong đó có Lâm bị thương ở bả vai phải vì miểng đại bác 37 ly, lui về vị trí của Bộ Chỉ Huy. Đơn vị gần hết đạn không tiếp tế được vì phòng không địch đan kín bầu trời. Những người lính BĐQ trên bước đường cùng, sa cơ, thất thế đã phải lật từng xác đồng đội và kẻ thù để lấy súng đạn sử dụng cho đến khi địch tràn ngập tới sát hầm chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng đành thúc thủ và cho lệnh rút lui. Những thương binh nặng không di chuyển được, những người hy sinh đều bị bỏ lại trận địa.

Sau ba ngày đêm giao tranh đẫm máu. Thật là một cảnh tượng hãi hùng chưa từng thấy, hàng trăm xác địch nằm la liệt khắp nơi, chồng chất lên nhau. Những đốm lửa của bom napal còn cháy âm ỉ. Những mảnh rocket, súng cối văng tứ tung. Tiếng kêu gào thảm thiết của người còn sống ngoắc ngoải hơi tàn, giống địa ngục trần gian.

Và một pha nghẹt thở, tưởng rằng chỉ có thể xảy ra trên màn bạc. Khi tổ súng nặng đầu tiên của địch lọt vào hàng rào phòng thủ cuối cùng, chạy đặt khẩu thượng liên trên nấp hầm của bộ chỉ huy tiểu đoàn thì hai người, hạ sĩ Thành và binh nhứt Dũng, đã nhào ngay tới họng súng cuả địch ném lựu đạn. Xác họ tung lên cùng xác địch khi hai tiếng nổ kinh hoàng của lựu đạn quyết tử vang lên.

Trên đường rút lui, khoảng hai cây số về phía căn cứ Tiểu Đoàn 21, Lâm bị thương lần thứ hai với miểng đạn pháo kích ghim vào bụng, ruột lòi ra ngoài. Mọi người mệt lả, thiểu não như xác chết biết đi. Lâm ra lệnh cho người âm thoại viên chạy đi, để hết mấy quả lựu đạn lại cho anh. Địch đang đuổi phía sau. Tiếng hô xung phong vang trời. Lâm nhét ruột vào, cởi áo buộc ngang bụng, đôi chân tê liệt không bước đi được. Với mấy quả lựu đạn nầy Lâm cũng đổi mạng được vài tên địch. Một sĩ quan thuộc binh chủng mũ nâu phải biết chọn cái chết hào hùng như thế. Miệng khô đắng, trước mắt một màu đỏ thẫm như máu, Lâm gục xuống bất tỉnh.

Một tuần sau, Lâm tỉnh dậy trong phòng hồi sinh của bệnh viện Cộng Hòa. Người đầu tiên Lâm nhìn thấy là chuẩn úy Tánh, cụt tay trái, đưa tay còn lại bắt tay Lâm, mỉm cười nói:

- Mừng huynh trưởng đã tỉnh.

Qua lời kể Tánh cho biết rằng mình đã bị thương mất tay trái vì đại liên địch tiện đứt. Chạy ngang thấy Lâm nằm bất tỉnh, Tánh rút chốt mấy quả lựu đạn của Lâm ném về phía địch, xốc Lâm lên vai chạy dưới làn mưa đạn được một đoạn khá xa. Kiệt sức vì đói, mệt và máu ở cánh tay ra nhiều quá, Tánh khuỵu xuống nhưng vẫn còn cõng Lâm trên lưng. May mắn họ được trực thăng cũng vừa đáp xuống bốc hai người về căn cứ Khe Sanh, sau đó chuyển về đây.

Nghe xong Lâm ứa nước mắt siết chặt tay Tánh:

- Cám ơn bạn đã cứu sống tôi.

Ngày cơn hồng thủy 30 tháng 4 năm 1975 phủ ập lên đầu toàn thể hai mươi bảy triệu dân miền Nam. Họ chiụ tù đày, tan nhà, nát cửa, nước mắt chan lên bát cơm độn bo bo trên vùng kinh tế mới.

Lâm bám Sàigòn làm đủ nghề, buôn bán lề đường, đánh bóng bàn ghế xưởng mộc, vá xe đạp, và sau cùng bán bong bóng có vẽ hình. Thỉnh thoảng có người mướn Lâm vẽ chân dung hoặc họa hình người chết để thờ.

May mắn đến với Lâm khi được nhờ vẽ chơn dung của cô vợ bao của một đại thương gia. Suốt tuần lễ ngồi làm mẫu cho Lâm, thông cảm cảnh đầu đường xó chợ, cô đề nghị với ông chồng bao cho Lâm ở trong garage bỏ trống đồng thời làm người giữ nhà khỏi trả tiền. Đại thương gia đồng ý một phần vì bức tranh truyền thần quá đẹp.

Hôm nay về sớm, Lâm đã mang về một lít đế Bình Điền nguyên chất, một túi thịt phá lấu, một chục nem chua, một gói xôi lớn trộn mỡ hành, đãi bạn.

Lâm cuốn chiếu, trải tờ báo lên sạp gỗ làm bàn ăn, dọn chén đũa và bày thức ăn ra dĩa. Rót rượu hai người cụng ly, Lâm trân trọng:

- Cám ơn Trời, Phật đã cho mình gặp lại Tánh, người bạn cứu tử của mình.

Hai người cạn ly, khà một tiếng Tánh nói:

- Từ nay xin anh bỏ đi hai chữ ‘’cứu tử’’, chiến hữu mũ nâu với nhau mà. Anh em mình còn sống và gặp nhau đây là quí hóa lắm rồi. Còn ai buồn nhớ đến tụi mình đâu. Tội nghiệp cho anh em đã nằm xuống.

Cầm chai rượu chồm qua rót cho Tánh, Lâm nói:

- Thôi bỏ qua chuyện đó đi, Tánh ơi! Cả đất nước và dân tộc còn bị người ta đem ra mua bán, có nghĩa gì đâu đời lính khốn nạn của tụi mình.

- Đồng ý! Dứt một trăm phần trăm luôn.

Đặt ly xuống Lâm nêu thắc mắc:

- Từ lúc xuất viện đến nay gần hai chục năm rồi, bạn sống ra sao kể cho mình nghe coi,

Mở chiếc nem chua cắn một miếng, Tánh kể:

- Mình cụt tay trái, nhưng còn một miểng B.40 nằm sau ót, thỉnh thoảng chạm vào thần kinh, sùi bọt mép té xuống như người bị kinh phong. Mình mang thêm chứng bịnh suyển vì những tháng ngày sống thiếu thốn, bụi bờ ở rừng Cà Tum.

Cha mẹ đã qua đời hết để lại cho mình năm công vườn trái cây ở Bình Dương sống rất thoải mái. Sau năm bảy mươi lăm, họ tịch thu vườn mình cấp cho một Huyện Ủy Viên và bắt buộc mình đi vùng Kinh Tế Mới Cà Tum ở Tây Ninh. Vì chỉ còn một tay, lao động thật khó khăn nên cuộc sống rất chật vật. Đốn tre, tầm vong mướn, vá xe đạp, bán thuốc lẻ... sống không nổi, mình quyết định về Sàigòn. Một tháng nay, đi lượm bọc nylon ở lề đường và moi các thùng rác công cộng, đêm ngủ ngoài mái hiên, chạy trốn nhiều lần vì bị công an bố ráp.

Rứt một khúc xương ống thảy cho con chó có bộ lông đen tuyền, hai đốm trắng ở mắt, đang nghếch mỏ lên chực hờ, Tánh tiếp:

- Sáng sớm mình thường ra thùng rác chung cư Minh Mạng vì có nhiều bao nylon thì gặp nó lẩn quẩn kiếm ăn. Mình lượm bọc, moi gặp xương, cá thịt thừa mình liệng xuống cho nó. Đến ngày thứ ba cảm kích sự đối xử, nên mình đi đâu nó lẽo đẽo theo sau. Tối ngủ nó nằm khoanh trong lòng mình, kể từ đó mình đối xử với nó là đôi bạn thân thích, giữa chợ người có nó mình cũng cảm thấy bớt lẻ loi. Lúc đầu mình đặt tên nó là ‘’Bụi Đời’’ tên hai chữ dài dòng quá nên mình gọi tắt là Đời, nó có vẻ hài lòng với tên mới nầy lắm.

Tánh búng tay miệng tróc... tróc.

- Đời! Đời! Đời!...

Thằng Đời, vì nó là đực, chồm lên ngoắc đuôi liên hồi, mừng rỡ.

Chỉ bức tranh lớn treo trên vách, khỏa thân nhìn từ phía sau lưng và nửa gương mặt nhìn ngang của thiếu nữ đẹp, thanh tú, lồng khung kính đàng hoàng, Tánh hỏi:

- Người mẫu trong tranh đẹp quá! Bạn vẽ ai và hồi nào vậy?

Hớp nửa ly rượu, mắt xa xôi, Lâm trả lời:

- Vẽ năm 1967, cô giáo Đoan Trang người yêu của mình. Cô ta đã chết rồi. Tối nay kể chuyện tình đời cho bạn nghe, giờ mình ‘’dzô’’ đi.

Rượu vào lời ra là những trận Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, 719 Hạ Lào... Thương tiếc, nhắc lên từng thằng bạn, em út gục ngã, xương phơi trắng hếu... Chẳng có mộ phần, nằm xuống đã lâu mà thư tình mấy lá vẫn còn gửi đến đơn vị.

Bưng một phần thức ăn để xuống cho thằng Đời, giọt rượu cuối cùng nốc cạn, Lâm và Tánh quay lăn ra ngủ. Đàn muỗi đói chén một bữa no nê, bay không nổi.

Mặt trời đã lên khỏi nóc phố bên kia đường, Lâm và Tánh mới thức dậy, đầu nhức như búa bổ vì nhản hiệu đã ghi Gò Đen chính gốc.

Tắm xong tỉnh rượu, hai bạn ngồi nhìn những giọt cà phê nâu sánh, lững lờ rơi xuống tách, cho đường vào, khuấy đều, hớp một ngụm, rít một hơi thuốc nhả khói sảng khoái. Lâm nói:

- Bắt đầu ngày mai, ông ra chỗ tôi ngồi bán, tôi thổi, vẽ bong bóng sẵn cho ông, thỉnh thoảng ra thăm sẽ làm thêm khi ông bán hết. Xong tôi về nhà sửa và họa hình thờ. Vụ họa hình nầy dễ ăn lắm! Tôi bày mặc thêm áo veston cho đàn ông, áo dài, đeo bông, dây chuyền cho đàn bà, khách hàng ai cũng hài lòng có người tặng thêm tiền vì qua nét bút của tôi hình người thân để thờ của họ đẹp và sang thấy rõ. Tâm lý chung ai cũng muốn cho mọi người biết ông bà, cha mẹ họ thuộc thành phần thế gia vọng tộc. Vả lại vẽ chân dung người sống bị sửa đi sửa lại còn bị chê khen đủ điều, Người chết thì không và họ hơn hẳn người sống không bao giờ khen chê, một sự yên lặng rất đáng trân trọng. Tiền bạc làm ra là của chung hai anh em mình. Anh thấy thế nào xin cho biết ý kiến?

Tánh cười vui vẻ:

- Lối hành xử của ông quá đẹp rồi còn gì! Không phải hai mà cả ba anh em, có cả thằng Đời nữa chứ!

Hai người bạn thi nhau nhả khói và cười ha hả. Tuần sau cũng trong buổi nhậu, khi rót rượu cho Lâm, Tánh nhắc:

- Tuần rồi ông hứa kể chuyện tình của ông cho tôi nghe. Đêm đó hai đứa quắc cần câu nên bữa nay kể cho tôi nghe đi ông.

- Hôm đó, tôi và mấy thằng bạn gồm Hữu, Đản, Luận, Chiêu Hà xuống nhà hai thằng bạn Hồ Văn Ẩn và Nguyễn Đồng Danh ở Bến Tre uống nước dừa cho đã. Khi phà Rạch Miểu rời bến Mỹ Tho ra giữa sông, Hữu chạy đến bá vai tôi chỉ:

- Ê! Lâm mầy thấy gái Bến Tre đẹp mê hồn chưa?!

Phía lan can bên kia mỏ phà, tôi nhìn thấy cô gái áo với tím thân hình thon đẹp, tóc dài bay bay trong gió, cặp kính trang nhã. Nhìn ngang gương mặt thật thanh tú, tôi thấy tâm hồn hội họa xôn xao trong lòng. Tôi mở cốp xe Lambretta, lấy cặp da có kẹp sẵn giấy ‘’rô ky’’ tôi hưng phấn phóng bút như ông đồ nho viết câu liễn ngày tết.

Phà chạy ngang cù lao Ông Đạo Dừa thì bức phác họa truyền thần người mẫu hồn nhiên áo tím cũng vừa xong. Tôi ký tên và cẩn thận ghi tên và địa chỉ rõ ràng của mình dưới góc cuối bức tranh. Vừa lên khỏi cổng phà, bước song song với cô gái tôi trao bức tranh cuộn tròn và nói:

- Cô đánh rơi cuộn giấy nầy, xin gửi trả lại cô.

Cô gái bỡ ngỡ cầm cuộn giấy. Khi Hữu rồ xe lướt ngang, tôi phóng lên. Chiếc Lambretta vọt nhanh, để lại đàng sau mình ánh mắt ngơ ngác, ngạc nhiên của người đẹp áo tím.

Hai tuần lễ sau, trong căn gác thần tiên, quanh năm ngát mùi chuối cau chín, tôi nhận được lá thư màu xanh.

Cai Lậy, ngày... tháng... năm...

Kính họa sĩ Lâm,

Lời nói đầu tiên là cám ơn ông về bức tranh phác họa chân dung tôi với đường nét đầy tính nghệ thuật độc đáo. Đồng thời tôi cũng xin xác nhận bức họa truyền thần nhìn nghiêng rất giống tôi, nhưng ở ngoài tôi không được đẹp như người trong tranh.

Một lần nữa, xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ tài năng của ông với góc độ và đường nét tuyệt vời, cùng cái nhìn thiện cảm đầy nghệ thuật của ông về tôi, một cô giáo dung dị ở một quận lỵ quê mùa.

Kính chúc ông sức khỏe và sáng tác thật nhiều, hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được nhìn ngắm những họa phẩm độc đáo của ông,

Kính,            

Võ Thị Đoan Trang

Tánh cắt ngang câu chuyện:

- Gần hai chục năm rồi, ông đọc thơ Đoan Trang không vấp chữ nào! Sao ông nhớ hay quá vậy. Còn cái đoạn ‘’trong căn gác thần tiên, ngát mùi chuối cau chín quanh năm’’ làm gì có mùi chuối cau chín quanh năm giữa thàng phố Sàigòn đầy bụi bậm nầy.

Lâm cười, gắp một hột gà xác chiên kèm theo cọng rau răm, và đưa cay nửa ly rượu thuốc, quơ quơ tay Lâm tiếp:

- Thơ của Đoan Trang còn giữ trong rương, đọc không biết bao nhiêu lần nên thuộc lòng. Còn mùi chuối cau chín quanh năm là như vầy: Hồi thi đậu vào trường Mỹ Nghệ Gia Định, trước khi rời quê nhà Bến Tranh lên Sàigòn học, má mình có gửi một thùng giấy trong đó đựng một buồng cau dầy và cả trăm lá trầu vàng sà lẹt, lên biếu bà Sáu ở trong hẻm thuộc khu Vườn Chuối. Chiều tôi mới tìm được địa chỉ và thưa với bà rằng má mình có chút quà gởi biếu bà Sáu. Người bạn còn hồi tiểu học, ở cùng xóm thường hay nhảy nhà cò với má mình.

Bà Sáu cảm động nói rằng số cau trầu nầy quá ngon, bà ăn cả tháng chưa hết. Biết qua tình cảnh của mình bà Sáu nói căn nhà có căn gác khá rộng, bỏ trống. Nếu tôi đồng ý bà cho ở không. Từ phòng khách, bà Sáu đẩy cánh cửa ván. Trong buồng có cả trăm buồng chuối cau, lớp chín, lớp còn xanh treo lơ lửng cả phòng. Bà cho biết chuối cau bà quanh năm mua ở Cầu Ông Lãnh, mỗi ngày đem ra chợ xé từng nải, bán dần. Đi khum lưng bà Sáu đưa mình đến cầu thang nhỏ lên gác. Căn gác rộng khoảng ba thước dài trên năm thước, đầy bụi và dán nhện vì đã lâu ngày không người ở.

Tôi mừng vì có chỗ trọ, cho ở không lấy tiền đỡ gánh nặng cho mẹ tôi tảo tần quê nhà, trong khi bà Sáu mừng có tôi ở hủ hỉ, phòng những khi đau yếu trở trời, vì bà ở một mình không con cháu.

Cả xóm gọi bà Sáu trầu vì bà bỏm bẻm nhai trầu suốt ngày. Hôm nào có tiền, tôi ghé mấy tiệm ăn bình dân ở góc đường Cao Thắng - Phan Thanh Giản gần rạp chiếu bóng Đại Đồng ăn cơm dĩa. Cuối tháng bà già chưa gởi tiền tiếp tế kịp, chỉ cần một ổ bánh mì không, về nhà ăn với chuối cau thâm kim, da trổ đồi mồi vừa đụng vào đã nằm trong lòng tay. Da chuối mỏng như giấy, ruột vàng ươm, ngọt lịm, thơm phức thêm ly trà hoặc cà phê đá nữa, cuộc đời nầy đẹp quá đi thôi! Mấy năm trên căn gác nầy có tiền hoặc không đều vui vẻ thoải mái như nhau và lắm bạn bè lui tới.

Có một khế ước không văn tự, chẳng thốt thành lời, những buồng chuối chín nào đem ra chợ đôi ba ngày chưa bán hết, da trổ đồi mồi bà Sáu đem về treo góc riêng như thầm bảo ‘’Phần của tụi bây đó’’.

Hôm nào có đứa nhận được tiền tiếp tế đều không quên mua trầu cau biếu bà Sáu, bà nhận với đôi mắt hấp hái cảm động. Thời gian qua đi êm đềm trên tổ ấm, tình bè bạn, sực nức mùi chuối cau chín và tình thương của bà Sáu trầu. Tuổi mới lớn, tiền xài biết bao nhiêu cho đủ, đứa nào cũng cầm đồng hồ, dây chuyền cà rá đôi khi cả xe đạp nữa nhưng đố ai biết! Đứa nào ra đường cũng ăn mặc bảnh bao.Liên đoàn 1 BĐQ tại Lào, 1971 (Lam Sơn 719)

Cuối năm đầu tháng chạp, chúng tôi gần chục đứa hợp nhau lại, ngày đêm cắt giấy, dán bao thơ, dùng sơn dầu vẽ hình hoa pensée, mimosa, nhà thờ Đức Bà... Làm thiệp Noel và chúc Tết. Học Mỹ Nghệ nên thiệp chúng tôi làm ra bỏ các sạp, bán số lượng lớn. Khách hàng mua nhiều nhất là các nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng...

Cuối năm bán thiệp được số tiền kha khá, chúng tôi đến tiệm cầm đồ, chuộc tất cả đồ cầm về nhà ăn Tết khỏi bị gia đình la mắng. Chúng tôi không quên mua xấp vải biếu bà Sáu may áo dài mới mặc đi lễ và xin xăm ngày Tết ở Lăng Ông. Còn bao nhiêu chúng tôi làm tiệc ở nhà hàng một đêm huy hoàng, xả láng trước khi về quê sớm ăn Tết với gia đình. Sang năm sau, điệp khúc con đường xưa anh đi... đến tiệm cầm đồ tái diễn.

Có một lần bà Sáu trầu giận xanh mặt, khi tình cờ về nhà bắt gặp tụi tui cả chục đứa, cả trai lẫn gái đang thưởng thức bánh mì, chuối cau, cà phê đá, và ca hát tưng bừng. Bà Sáu lớn tiếng:

- Cha mẹ dưới quê cực khổ, chắt mót từng đồng từng cắc để tụi bay lên đây ăn học chứ đâu phải tề tụ, cặp kè trai gái, đờn ca xướng hát!

Bạn bè xuống thang, lấm lét tản hàng. Bà Sáu trầu hầm hầm bảo tôi cùng bà khiêng cầu thang lại gần khung sắt cửa sổ, dùng lòi tói quấn ngang khóa lại, lấy tay quệt cổ trầu bà lẩm bẩm:

- Thử hỏi coi con nhỏ nào dám trèo được lên gác õng ẹo với tụi bây nữa cho biết.

Bây giờ trở lại chuyện cô giáo Đoan Trang, phụ trách môn Việt Văn của trường trung học công lập Cai Lậy, quê xã Quới Sơn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Thư đi qua lại gần nửa năm, tôi có đến trường thăm Trang một lần và chúng tôi yêu nhau.

Sáng thứ bảy từ Sàigòn xuống, Đoan Trang từ Cai Lậy về, gặp nhau ở ngã ba Trung Lương. Hôm nào còn sớm, chúng tôi đi xem ciné ở rạp Định Tường. Sau đó tôi đưa Đoan Trang ra phà Rạch Miễu về Quới Sơn thăm nhà, tôi trở về Sàigòn. Có khi tôi cùng xuống phà đưa Đoan Trang qua bến Tân Thạch và có khi Đoan Trang đưa tôi lại bến Mỹ Tho. Chiếc phà trở thành con đò tình đưa đón hai kẻ tình si, không muốn rời xa.

Giáng Sinh năm đó Đoan Trang lên Sàigòn thăm tôi. Được thông báo, bạn bè tản hàng hết. Tôi bắt Đoan Trang đứng lên hai vai, định đứng dậy đỡ em trèo lên gác, bà Sáu trầu mở cửa hông nhìn thấy, bà phán một câu mà mãi tới bây giờ tôi còn nhớ:

- Mồ tổ nó! Giấu cây thang để đám con gái không tới, cho tụi nó có thời giờ học hành! Đàng nầy nó thế cây thang đội trên đầu, cô kia bước xuống.

Tôi và Trang sượng sùng đứng tựa vào nhau, bà đưa chìa khóa để tôi mở cây thang bắc lại chỗ cũ. Biết Trang là cô giáo bà nói:

- Làm cô giáo phải đi đứng đàng hoàng.

Bà Sáu trầu vui vẻ mời tôi và Trang ăn gà quay mừng Giáng Sinh sớm. Bà nói đồ ăn ngon “không có tụi bây tao ăn một mình không ngon.”

Đêm đó, Trang mặc mini-jupe màu hồng thân hình cân đối với cặp đùi đẹp. Bạn bè tôi suýt soa, tôi ngẩng mặt và hãnh diện về nhan sắc người tình. Chúng tôi dự tiệc ở nhà người bạn đường Cống Quỳnh, khiêu vũ đã đời và các nàng không buồn hỏi ‘’Đêm nay ai đưa em về’’. Đặc biệt đêm hôm đó trời se lạnh, trên đường khuya đếm bước thằng nào cũng ga lăng cởi áo vest choàng cho bạn gái. Bây giờ ngồi nhớ lại đêm đó ‘’romantic’’ làm sao! ‘’Sàigòn đẹp lắm! Sàigòn ơi!’’ Chúng tôi về nhà và nửa khuya chúng tôi hiên ngang bước từng bậc thang lên gác. Đêm đó chúng tôi quấn bên nhau không cần biết ‘’Gác lạnh về khuya’’ có ‘’cơn gió lùa’’ hay không? Chúng tôi quên hết ‘’bỏ trời đất bơ vơ’’ mê say cuốn quít ‘’lùa’’ nhau suốt đêm. Hôm sau dìu nhau xuống thang Trang đã để lại đời con gái trên căn gác nồng nàn, sực nức mùi chuối cau chín. Sau đó Trang còn lên thăm tôi mấy lần và bức tranh nầy Trang làm người mẫu khỏa thân cho tôi vẽ.

Chúng tôi định năm sau mãn khóa học sẽ cưới nhau, nhưng Trang đã chết trên chuyến xe sớm từ nhà ra phà sang Mỹ Tho vì xe cán phải mìn do Cộng Sản gài. Mười mấy người trên xe không ai sống sót cả. Khúc lộ nầy năm 1960, VC đã chặt đầu trưởng ấp, những người bị chụp mũ làm gián điệp, bỏ vào thúng đặt ở giữa đường! Khách bộ hành khiếp đảm.

Cả tuần sau tôi mới hay hung tin, xuống thăm và rơi nước mắt bên mộ Trang. Tôi bỏ trường và tình nguyện vào Thủ Đức. Qua giai đoạn một, tôi có danh sách về Tổng Cục CTCT. Từ chối, tôi chọn binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân. Cái chết của Trang đã dạy cho mình biết thế nào là căm thù.

Kiếp lính Mũ Nâu của tụi mình thì anh biết quá rồi. Đêm nay, Lâm và Tánh làm mồi cho đàn muỗi đói sau khi cưa đứt một lít rượu thuốc Cây Lý.

Hôm nào nước kém, mùi bùn của con rạch bốc lên hòa với mùi ván thông khiến Tánh lên cơn suyển, mặt tái mét, thức suốt đêm, lưng tựa vào vách và thở bằng miệng. Sáng ra thường thấy xác chuột cống xù, mình đầy ghẻ lở, nằm chết rải rác bên ngoài vách garage! Nạn nhân của thằng Đời bỏ công ngồi rình suốt đêm.

Hai năm êm đềm trôi qua trong tình chiến hữu thắm thiết giữa Lâm và Tánh: “khi xỉn rượu, lúc cà phê, sáng xem chuột chết, tối chờ cơn hen.”

Bong bóng bán hoài ít người mua dù Tánh di chuyển nơi bán nhiều lần, bù lại Lâm họa hình thờ rất đắt, có hẹn suốt tháng do khách hàng quảng cáo và giới thiệu.

Sáng nay đi bán ở dốc cầu Ba Cẳng chợ Kim Biên, Tánh gặp lại người cậu ruột thứ ba đã mất liên lạc từ đầu năm 1975 đến nay. Tánh dẫn cậu Ba về giới thiệu với Lâm. Bên mâm cơm cậu Ba cho biết hiện ở quận Sông Ông Đốc (vùng Cà Mau), đi vùng kinh tế mới bảy năm, khai khẩn được một vuông đất ba mẫu ruộng và trồng được chuối chung quanh bờ vào thời điểm có huê lợi. Mợ vừa mất một năm, cậu ở một mình không con cái. Cậu gần bảy mươi tuổi rồi, không biết theo ông bà ngày nào. Gặp lại Tánh cậu mừng lắm, muốn Tánh về Cà Mau sống. Ba mẫu đất và căn nhà để lại cho Tánh hưởng khi cậu qua đời. Vả lại ngày xưa Tánh dạy học, về dưới chỉ dạy cho con em cả ấp, gồm gia đình quân đội, hành chánh chế độ cũ bị bắt đi vùng kinh tế mới chịu dốt vì chính quyền không mở trường học.

Tuần sau cậu lại trở lên năn nỉ Tánh nhiệt tình, xin đừng bỏ cậu tuổi già một mình. Tánh xin phép Lâm về ở thử với cậu, đổi vùng coi có hết bịnh suyễn không? Tánh không bao giờ quên bỏ Lâm đâu.

Tánh đi rồi, Lâm đêm đêm trằn trọc một mình, vừa mới chợp mắt lại giật mình vì tiếng cắn nhau chí chóe ở ngoài sân. Lũ chuột lộng hành vì Tánh đi mang cả thằng Đời theo.

Tánh đi trên một tháng có người mang đến cho Lâm một bao khô cá sặt bổi, to bằng bàn tay xếp, một đặc sản sản xuất rất nhiều ở vùng Cà Mau, nhứt là vùng Hòn Đá Bạc và một bức thư. Tánh vội vàng xé bức thư ra coi:

Cà mau, ngày... tháng... năm...

Lâm thương mến!

Mình về đây hơn tháng mới có tin cho bạn đây. Báo cho bạn mừng về đây thay đổi không khí mình đã dứt cơn suyễn, mập ra và đêm về ngủ thật ngon. Thằng Đời xuất sắc tung hoành một cõi, ngày nào cũng mang chuột, rắn và cá lóc về nhà. Riêng túi khô cá sặt bổi là sản phẩm thả lưới của mình, ướp lạt vừa ăn, trộn với dĩa dưa leo hay xoài sống nhậu hết sẩy.

Mình bắt đầu tổ chức hai lớp học cho hai trình độ về Toán và Anh văn, thấy đám nhỏ bị dốt nát do chính quyền ‘’đỉnh cao trí tuệ’’ phân biệt đối xử, mình thấy có bổn phận với tụi nhỏ. Mình là thương binh, chứ không phải phế binh.

Mùa nầy nước nổi, lớp học của mình trên địa cầu nầy không có quốc gia nào có. Thầy giáo và bảng đen dựng trên hàng ba nhà sàn, học trò chống sào ngồi trên xuồng, tập kê lên tấm ván thầy trò say mê dạy và học trên làn nước nhấp nhô m. mỗi lần có ghe gắn máy đuôi tôm chạy ngang. Phụ huynh thương quí mình vô cùng. Bao giờ có dịp về Sàigòn sẽ tả cho bạn rõ về lớp học vùng nước nổi độc đáo nầy.

Xa bạn tôi buồn lắm! Thời gian tới sắp xếp thế nào cho ổn để hai anh em mình nương tựa nhau đi suốt cuộc đời thê lương nầy.

Nhớ nhậu giùm mình một ly. Ít dòng thăm và chúc bạn dồi dào sức khỏe và thân tâm an lạc.

Nhớ bạn nhiều.

Lê ngọc Tánh

Lâm xếp thư, ngồi thừ người yên lặng không biết bao lâu, rượu đế Gò Đen không biết lóng rày sao nhạt phèo. Lâm bất chợt nghiệm ra rằng: ‘’Kẻ thực sự nghèo là kẻ không tiền và không cả bạn bè’’.

Trong xóm mỗi khi có người về Sàigòn, Tánh đều nhờ mang quà đến cho Lâm, khi lít mật ong, lúc bầu rượu trắng ngâm bìm bịp, khô cá trê... Lâm gửi báo, sách dịch của các tác giả Nobel cho Tánh.

Mới đó Tánh và Lâm xa nhau gần một năm rồi. Cơn gió bấc mang theo cái se lạnh vào thành phố. Nhớ bạn quá, tết này Lâm quyết định xuống Cà Mau thăm Tánh một chuyến. Túi quà nặng trĩu gồm cà phê, sữa, thuốc lá, mấy hộp phó mát Đầu Bò, hai chai Mai Quế Lộ và mấy tờ báo Xuân khổ lớn.

Xuống bến xe tỉnh, Lâm ra bến đò, tác ráng chạy băng băng trên sông Ông Đốc, xóm Hòn Đá Bạc một giờ sau đến xã Khánh Hưng, nói tên cậu Ba của Tánh có người biết.

Đò ghé. Lâm bước lên bờ, qua cây cầu ván là nhà của cậu Tánh. Trước sân mấy chục cây sào còn cắm trong nước, thân dù bị bóc vỏ nhưng vẫn ngoi lên. Lâm xách túi lên mấy bậc thang, cậu Ba chạy ra mừng rỡ và bật khóc:

- Lâm ơi! Thằng Tánh đã chết hơn nửa tháng nay rồi!

Lâm sững sờ, hình Tánh trên bàn thờ, bình hoa, bát nhang. Tánh chết thật rồi!

Cậu Ba cho biết hôm đó, cậu Ba bơi xuồng đi dự đám giỗ xóm trên, tối về thấy nhà cửa tối thui, không đèn đuốc gì cả. Ra sân nước thấy Tánh té, nằm úp mặt xuống đám bông súng chìm xuống nước. Tánh đã chết từ lâu, do miểng hỏa tiễn còn trong xương cổ, chạm thần kinh. Tánh bị co giật té xuống nước bất tỉnh ngộp thở chết luôn.

Lâm nhờ cậu Ba chống xuồng ra thăm mộ Tánh. Nằm trên gò đất chung quanh nước lé đé, Lâm đốt nhang và quì lạy Tánh, người đã cứu sống mình ở chiến trường Hạ Lào, giờ đã nằm yên trong lòng đất ngấm nước.

Cạnh mộ Tánh, có nấm đất nhỏ bằng cái thúng. Cậu Ba cho biết, sau khi chôn cất Tánh rồi, cả tuần không thấy con Đời đâu? Mấy ngày sau ra thăm mộ thấy con Đời nằm chết bên mộ Tánh. Cậu chôn kế bên luôn cho ấm như khi còn sống, nó thường nằm ngủ đêm trong lòng Tánh! Một người một vật sưởi ấm cho nhau.

Lâm đứng bên mộ Tánh thì thầm:

- Thằng Đời trung nghĩa theo nằm cạnh bạn cũng đủ lắm rồi. Con người không ai làm được như thằng Đời đâu, Tánh ơi!

Lâm bước xuống. cậu Ba chống sào xuồng lướt êm. Mặt trời rụng khuất sau khu rừng tràm bạt ngàn, mặt nước tranh tối tranh sáng, lóng lánh như thủy ngân.

Lâm ngồi trước mũi xuồng gục đầu khóc thành tiếng. Cậu Ba kéo vội chéo khăn rằn lên lau nước mắt. Chẳng ai nói với nhau một lời nào.

Tiếng vạc bắt đầu đi ăn đêm, tiếng cúm núm rộ lên khẽ khàng, tiếng quốc kêu ai oán hòa cùng tiếng muỗi như sáo thổi. Tất cả đưa rừng vào tối.

Ghi chú:

Có trích dẫn ‘’Trận hạ Lào 1971’’ của Phạm Huấn.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso35.htm

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm