Truyện Ngắn & Phóng Sự
Bài Post Cuối Ngày : Tình Thày Trò Và Kiếp Tha Hương - Đàm Trung Phán
Một buổi tối mùa hè năm nay (2006) khi tôi đi bách bộ trên vỉa hè của thành phố Toronto, Canada, bỗng một cơn gió mát thổi tới làm lay động ngọn cây trên đầu đồng thời cũng làm tâm hồn tôi lay động theo cơn gió luôn. Tự dưng tôi mường tượng được trở về lại cái thời còn đi học Trung học đệ nhất cấp tại trường Trần Lục ở Sàigòn. Tôi cảm thấy như đang được trở về với lớp học của những ngày tháng học Ðệ Ngũ, Ðệ Tứ vậy. Tôi nghĩ có lẽ đây là thời điểm mà tôi đã hấp thụ được rất nhiều nền giáo dục của miền Nam nước Việt trong cuối thập niên 50 như để sửa soạn cho tôi trở thành một nhà giáo tại hải ngoại trong những năm về sau.
Hai anh em chúng tôi cùng học trường Trần Lục cho đỡ phải đạp xe đi quá xa. Anh P. học trên tôi một lớp. Chúng tôi thường hay nói chuyện với nhau về các thầy cô nên tôi biết được khá nhiều các thầy cô mặc dù là tôi không là học trò của các vị này. Ở tuổi tôi bây giờ, khi tôi đã về hưu sau bao nhiều năm trong ngành giáo dục tại Canada, tôi thấy rõ là những năm đầu đời của tôi tại trung học ở Saigon đã rèn luyện và để lại nhiều ấn tượng khó quên trong tôi, vừa đẹp mà lại vừa sâu đậm trong đời. Tôi đã có những người bạn cùng lớp, đồng niên khóa mà bây giờ, tuy chúng tôi đã trên 60 tuổi và trở thành ông bà, cha mẹ mà chúng tôi vẫn “mày mày, tao tao” mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Chúng tôi thường nhắc đến tên của các thầy, cô với sự quý trọng và thân thương, một điều hiếm thấy trong môi trường sinh hoạt của nhiều học sinh, sinh viên Bắc Mỹ! Có nhiều khi chúng tôi đã bị thầy cô la mắng vì cái tính nghịch ngợm, quấy phá nhưng tuyệt nhiên, chúng tôi không hề oán trách các thầy cô. Ðiều này làm tôi trân quý nền nếp giáo dục của miền Nam nước Việt ngày xưa vô cùng sau khi tôi đã trở thành một giáo sư thực thụ tại Canada: có điều người Việt mình có mà người Tây Phương lại không có!
Tôi nhớ nhất những giờ học Việt văn năm Ðệ Ngũ với giáo sư Doãn Quốc Sỹ. Thầy Sỹ dáng người cao ráo, mắt sáng như sao, miệng luôn luôn tươi cười với học trò. Giáo Sư đã đọc những vần thơ tự do cho chúng tôi nghe, chẳng hạn như của Phùng Quán trong vụ Trăm Hoa Ðua Nở:
…” Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Tôi cũng không đổi yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết,
Tôi cũng không nói ghét thành yêu!” …
Tôi ngồi im lặng mà lắng tai nghe, mặc cho lũ bạn trong “xóm nhà lá” quấy phá. Cũng chính trong thời gian này, giáo sư Sỹ đang say mê với ngành viết văn của thầy và chúng tôi đã được nghe thầy kể cho nghe những truyện đã viết của thầy. Tôi chăm chú và thích thú ngồi lắng nghe nhưng vì đã hơn nửa thế kỷ rồi nên tôi không còn nhớ được các chi tiết nữa.
Tôi bẵng quên đi các âm điệu của các thể thơ tự do cho đến khi tôi học Triết với giáo sư Trần Bích Lan năm Ðệ Nhất tại Chu Văn An. Trong những giờ học Triết, nhà thơ Nguyên Sa đã đọc cho học sinh chúng tôi nghe nhiều bài thơ tình mà tôi nhớ nhất vần thơ
“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm …”
Tôi lại ngẩn người ra mà ngồi nghe những dòng thơ tự do trong “khu nhà lá” giữa những tiếng cười đùa, nghịch phá của bạn bè. Tôi rất thích nghe thơ văn nhưng hồi đó, tôi đã quyết tâm không đi vào ngành văn chương mà tôi sẽ đi vào ngành Y Khoa hay Kỹ Sư.
“Dòng Ðời Ðịnh Mệnh” đã đưa đẩy tôi vào ngành Kỹ Sư Công Chánh tại Úc Ðại Lợi. Tôi phải học hùng hục, học chối chết để “sống còn” (survive) với những khó khăn của các sinh viên du học: Anh văn, văn hóa mới, nền giáo dục và cách thi cử mới, nỗi nhớ nhà và đang tuổi mới lớn mà phải sống một thân, một mình… Chúng tôi đã bắt buộc phải hội nhập với thế giới tây phương và trong nhiều năm vì không dùng tiếng Việt thường xuyên nên tôi đã quên ít nhiều những ngôn từ tiếngViệt.
Cũng vì cái nỗi nhớ nhà mà anh chị em sinh viên chúng tôi tại Sydney đã “cả gan” cho ra một tờ báo Xuân. Nhân sự lèo tèo (chừng khoảng 10 người) và chúng tôi nhớ đến câu “giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh” nên chúng tôi đã “tổng động viên” tất cả nhân lực để chúng tôi thực hiện cuốn đặc san mùa Xuân này. Tôi được giao trách nhiệm viết sớ Táo Quân, đóng vai ông Táo và làm thơ. Làm thơ? Thú thực với Quý Vị là chưa bao giờ tôi thấy lo lắng và dại dột như lúc đó. Trong đầu óc tôi văng vẳng “tiếng nói của phe đối lập: biết cái khỉ khô gì mà thơ với văn!” Nhiều đêm tôi thức thật khuya để chờ Nàng Thơ tới … “với đau thương!” Chờ mãi chẳng thấy nàng thơ tới mà chỉ thấy đau đầu và sót ruột! Tôi bèn phịa ra mấy câu vè Táo Quân và chép đại xuống trong lúc “chờ Nàng Thơ tới cứu đời dại dột của tôi!” Cũng may là nhờ cái sườn bài vè Táo Quân mà tôi đã ngồi xuống sửa đi, sửa lại cho có vần, có điệu và hợp lý, hợp tình. Thế rồi một đêm, Nàng Thơ Tự Do đã đến với tôi trong một giấc mơ và tôi thấy rõ trong đầu một bài thơ … tình! Tôi tỉnh dậy, chép ngay ra trên giấy vì sợ để sáng mai tôi sẽ quên khuyấy đi mất. Thế là thoát cái nạn dại dột và đánh dấu “bước đường thơ văn của tôi”!
Tôi không ngờ rằng những lúc tôi ngồi nghe giáo sư Doãn Quốc Sỹ và giáo sư Trần Bích Lan đọc thơ Tự Do trong lớp hồi Ðệ Ngũ và Ðệ Nhất, các “memory cells” (tế bào chứa đựng) của tôi đã âm thầm chất chứa (store) những âm điệu của thể thơ Tự Do. Theo thời gian, các “memory cells” này đã trở thành một “lớp thủy tra thạch” bị dòng nước cuộc đời của tôi nó lấp phủ lớp này trên lớp kia để rồi bỗng chốc những gì đã được tích lũy trong Tâm Thức đã trở về lại với chính tôi .
Tôi vui mừng vì tôi đã kiếm lại được những gì mà tôi tưởng là tôi đã đánh mất: tôi đã thấy hăng say và vui thú khi đọc và nghe thơ văn Việt Nam để cân bằng hóa đời sống máy móc Tây Phương mà tôi đã vô hình chung lọt vào vòng quỹ đạo. Tuy rằng tôi đã quên tiếng Việt ít nhiều, lâu lâu Nàng Thơ “đến thăm tôi một chiều đông” và tôi ghi vội xuống để rồi sau đó, tôi ngồi gọt và rũa cho đúng với tiếng Việt mẹ đẻ của tôi.
Tôi bận rộn với đời di dậy và đời sống gia đình. Sau biến cố 75, theo dõi báo chí, tôi được biết giáo sư Doãn Quốc Sỹ thường bị “nhà nước CSVN” bắt giam. Tôi chỉ biết thở dài và liên tưởng đến vụ Trăm Hoa Ðua Nở mà Giáo Sư đã hằng nói tới trong các giờ Việt văn mà giờ đây Giáo Sư đang “đóng một vai chính” trong “vở tuồng đang diễn lại” này! Tôi những tưởng chẳng bao giờ tôi gặp lại được người thầy khả kính này thì mùa Hè năm 1995, tôi được cộng đồng Việt Nam vùng Toronto báo tin cho biết nhà văn Doãn Quốc Sỹ sẽ tới Toronto nói chuyện và tôi đã được Ban Tổ Chức mời lên đọc thơ. Tôi cảm thấy thật vui mừng, giống hệt như khi tôi gặp lại gia đình tôi sau biến cố 75 vậy. Tôi đã đọc bài thơ “Tôi đã gặp” và bài này là một sản phẩm của âm điệu thơ Tự Do mà giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã gieo vào trong đầu óc của tôi hồi Trung Học. Ðặc biệt là Nàng Thơ Tự Do đã đến “thăm” tôi trong lúc tôi đang coi thi môn “Công Chánh Ðại Cương” khi trời đang bão tuyết vào tháng 12 tại Canada!
TÔI ĐÃ GẶP
Những mái tóc bạch kim, đen, vàng và đỏ
Đang đắm chìm trong không khí trường thi.
Tôi ngồi đây trong im lặng suy nghĩ
Thả hồn về quãng đời xa lắc ngày xưa.
Nơi đây miền đất lạnh với các dân tứ xứ
Tôi người Việt da vàng, quê hương tôi hùng cứ ở nơi nào?
Tuổi niên thiếu, tôi thấy điêu tàn khói lửa,
Làng quê tôi đầy bom đạn và bắn giết nhau!
Trong cái nhiệm mầu
Tôi khôn lớn nơi trời tây phương xa lạ,
Không gia đình, cha mẹ và người Việt thân yêu.
Có những buổi chiều
Khao khát tình ruột thịt thương yêu
Tôi lang thang dọc theo bờ biển
Lái xe vào đại lục Úc Châu.
Đâu đâu tôi cũng thấy một mầu
Sầu biệt xứ nơi cô liêu hoang dã.
Những chiều tà trong công trường thủy điện
Nhìn nước trôi, tôi chạnh nhớ quê hương.
Tôi đã ra trường với mảnh bằng đại học
Quê hương tôi đi vào cơn gió lốc,
Biết làm gì để giúp lương dân?
Cộng sản vào Nam mang theo nhiều đau thương tang tóc,
Hàng vạn người dùng biển rộng làm bãi tha ma!
Tôi đã gặp nhiều gia đình tan nát,
Biết nói gì để xoa dịu vết đau thương?
Tôi đã gặp những người trong lứa tuổi yêu đương
Nơi các học đường
Và trong bảng vàng
Tôi đã đọc thấy những tên Việt Nam quen thuộc
Nguyễn, Lê, Trần, Hoàng, Vũ ... rất êm tai.
Buổi chiều nay tuyết phủ ngập sân trường
Sinh viên lớp tôi đến từ các Đại Dương
Nhìn họ đang đắm chìm trong đề thi, sách vở
Tôi cầu mong quê hương tôi có ngày rạng rỡ
Cho tôi trở về với mái trường bên lớp trẻ Việt Nam.
Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã vô hình chung cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp. Tôi đã phải sống xa quê hương quá lâu nhưng thực ra trong tôi, tôi luôn luôn có quê hương, có tình đồng hương và có tình Thầy Trò của riêng tôi.
Ðàm Trung Phán
Mùa Tuyết Rơi tại Canada
Tháng 12, 1991
Bài Post Cuối Ngày : Tình Thày Trò Và Kiếp Tha Hương - Đàm Trung Phán
Một buổi tối mùa hè năm nay (2006) khi tôi đi bách bộ trên vỉa hè của thành phố Toronto, Canada, bỗng một cơn gió mát thổi tới làm lay động ngọn cây trên đầu đồng thời cũng làm tâm hồn tôi lay động theo cơn gió luôn. Tự dưng tôi mường tượng được trở về lại cái thời còn đi học Trung học đệ nhất cấp tại trường Trần Lục ở Sàigòn. Tôi cảm thấy như đang được trở về với lớp học của những ngày tháng học Ðệ Ngũ, Ðệ Tứ vậy. Tôi nghĩ có lẽ đây là thời điểm mà tôi đã hấp thụ được rất nhiều nền giáo dục của miền Nam nước Việt trong cuối thập niên 50 như để sửa soạn cho tôi trở thành một nhà giáo tại hải ngoại trong những năm về sau.
Hai anh em chúng tôi cùng học trường Trần Lục cho đỡ phải đạp xe đi quá xa. Anh P. học trên tôi một lớp. Chúng tôi thường hay nói chuyện với nhau về các thầy cô nên tôi biết được khá nhiều các thầy cô mặc dù là tôi không là học trò của các vị này. Ở tuổi tôi bây giờ, khi tôi đã về hưu sau bao nhiều năm trong ngành giáo dục tại Canada, tôi thấy rõ là những năm đầu đời của tôi tại trung học ở Saigon đã rèn luyện và để lại nhiều ấn tượng khó quên trong tôi, vừa đẹp mà lại vừa sâu đậm trong đời. Tôi đã có những người bạn cùng lớp, đồng niên khóa mà bây giờ, tuy chúng tôi đã trên 60 tuổi và trở thành ông bà, cha mẹ mà chúng tôi vẫn “mày mày, tao tao” mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Chúng tôi thường nhắc đến tên của các thầy, cô với sự quý trọng và thân thương, một điều hiếm thấy trong môi trường sinh hoạt của nhiều học sinh, sinh viên Bắc Mỹ! Có nhiều khi chúng tôi đã bị thầy cô la mắng vì cái tính nghịch ngợm, quấy phá nhưng tuyệt nhiên, chúng tôi không hề oán trách các thầy cô. Ðiều này làm tôi trân quý nền nếp giáo dục của miền Nam nước Việt ngày xưa vô cùng sau khi tôi đã trở thành một giáo sư thực thụ tại Canada: có điều người Việt mình có mà người Tây Phương lại không có!
Tôi nhớ nhất những giờ học Việt văn năm Ðệ Ngũ với giáo sư Doãn Quốc Sỹ. Thầy Sỹ dáng người cao ráo, mắt sáng như sao, miệng luôn luôn tươi cười với học trò. Giáo Sư đã đọc những vần thơ tự do cho chúng tôi nghe, chẳng hạn như của Phùng Quán trong vụ Trăm Hoa Ðua Nở:
…” Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Tôi cũng không đổi yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết,
Tôi cũng không nói ghét thành yêu!” …
Tôi ngồi im lặng mà lắng tai nghe, mặc cho lũ bạn trong “xóm nhà lá” quấy phá. Cũng chính trong thời gian này, giáo sư Sỹ đang say mê với ngành viết văn của thầy và chúng tôi đã được nghe thầy kể cho nghe những truyện đã viết của thầy. Tôi chăm chú và thích thú ngồi lắng nghe nhưng vì đã hơn nửa thế kỷ rồi nên tôi không còn nhớ được các chi tiết nữa.
Tôi bẵng quên đi các âm điệu của các thể thơ tự do cho đến khi tôi học Triết với giáo sư Trần Bích Lan năm Ðệ Nhất tại Chu Văn An. Trong những giờ học Triết, nhà thơ Nguyên Sa đã đọc cho học sinh chúng tôi nghe nhiều bài thơ tình mà tôi nhớ nhất vần thơ
“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm …”
Tôi lại ngẩn người ra mà ngồi nghe những dòng thơ tự do trong “khu nhà lá” giữa những tiếng cười đùa, nghịch phá của bạn bè. Tôi rất thích nghe thơ văn nhưng hồi đó, tôi đã quyết tâm không đi vào ngành văn chương mà tôi sẽ đi vào ngành Y Khoa hay Kỹ Sư.
“Dòng Ðời Ðịnh Mệnh” đã đưa đẩy tôi vào ngành Kỹ Sư Công Chánh tại Úc Ðại Lợi. Tôi phải học hùng hục, học chối chết để “sống còn” (survive) với những khó khăn của các sinh viên du học: Anh văn, văn hóa mới, nền giáo dục và cách thi cử mới, nỗi nhớ nhà và đang tuổi mới lớn mà phải sống một thân, một mình… Chúng tôi đã bắt buộc phải hội nhập với thế giới tây phương và trong nhiều năm vì không dùng tiếng Việt thường xuyên nên tôi đã quên ít nhiều những ngôn từ tiếngViệt.
Cũng vì cái nỗi nhớ nhà mà anh chị em sinh viên chúng tôi tại Sydney đã “cả gan” cho ra một tờ báo Xuân. Nhân sự lèo tèo (chừng khoảng 10 người) và chúng tôi nhớ đến câu “giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh” nên chúng tôi đã “tổng động viên” tất cả nhân lực để chúng tôi thực hiện cuốn đặc san mùa Xuân này. Tôi được giao trách nhiệm viết sớ Táo Quân, đóng vai ông Táo và làm thơ. Làm thơ? Thú thực với Quý Vị là chưa bao giờ tôi thấy lo lắng và dại dột như lúc đó. Trong đầu óc tôi văng vẳng “tiếng nói của phe đối lập: biết cái khỉ khô gì mà thơ với văn!” Nhiều đêm tôi thức thật khuya để chờ Nàng Thơ tới … “với đau thương!” Chờ mãi chẳng thấy nàng thơ tới mà chỉ thấy đau đầu và sót ruột! Tôi bèn phịa ra mấy câu vè Táo Quân và chép đại xuống trong lúc “chờ Nàng Thơ tới cứu đời dại dột của tôi!” Cũng may là nhờ cái sườn bài vè Táo Quân mà tôi đã ngồi xuống sửa đi, sửa lại cho có vần, có điệu và hợp lý, hợp tình. Thế rồi một đêm, Nàng Thơ Tự Do đã đến với tôi trong một giấc mơ và tôi thấy rõ trong đầu một bài thơ … tình! Tôi tỉnh dậy, chép ngay ra trên giấy vì sợ để sáng mai tôi sẽ quên khuyấy đi mất. Thế là thoát cái nạn dại dột và đánh dấu “bước đường thơ văn của tôi”!
Tôi không ngờ rằng những lúc tôi ngồi nghe giáo sư Doãn Quốc Sỹ và giáo sư Trần Bích Lan đọc thơ Tự Do trong lớp hồi Ðệ Ngũ và Ðệ Nhất, các “memory cells” (tế bào chứa đựng) của tôi đã âm thầm chất chứa (store) những âm điệu của thể thơ Tự Do. Theo thời gian, các “memory cells” này đã trở thành một “lớp thủy tra thạch” bị dòng nước cuộc đời của tôi nó lấp phủ lớp này trên lớp kia để rồi bỗng chốc những gì đã được tích lũy trong Tâm Thức đã trở về lại với chính tôi .
Tôi vui mừng vì tôi đã kiếm lại được những gì mà tôi tưởng là tôi đã đánh mất: tôi đã thấy hăng say và vui thú khi đọc và nghe thơ văn Việt Nam để cân bằng hóa đời sống máy móc Tây Phương mà tôi đã vô hình chung lọt vào vòng quỹ đạo. Tuy rằng tôi đã quên tiếng Việt ít nhiều, lâu lâu Nàng Thơ “đến thăm tôi một chiều đông” và tôi ghi vội xuống để rồi sau đó, tôi ngồi gọt và rũa cho đúng với tiếng Việt mẹ đẻ của tôi.
Tôi bận rộn với đời di dậy và đời sống gia đình. Sau biến cố 75, theo dõi báo chí, tôi được biết giáo sư Doãn Quốc Sỹ thường bị “nhà nước CSVN” bắt giam. Tôi chỉ biết thở dài và liên tưởng đến vụ Trăm Hoa Ðua Nở mà Giáo Sư đã hằng nói tới trong các giờ Việt văn mà giờ đây Giáo Sư đang “đóng một vai chính” trong “vở tuồng đang diễn lại” này! Tôi những tưởng chẳng bao giờ tôi gặp lại được người thầy khả kính này thì mùa Hè năm 1995, tôi được cộng đồng Việt Nam vùng Toronto báo tin cho biết nhà văn Doãn Quốc Sỹ sẽ tới Toronto nói chuyện và tôi đã được Ban Tổ Chức mời lên đọc thơ. Tôi cảm thấy thật vui mừng, giống hệt như khi tôi gặp lại gia đình tôi sau biến cố 75 vậy. Tôi đã đọc bài thơ “Tôi đã gặp” và bài này là một sản phẩm của âm điệu thơ Tự Do mà giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã gieo vào trong đầu óc của tôi hồi Trung Học. Ðặc biệt là Nàng Thơ Tự Do đã đến “thăm” tôi trong lúc tôi đang coi thi môn “Công Chánh Ðại Cương” khi trời đang bão tuyết vào tháng 12 tại Canada!
TÔI ĐÃ GẶP
Những mái tóc bạch kim, đen, vàng và đỏ
Đang đắm chìm trong không khí trường thi.
Tôi ngồi đây trong im lặng suy nghĩ
Thả hồn về quãng đời xa lắc ngày xưa.
Nơi đây miền đất lạnh với các dân tứ xứ
Tôi người Việt da vàng, quê hương tôi hùng cứ ở nơi nào?
Tuổi niên thiếu, tôi thấy điêu tàn khói lửa,
Làng quê tôi đầy bom đạn và bắn giết nhau!
Trong cái nhiệm mầu
Tôi khôn lớn nơi trời tây phương xa lạ,
Không gia đình, cha mẹ và người Việt thân yêu.
Có những buổi chiều
Khao khát tình ruột thịt thương yêu
Tôi lang thang dọc theo bờ biển
Lái xe vào đại lục Úc Châu.
Đâu đâu tôi cũng thấy một mầu
Sầu biệt xứ nơi cô liêu hoang dã.
Những chiều tà trong công trường thủy điện
Nhìn nước trôi, tôi chạnh nhớ quê hương.
Tôi đã ra trường với mảnh bằng đại học
Quê hương tôi đi vào cơn gió lốc,
Biết làm gì để giúp lương dân?
Cộng sản vào Nam mang theo nhiều đau thương tang tóc,
Hàng vạn người dùng biển rộng làm bãi tha ma!
Tôi đã gặp nhiều gia đình tan nát,
Biết nói gì để xoa dịu vết đau thương?
Tôi đã gặp những người trong lứa tuổi yêu đương
Nơi các học đường
Và trong bảng vàng
Tôi đã đọc thấy những tên Việt Nam quen thuộc
Nguyễn, Lê, Trần, Hoàng, Vũ ... rất êm tai.
Buổi chiều nay tuyết phủ ngập sân trường
Sinh viên lớp tôi đến từ các Đại Dương
Nhìn họ đang đắm chìm trong đề thi, sách vở
Tôi cầu mong quê hương tôi có ngày rạng rỡ
Cho tôi trở về với mái trường bên lớp trẻ Việt Nam.
Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã vô hình chung cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp. Tôi đã phải sống xa quê hương quá lâu nhưng thực ra trong tôi, tôi luôn luôn có quê hương, có tình đồng hương và có tình Thầy Trò của riêng tôi.
Ðàm Trung Phán
Mùa Tuyết Rơi tại Canada
Tháng 12, 1991