Kinh Đời
'Bài Việt', lá bài trong tranh cử Campuchia
Công an tỉnh An Giang vừa yêu cầu cảnh sát Campuchia bảo vệ và ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc đối với người Việt ở Campuchia trong thời gian dẫn đến các cuộc bầu cử tại nước này.
Công an tỉnh An Giang vừa yêu cầu cảnh sát Campuchia bảo vệ và ngăn chặn
nạn phân biệt chủng tộc đối với người Việt ở Campuchia trong thời gian
dẫn đến các cuộc bầu cử tại nước này.
Hôm 3/2, Khmer Times dẫn lời cảnh sát trưởng huyện Chhoeun Bunchhorn, ông Koh Thom, cho biết các giới chức cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia) đã có một cuộc họp với công an Việt Nam ở tỉnh An Giang và thảo luận về vấn đề này.
“Tại cuộc họp, các đối tác công an Việt Nam của chúng tôi ở tỉnh An Giang đã yêu cầu các lãnh đạo cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo phải hành động để ngăn chặn sự kích động và phân biệt đối xử đối với người Việt Nam”, ông Koh Thom nói và cho Khmer Times biết thêm rằng công an Việt Nam cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ người Việt đang hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật ở Campuchia.
Phong trào bài Việt dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian dẫn tới bầu cử tại Campuchia vì có nhiều khả năng các đảng chính trị Campuchia sẽ tung ra những luận điệu theo chủ nghĩa dân tộc như một công cụ để giành lá phiếu của cử tri.
Các cuộc bầu cử hội đồng cấp xã sắp diễn ra trong vài tháng tới và cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào năm sau đang gây áp lực lên chính quyền Campuchia về vấn đề cân bằng chủng tộc tại nước này.
Hồi tháng Giêng, phe đối lập, là Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố có gần 2.500 người nước ngoài, chủ yếu là người Việt, đã đăng ký bỏ phiếu bất hợp pháp trong các cuộc bầu cử sắp tới. Đảng này yêu cầu loại tên những người này khỏi danh sách cử tri tạm thời, nhưng sau đó đã bị Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia bác bỏ vì thiếu “bằng chứng hợp pháp”.
Channel News Asia dẫn lời ông John Coughland, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, nhận định: "Đảng cầm quyền biết rõ sự ác cảm này sâu sắc tới mức nào và có thể sẽ tạo ra một chương trình trục xuất những người Việt yếu thế, sinh sống dọc khu vực biên giới như là một công cụ để tránh mất đi một lượng lớn ủng hộ cho phe đối lập”.
Người Việt nhập cư đã trở thành mối quan tâm của nhiều người dân Campuchia. Sự hiện diện ngày càng tăng của người Việt bị cho là gắn liền với vấn đề di trú mất kiểm soát, nguồn tài nguyên suy kiệt và sự mở rộng quyền lực của Việt Nam, điều mà một số người Campuchia xem là một cuộc xâm lăng thầm lặng.
Thống kê của Cục xuất nhập cảnh Campuchia ghi nhận từ giữa năm 2010 đến năm 2014, có hơn 160.000 người nhập cư Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia. Một chiến dịch của chính quyền Campuchia đối với người di cư bất hợp pháp hồi năm ngoái đã dẫn tới hơn 2.400 người bị trục xuất về Việt Nam và hơn 6.000 bị trả về nước trong năm 2015.
Bất chấp tình trạng bài Việt, chính quyền Campuchia dưới thời của Thủ tướng Hun Sen được nhiều người xem là có mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, một yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến khả năng lên nắm quyền của ông Hun Sen trong những năm 1980.
(VOA)
Tư Liệu - Người dân Việt Nam và Campuchia đụng độ nhau trên biên giới. |
Hôm 3/2, Khmer Times dẫn lời cảnh sát trưởng huyện Chhoeun Bunchhorn, ông Koh Thom, cho biết các giới chức cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia) đã có một cuộc họp với công an Việt Nam ở tỉnh An Giang và thảo luận về vấn đề này.
“Tại cuộc họp, các đối tác công an Việt Nam của chúng tôi ở tỉnh An Giang đã yêu cầu các lãnh đạo cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo phải hành động để ngăn chặn sự kích động và phân biệt đối xử đối với người Việt Nam”, ông Koh Thom nói và cho Khmer Times biết thêm rằng công an Việt Nam cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ người Việt đang hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật ở Campuchia.
Phong trào bài Việt dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian dẫn tới bầu cử tại Campuchia vì có nhiều khả năng các đảng chính trị Campuchia sẽ tung ra những luận điệu theo chủ nghĩa dân tộc như một công cụ để giành lá phiếu của cử tri.
Các cuộc bầu cử hội đồng cấp xã sắp diễn ra trong vài tháng tới và cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào năm sau đang gây áp lực lên chính quyền Campuchia về vấn đề cân bằng chủng tộc tại nước này.
Hồi tháng Giêng, phe đối lập, là Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố có gần 2.500 người nước ngoài, chủ yếu là người Việt, đã đăng ký bỏ phiếu bất hợp pháp trong các cuộc bầu cử sắp tới. Đảng này yêu cầu loại tên những người này khỏi danh sách cử tri tạm thời, nhưng sau đó đã bị Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia bác bỏ vì thiếu “bằng chứng hợp pháp”.
Channel News Asia dẫn lời ông John Coughland, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, nhận định: "Đảng cầm quyền biết rõ sự ác cảm này sâu sắc tới mức nào và có thể sẽ tạo ra một chương trình trục xuất những người Việt yếu thế, sinh sống dọc khu vực biên giới như là một công cụ để tránh mất đi một lượng lớn ủng hộ cho phe đối lập”.
Người Việt nhập cư đã trở thành mối quan tâm của nhiều người dân Campuchia. Sự hiện diện ngày càng tăng của người Việt bị cho là gắn liền với vấn đề di trú mất kiểm soát, nguồn tài nguyên suy kiệt và sự mở rộng quyền lực của Việt Nam, điều mà một số người Campuchia xem là một cuộc xâm lăng thầm lặng.
Thống kê của Cục xuất nhập cảnh Campuchia ghi nhận từ giữa năm 2010 đến năm 2014, có hơn 160.000 người nhập cư Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia. Một chiến dịch của chính quyền Campuchia đối với người di cư bất hợp pháp hồi năm ngoái đã dẫn tới hơn 2.400 người bị trục xuất về Việt Nam và hơn 6.000 bị trả về nước trong năm 2015.
Bất chấp tình trạng bài Việt, chính quyền Campuchia dưới thời của Thủ tướng Hun Sen được nhiều người xem là có mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, một yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến khả năng lên nắm quyền của ông Hun Sen trong những năm 1980.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
'Bài Việt', lá bài trong tranh cử Campuchia
Công an tỉnh An Giang vừa yêu cầu cảnh sát Campuchia bảo vệ và ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc đối với người Việt ở Campuchia trong thời gian dẫn đến các cuộc bầu cử tại nước này.
Tư Liệu - Người dân Việt Nam và Campuchia đụng độ nhau trên biên giới. |
Hôm 3/2, Khmer Times dẫn lời cảnh sát trưởng huyện Chhoeun Bunchhorn, ông Koh Thom, cho biết các giới chức cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia) đã có một cuộc họp với công an Việt Nam ở tỉnh An Giang và thảo luận về vấn đề này.
“Tại cuộc họp, các đối tác công an Việt Nam của chúng tôi ở tỉnh An Giang đã yêu cầu các lãnh đạo cảnh sát tỉnh Kandal và Takeo phải hành động để ngăn chặn sự kích động và phân biệt đối xử đối với người Việt Nam”, ông Koh Thom nói và cho Khmer Times biết thêm rằng công an Việt Nam cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ người Việt đang hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật ở Campuchia.
Phong trào bài Việt dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian dẫn tới bầu cử tại Campuchia vì có nhiều khả năng các đảng chính trị Campuchia sẽ tung ra những luận điệu theo chủ nghĩa dân tộc như một công cụ để giành lá phiếu của cử tri.
Các cuộc bầu cử hội đồng cấp xã sắp diễn ra trong vài tháng tới và cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào năm sau đang gây áp lực lên chính quyền Campuchia về vấn đề cân bằng chủng tộc tại nước này.
Hồi tháng Giêng, phe đối lập, là Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố có gần 2.500 người nước ngoài, chủ yếu là người Việt, đã đăng ký bỏ phiếu bất hợp pháp trong các cuộc bầu cử sắp tới. Đảng này yêu cầu loại tên những người này khỏi danh sách cử tri tạm thời, nhưng sau đó đã bị Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia bác bỏ vì thiếu “bằng chứng hợp pháp”.
Channel News Asia dẫn lời ông John Coughland, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, nhận định: "Đảng cầm quyền biết rõ sự ác cảm này sâu sắc tới mức nào và có thể sẽ tạo ra một chương trình trục xuất những người Việt yếu thế, sinh sống dọc khu vực biên giới như là một công cụ để tránh mất đi một lượng lớn ủng hộ cho phe đối lập”.
Người Việt nhập cư đã trở thành mối quan tâm của nhiều người dân Campuchia. Sự hiện diện ngày càng tăng của người Việt bị cho là gắn liền với vấn đề di trú mất kiểm soát, nguồn tài nguyên suy kiệt và sự mở rộng quyền lực của Việt Nam, điều mà một số người Campuchia xem là một cuộc xâm lăng thầm lặng.
Thống kê của Cục xuất nhập cảnh Campuchia ghi nhận từ giữa năm 2010 đến năm 2014, có hơn 160.000 người nhập cư Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia. Một chiến dịch của chính quyền Campuchia đối với người di cư bất hợp pháp hồi năm ngoái đã dẫn tới hơn 2.400 người bị trục xuất về Việt Nam và hơn 6.000 bị trả về nước trong năm 2015.
Bất chấp tình trạng bài Việt, chính quyền Campuchia dưới thời của Thủ tướng Hun Sen được nhiều người xem là có mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, một yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến khả năng lên nắm quyền của ông Hun Sen trong những năm 1980.
(VOA)