Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Bài học từ Thảm sát Huế

Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống.


Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản.

Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường

.


Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu.

Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố. 


Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót.

Nhiều thập niên trôi qua, Thảm sát Huế đã trở thành “điểm bùng phát” trong các cuộc tranh luận về chiến tranh, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Mọi chuyện bắt đầu một vài tháng sau trận chiến, khi Nhã Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, viết hồi ký Giải khăn sô cho Huế (tựa tiếng Anh: Mourning Headband for Hue.) Tác phẩm được xuất bản lần đầu trên một tờ báo và sau đó được in thành sách vào năm 1969. Thời điểm trước Tết Mậu Thân, Nhã Ca từ Sài Gòn trở về Huế để dự lễ tang cha mình, và bà đã lưu lại ở đó suốt trận chiến.

Trong cuốn sách, nữ nhà văn mô tả tội ác của những người cộng sản, nhưng cũng đưa ra những ví dụ về tính nhân văn của họ. Bà cũng cho thấy hai mặt, tối và sáng, của lính Mỹ và QLVNCH. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về định mệnh khủng khiếp của phận thường dân. Mô tả sự tàn bạo của những người cộng sản, bà than khóc cho hoàn cảnh của đất nước mình, cho số phận của tất cả những người Việt Nam nhỏ bé bị mắc kẹt trong trò chơi quyền lực giữa hai phe, cộng sản và chống cộng. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014 (và tôi là dịch giả).

Đối với nhiều người Việt Nam, Giải khăn sô cho Huế vẫn là một trong những hồi ký quan trọng về vụ thảm sát và về những người thân yêu của họ. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận cuốn sách theo cách này. Khi viết cuốn sách vào năm 1969, Nhã Ca kêu gọi độc giả chia sẻ trách nhiệm trước cảnh điêu tàn của đất nước. Nhưng nhiều người dân miền Nam Việt Nam không đồng tình với lời kêu gọi đồng bào cùng gánh vác trách nhiệm chung trong cuộc chiến, mà với họ, đấy là kết quả từ hành động xâm lược của cộng sản miền Bắc. 

Trong khi những ngôi mộ tập thể tiếp tục được tìm thấy ở Huế, sự chú ý của người Mỹ lại chuyển sang những sự kiện ồn ào trong nước vào năm 1968: Ngày 31/03, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tái tranh cử; ngày 04/04, Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, khởi đầu của chuỗi bạo động khắp các thành phố của Mỹ; ngày 06/06, Robert F. Kennedy bị ám sát; sang tháng 08, xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình đã diễn ra ngay tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago; cuối cùng, chiến dịch tranh cử Tổng thống kết thúc với chiến thắng của Richard Nixon. Số phận các nạn nhân ở Huế đã chẳng thể đánh bật các tin tức này.

Sau đó, mặc dù người dân Huế vẫn tiếp tục khai quật được nhiều ngôi mộ của những người mất tích và số lượng thi thể chưa được phát hiện tăng lên con số hàng ngàn, tin tức về một thảm kịch khác tiếp tục khiến Huế bị lu mờ. Ngày 16/03/1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện ở Huế, lính Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai và giết chết khoảng 300 tới 400 dân thường, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ. Khi vụ việc bị phanh phui vào năm 1969, người dân Mỹ vô cùng kinh hoàng trước những hành động mà binh lính của họ đã làm ở Việt Nam. Các nạn nhân Mỹ Lai và các thủ phạm người Mỹ đã đẩy các nạn nhân Huế và các thủ phạm cộng sản ra khỏi phương tiện truyền thông Mỹ, và xa hơn, ra khỏi sự chú ý của công chúng Mỹ và thế giới.

Nếu họ có quan tâm đến Thảm sát Huế, người Mỹ cũng nhìn nhận sự việc qua con mắt đảng phái, chính trị hóa. Douglas Pike, một nhà báo gia nhập Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ ở Việt Nam (U.S. Information Agency in Vietnam), sau đó trở thành một viên chức Bộ Ngoại giao, là một trong những người Mỹ đầu tiên kêu gọi chú ý đến Thảm sát Huế, và trích dẫn sự kiện này là bằng chứng cho sự nguy hiểm nếu cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam. Quan điểm của Pike đã được Tổng thống Nixon và các thành viên chủ chiến trong Quốc Hội Mỹ chấp nhận để biện minh cho việc sẽ không rút lui đột ngột khỏi chiến tranh Việt Nam.

Ngược lại, các chính trị gia chống chiến tranh lại sử dụng công trình của Gareth Porter, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà báo, người cho rằng Thảm sát Huế diễn ra trên quy mô nhỏ hơn so với báo cáo, và đơn giản chỉ là hành động trả thù của một toán quân trên đường rút lui. Dựa trên nghiên cứu của Porter, Thượng nghị sĩ George McGovern cáo buộc chính quyền Nixon sử dụng sự kiện ở Huế như một lý do để người Mỹ tiếp tục hiện diện nơi đây. Ông thậm chí còn coi nhẹ khi gọi những vụ giết người ở Huế là “thứ gọi là Thảm sát Huế” (the so-called Hue massacre).

Việc sự kiện Huế ít được quan tâm vẫn tiếp tục ở thời hậu chiến. Khác với Thảm sát Mỹ Lai – được đề cập trong hầu hết các sách về chiến tranh Việt Nam và được phân tích trong hàng tá sách chuyên ngành xuất bản từ những năm 1970 đến nay – Thảm sát Huế chưa hề được nghiên cứu một cách nghiêm túc, và gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, phai nhạt khỏi ký ức của người dân và giới học giả Mỹ. 

Chính trị hóa Thảm sát Huế đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và Hoa Kỳ. Vụ việc hoàn toàn không hề được đề ập trên báo chí hoặc trong bất kỳ diễn đàn công cộng nào khác ở Liên Xô, vào năm 1968 hoặc trong những năm sau đó. Tiếng nói bày tỏ quan ngại duy nhất từ Liên Xô là Aleksandr Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến Liên Xô. Và tình hình cũng chẳng thay đổi ở nước Nga thừa kế Liên Xô.

Năm 2012, trong khi trình bày về Thảm sát Huế và câu chuyện của Nhã Ca tại một hội nghị khoa học ở Moskva, tôi được nhắc nhở phải tập trung vào những hành vi tàn bạo của người Mỹ và “con rối” của họ – quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tôi đồng ý rằng chúng ta phải và sẽ thảo luận về tội ác của Mỹ, nhưng cũng không nên bỏ qua những gì mà bên còn lại đã làm. Nhưng “Không,” người ta bảo tôi rằng những người cộng sản đã chiến đấu vì lý do chính đáng và chúng ta phải tập trung vào các tội ác của người Mỹ. Phần trao đổi thảo luận đã được ghi lại trong kỷ yếu hội nghị. Trong số 50 người ở khán phòng hôm ấy, không một ai lên tiếng ủng hộ quan điểm của tôi; mãi sau đó, tôi mới nhận ra rằng họ không cần “tính khách quan kiểu phương Tây” của tôi.

Là một nhà sử học, tôi nhận ra một điểm chung kỳ lạ giữa quan điểm của giới học thuật Mỹ và Liên Xô/Nga về vụ thảm sát, và một “liên minh” Liên Xô/Nga -Mỹ, nếu không muốn nói là có chủ ý, trong việc chấp nhận phiên bản lịch sử chiến tranh của Hà Nội. Các học giả Mỹ đã tập trung chủ yếu hoặc vào khía cạnh chiến tranh của người Mỹ, hoặc vào quan điểm của Bắc Việt; và dù là cách nào thì cựu đồng minh của Mỹ cũng hầu như bị bỏ qua. Việt Nam Cộng hòa, nơi có nhiều công dân phải rời quê hương và định cư ở Mỹ, đã bị đẩy sang bên lề, nếu không muốn nói là hoàn toàn biến mất khỏi các trang giấy, khỏi những câu chuyện thời hậu chiến, trong khi đối thủ cũ của họ lại được lãng mạn hóa.

Việc xem Mỹ là thủ phạm duy nhất của chiến tranh đã phủ nhận vai trò của phía miền Nam Việt Nam, những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản và đã chiến đấu vì lý do này; đồng thời, nó cũng che giấu thực tế rằng việc đánh đuổi người Mỹ chỉ là bước đầu tiên để đưa miền Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của miền Bắc. Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng nước Việt Nam thống nhất sẽ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, đó vẫn có thể được coi là một cuộc nội chiến giữa hai miền để định đoạt tương lai của họ.

Việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã được diễn giải thành các phân tích và trình bày về những tội ác và nhiều hành vi sai trái khác. Nhưng nếu ta không thảo luận về những sai lầm của tất cả các bên tham chiến thì sự hòa giải chân thành hoặc nghiên cứu sự thật lịch sử sẽ không thể tồn tại. Công bằng mà nói, tình hình tại Mỹ đã bắt đầu thay đổi, dù còn rất chậm, khi một thế hệ học giả mới được đào tạo tiếng Việt và thực sự quan tâm đến tất cả các bên của cuộc xung đột đang giúp phát triển các nghiên cứu ra ngoài trọng tâm nước Mỹ.

Đây cũng là một thay đổi rất cần thiết cho phía Việt Nam. Khi hai nước theo đuổi mục tiêu hòa giải của mình, các học giả Mỹ cần phải hiểu sâu hơn những trải nghiệm của miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Nhưng hòa giải cũng không thể đến từ hội chứng kẻ chiến thắng (victor’s syndrome) như cách mà nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện – nói một cách đơn giản là, chúng ta đã thắng, vậy nên hãy ăn mừng chiến thắng và quên đi những kẻ thua cuộc. Hòa giải chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc đối thoại và thảo luận về tội ác của cả hai bên.

Nhiều người Việt Nam ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới vẫn mong muốn và thực sự cần phải khóc thương cho những người thân yêu đã mất trong Thảm sát Huế. Họ không thể làm điều đó ở Việt Nam. Trong chiến tranh, Bắc Việt và lực lượng cộng sản ở miền Nam đã không công nhận vụ thảm sát và không trừng phạt bất kỳ thủ phạm nào. Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện. 

Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện. Lớn lên ở Liên Xô, tôi đã từng trải nghiệm và hiểu được sẽ tai hại đến mức nào nếu cứ duy trì một “bức màn chân lý” mà chính bản thân chúng tôi không thể tin tưởng. Với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn Liên Xô rất nhiều trong việc định hình nhận thức của người dân.

Sự hòa giải và các câu chuyện lịch sử đa diện cũng cần thiết cho người Mỹ. Nhiều người Việt Nam mất người thân ở Huế, và sau đó mất luôn đất nước của họ, giờ đây đang là một phần không thể tách rời của xã hội Mỹ. Khóc thương những gì đã xảy ra ở Huế nhắc nhở người Mỹ chúng ta về thái độ quá tập trung vào chính mình trong cách chúng ta nghĩ về vai trò chiến tranh của mình, cũng như sự không sẵn lòng tìm hiểu thêm về “những người khác,” vốn là điều đang ám ảnh chính sách hiện tại của Mỹ đối với các nước khác.

Olga Dror là Phó Giáo sư tại Đại học Texas A&M. Bà đã xuất bản các nghiên cứu và bản dịch cuốn “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca; đồng thời là tác giả của chuyên khảo sắp xuất bản “Making Two Vietnams: War and Youth Identity, 1965-1975.”

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài học từ Thảm sát Huế

Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống.


Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản.

Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường

.


Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu.

Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố. 


Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót.

Nhiều thập niên trôi qua, Thảm sát Huế đã trở thành “điểm bùng phát” trong các cuộc tranh luận về chiến tranh, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Mọi chuyện bắt đầu một vài tháng sau trận chiến, khi Nhã Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, viết hồi ký Giải khăn sô cho Huế (tựa tiếng Anh: Mourning Headband for Hue.) Tác phẩm được xuất bản lần đầu trên một tờ báo và sau đó được in thành sách vào năm 1969. Thời điểm trước Tết Mậu Thân, Nhã Ca từ Sài Gòn trở về Huế để dự lễ tang cha mình, và bà đã lưu lại ở đó suốt trận chiến.

Trong cuốn sách, nữ nhà văn mô tả tội ác của những người cộng sản, nhưng cũng đưa ra những ví dụ về tính nhân văn của họ. Bà cũng cho thấy hai mặt, tối và sáng, của lính Mỹ và QLVNCH. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về định mệnh khủng khiếp của phận thường dân. Mô tả sự tàn bạo của những người cộng sản, bà than khóc cho hoàn cảnh của đất nước mình, cho số phận của tất cả những người Việt Nam nhỏ bé bị mắc kẹt trong trò chơi quyền lực giữa hai phe, cộng sản và chống cộng. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014 (và tôi là dịch giả).

Đối với nhiều người Việt Nam, Giải khăn sô cho Huế vẫn là một trong những hồi ký quan trọng về vụ thảm sát và về những người thân yêu của họ. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận cuốn sách theo cách này. Khi viết cuốn sách vào năm 1969, Nhã Ca kêu gọi độc giả chia sẻ trách nhiệm trước cảnh điêu tàn của đất nước. Nhưng nhiều người dân miền Nam Việt Nam không đồng tình với lời kêu gọi đồng bào cùng gánh vác trách nhiệm chung trong cuộc chiến, mà với họ, đấy là kết quả từ hành động xâm lược của cộng sản miền Bắc. 

Trong khi những ngôi mộ tập thể tiếp tục được tìm thấy ở Huế, sự chú ý của người Mỹ lại chuyển sang những sự kiện ồn ào trong nước vào năm 1968: Ngày 31/03, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tái tranh cử; ngày 04/04, Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, khởi đầu của chuỗi bạo động khắp các thành phố của Mỹ; ngày 06/06, Robert F. Kennedy bị ám sát; sang tháng 08, xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình đã diễn ra ngay tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago; cuối cùng, chiến dịch tranh cử Tổng thống kết thúc với chiến thắng của Richard Nixon. Số phận các nạn nhân ở Huế đã chẳng thể đánh bật các tin tức này.

Sau đó, mặc dù người dân Huế vẫn tiếp tục khai quật được nhiều ngôi mộ của những người mất tích và số lượng thi thể chưa được phát hiện tăng lên con số hàng ngàn, tin tức về một thảm kịch khác tiếp tục khiến Huế bị lu mờ. Ngày 16/03/1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện ở Huế, lính Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai và giết chết khoảng 300 tới 400 dân thường, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ. Khi vụ việc bị phanh phui vào năm 1969, người dân Mỹ vô cùng kinh hoàng trước những hành động mà binh lính của họ đã làm ở Việt Nam. Các nạn nhân Mỹ Lai và các thủ phạm người Mỹ đã đẩy các nạn nhân Huế và các thủ phạm cộng sản ra khỏi phương tiện truyền thông Mỹ, và xa hơn, ra khỏi sự chú ý của công chúng Mỹ và thế giới.

Nếu họ có quan tâm đến Thảm sát Huế, người Mỹ cũng nhìn nhận sự việc qua con mắt đảng phái, chính trị hóa. Douglas Pike, một nhà báo gia nhập Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ ở Việt Nam (U.S. Information Agency in Vietnam), sau đó trở thành một viên chức Bộ Ngoại giao, là một trong những người Mỹ đầu tiên kêu gọi chú ý đến Thảm sát Huế, và trích dẫn sự kiện này là bằng chứng cho sự nguy hiểm nếu cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam. Quan điểm của Pike đã được Tổng thống Nixon và các thành viên chủ chiến trong Quốc Hội Mỹ chấp nhận để biện minh cho việc sẽ không rút lui đột ngột khỏi chiến tranh Việt Nam.

Ngược lại, các chính trị gia chống chiến tranh lại sử dụng công trình của Gareth Porter, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà báo, người cho rằng Thảm sát Huế diễn ra trên quy mô nhỏ hơn so với báo cáo, và đơn giản chỉ là hành động trả thù của một toán quân trên đường rút lui. Dựa trên nghiên cứu của Porter, Thượng nghị sĩ George McGovern cáo buộc chính quyền Nixon sử dụng sự kiện ở Huế như một lý do để người Mỹ tiếp tục hiện diện nơi đây. Ông thậm chí còn coi nhẹ khi gọi những vụ giết người ở Huế là “thứ gọi là Thảm sát Huế” (the so-called Hue massacre).

Việc sự kiện Huế ít được quan tâm vẫn tiếp tục ở thời hậu chiến. Khác với Thảm sát Mỹ Lai – được đề cập trong hầu hết các sách về chiến tranh Việt Nam và được phân tích trong hàng tá sách chuyên ngành xuất bản từ những năm 1970 đến nay – Thảm sát Huế chưa hề được nghiên cứu một cách nghiêm túc, và gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, phai nhạt khỏi ký ức của người dân và giới học giả Mỹ. 

Chính trị hóa Thảm sát Huế đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và Hoa Kỳ. Vụ việc hoàn toàn không hề được đề ập trên báo chí hoặc trong bất kỳ diễn đàn công cộng nào khác ở Liên Xô, vào năm 1968 hoặc trong những năm sau đó. Tiếng nói bày tỏ quan ngại duy nhất từ Liên Xô là Aleksandr Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến Liên Xô. Và tình hình cũng chẳng thay đổi ở nước Nga thừa kế Liên Xô.

Năm 2012, trong khi trình bày về Thảm sát Huế và câu chuyện của Nhã Ca tại một hội nghị khoa học ở Moskva, tôi được nhắc nhở phải tập trung vào những hành vi tàn bạo của người Mỹ và “con rối” của họ – quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tôi đồng ý rằng chúng ta phải và sẽ thảo luận về tội ác của Mỹ, nhưng cũng không nên bỏ qua những gì mà bên còn lại đã làm. Nhưng “Không,” người ta bảo tôi rằng những người cộng sản đã chiến đấu vì lý do chính đáng và chúng ta phải tập trung vào các tội ác của người Mỹ. Phần trao đổi thảo luận đã được ghi lại trong kỷ yếu hội nghị. Trong số 50 người ở khán phòng hôm ấy, không một ai lên tiếng ủng hộ quan điểm của tôi; mãi sau đó, tôi mới nhận ra rằng họ không cần “tính khách quan kiểu phương Tây” của tôi.

Là một nhà sử học, tôi nhận ra một điểm chung kỳ lạ giữa quan điểm của giới học thuật Mỹ và Liên Xô/Nga về vụ thảm sát, và một “liên minh” Liên Xô/Nga -Mỹ, nếu không muốn nói là có chủ ý, trong việc chấp nhận phiên bản lịch sử chiến tranh của Hà Nội. Các học giả Mỹ đã tập trung chủ yếu hoặc vào khía cạnh chiến tranh của người Mỹ, hoặc vào quan điểm của Bắc Việt; và dù là cách nào thì cựu đồng minh của Mỹ cũng hầu như bị bỏ qua. Việt Nam Cộng hòa, nơi có nhiều công dân phải rời quê hương và định cư ở Mỹ, đã bị đẩy sang bên lề, nếu không muốn nói là hoàn toàn biến mất khỏi các trang giấy, khỏi những câu chuyện thời hậu chiến, trong khi đối thủ cũ của họ lại được lãng mạn hóa.

Việc xem Mỹ là thủ phạm duy nhất của chiến tranh đã phủ nhận vai trò của phía miền Nam Việt Nam, những người không muốn sống dưới chế độ cộng sản và đã chiến đấu vì lý do này; đồng thời, nó cũng che giấu thực tế rằng việc đánh đuổi người Mỹ chỉ là bước đầu tiên để đưa miền Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của miền Bắc. Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng nước Việt Nam thống nhất sẽ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, đó vẫn có thể được coi là một cuộc nội chiến giữa hai miền để định đoạt tương lai của họ.

Việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã được diễn giải thành các phân tích và trình bày về những tội ác và nhiều hành vi sai trái khác. Nhưng nếu ta không thảo luận về những sai lầm của tất cả các bên tham chiến thì sự hòa giải chân thành hoặc nghiên cứu sự thật lịch sử sẽ không thể tồn tại. Công bằng mà nói, tình hình tại Mỹ đã bắt đầu thay đổi, dù còn rất chậm, khi một thế hệ học giả mới được đào tạo tiếng Việt và thực sự quan tâm đến tất cả các bên của cuộc xung đột đang giúp phát triển các nghiên cứu ra ngoài trọng tâm nước Mỹ.

Đây cũng là một thay đổi rất cần thiết cho phía Việt Nam. Khi hai nước theo đuổi mục tiêu hòa giải của mình, các học giả Mỹ cần phải hiểu sâu hơn những trải nghiệm của miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Nhưng hòa giải cũng không thể đến từ hội chứng kẻ chiến thắng (victor’s syndrome) như cách mà nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện – nói một cách đơn giản là, chúng ta đã thắng, vậy nên hãy ăn mừng chiến thắng và quên đi những kẻ thua cuộc. Hòa giải chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc đối thoại và thảo luận về tội ác của cả hai bên.

Nhiều người Việt Nam ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới vẫn mong muốn và thực sự cần phải khóc thương cho những người thân yêu đã mất trong Thảm sát Huế. Họ không thể làm điều đó ở Việt Nam. Trong chiến tranh, Bắc Việt và lực lượng cộng sản ở miền Nam đã không công nhận vụ thảm sát và không trừng phạt bất kỳ thủ phạm nào. Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện. 

Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện. Lớn lên ở Liên Xô, tôi đã từng trải nghiệm và hiểu được sẽ tai hại đến mức nào nếu cứ duy trì một “bức màn chân lý” mà chính bản thân chúng tôi không thể tin tưởng. Với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn hơn Liên Xô rất nhiều trong việc định hình nhận thức của người dân.

Sự hòa giải và các câu chuyện lịch sử đa diện cũng cần thiết cho người Mỹ. Nhiều người Việt Nam mất người thân ở Huế, và sau đó mất luôn đất nước của họ, giờ đây đang là một phần không thể tách rời của xã hội Mỹ. Khóc thương những gì đã xảy ra ở Huế nhắc nhở người Mỹ chúng ta về thái độ quá tập trung vào chính mình trong cách chúng ta nghĩ về vai trò chiến tranh của mình, cũng như sự không sẵn lòng tìm hiểu thêm về “những người khác,” vốn là điều đang ám ảnh chính sách hiện tại của Mỹ đối với các nước khác.

Olga Dror là Phó Giáo sư tại Đại học Texas A&M. Bà đã xuất bản các nghiên cứu và bản dịch cuốn “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca; đồng thời là tác giả của chuyên khảo sắp xuất bản “Making Two Vietnams: War and Youth Identity, 1965-1975.”

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm