Kinh Đời
Bài tập về nhà của cô giáo Nhật
Cách giao và chữa bài tập về nhà của một cô giáo Nhật khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục.
Vừa qua, câu chuyện về cách ra bài tập về nhà và cách chữa bài của 1 cô giáo tiểu học ở Nhật đã làm nhiều người giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục.
Câu chuyện này được ghi lại trong “Lời nói đầu” của một cuốn sách viết về hạnh phúc đang trở thành “best-seller” của nước Nhật.
Câu chuyện như sau:
Một ông bố ở thành phố nọ có cô con gái đang học tiểu học. Mỗi khi con gái đi học về ông thường có thói quen hỏi chuyện học hành ở trường. Một ngày nọ khi cô bé đi học về ông hỏi: “Nay có bài tập về nhà không con?”.
Cô bé đáp: “Có ạ. Bài tập là hãy để một ai đó trong gia đình ôm”.
Ông bố mỉm cười và cúi xuống ôm con thật chặt. Đến tối cả mẹ rồi chị, em trai khi nghe kể cũng ôm cô bé.
Ngày hôm sau khi cô bé học về, ông bố lại hỏi: “Nay có bài tập về nhà không con?”. Cô bé đáp: “Nay cô giáo chỉ chữa bài tập về nhà thôi” rồi kể cho bố nghe câu chuyện ở lớp.
Ở đó khi cô giáo hỏi cả lớp xem đã làm bài tập về nhà chưa thì có vài bạn đứng lên ngượng ngùng cúi mặt nói: “Con không được ai ôm”. Thế là cô giáo cúi xuống ôm từng bạn một.
Bài tập về nhà của cô giáo nói trên thật đặc biệt tuy không phải là không ai có thể nghĩ ra. Thế nhưng cái cách chữa bài tập của cô mới thật đáng kinh ngạc.
Cô đã làm nhiều người giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục. Làm cha mẹ có lẽ ai cũng mong muốn con mình được sống và học hành trong thế giới tràn ngập tình yêu thương và sự cảm động.
Bài tập về nhà của học sinh Việt Nam là gì?
Ở Việt Nam, vấn đề học sinh phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc chạy đua của bài tập và thi cử vẫn đang là một thực trạng chưa có hồi đáp.
Không ít ông bố bà mẹ xót xa phản ánh chuyện, con mới học tiểu học mà ngày nào cũng ngập trong đống bài tập về nhà. Nào là, bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, rồi các loại sách nâng cao. Không chỉ vậy, nhiều trường còn yêu cầu học sinh phải soạn bài trước khi đến lớp.
Thử hỏi một đứa trẻ đang ở độ tuổi cần được ăn, chơi, ngủ nhiều hơn làm sao có thể kham nổi. Điều này khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý.
Hơn nữa, điều đáng nói là nhiều ông bố bà mẹ còn có tâm lý chạy theo thành tích, thấy con nhiều bài tập hoặc bài khó không làm được là liền bắt tay vào làm hộ con. Thậm chí, nhiều gia đình còn cố gắng thuê gia sư giúp con làm bài. Nhưng phụ huynh lại không nghĩ được rằng, điều mà họ làm lại đồng nghĩa với việc họ đang dạy con em mình biết cách đối phó, biết cách gian dối.
Vậy từ thực trạng đó, chúng ta phải suy ngẫm và nhìn nhận bài học của người Nhật ra sao?
Thương Nguyễn (Tổng hợp)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Con người và tư tưởng thời bao cấp" - by Vương Trí Nhàn / Trần Văn Giang (ghi lại).
Bài tập về nhà của cô giáo Nhật
Cách giao và chữa bài tập về nhà của một cô giáo Nhật khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục.
Vừa qua, câu chuyện về cách ra bài tập về nhà và cách chữa bài của 1 cô giáo tiểu học ở Nhật đã làm nhiều người giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục.
Câu chuyện này được ghi lại trong “Lời nói đầu” của một cuốn sách viết về hạnh phúc đang trở thành “best-seller” của nước Nhật.
Câu chuyện như sau:
Một ông bố ở thành phố nọ có cô con gái đang học tiểu học. Mỗi khi con gái đi học về ông thường có thói quen hỏi chuyện học hành ở trường. Một ngày nọ khi cô bé đi học về ông hỏi: “Nay có bài tập về nhà không con?”.
Cô bé đáp: “Có ạ. Bài tập là hãy để một ai đó trong gia đình ôm”.
Ông bố mỉm cười và cúi xuống ôm con thật chặt. Đến tối cả mẹ rồi chị, em trai khi nghe kể cũng ôm cô bé.
Ngày hôm sau khi cô bé học về, ông bố lại hỏi: “Nay có bài tập về nhà không con?”. Cô bé đáp: “Nay cô giáo chỉ chữa bài tập về nhà thôi” rồi kể cho bố nghe câu chuyện ở lớp.
Ở đó khi cô giáo hỏi cả lớp xem đã làm bài tập về nhà chưa thì có vài bạn đứng lên ngượng ngùng cúi mặt nói: “Con không được ai ôm”. Thế là cô giáo cúi xuống ôm từng bạn một.
Bài tập về nhà của cô giáo nói trên thật đặc biệt tuy không phải là không ai có thể nghĩ ra. Thế nhưng cái cách chữa bài tập của cô mới thật đáng kinh ngạc.
Cô đã làm nhiều người giật mình suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực của giáo dục. Làm cha mẹ có lẽ ai cũng mong muốn con mình được sống và học hành trong thế giới tràn ngập tình yêu thương và sự cảm động.
Bài tập về nhà của học sinh Việt Nam là gì?
Ở Việt Nam, vấn đề học sinh phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc chạy đua của bài tập và thi cử vẫn đang là một thực trạng chưa có hồi đáp.
Không ít ông bố bà mẹ xót xa phản ánh chuyện, con mới học tiểu học mà ngày nào cũng ngập trong đống bài tập về nhà. Nào là, bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, rồi các loại sách nâng cao. Không chỉ vậy, nhiều trường còn yêu cầu học sinh phải soạn bài trước khi đến lớp.
Thử hỏi một đứa trẻ đang ở độ tuổi cần được ăn, chơi, ngủ nhiều hơn làm sao có thể kham nổi. Điều này khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý.
Hơn nữa, điều đáng nói là nhiều ông bố bà mẹ còn có tâm lý chạy theo thành tích, thấy con nhiều bài tập hoặc bài khó không làm được là liền bắt tay vào làm hộ con. Thậm chí, nhiều gia đình còn cố gắng thuê gia sư giúp con làm bài. Nhưng phụ huynh lại không nghĩ được rằng, điều mà họ làm lại đồng nghĩa với việc họ đang dạy con em mình biết cách đối phó, biết cách gian dối.
Vậy từ thực trạng đó, chúng ta phải suy ngẫm và nhìn nhận bài học của người Nhật ra sao?
Thương Nguyễn (Tổng hợp)