Kinh Đời
Bài văn tả chó!
Biết Sếp hay làm thơ, nói thích văn : “ ….Giá như đừng dính chuyện cơm ,áo, gạo, tiền …tớ thành nhà văn rồi ấy chứ!” Sếp tâm sự với tôi như vậy.
- Muốn gì…muốn “chơi “ tôi phải không? Anh tả chó mà như thế này – Sếp lấy bài văn của tôi ra đọc một đoạn – “ Con chó nhà tôi rất khôn, không những khôn mà tinh. Khôn khi nó nịnh chủ, không bao giờ làm cho chủ giận. Tinh là nó biết nhìn thái độ chủ để nịnh. Chủ giận, nó nịnh kiểu khác. Chủ vui cũng nịnh kiểu khác…”- Sếp lại nhìn tôi một cách hằn học – Còn đoạn nữa, sếp đọc tiếp: “ Chó nhà tôi cũng biết kết bè, kéo cánh. Nó cùng mấy con chó nhà bên cạnh ăn chung, ngủ chung, lấy đồ ăn cắp như thịt, chả…cũng ăn chung không tranh giành nhau, nhưng con chó khác mà đến, thì đừng hòng, chúng hợp sức cắn chết…”
Tôi vội nói với sếp:
- Anh đi ra khỏi phòng tôi ngay.Tôi không muốn anh thanh minh, thanh nga ở đây nữa. Anh đi ra ngay.
Cầm bài văn đi ra khỏi phòng sếp, vừa đi, tôi vừa nghĩ: “ không hiểu vì sao sếp lại bực, lại suy diễn khi bài văn của mình chỉ tả con chó!”.
…Biết Sếp hay làm thơ, nói thích văn : “ ….Giá như đừng dính chuyện cơm
,áo, gạo, tiền …tớ thành nhà văn rồi ấy chứ!” Sếp tâm sự với tôi như
vậy.
Cô giáo cho thằng con đề văn “ Hãy tả con chó nhà em.”. Tôi làm hộ nó,
rồi đọc lại, thấy hay, nhưng mình tự khen, có khi không khách quan. Tôi
nhờ Sếp:
- Anh có sự tinh tế trong việc thẩm định văn học, anh xem hộ em.
Sếp cầm bài văn của tôi, hẹn ba ngày sau trả lời, thái độ vui vẻ.
… Đến ngày thứ ba, tôi hồi hộp chờ đợi, cả ngày chẳng làm được việc gì.
Đến tận gần hết giờ làm việc cũng không thấy sếp đả động đến. Tôi toan
hỏi, thì Sếp gọi tôi lên, Tôi mừng thầm…thế là sếp đã đọc bài văn của
mình.
Cánh cửa phòng của sếp khép lại, chốt chặt. Sếp nhìn tôi , ánh mắt không hề biểu hiện sự thân thiện. Giọng của sếp gầm gừ:
- Anh đưa bài văn tả chó này cho tôi, tôi hỏi thật , có ý đồ gì?
Tôi lúng túng:
- Có ý đồ gì …đâu anh! Em chỉ muốn …
- Muốn gì…muốn “chơi “ tôi phải không? Anh tả chó mà như thế này – Sếp lấy bài văn của tôi ra đọc một đoạn – “ Con chó nhà tôi rất khôn, không những khôn mà tinh. Khôn khi nó nịnh chủ, không bao giờ làm cho chủ giận. Tinh là nó biết nhìn thái độ chủ để nịnh. Chủ giận, nó nịnh kiểu khác. Chủ vui cũng nịnh kiểu khác…”- Sếp lại nhìn tôi một cách hằn học – Còn đoạn nữa, sếp đọc tiếp: “ Chó nhà tôi cũng biết kết bè, kéo cánh. Nó cùng mấy con chó nhà bên cạnh ăn chung, ngủ chung, lấy đồ ăn cắp như thịt, chả…cũng ăn chung không tranh giành nhau, nhưng con chó khác mà đến, thì đừng hòng, chúng hợp sức cắn chết…”
Nghe Sếp đọc đến đoan đó, tôi vội thanh minh:
- Chó nhà em đúng thế mà, chúng cũng “lợi ích nhóm” lắm!
Sếp nghe vậy, quát lớn:
Sếp nghe vậy, quát lớn:
- Anh nói với tôi thế à! Đây đoạn này, anh định ám chỉ ai: “ Cái giống
chó nếu tử tế thì người ta nuôi, còn không phải thế cứ cắn càn, phản
chủ, rồi chỉ biết ngủ ngày, ăn tạp, đi ghẹo chó cái, ngu dốt không biết
cả chỗ ỉa, chỗ đái… thì có ngày người ta cũng đập chết.”. Anh viết thế
này, đưa tôi đọc, ý là anh…
Tôi vội nói với sếp:
- Anh đừng hiểu sai ý em, em cũng chỉ tả con chó thôi!
Sếp đưa trả bài văn cho tôi, rồi chỉ ra cửa:
- Anh đi ra khỏi phòng tôi ngay.Tôi không muốn anh thanh minh, thanh nga ở đây nữa. Anh đi ra ngay.
Cầm bài văn đi ra khỏi phòng sếp, vừa đi, tôi vừa nghĩ: “ không hiểu vì sao sếp lại bực, lại suy diễn khi bài văn của mình chỉ tả con chó!”.
Trần Kỳ Trung
(Blog Trần Kỳ Trung)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Bài văn tả chó!
Biết Sếp hay làm thơ, nói thích văn : “ ….Giá như đừng dính chuyện cơm ,áo, gạo, tiền …tớ thành nhà văn rồi ấy chứ!” Sếp tâm sự với tôi như vậy.
…Biết Sếp hay làm thơ, nói thích văn : “ ….Giá như đừng dính chuyện cơm
,áo, gạo, tiền …tớ thành nhà văn rồi ấy chứ!” Sếp tâm sự với tôi như
vậy.
Cô giáo cho thằng con đề văn “ Hãy tả con chó nhà em.”. Tôi làm hộ nó,
rồi đọc lại, thấy hay, nhưng mình tự khen, có khi không khách quan. Tôi
nhờ Sếp:
- Anh có sự tinh tế trong việc thẩm định văn học, anh xem hộ em.
Sếp cầm bài văn của tôi, hẹn ba ngày sau trả lời, thái độ vui vẻ.
… Đến ngày thứ ba, tôi hồi hộp chờ đợi, cả ngày chẳng làm được việc gì.
Đến tận gần hết giờ làm việc cũng không thấy sếp đả động đến. Tôi toan
hỏi, thì Sếp gọi tôi lên, Tôi mừng thầm…thế là sếp đã đọc bài văn của
mình.
Cánh cửa phòng của sếp khép lại, chốt chặt. Sếp nhìn tôi , ánh mắt không hề biểu hiện sự thân thiện. Giọng của sếp gầm gừ:
- Anh đưa bài văn tả chó này cho tôi, tôi hỏi thật , có ý đồ gì?
Tôi lúng túng:
- Có ý đồ gì …đâu anh! Em chỉ muốn …
- Muốn gì…muốn “chơi “ tôi phải không? Anh tả chó mà như thế này – Sếp lấy bài văn của tôi ra đọc một đoạn – “ Con chó nhà tôi rất khôn, không những khôn mà tinh. Khôn khi nó nịnh chủ, không bao giờ làm cho chủ giận. Tinh là nó biết nhìn thái độ chủ để nịnh. Chủ giận, nó nịnh kiểu khác. Chủ vui cũng nịnh kiểu khác…”- Sếp lại nhìn tôi một cách hằn học – Còn đoạn nữa, sếp đọc tiếp: “ Chó nhà tôi cũng biết kết bè, kéo cánh. Nó cùng mấy con chó nhà bên cạnh ăn chung, ngủ chung, lấy đồ ăn cắp như thịt, chả…cũng ăn chung không tranh giành nhau, nhưng con chó khác mà đến, thì đừng hòng, chúng hợp sức cắn chết…”
Nghe Sếp đọc đến đoan đó, tôi vội thanh minh:
- Chó nhà em đúng thế mà, chúng cũng “lợi ích nhóm” lắm!
Sếp nghe vậy, quát lớn:
Sếp nghe vậy, quát lớn:
- Anh nói với tôi thế à! Đây đoạn này, anh định ám chỉ ai: “ Cái giống
chó nếu tử tế thì người ta nuôi, còn không phải thế cứ cắn càn, phản
chủ, rồi chỉ biết ngủ ngày, ăn tạp, đi ghẹo chó cái, ngu dốt không biết
cả chỗ ỉa, chỗ đái… thì có ngày người ta cũng đập chết.”. Anh viết thế
này, đưa tôi đọc, ý là anh…
Tôi vội nói với sếp:
- Anh đừng hiểu sai ý em, em cũng chỉ tả con chó thôi!
Sếp đưa trả bài văn cho tôi, rồi chỉ ra cửa:
- Anh đi ra khỏi phòng tôi ngay.Tôi không muốn anh thanh minh, thanh nga ở đây nữa. Anh đi ra ngay.
Cầm bài văn đi ra khỏi phòng sếp, vừa đi, tôi vừa nghĩ: “ không hiểu vì sao sếp lại bực, lại suy diễn khi bài văn của mình chỉ tả con chó!”.
Trần Kỳ Trung
(Blog Trần Kỳ Trung)