Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bạn có biết Trái Đất chúng ta nhỏ bé đến nhường nào
Mặt Trời chiếm 99,86% tổng khối lượng của Hệ Mặt Trời và đủ lớn để nổi có thể chứa được 1,3 triệu Trái Đất bên trong nó.
Nếu bạn nghĩ Mặt Trời là to nhất thì hãy xem hình tiếp theo. Nhìn vào hình chúng ta có thể thấy được sự nhỏ bé của Mặt Trời trong Ngân Hà như thế nào. Từ đây cũng có thể thấy được ngoài Hệ Mặt Trời còn có 100 tỉ hành tinh khác hoạt động trong Ngân Hà này.
Thử nhìn rộng ra nữa xem nào. Chấm đỏ bên phải chính là Ngân Hà của chúng ta đang cạnh siêu Thiên Hà Laniakea, hay còn gọi là "Thiên đường vô tận" theo tiếng Hawaii.
Tấm ảnh này chụp bởi tàu không gian Cassini của NASA vào năm 2013, đốm trắng tí hon trong hình chính là hành tinh của chúng ta, cách xa tàu không gian tận 898 triệu dặm (tương đương 1,45 tỉ km)
Thử đặt khu vực Bắc Mỹ lên Vết Đỏ Lớn* của Sao Mộc, với tỉ lệ trên ảnh có thể tưởng tượng được cơn bão lớn của Sao Mộc sẽ càn quét sạch toàn bộ lục địa này trong nháy mắt. (*Chú thích: Vết Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665 - Tham khảo: Wikipedia)
Vành đai Sao Thổ được xem là một trong những vành đai đẹp nhất của Vũ Trụ, đây là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong mọi hành tinh của hệ Mặt Trời.
Vành đai Sao Thổ rộng đến mức có thể chứa được 6 Trái Đất nằm trên nó.
Sao Hỏa có thể được xem như ngôi nhà thứ 2 của con người, nhưng nó chỉ nhỏ bằng phân nửa Trái Đất. Thử lấy Bắc Mỹ làm ví dụ, có vẻ như kích cỡ của lục địa này chiếm hết cả bán cầu của Sao Hỏa
Ngọn núi lửa cao nhất trong Hệ Mặt Trời là ngọn Olympus Mons nằm trên Hỏa Tinh. Nếu ngọn núi lửa này nằm ở Trái Đất thì kích thước của nó trải rộng hết cả bang Arizona của Mỹ.
Mặt trăng vệ tinh Io (phiên âm /ˈaɪ.oʊ/) của Sao Mộc có đến hơn 400 núi lửa còn hoạt động, trong khi lục địa Bắc Mỹ chỉ có khoảng 100.
Mặt Trăng Europa của Sao Mộc nhỏ hơn Trái Đất 4 lần, nhưng các nhà khoa học cho rằng lượng nước bên trong Mặt Trăng này nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái Đất gộp lại. Nếu đem lượng nước của cả 2 vào khối cầu để đo lường thì đường kính khối cầu nước của Europa sẽ rộng hơn 300 dặm (tương đương 482,8km)so với khối cầu nước của Trái Đất.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1139979#ixzz3Z2dJ5ZZG
doc tin tuc www.xaluan.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bạn có biết Trái Đất chúng ta nhỏ bé đến nhường nào
Mặt Trời chiếm 99,86% tổng khối lượng của Hệ Mặt Trời và đủ lớn để nổi có thể chứa được 1,3 triệu Trái Đất bên trong nó.
Nếu bạn nghĩ Mặt Trời là to nhất thì hãy xem hình tiếp theo. Nhìn vào hình chúng ta có thể thấy được sự nhỏ bé của Mặt Trời trong Ngân Hà như thế nào. Từ đây cũng có thể thấy được ngoài Hệ Mặt Trời còn có 100 tỉ hành tinh khác hoạt động trong Ngân Hà này.
Thử nhìn rộng ra nữa xem nào. Chấm đỏ bên phải chính là Ngân Hà của chúng ta đang cạnh siêu Thiên Hà Laniakea, hay còn gọi là "Thiên đường vô tận" theo tiếng Hawaii.
Tấm ảnh này chụp bởi tàu không gian Cassini của NASA vào năm 2013, đốm trắng tí hon trong hình chính là hành tinh của chúng ta, cách xa tàu không gian tận 898 triệu dặm (tương đương 1,45 tỉ km)
Thử đặt khu vực Bắc Mỹ lên Vết Đỏ Lớn* của Sao Mộc, với tỉ lệ trên ảnh có thể tưởng tượng được cơn bão lớn của Sao Mộc sẽ càn quét sạch toàn bộ lục địa này trong nháy mắt. (*Chú thích: Vết Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665 - Tham khảo: Wikipedia)
Vành đai Sao Thổ được xem là một trong những vành đai đẹp nhất của Vũ Trụ, đây là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong mọi hành tinh của hệ Mặt Trời.
Vành đai Sao Thổ rộng đến mức có thể chứa được 6 Trái Đất nằm trên nó.
Sao Hỏa có thể được xem như ngôi nhà thứ 2 của con người, nhưng nó chỉ nhỏ bằng phân nửa Trái Đất. Thử lấy Bắc Mỹ làm ví dụ, có vẻ như kích cỡ của lục địa này chiếm hết cả bán cầu của Sao Hỏa
Ngọn núi lửa cao nhất trong Hệ Mặt Trời là ngọn Olympus Mons nằm trên Hỏa Tinh. Nếu ngọn núi lửa này nằm ở Trái Đất thì kích thước của nó trải rộng hết cả bang Arizona của Mỹ.
Mặt trăng vệ tinh Io (phiên âm /ˈaɪ.oʊ/) của Sao Mộc có đến hơn 400 núi lửa còn hoạt động, trong khi lục địa Bắc Mỹ chỉ có khoảng 100.
Mặt Trăng Europa của Sao Mộc nhỏ hơn Trái Đất 4 lần, nhưng các nhà khoa học cho rằng lượng nước bên trong Mặt Trăng này nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái Đất gộp lại. Nếu đem lượng nước của cả 2 vào khối cầu để đo lường thì đường kính khối cầu nước của Europa sẽ rộng hơn 300 dặm (tương đương 482,8km)so với khối cầu nước của Trái Đất.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1139979#ixzz3Z2dJ5ZZG
doc tin tuc www.xaluan.com