TIN CỘNG ĐỒNG
Bạn có thể bị buộc tội “khinh miệt cảnh sát” ở Mỹ hay không?
Vi Katerina Tran
03-03-2015
“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị” – thẩm phán Brennan, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong án lệ City of Houston v. Hill năm 1987.
Ở Việt Nam, các hành vi khinh miệt công an ngày càng được phản ánh nhiều hơn trên Internet và báo chí, mà vụ việc gần đây nhất là videoclip người mẫu Trang Trần chửi bới công an phường Hàng Buồm (Hà Nội) ngày 26/2/2015 vừa qua. Cô lập tức bị bắt và bị tạm giữ hình sự trong ba ngày trước khi được tại ngoại. So sánh với pháp luật Mỹ có thể gợi mở ra một hướng tranh luận cho vấn đề đang rất nóng hổi này ở Việt Nam.
Khinh miệt cảnh sát không phải là tội phạm
Khinh miệt tòa án – contempt of court – là tội hình sự ở Mỹ. Trong Bộ luật Hình sự của tiểu bang California, điều 166(a) ghi rõ những hành vi cấu thành tội khinh miệt tòa án, một tội tiểu hình theo luật của tiểu bang này. Một trong số những hành vi này là tội làm ồn, quấy nhiễu trật tự trong tòa án khi đang có phiên xử, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ để quấy rối. Vì tòa án là cơ quan tư pháp trong hệ thống tam quyền phân lập, là nơi đại diện cho sự thực thi pháp luật và do đó, tinh thần thượng tôn pháp luật cần phải được tôn trọng và bảo vệ qua việc đòi hỏi mọi người tham gia vào thủ tục tố tụng là phải đặt pháp luật – mà đại diện cho nó chính là hệ thống tư pháp và tòa án – ở mức cao nhất.
Từ những năm của thập niên 60 ở Mỹ, bắt đầu có một cách gọi với hàm ý chế giễu việc cảnh sát Mỹ tự đặt mình ở địa vị của tòa án để xác định hành vi “miệt thị” áp đặt lên người dân khi phải trao đổi với cảnh sát. Thành ngữ “Contempt of Cop” ra đời bằng cách ghép từ “cop” – một từ lóng dùng cho từ cảnh sát (police officer) ở Mỹ, và từ “contempt” – “khinh miệt” trong tội khinh miệt tòa án.
Cùng một tư duy, những thành ngữ khác cùng ý niệm với “khinh miệt cảnh sát” ra đời, chẳng hạn như “disturbing the police” – gây rối lực lượng cảnh sát – dựa theo tội “disturbing the peace” – gây rối trật tự công cộng. Mang nặng tính chế giễu hơn là “flunking the attitude test” – “thái độ không đủ điểm” hay “P.O.P”, viết tắt từ “Pissing Off the Police” – “chọc điên cảnh sát”.
Trong những bài viết hay các bài nghiên cứu về hành vi sai phạm của cảnh sát ở Mỹ (police misconduct), tội “khinh miệt cảnh sát” thường xuyên được mang ra để chỉ trích nhân viên công vụ ở Mỹ và hay được dùng làm kết luận một cách châm biếm rằng, tội này mới là tội ác “nghiêm trọng” nhất mà một bị can có thể phạm phải khi đối mặt với cảnh sát. Từ những định nghĩa này và các án lệ có liên quan, “khinh miệt cảnh sát” không phải là một tội hình sự để có thể dẫn đến việc giam giữ và bỏ tù công dân ở Hoa Kỳ.
Phạm vi “ngôn từ gây hấn” dần bị thu hẹp
Tu chính án thứ Nhất bảo vệ tự do ngôn luận của tất cả mọi người, trong mọi trường hợp, kể cả bị can của một vụ án.
Quyền tự do ngôn luận bảo vệ cả những ngôn từ, cho dù có dung tục và lạm dụng, nhưng nếu không có ý đồ đe dọa, (non-threatening verbal abuse), thì cho dù có sử dụng đối với nhân viên cảnh sát vẫn không phải là hành vi cấu thành tội hình sự ở Mỹ.
Cho dù hệ thống tòa án Mỹ có những quan điểm khác nhau về định nghĩa của những ngôn từ được bảo vệ (protected speech) của Tu chính án thứ Nhất, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” (fighting words) vẫn là một trong những chuẩn mực dùng để xem xét tính hợp hiến của những đạo luật hay các bộ luật giới hạn sự tự do ngôn luận, ngay cả những trường hợp có liên quan đến nhân viên công vụ. Điều đáng chú ý là từ năm 1942, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bắt đầu có định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” theo phán quyết của Chaplinsky v. New Hampshire 315 U.S. 568 (1942).
“Có một điều đã được hiểu rất rõ ràng đó là quyền tự do ngôn luận là không tuyệt đối. Có những thể loại của ngôn từ đã được định nghĩa và khoanh vùng để ngăn cấm và trừng phạt chúng mà không cần phải xem xét về tính hợp hiến. Đó là những ngôn từ vô sỉ, khiêu dâm, báng bổ, mạ lỵ và sỉ nhục, hay còn là ngôn từ “gây hấn” – những ngôn từ mà ngay khi cất tiếng chỉ có duy nhất một ý niệm là dùng để gây thương tổn hoặc kích động việc gây rối an ninh, trật tự. Những ngôn từ này vốn đã được nhìn nhận là không có bất kỳ đóng góp gì cho thể hiện tư tưởng, và cũng không có giá trị xã hội đáng kể, cho nên sự thật là bất kỳ lợi ích gì mà những ngôn từ này mang lại cũng không thể so sánh với tầm quan trọng của việc giữ gìn kỷ cương và luân thường trong xã hội”.
Kể từ đó, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” đã bị thu hẹp hơn rất nhiều trong vòng 60 năm qua. Án lệ quan trọng nhất cho định nghĩa ngôn từ gây hấn sau Chaplinsky có thể nói đến là án lệ Cohen v. California (1971) 403 U.S. 15.
Để phản đối chế độ quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam, Paul Cohen đã mặc một chiếc áo với dòng chữ “Fuck the Draft” vào một tòa án ở California. Paul Cohen đã bị bắt và bị kết tội theo một đạo luật hình sự của tiểu bang, cấm đoán bất kỳ hành vi khiếm nhã nào để có thể gây mất trật tự công cộng một cách cố tình và có ác ý.
Tòa án California dựa theo phán quyết Chaplinsky để đưa ra kết luận chiếc áo của Cohen với dòng chữ trên đã cấu thành “ngôn từ gây hấn”. Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lật lại bản án của Cohen và đưa ra một định nghĩa thu hẹp cho “ngôn từ gây hấn”. Theo đó, phần phán quyết được viết bởi thẩm phán John Paul Harlan đã đòi hỏi “ngôn từ gây hấn” chỉ có thể là những câu nói xúc phạm hay sỉ nhục nhắm đến một cá nhân một cách rõ ràng và trực tiếp bởi vì “một câu nói thô tục đối với một người lại có thể là những giai điệu thơ ca đối với một người khác”.
Cảnh sát không có quyền để giới hạn ngôn luận của người dân ngay cả khi đang thi hành công vụ
Một năm sau phán quyết của án lệ Cohen, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Gooding v. Wilson (1972) 405 U.S. 518 và đã lật lại bản án hình sự của một công dân tiểu bang Georgia.
Bị cáo James Wilson đã bị bắt và bị buộc tội gây rối trật tự công cộng khi anh ta đã nhục mạ và chửi bới một nhân viên cảnh sát cộng với một câu hăm dọa. Nguyên văn câu nói của Wilson là “White son of a bitch, I’ll kill you”, và “You son of a bitch, I’ll choke you to death”, tạm dịch là: “Thằng chó da trắng, tao sẽ giết mày” và “Đồ chó đẻ, tao sẽ siết cổ mày đến chết”.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cho rằng điều luật của tiểu bang Georgia nhằm hình sự hóa hành vi của Wilson đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ vì nó trừng phạt cả những ngôn từ không nằm trong định nghĩa “ngôn từ gây hấn” của án lệ Chaplinsky. Ở đây có thể thấy rằng, khi một điều luật của một bộ luật tiểu bang, như luật của Georgia trong vụ án Gooding v. Wilson, bị phán xét là vi hiến bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ thì nó không còn giá trị pháp lý để buộc tội người dân và bản án phải bị hủy bỏ.
Tương tự, vào năm 1974, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Lewis v. City of New Orleans (1974) 415 U.S. 130 (1974) lật lại bản án buộc tội bà Mallie Lewis.
Bà Lewis đã bị bắt theo một điều luật của thành phố dùng để hình sự hóa hành vi “sử dụng ngôn từ thô tục và lăng nhục nhân viên cảnh sát” sau khi đã chửi bới người cảnh sát viên đòi hỏi chồng của bà xuất trình bằng lái xe.
Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã viết trong phán quyết của tòa, là điều luật này của thành phố New Orleans vi phạm quyền tự do ngôn luận nằm trong Tu chính án thứ Nhất bởi vì “ngôn từ lăng nhục theo định nghĩa của điều luật này bao gồm cả những từ ngữ mà khi nói ra không gây ra thương tổn hay ngay lập tức kích động một hành vi gây mất an ninh, trật tự”.
Năm 1987, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố một điều luật hình sự hóa hành vi cản trở nhân viên công lực chấp pháp của thành phố Houston, tiểu bang Texas, là vi hiến trong án lệnh City of Houston v. Hill (1987) 482 U.S. 451.
Raymond Wayne Hill đã bị bắt vì vi phạm điều luật của thành phố Houston, theo đó một người chống đối, lạm dụng, xâm hại, hay gây rối nhân viên cảnh sát khi đang làm nhiệm vụ sẽ bị buộc tội hình sự. Hill đã bị bắt giữ sau khi anh ta lớn tiếng mắng nhân viên cảnh sát đang chất vấn một người bạn của anh ta. Hill đã mắng nhân viên cảnh sát với câu nói: “Sao mày không giỏi đi kiếm chuyện với một đứa nào đồng cân đồng lạng với mày ấy?”
Thành phố Houston đã lý luận cho tính hợp hiến của điều luật thành phố rằng nó không nhắm vào việc giới hạn quyền tự do ngôn luận của người dân mà đây là một điều luật trừng trị những hành vi phạm pháp luật. Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ lập luận này và đã viết phán quyết của tòa là điều luật này đã vi hiến vì nó giới hạn quyền tự do sử dụng ngôn từ để phản đối và thách thức hành động của cảnh sát.
Ngôn ngữ hình thể cũng có thể bị ghép vào “ngôn từ gây hấn”. Vào năm 2013, Tòa Phúc thẩm Liên bang Địa phận Số 2 (U.S. Court of Appeals for the 2nd District) ở New York đã ra phán quyết trong vụ án Swartz v. Insogna và quyết định rằng hành vi đưa ngón tay giữa với cảnh sát (“ngón tay thối” – một hành động dung tục và khiếm nhã theo văn hóa Mỹ) không đủ để cấu thành một hành động quấy rối trật tự công cộng hay một lý do hợp lý cho việc yêu cầu dừng phương tiện giao thông để hợp tác với cảnh sát. Vì vậy, việc bắt giữ Swartz sau đó là một hành động lạm quyền của người thi hành công vụ.
Bởi vì quyền thẩm định tính hợp hiến của một điều luật hay đạo luật trong hệ thống tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ nằm trong tay ngành tư pháp. Do đó, khi nhánh lập pháp ban hành một điều luật, người dân có quyền yêu cầu tòa án quyết định tính hợp hiến của điều luật dùng để buộc tội họ.
Tuy các tòa án cấp dưới có những phán quyết khác nhau về “ngôn từ gây hấn” khi sử dụng với nhân viên công quyền, các án lệ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vấn đề này cho đến ngày hôm nay có lẽ được diễn đạt tốt nhất qua câu chữ của thẩm phán Brennan trong án lệnh City of Houston v. Hill:
“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị”.
Tài liệu tham khảo:
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Bạn có thể bị buộc tội “khinh miệt cảnh sát” ở Mỹ hay không?
Vi Katerina Tran
03-03-2015
“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị” – thẩm phán Brennan, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong án lệ City of Houston v. Hill năm 1987.
Ở Việt Nam, các hành vi khinh miệt công an ngày càng được phản ánh nhiều hơn trên Internet và báo chí, mà vụ việc gần đây nhất là videoclip người mẫu Trang Trần chửi bới công an phường Hàng Buồm (Hà Nội) ngày 26/2/2015 vừa qua. Cô lập tức bị bắt và bị tạm giữ hình sự trong ba ngày trước khi được tại ngoại. So sánh với pháp luật Mỹ có thể gợi mở ra một hướng tranh luận cho vấn đề đang rất nóng hổi này ở Việt Nam.
Khinh miệt cảnh sát không phải là tội phạm
Khinh miệt tòa án – contempt of court – là tội hình sự ở Mỹ. Trong Bộ luật Hình sự của tiểu bang California, điều 166(a) ghi rõ những hành vi cấu thành tội khinh miệt tòa án, một tội tiểu hình theo luật của tiểu bang này. Một trong số những hành vi này là tội làm ồn, quấy nhiễu trật tự trong tòa án khi đang có phiên xử, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ để quấy rối. Vì tòa án là cơ quan tư pháp trong hệ thống tam quyền phân lập, là nơi đại diện cho sự thực thi pháp luật và do đó, tinh thần thượng tôn pháp luật cần phải được tôn trọng và bảo vệ qua việc đòi hỏi mọi người tham gia vào thủ tục tố tụng là phải đặt pháp luật – mà đại diện cho nó chính là hệ thống tư pháp và tòa án – ở mức cao nhất.
Từ những năm của thập niên 60 ở Mỹ, bắt đầu có một cách gọi với hàm ý chế giễu việc cảnh sát Mỹ tự đặt mình ở địa vị của tòa án để xác định hành vi “miệt thị” áp đặt lên người dân khi phải trao đổi với cảnh sát. Thành ngữ “Contempt of Cop” ra đời bằng cách ghép từ “cop” – một từ lóng dùng cho từ cảnh sát (police officer) ở Mỹ, và từ “contempt” – “khinh miệt” trong tội khinh miệt tòa án.
Cùng một tư duy, những thành ngữ khác cùng ý niệm với “khinh miệt cảnh sát” ra đời, chẳng hạn như “disturbing the police” – gây rối lực lượng cảnh sát – dựa theo tội “disturbing the peace” – gây rối trật tự công cộng. Mang nặng tính chế giễu hơn là “flunking the attitude test” – “thái độ không đủ điểm” hay “P.O.P”, viết tắt từ “Pissing Off the Police” – “chọc điên cảnh sát”.
Trong những bài viết hay các bài nghiên cứu về hành vi sai phạm của cảnh sát ở Mỹ (police misconduct), tội “khinh miệt cảnh sát” thường xuyên được mang ra để chỉ trích nhân viên công vụ ở Mỹ và hay được dùng làm kết luận một cách châm biếm rằng, tội này mới là tội ác “nghiêm trọng” nhất mà một bị can có thể phạm phải khi đối mặt với cảnh sát. Từ những định nghĩa này và các án lệ có liên quan, “khinh miệt cảnh sát” không phải là một tội hình sự để có thể dẫn đến việc giam giữ và bỏ tù công dân ở Hoa Kỳ.
Phạm vi “ngôn từ gây hấn” dần bị thu hẹp
Tu chính án thứ Nhất bảo vệ tự do ngôn luận của tất cả mọi người, trong mọi trường hợp, kể cả bị can của một vụ án.
Quyền tự do ngôn luận bảo vệ cả những ngôn từ, cho dù có dung tục và lạm dụng, nhưng nếu không có ý đồ đe dọa, (non-threatening verbal abuse), thì cho dù có sử dụng đối với nhân viên cảnh sát vẫn không phải là hành vi cấu thành tội hình sự ở Mỹ.
Cho dù hệ thống tòa án Mỹ có những quan điểm khác nhau về định nghĩa của những ngôn từ được bảo vệ (protected speech) của Tu chính án thứ Nhất, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” (fighting words) vẫn là một trong những chuẩn mực dùng để xem xét tính hợp hiến của những đạo luật hay các bộ luật giới hạn sự tự do ngôn luận, ngay cả những trường hợp có liên quan đến nhân viên công vụ. Điều đáng chú ý là từ năm 1942, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bắt đầu có định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” theo phán quyết của Chaplinsky v. New Hampshire 315 U.S. 568 (1942).
“Có một điều đã được hiểu rất rõ ràng đó là quyền tự do ngôn luận là không tuyệt đối. Có những thể loại của ngôn từ đã được định nghĩa và khoanh vùng để ngăn cấm và trừng phạt chúng mà không cần phải xem xét về tính hợp hiến. Đó là những ngôn từ vô sỉ, khiêu dâm, báng bổ, mạ lỵ và sỉ nhục, hay còn là ngôn từ “gây hấn” – những ngôn từ mà ngay khi cất tiếng chỉ có duy nhất một ý niệm là dùng để gây thương tổn hoặc kích động việc gây rối an ninh, trật tự. Những ngôn từ này vốn đã được nhìn nhận là không có bất kỳ đóng góp gì cho thể hiện tư tưởng, và cũng không có giá trị xã hội đáng kể, cho nên sự thật là bất kỳ lợi ích gì mà những ngôn từ này mang lại cũng không thể so sánh với tầm quan trọng của việc giữ gìn kỷ cương và luân thường trong xã hội”.
Kể từ đó, định nghĩa về “ngôn từ gây hấn” đã bị thu hẹp hơn rất nhiều trong vòng 60 năm qua. Án lệ quan trọng nhất cho định nghĩa ngôn từ gây hấn sau Chaplinsky có thể nói đến là án lệ Cohen v. California (1971) 403 U.S. 15.
Để phản đối chế độ quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam, Paul Cohen đã mặc một chiếc áo với dòng chữ “Fuck the Draft” vào một tòa án ở California. Paul Cohen đã bị bắt và bị kết tội theo một đạo luật hình sự của tiểu bang, cấm đoán bất kỳ hành vi khiếm nhã nào để có thể gây mất trật tự công cộng một cách cố tình và có ác ý.
Tòa án California dựa theo phán quyết Chaplinsky để đưa ra kết luận chiếc áo của Cohen với dòng chữ trên đã cấu thành “ngôn từ gây hấn”. Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lật lại bản án của Cohen và đưa ra một định nghĩa thu hẹp cho “ngôn từ gây hấn”. Theo đó, phần phán quyết được viết bởi thẩm phán John Paul Harlan đã đòi hỏi “ngôn từ gây hấn” chỉ có thể là những câu nói xúc phạm hay sỉ nhục nhắm đến một cá nhân một cách rõ ràng và trực tiếp bởi vì “một câu nói thô tục đối với một người lại có thể là những giai điệu thơ ca đối với một người khác”.
Cảnh sát không có quyền để giới hạn ngôn luận của người dân ngay cả khi đang thi hành công vụ
Một năm sau phán quyết của án lệ Cohen, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Gooding v. Wilson (1972) 405 U.S. 518 và đã lật lại bản án hình sự của một công dân tiểu bang Georgia.
Bị cáo James Wilson đã bị bắt và bị buộc tội gây rối trật tự công cộng khi anh ta đã nhục mạ và chửi bới một nhân viên cảnh sát cộng với một câu hăm dọa. Nguyên văn câu nói của Wilson là “White son of a bitch, I’ll kill you”, và “You son of a bitch, I’ll choke you to death”, tạm dịch là: “Thằng chó da trắng, tao sẽ giết mày” và “Đồ chó đẻ, tao sẽ siết cổ mày đến chết”.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cho rằng điều luật của tiểu bang Georgia nhằm hình sự hóa hành vi của Wilson đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ vì nó trừng phạt cả những ngôn từ không nằm trong định nghĩa “ngôn từ gây hấn” của án lệ Chaplinsky. Ở đây có thể thấy rằng, khi một điều luật của một bộ luật tiểu bang, như luật của Georgia trong vụ án Gooding v. Wilson, bị phán xét là vi hiến bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ thì nó không còn giá trị pháp lý để buộc tội người dân và bản án phải bị hủy bỏ.
Tương tự, vào năm 1974, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tiếp tục ra phán quyết Lewis v. City of New Orleans (1974) 415 U.S. 130 (1974) lật lại bản án buộc tội bà Mallie Lewis.
Bà Lewis đã bị bắt theo một điều luật của thành phố dùng để hình sự hóa hành vi “sử dụng ngôn từ thô tục và lăng nhục nhân viên cảnh sát” sau khi đã chửi bới người cảnh sát viên đòi hỏi chồng của bà xuất trình bằng lái xe.
Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã viết trong phán quyết của tòa, là điều luật này của thành phố New Orleans vi phạm quyền tự do ngôn luận nằm trong Tu chính án thứ Nhất bởi vì “ngôn từ lăng nhục theo định nghĩa của điều luật này bao gồm cả những từ ngữ mà khi nói ra không gây ra thương tổn hay ngay lập tức kích động một hành vi gây mất an ninh, trật tự”.
Năm 1987, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố một điều luật hình sự hóa hành vi cản trở nhân viên công lực chấp pháp của thành phố Houston, tiểu bang Texas, là vi hiến trong án lệnh City of Houston v. Hill (1987) 482 U.S. 451.
Raymond Wayne Hill đã bị bắt vì vi phạm điều luật của thành phố Houston, theo đó một người chống đối, lạm dụng, xâm hại, hay gây rối nhân viên cảnh sát khi đang làm nhiệm vụ sẽ bị buộc tội hình sự. Hill đã bị bắt giữ sau khi anh ta lớn tiếng mắng nhân viên cảnh sát đang chất vấn một người bạn của anh ta. Hill đã mắng nhân viên cảnh sát với câu nói: “Sao mày không giỏi đi kiếm chuyện với một đứa nào đồng cân đồng lạng với mày ấy?”
Thành phố Houston đã lý luận cho tính hợp hiến của điều luật thành phố rằng nó không nhắm vào việc giới hạn quyền tự do ngôn luận của người dân mà đây là một điều luật trừng trị những hành vi phạm pháp luật. Thẩm phán Brennan của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ lập luận này và đã viết phán quyết của tòa là điều luật này đã vi hiến vì nó giới hạn quyền tự do sử dụng ngôn từ để phản đối và thách thức hành động của cảnh sát.
Ngôn ngữ hình thể cũng có thể bị ghép vào “ngôn từ gây hấn”. Vào năm 2013, Tòa Phúc thẩm Liên bang Địa phận Số 2 (U.S. Court of Appeals for the 2nd District) ở New York đã ra phán quyết trong vụ án Swartz v. Insogna và quyết định rằng hành vi đưa ngón tay giữa với cảnh sát (“ngón tay thối” – một hành động dung tục và khiếm nhã theo văn hóa Mỹ) không đủ để cấu thành một hành động quấy rối trật tự công cộng hay một lý do hợp lý cho việc yêu cầu dừng phương tiện giao thông để hợp tác với cảnh sát. Vì vậy, việc bắt giữ Swartz sau đó là một hành động lạm quyền của người thi hành công vụ.
Bởi vì quyền thẩm định tính hợp hiến của một điều luật hay đạo luật trong hệ thống tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ nằm trong tay ngành tư pháp. Do đó, khi nhánh lập pháp ban hành một điều luật, người dân có quyền yêu cầu tòa án quyết định tính hợp hiến của điều luật dùng để buộc tội họ.
Tuy các tòa án cấp dưới có những phán quyết khác nhau về “ngôn từ gây hấn” khi sử dụng với nhân viên công quyền, các án lệ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vấn đề này cho đến ngày hôm nay có lẽ được diễn đạt tốt nhất qua câu chữ của thẩm phán Brennan trong án lệnh City of Houston v. Hill:
“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị”.
Tài liệu tham khảo: