Thân Hữu Tiếp Tay...

Bàn lại một số tục ngữ quen thuộc - Trần Văn Giang

( HNPĐ )Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc năm cùng tháng tận sau ngày “lễ Tạ Ơn,” nhiều dịp lễ lạc đến nối tiếp nhau. Thiên hạ đua nhau tìm mọi để cách xài tiền

 
 
 
 
LGT:
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của người dân về mọi mặt (sống tự nhiên, lao động, sản xuất, giao tiếp xã hội), được dân ta áp dụng vào đời sống, sự suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một loại văn học dân gian.
- Theo wikiquote.org
 
*
Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc năm cùng tháng tận sau ngày “lễ Tạ Ơn,” nhiều dịp lễ lạc đến nối tiếp nhau.  Thiên hạ đua nhau tìm mọi để cách xài tiền (có lẽ để phần nào giúp cho kinh tế đỡ suy thoái), đi sắm sửa lung lung chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, tết Tây, tết Ta…  Ở thời điểm này,  tôi thường nhàn rỗi, chẳng có gì quan trọng để làm ngoài việc ngồi gãi trán, coi chừng nhà, đuổi chó, đuổi chim chờ vợ con đi “Shopping” mệt nghỉ.  Đầu óc tôi hay lơ đãng rơi vào đúng cái cảnh nhàn cư vi bất thiện.  Tôi tự dưng nghĩ vớ vẩn về một vài “triết lý vụn” của đời sống. 
 
Lần này, không hiểu có phải vì tôi đã ăn quá đà món giả cầy hay không mà bụng dạ dở chứng muốn sủa bậy vài tiếng để tỏ ra cho thiên hạ biết mình cũng là “trí thức giả cầy,” có nghĩa là giả dạng làm ánh sáng 2-3 nến soi vào một vài khoảng tranh tối tranh sáng của các kinh nghiệm vẫn được xem là khuôn thước của sự suy nghĩ trong đời sống. 
 
Tôi xin phép lạm bàn về một số tục ngữ quen thuộc trong dân gian như sau.
 
“Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy.”
 
Tục ngữ vẫn thường một lúc có cả hai nghĩa đen và bóng.  Theo tôi, nghĩa đen của câu tục ngữ này sai hoàn toàn…  Tôi đã chứng kiến qua mấy chục năm trời, bà mẹ tôi đã đi chùa rất nhiều lần; thế nào mà Cụ cũng chẳng có cơ hội gặp “Bụt?”  Thế mà tôi chưa hề thấy bà Cụ tôi mặc “áo cà-sa” bao giờ.  Khi bà Cụ tôi tịch, lúc khâm liệm Cụ vẫn mặc một bộ quần áo bảnh nhất của Cụ bằng vải đắt tiền lấy ra từ tủ áo chứ không phải “áo giấy” rẻ tiền mua ở chợ tàu…  Theo lẽ thường tình, người không tu hành mà lại muốn mặc áo thầy tu là chuyện không tưởng, chuyện kể cho vui.  Vả lại, ở thế kỷ 21, người tu hành bây giờ cấp tiến lắm rồi chứ không phải như ngày xưa: Qua tin tức, hình ảnh phát tán rộng rãi trên mạng, nhiều tì kheo Phật giáo trong nước tay đeo đồng hồ Rolex mạ vàng, lái xe “Dream” mới cáo cạnh, đội mũ “an toàn” à-la-mốt và hãnh diện khoe kúc đang dùng “điện thoại tinh khôn” (IPhone6 / Smartphone) loại “xin” mới nhất trên thị trường  (top of the line).  Ngoài ra, cũng nên biết thêm y phục của đức Giáo hoàng Thiên chúa giáo của Giáo hội La mã được thiết kế rất đẹp bởi Georgio Armani…  Loại y phục mà chỉ có người giàu có, thế lực – như chính khách lớn, tài tử điện ảnh, luật sư đắt giá (power lawyers) chẳng hạn - mới có tiền mua.  Đó là vài nét trật gọng trên nghĩa đen của câu tục ngữ này.
 
Về nghĩa bóng, câu này cũng chỉ đúng một phần nhỏ thôi.  Thực tế cho thấy nếu thấy một người không hề thuộc một nhóm, một cộng đồng nào mà lại cố tình giả dạng trà trộn vào (như mặc áo cà sa vào chùa) thì khi bị phát giác dám mất mạng lắm.  Mấy anh vi-xi trong các kế hoạch “trường kỳ mai phục” đã hết mình lặn sâu trèo cao để tìm mọi cách trà trộn phá hoại, triệt hạ phe quốc gia như các đ/c Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Thành Trung, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hữu Hạnh… trước năm 1975.  Đám đ/c này rành sáu câu vọng cổ bài bản “đi với Bụt mặc áo cà sa” hơn ai hết...  Bây giờ, ở hải ngoại lại thấy thấp thoáng có vài anh HO, vượt biên tị nạn cs loại top-gun cũng có như Đổ máo, Nguyễn cao kầy, Phạm duy tiền… và vài anh tị nạn cù-lũ-nhí cũng có như Trần Truồng, Nguyễn Phương Khùng, Nguyễn Ngọc Lờ, Nguyễn Hữu Liếm… xin phép được mặc áo giấy màu đỏ sao vàng để đi chung đám với ma vi-xi…  Cái đám ma bùn ăn cơm quốc gia thờ ma cs này vì hình thù xấu xí (ugly Vietnamese) nửa ngợm nửa ma cho nên vi-xi chưa tin, còn ngờ vực; thành thử cho đến giờ phút này chẳng làm nên trò trống gì.  Chỉ tổ bị thiên hạ chửi là đần độn…  nhục thật!
 
Ngoài ra, đồng nghĩa với câu nói “… mặc áo cà sa” này còn có câu “Nhập gia tùy tục.”  Thực tế rõ ràng, các giống dân ăn Đậu, Nước Mắm, Xì dầu- Củ cải muối, Sushi, Kim chi-Củ Sâm, Cà-ri-nị… di cư vào cái gọi là “melting pot” Hiệp Chủng Quốc mà chẳng có anh nào chịu “melt” (hòa đồng / tùy tục) hết trơn hết trọi.  Họ vẫn khư khư, khơi khơi giữ các truyền thống văn hóa nhiều khi rất quái đản của họ chứ có anh nào chịu khó “tùy tục” đâu hè! 
 
Thành thử đi với Bụt chẳng nhất thiết phải mặc áo cà sa; và hơn nữa, đi với ma thì mặc áo gì cũng được, không cần phải lựa chọn làm chi cho tốn tiền, toát mồ hôi!
 
“Xấu đẹp tùy người đối diện”
 
Câu nói này, theo tôi, có vẻ thiếu thành thực bởi vì cuộc đời lúc nào cũng luôn luôn có sẵn người xấu và ngưởi đẹp; cái xấu và cái đẹp.  Nếu bác nào không thể phân biệt được người đẹp và người xấu, cái đẹp cái xấu thì hiển nhiên thị giác của bác đó có vấn đề lớn.  Cùng vào một thời điểm (point of time), phẩm chất (quality) của một nhan sắc hay, một nét đẹp tự nhiên, một tư cách luôn luôn cố định không thể thay đổi 1 thành 2; hay ngược lại 2 thành 1.  Kinh nghiệm riêng của một người bình thường có thể chi phối cách nhận định của người đó về đối tượng là xấu hay đẹp (có hay không có nhan sắc); nhưng một điều rất rõ rệt, có thể gọi là “chân lý,” là những “chuyên viên nghệ thuật” ở cấp cao, tỉnh táo ít khi bất đồng ý về cái đẹp và cái xấu; nét đẹp của một giai nhân hay một bức họa tuyệt tác.
 
Một số người Việt tị nạn cộng sản ở ngoại quốc có tâm không ổn, trí có đóng nhiều màng nhện bỗng nhiên mắc phải khuyết tật của những người loạn thị loại này: Bây giờ bỗng nhiên họ nhìn bọn sát nhân cộng sản từng giết người không gớm tay thấy sao chúng nó cũng bằng cấp đầy quần, tử tế đẹp giai ra phết?!
 
“Xấu đẹp tùy người đối diện” theo tôi phải được đổi thành “Ăn nhẳm cái giống gì mà mà ngu quá vậy?”
 
“Ở hiền gặp lành”
 
Theo quan niệm xưa:
 
Khổng Mạnh khuyên con người nên sống phải đạo (Hiền) và chịu đựng (Nhẫn) thì chuyện “lành” sẽ đến.
 
Nhưng trong thực tế, chẳng hạn như cuộc sống dưới chế độ cs, “Ở hiền” mà gặp phải cỡ “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngớt nghỉ…” thì bỏ mẹ cả đám; làm gì mà có cơ hội để gặp “bác lành.”  May lắm, nếu không bị chết sớm thì cũng chỉ làm đến dân oan là cùng…  Mất nhà, mất đất, mất ruộng, mất tương lai, mất hết tất cả không ai thương tiếc… mà còn bị Tố hữu (bút hiệu của bác “Bốn Lành”) làm thơ “cắt mệnh” đì thêm cho đáng đời thì chết sớm còn sướng hơn. 
 
Từ đó suy ra, dân ta phải hiểu và áp dụng chữ “Ở hiền” như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh; hoặc nhiều khi phải mạnh dạn đổi cách sống thành “cương / cứng rắn” (nhưng không nhẫn tâm làm hại người khác) để bảo vệ lẽ phải, quyền lợi chính đáng…  Có như thế thì may ra mới có thể thay đổi được hoàn cảnh, mới chứng minh được chân lý; chứ không nếu cứ nhắm mắt nhắm mũi “ở hiền” thì coi như đồng nghĩa với tự sát, hay thủng thẳng, tà tà chờ chết vậy...
 
Nhìn chung, dân mình hiền quá, bị bác và đảng thay phiên nhau hiếp dâm giữa ban ngày trời sáng mà cứ “nhẫn” nhục im thin thít chẳng thấy kêu đau gì cả?  Mà hình như có kêu đau thì bác và đảng cũng đâu có nghe.  Bác và đảng còn đang bận định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp đối tác kinh tế.
 
Theo tôi, bây giờ qua hoàn cảnh ở quê nhà, có lẽ nên đổi câu “Ờ hiền gặp lành” thành ra “Hiền Giả Quá Ngu” cũng đặng! Ngu chi mà ngu tận mạng…  Thật tội nghiệt!
 
“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”
 
Câu tục ngữ này trước đây vẫn được hiểu là:
 
Người già hiểu biết, nhiều kinh nghiệm; vì thế trước khi đi đâu, làm việc gì chúng ta cần tham khảo ý kiến của họ.  Trẻ em thường ngây thơ, trong sáng không (chưa) biết nói dối (?) nên khi khi cần tìm hiểu chuyện gì xẩy ra chung quanh nhà thì nên hỏi chúng.
 
Không phải tôi có ý vơ đũa cả nắm, vì chính bản thân tôi cũng gần 7 bó rồi, nhưng một số anh già bây giờ càng lúc càng tỏ ra vô tích sự.  Đã không chịu bỏ chút ít thời giờ nhàn rỗi ra học hỏi thêm để bắt kịp các tiến bộ khoa học mà lại chỉ thích nhậu, cà-phê, tán phét, chửi đổng, chê bai bên trái bên phải không chừa ai, thọc gậy bánh xe, phá bĩnh vô trách nhiệm…  còn nếu có chút thời giờ thì lại tìm cách tra cập cho bằng được các khoản trợ cấp của chính phủ hoặc xem phim “3 con Ếch… / xxx”  Muốn hỏi mấy anh già này một ít kiến thức tổng quát về kinh tế, chính trị, thời sự , văn hóa, tin học… để đi xa thì cũng như đi vớt ánh trăng dưới đáy hồ.  Ngược lại, lớp trẻ ở thế hệ một rưỡi hay thế hệ thứ hai có năng lực, không bị rào cản ngôn ngữ, dễ hội nhập dường như theo kịp đà với văn minh đương đại, có thể nhờ vả được.
 
Ở thế kỷ này, đành phải “Đi hỏi trẻ mà về nhà cũng hỏi trẻ” luôn cho nó chắc ăn! Bởi vì làm sao có thể tin tưởng câu trả lời của mấy anh già lãng trí “ao-dai-mơ!”… 
 
Theo tôi, để cho mọi chuyện êm thắm và an toàn hơn thì nên “Đi thì hỏi vợ; mà về nhà cũng hỏi dzợ.  Chắc ăn như bắp Không thể nào sẩy được…
 
“Thà chậm mà chắc”
 
Câu này ngay tử đầu đã có vẻ ngớ ngẩn.  Dường như chỉ là cách bào chữa vụng về của mấy anh kém thông minh, tài hèn sức mọn, làm hoài không xong việc. 
 
Ở thời buổi “Đi từ zero đến 60 dặm một giờ trong vòng có 4.5 giây đồng hồ” (from 0 to 60 in 4.5 seconds) mà làm chậm thì không chết đói chết rét thì cũng mất việc sớm.
 
Mấy anh Tiến sĩ Giáo sư ở Việt Nam không làm nổi một cái đinh vít, thường hay lạm dụng câu nói này trong mọi trường hợp, hay khi đang làm bất cứ một việc gì…  Đã không chịu nhìn nhận là con rùa lật ngửa rồi mà mấy bố tiến sĩ còn dọa là “Nhanh quá rất nguy hiểm.”  Nè!  Nếu mấy cha biết rõ là mình sẽ phải làm cái gì (if you know what you are doing) thì không có vấn đề nhanh hay chậm ở đây.  Tranh cãi chỉ làm mất thời giờ.
 
“Trông mặt mà bắt hình dong”
 
Theo lối suy luận cũ:
 
Bộ mặt phản ảnh tâm lý, suy nghĩ của con người đặc biệt là đôi mắt (còn được gọi là cửa sổ của tâm hồn) biểu hiệu các trạng thái tâm lý có thể là: lo âu, giận hờn, e thẹn, xấu hổ…  Cứ nhìn vào tấm ảnh chụp thẳng mặt là có thể đoán được đến 70-80% tính tình một người. Tâm đẹp thì mặt mới đẹp, nhân nào quả nấy, cái tâm được thể hiện hết qua khuôn mặt.  Tâm là nhân còn mặt là quả.  Tâm tính như thế nào thì hiện ra khuôn mặt như thế ấy…
 
Chà chà!  Nghe có vẻ như đinh đóng cột.  Tuy nhiên, nói vậy mà không hẳn phải như vậy, có nhiều người rất khéo che đậy ý nghĩ, âm mưu, thủ đoạn của họ. Có người gian ác, nham hiểm họ có tài đeo mặt nạ hiền giả suốt đời.  
 
Thực tế cho thấy: Nhận xét về con người qua hình tướng không còn chính xác nữa. Tại sao vậy? Bởi vì kỹ nghệ sửa sắc đẹp đã và đang phát triển như nấm dại mọc sau cơn mưa rào.  Chỉ riêng thành phố Hán thành (Seoul) của Nam Hàn có đến 4000 bác sĩ hành nghề sửa sắc đẹp…  Nhiều người sửa sắc đẹp đến mức người khác nếu phải nhìn vào thẻ căn cước của họ thì không thể nhận ra họ là ai nữa thì làm sao mà biết được lòng dạ họ. 
 
Ngoài ra, theo kinh nghiệm bản thân người viết, xin nói thêm rằng: Có khi vì hoàn cảnh sống nó làm cho cho người ta có tướng (xấu) chứ không hoàn toàn đó là người xấu. Đó là chưa nói trong tướng học khi nghiên cứu sâu mới biết là có ẩn tướng: Cái tướng cao quý hoặc gian sảo đôi khi không lộ ra hoặc không thể nhận ra nếu chỉ quan sát thoáng qua và không có kinh nghiệm.
 
Như vậy câu “Trông mặt mà bắt hình dong” có vấn đề.  Nhiều khi có thể đem đến sự thất lễ hoặc phiền toái, lầm lẫn, bị đánh lừa trong nghệ thuật giao tiếp.
 
Biết người thì biết mặt chứ khó biết được lòng.
 
Lời cuối
 
Người viết không có ý định gạt bỏ các tục ngữ, châm ngôn cũ trong kho tàng văn hóa dân gian.  Phần lớn các câu nói cũ vẫn còn đúng ít hay nhiều.  Người viết chỉ muốn nêu lên một vài câu tiêu biểu tương đối có vấn đề khá rõ rệt ở thời buổi này mà mỗi khi dùng đến nó chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ lại.  Nobody gets hurt!
 
Thân mến,
 
Trần Văn Giang ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bàn lại một số tục ngữ quen thuộc - Trần Văn Giang

( HNPĐ )Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc năm cùng tháng tận sau ngày “lễ Tạ Ơn,” nhiều dịp lễ lạc đến nối tiếp nhau. Thiên hạ đua nhau tìm mọi để cách xài tiền

 
 
 
 
LGT:
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của người dân về mọi mặt (sống tự nhiên, lao động, sản xuất, giao tiếp xã hội), được dân ta áp dụng vào đời sống, sự suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một loại văn học dân gian.
- Theo wikiquote.org
 
*
Năm nào cũng vậy, cứ vào lúc năm cùng tháng tận sau ngày “lễ Tạ Ơn,” nhiều dịp lễ lạc đến nối tiếp nhau.  Thiên hạ đua nhau tìm mọi để cách xài tiền (có lẽ để phần nào giúp cho kinh tế đỡ suy thoái), đi sắm sửa lung lung chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, tết Tây, tết Ta…  Ở thời điểm này,  tôi thường nhàn rỗi, chẳng có gì quan trọng để làm ngoài việc ngồi gãi trán, coi chừng nhà, đuổi chó, đuổi chim chờ vợ con đi “Shopping” mệt nghỉ.  Đầu óc tôi hay lơ đãng rơi vào đúng cái cảnh nhàn cư vi bất thiện.  Tôi tự dưng nghĩ vớ vẩn về một vài “triết lý vụn” của đời sống. 
 
Lần này, không hiểu có phải vì tôi đã ăn quá đà món giả cầy hay không mà bụng dạ dở chứng muốn sủa bậy vài tiếng để tỏ ra cho thiên hạ biết mình cũng là “trí thức giả cầy,” có nghĩa là giả dạng làm ánh sáng 2-3 nến soi vào một vài khoảng tranh tối tranh sáng của các kinh nghiệm vẫn được xem là khuôn thước của sự suy nghĩ trong đời sống. 
 
Tôi xin phép lạm bàn về một số tục ngữ quen thuộc trong dân gian như sau.
 
“Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy.”
 
Tục ngữ vẫn thường một lúc có cả hai nghĩa đen và bóng.  Theo tôi, nghĩa đen của câu tục ngữ này sai hoàn toàn…  Tôi đã chứng kiến qua mấy chục năm trời, bà mẹ tôi đã đi chùa rất nhiều lần; thế nào mà Cụ cũng chẳng có cơ hội gặp “Bụt?”  Thế mà tôi chưa hề thấy bà Cụ tôi mặc “áo cà-sa” bao giờ.  Khi bà Cụ tôi tịch, lúc khâm liệm Cụ vẫn mặc một bộ quần áo bảnh nhất của Cụ bằng vải đắt tiền lấy ra từ tủ áo chứ không phải “áo giấy” rẻ tiền mua ở chợ tàu…  Theo lẽ thường tình, người không tu hành mà lại muốn mặc áo thầy tu là chuyện không tưởng, chuyện kể cho vui.  Vả lại, ở thế kỷ 21, người tu hành bây giờ cấp tiến lắm rồi chứ không phải như ngày xưa: Qua tin tức, hình ảnh phát tán rộng rãi trên mạng, nhiều tì kheo Phật giáo trong nước tay đeo đồng hồ Rolex mạ vàng, lái xe “Dream” mới cáo cạnh, đội mũ “an toàn” à-la-mốt và hãnh diện khoe kúc đang dùng “điện thoại tinh khôn” (IPhone6 / Smartphone) loại “xin” mới nhất trên thị trường  (top of the line).  Ngoài ra, cũng nên biết thêm y phục của đức Giáo hoàng Thiên chúa giáo của Giáo hội La mã được thiết kế rất đẹp bởi Georgio Armani…  Loại y phục mà chỉ có người giàu có, thế lực – như chính khách lớn, tài tử điện ảnh, luật sư đắt giá (power lawyers) chẳng hạn - mới có tiền mua.  Đó là vài nét trật gọng trên nghĩa đen của câu tục ngữ này.
 
Về nghĩa bóng, câu này cũng chỉ đúng một phần nhỏ thôi.  Thực tế cho thấy nếu thấy một người không hề thuộc một nhóm, một cộng đồng nào mà lại cố tình giả dạng trà trộn vào (như mặc áo cà sa vào chùa) thì khi bị phát giác dám mất mạng lắm.  Mấy anh vi-xi trong các kế hoạch “trường kỳ mai phục” đã hết mình lặn sâu trèo cao để tìm mọi cách trà trộn phá hoại, triệt hạ phe quốc gia như các đ/c Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Thành Trung, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hữu Hạnh… trước năm 1975.  Đám đ/c này rành sáu câu vọng cổ bài bản “đi với Bụt mặc áo cà sa” hơn ai hết...  Bây giờ, ở hải ngoại lại thấy thấp thoáng có vài anh HO, vượt biên tị nạn cs loại top-gun cũng có như Đổ máo, Nguyễn cao kầy, Phạm duy tiền… và vài anh tị nạn cù-lũ-nhí cũng có như Trần Truồng, Nguyễn Phương Khùng, Nguyễn Ngọc Lờ, Nguyễn Hữu Liếm… xin phép được mặc áo giấy màu đỏ sao vàng để đi chung đám với ma vi-xi…  Cái đám ma bùn ăn cơm quốc gia thờ ma cs này vì hình thù xấu xí (ugly Vietnamese) nửa ngợm nửa ma cho nên vi-xi chưa tin, còn ngờ vực; thành thử cho đến giờ phút này chẳng làm nên trò trống gì.  Chỉ tổ bị thiên hạ chửi là đần độn…  nhục thật!
 
Ngoài ra, đồng nghĩa với câu nói “… mặc áo cà sa” này còn có câu “Nhập gia tùy tục.”  Thực tế rõ ràng, các giống dân ăn Đậu, Nước Mắm, Xì dầu- Củ cải muối, Sushi, Kim chi-Củ Sâm, Cà-ri-nị… di cư vào cái gọi là “melting pot” Hiệp Chủng Quốc mà chẳng có anh nào chịu “melt” (hòa đồng / tùy tục) hết trơn hết trọi.  Họ vẫn khư khư, khơi khơi giữ các truyền thống văn hóa nhiều khi rất quái đản của họ chứ có anh nào chịu khó “tùy tục” đâu hè! 
 
Thành thử đi với Bụt chẳng nhất thiết phải mặc áo cà sa; và hơn nữa, đi với ma thì mặc áo gì cũng được, không cần phải lựa chọn làm chi cho tốn tiền, toát mồ hôi!
 
“Xấu đẹp tùy người đối diện”
 
Câu nói này, theo tôi, có vẻ thiếu thành thực bởi vì cuộc đời lúc nào cũng luôn luôn có sẵn người xấu và ngưởi đẹp; cái xấu và cái đẹp.  Nếu bác nào không thể phân biệt được người đẹp và người xấu, cái đẹp cái xấu thì hiển nhiên thị giác của bác đó có vấn đề lớn.  Cùng vào một thời điểm (point of time), phẩm chất (quality) của một nhan sắc hay, một nét đẹp tự nhiên, một tư cách luôn luôn cố định không thể thay đổi 1 thành 2; hay ngược lại 2 thành 1.  Kinh nghiệm riêng của một người bình thường có thể chi phối cách nhận định của người đó về đối tượng là xấu hay đẹp (có hay không có nhan sắc); nhưng một điều rất rõ rệt, có thể gọi là “chân lý,” là những “chuyên viên nghệ thuật” ở cấp cao, tỉnh táo ít khi bất đồng ý về cái đẹp và cái xấu; nét đẹp của một giai nhân hay một bức họa tuyệt tác.
 
Một số người Việt tị nạn cộng sản ở ngoại quốc có tâm không ổn, trí có đóng nhiều màng nhện bỗng nhiên mắc phải khuyết tật của những người loạn thị loại này: Bây giờ bỗng nhiên họ nhìn bọn sát nhân cộng sản từng giết người không gớm tay thấy sao chúng nó cũng bằng cấp đầy quần, tử tế đẹp giai ra phết?!
 
“Xấu đẹp tùy người đối diện” theo tôi phải được đổi thành “Ăn nhẳm cái giống gì mà mà ngu quá vậy?”
 
“Ở hiền gặp lành”
 
Theo quan niệm xưa:
 
Khổng Mạnh khuyên con người nên sống phải đạo (Hiền) và chịu đựng (Nhẫn) thì chuyện “lành” sẽ đến.
 
Nhưng trong thực tế, chẳng hạn như cuộc sống dưới chế độ cs, “Ở hiền” mà gặp phải cỡ “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngớt nghỉ…” thì bỏ mẹ cả đám; làm gì mà có cơ hội để gặp “bác lành.”  May lắm, nếu không bị chết sớm thì cũng chỉ làm đến dân oan là cùng…  Mất nhà, mất đất, mất ruộng, mất tương lai, mất hết tất cả không ai thương tiếc… mà còn bị Tố hữu (bút hiệu của bác “Bốn Lành”) làm thơ “cắt mệnh” đì thêm cho đáng đời thì chết sớm còn sướng hơn. 
 
Từ đó suy ra, dân ta phải hiểu và áp dụng chữ “Ở hiền” như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh; hoặc nhiều khi phải mạnh dạn đổi cách sống thành “cương / cứng rắn” (nhưng không nhẫn tâm làm hại người khác) để bảo vệ lẽ phải, quyền lợi chính đáng…  Có như thế thì may ra mới có thể thay đổi được hoàn cảnh, mới chứng minh được chân lý; chứ không nếu cứ nhắm mắt nhắm mũi “ở hiền” thì coi như đồng nghĩa với tự sát, hay thủng thẳng, tà tà chờ chết vậy...
 
Nhìn chung, dân mình hiền quá, bị bác và đảng thay phiên nhau hiếp dâm giữa ban ngày trời sáng mà cứ “nhẫn” nhục im thin thít chẳng thấy kêu đau gì cả?  Mà hình như có kêu đau thì bác và đảng cũng đâu có nghe.  Bác và đảng còn đang bận định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp đối tác kinh tế.
 
Theo tôi, bây giờ qua hoàn cảnh ở quê nhà, có lẽ nên đổi câu “Ờ hiền gặp lành” thành ra “Hiền Giả Quá Ngu” cũng đặng! Ngu chi mà ngu tận mạng…  Thật tội nghiệt!
 
“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”
 
Câu tục ngữ này trước đây vẫn được hiểu là:
 
Người già hiểu biết, nhiều kinh nghiệm; vì thế trước khi đi đâu, làm việc gì chúng ta cần tham khảo ý kiến của họ.  Trẻ em thường ngây thơ, trong sáng không (chưa) biết nói dối (?) nên khi khi cần tìm hiểu chuyện gì xẩy ra chung quanh nhà thì nên hỏi chúng.
 
Không phải tôi có ý vơ đũa cả nắm, vì chính bản thân tôi cũng gần 7 bó rồi, nhưng một số anh già bây giờ càng lúc càng tỏ ra vô tích sự.  Đã không chịu bỏ chút ít thời giờ nhàn rỗi ra học hỏi thêm để bắt kịp các tiến bộ khoa học mà lại chỉ thích nhậu, cà-phê, tán phét, chửi đổng, chê bai bên trái bên phải không chừa ai, thọc gậy bánh xe, phá bĩnh vô trách nhiệm…  còn nếu có chút thời giờ thì lại tìm cách tra cập cho bằng được các khoản trợ cấp của chính phủ hoặc xem phim “3 con Ếch… / xxx”  Muốn hỏi mấy anh già này một ít kiến thức tổng quát về kinh tế, chính trị, thời sự , văn hóa, tin học… để đi xa thì cũng như đi vớt ánh trăng dưới đáy hồ.  Ngược lại, lớp trẻ ở thế hệ một rưỡi hay thế hệ thứ hai có năng lực, không bị rào cản ngôn ngữ, dễ hội nhập dường như theo kịp đà với văn minh đương đại, có thể nhờ vả được.
 
Ở thế kỷ này, đành phải “Đi hỏi trẻ mà về nhà cũng hỏi trẻ” luôn cho nó chắc ăn! Bởi vì làm sao có thể tin tưởng câu trả lời của mấy anh già lãng trí “ao-dai-mơ!”… 
 
Theo tôi, để cho mọi chuyện êm thắm và an toàn hơn thì nên “Đi thì hỏi vợ; mà về nhà cũng hỏi dzợ.  Chắc ăn như bắp Không thể nào sẩy được…
 
“Thà chậm mà chắc”
 
Câu này ngay tử đầu đã có vẻ ngớ ngẩn.  Dường như chỉ là cách bào chữa vụng về của mấy anh kém thông minh, tài hèn sức mọn, làm hoài không xong việc. 
 
Ở thời buổi “Đi từ zero đến 60 dặm một giờ trong vòng có 4.5 giây đồng hồ” (from 0 to 60 in 4.5 seconds) mà làm chậm thì không chết đói chết rét thì cũng mất việc sớm.
 
Mấy anh Tiến sĩ Giáo sư ở Việt Nam không làm nổi một cái đinh vít, thường hay lạm dụng câu nói này trong mọi trường hợp, hay khi đang làm bất cứ một việc gì…  Đã không chịu nhìn nhận là con rùa lật ngửa rồi mà mấy bố tiến sĩ còn dọa là “Nhanh quá rất nguy hiểm.”  Nè!  Nếu mấy cha biết rõ là mình sẽ phải làm cái gì (if you know what you are doing) thì không có vấn đề nhanh hay chậm ở đây.  Tranh cãi chỉ làm mất thời giờ.
 
“Trông mặt mà bắt hình dong”
 
Theo lối suy luận cũ:
 
Bộ mặt phản ảnh tâm lý, suy nghĩ của con người đặc biệt là đôi mắt (còn được gọi là cửa sổ của tâm hồn) biểu hiệu các trạng thái tâm lý có thể là: lo âu, giận hờn, e thẹn, xấu hổ…  Cứ nhìn vào tấm ảnh chụp thẳng mặt là có thể đoán được đến 70-80% tính tình một người. Tâm đẹp thì mặt mới đẹp, nhân nào quả nấy, cái tâm được thể hiện hết qua khuôn mặt.  Tâm là nhân còn mặt là quả.  Tâm tính như thế nào thì hiện ra khuôn mặt như thế ấy…
 
Chà chà!  Nghe có vẻ như đinh đóng cột.  Tuy nhiên, nói vậy mà không hẳn phải như vậy, có nhiều người rất khéo che đậy ý nghĩ, âm mưu, thủ đoạn của họ. Có người gian ác, nham hiểm họ có tài đeo mặt nạ hiền giả suốt đời.  
 
Thực tế cho thấy: Nhận xét về con người qua hình tướng không còn chính xác nữa. Tại sao vậy? Bởi vì kỹ nghệ sửa sắc đẹp đã và đang phát triển như nấm dại mọc sau cơn mưa rào.  Chỉ riêng thành phố Hán thành (Seoul) của Nam Hàn có đến 4000 bác sĩ hành nghề sửa sắc đẹp…  Nhiều người sửa sắc đẹp đến mức người khác nếu phải nhìn vào thẻ căn cước của họ thì không thể nhận ra họ là ai nữa thì làm sao mà biết được lòng dạ họ. 
 
Ngoài ra, theo kinh nghiệm bản thân người viết, xin nói thêm rằng: Có khi vì hoàn cảnh sống nó làm cho cho người ta có tướng (xấu) chứ không hoàn toàn đó là người xấu. Đó là chưa nói trong tướng học khi nghiên cứu sâu mới biết là có ẩn tướng: Cái tướng cao quý hoặc gian sảo đôi khi không lộ ra hoặc không thể nhận ra nếu chỉ quan sát thoáng qua và không có kinh nghiệm.
 
Như vậy câu “Trông mặt mà bắt hình dong” có vấn đề.  Nhiều khi có thể đem đến sự thất lễ hoặc phiền toái, lầm lẫn, bị đánh lừa trong nghệ thuật giao tiếp.
 
Biết người thì biết mặt chứ khó biết được lòng.
 
Lời cuối
 
Người viết không có ý định gạt bỏ các tục ngữ, châm ngôn cũ trong kho tàng văn hóa dân gian.  Phần lớn các câu nói cũ vẫn còn đúng ít hay nhiều.  Người viết chỉ muốn nêu lên một vài câu tiêu biểu tương đối có vấn đề khá rõ rệt ở thời buổi này mà mỗi khi dùng đến nó chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ lại.  Nobody gets hurt!
 
Thân mến,
 
Trần Văn Giang ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm