Tham Khảo
Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách
Tác giả: Vương Trí Nhàn- Tia Sáng (2005)
Có một lời khen tuy chưa phổ biến lắm, nhưng thời gian gần đây được sử dụng ngày một nhiều hơn:
“Một nhân cách cao quý
Một nhân cách đáng được kính trọng”
Hai chữ nhân cách nói ở đây có nghĩa na ná như một con người, một nhân cách cao quý tương đương với một con người cao quý. Nhưng theo tôi hiểu, giữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ của lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách.
Trong quá trình làm ra chính bản thân mình này, cá nhân cần đến sự trợ giúp của mọi mặt kiến thức: Hiểu biết về chung quanh đã cần, mà hiếu biết về bản thân cũng cần thiết không kém. Rồi hiểu biết về xã hội đương thời, hiểu biết về lịch sử. Mà để có được những hiểu biết sâu sắc và chắc chắn, từ xưa đến nay, nhân loại chưa tìm thấy thứ công cụ nào hiệu nghiệm hơn sách vở. Thành thử, dù làm nghề gì đi nữa, trước mắt chúng ta vẫn phải là một người có học.
Mối quan hệ giữa nhân cách và đạo đức.
Khi nghe chúng tôi nêu ra yêu cầu cao về nhân cách với người trí thức, có bạn đã tỏ ý hoài nghi: lại sắp sửa kéo nhau trở về với lối sùng bái đạo đức cổ hủ? Sự thực ý chúng tôi không hẳn vậy. Nói tới dạo đức là nói tới những quy định cụ thể, đôi khi là những ràng buộc ngặt nghèo mà xã hội muốn cá nhân phải tuân theo để tạo ra một đòi sống ổn định. Trong khi đó, việc xây dựng nhân cách như trên đã nói, liên quan đến những nguyên tắc bao quát chi phối đời sống tinh thần một con người, do đó thoáng đãng, cởi mở, không đi vào xét nét mà vẫn giữ được sự chặt chẽ.
Ví dụ một trong những mối quan hệ ai cũng phải xử lý cho thích đáng là quan hệ nam nữ. Nếu dừng lại ở góc độ đạo đức, người ta chỉ cần đối chiếu hành động của đương sự với những quy định đạo đức đang được cộng đồng chấp nhận để “cho điểm”. Trong khi đó, có thể có một cách khảo sát khác, ấy là tìm ra trong cách ứng xử của đương sự những ý tưởng rộng lớn hơn như quan niệm về tự do, quyền quyết định của mỗi người với số phận của chính mình, lòng tin ở sự thay đổi… Với cách khảo sát này, người ta có khả năng đi vào thực chất của các hành động, và trong một số trường hợp, mở đường cho việc xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức mới. Và đấy chính là xét con người theo nhân cách.
Sản phẩm phụ thước đo chính
Nếu không định đi tu, người ta không mấy khi chỉ chăm chăm hướng đời mình vào việc bồi dưỡng nhân cách. Mà nó chỉ là sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, cùng thu được sau quá trình sống và làm việc của một con người. Nhưng không phải vì thế nó không quan trọng. Giả sử trước mắt tôi là một nhà khoa học. Nếu xét ông ta như một chuyên gia, một người lao động trí óc thì quá đơn giản, chỉ cần xem xét các công trình do ông ta soạn thảo hay phát minh sáng chế làđủ.
Nhưng nếu muốn đánh giá ông ta như một trí thức, thì phải tìm hiểu rộng ra cả cách sống cách nghĩ cũng như quan niệm của ông ta về nhiều vấn đề thiết yếu của xã hội, tức phải xét thêm về nhân cách. Có thể nói nhân cách là một thứ sản phẩm đặc trưng cho người trí thức, một thứ chỉ số cần đo đạc tinh toán khi xét đóng góp của người đó cho xã hội (ở chỗ này, khái niệm trí thức có phần gần với những khái niệm cũ trong Nho giáo như nhà nho, kẻ sĩ, người quân tử).
Một đặc tính cần lưu ý của nhân cách: nó không phải thứ nhất thành bất biến, hoặc “khi một lần lấy bằng rồi sử dụng suốt đời”. Mà nó có bồi có lở, có đến có đi, có thể hoàn thiện dần dần song cũng có thể xói mòn rồi bị đánh mất. Lại có không ít trường hợp sách vở bảo người ta nên đi theo hướng này mà đời sống lại thầm thì khuyên là nên làm như thế kia mới có lợi, và rồi cả hai yếu tố trái ngược ấy sẽ cùng có mặt trong cách sống cách nghĩ của con người cụ thể làm nên một nhân cách mâu thuẫn. Nhìn chung cả chiều dài lịch sử, có thể thấy hầu như chỉ các xã hội cổ điển mới có nhân cách thuần nhất, còn hiện trạng nhân cách mâu thuẫn, rạn vỡ rất tiêu biểu cho xã hội hiện đại, nó gắn liền với quá trình tha hóa phân thân thường được nhắc nhở trong các công trình nghiên cứu xã hội học cũng như tâm lý học.
————–
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/moi-quan-he-tri-thuc-nhan-cach.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách
Tác giả: Vương Trí Nhàn- Tia Sáng (2005)
Có một lời khen tuy chưa phổ biến lắm, nhưng thời gian gần đây được sử dụng ngày một nhiều hơn:
“Một nhân cách cao quý
Một nhân cách đáng được kính trọng”
Hai chữ nhân cách nói ở đây có nghĩa na ná như một con người, một nhân cách cao quý tương đương với một con người cao quý. Nhưng theo tôi hiểu, giữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ của lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách.
Trong quá trình làm ra chính bản thân mình này, cá nhân cần đến sự trợ giúp của mọi mặt kiến thức: Hiểu biết về chung quanh đã cần, mà hiếu biết về bản thân cũng cần thiết không kém. Rồi hiểu biết về xã hội đương thời, hiểu biết về lịch sử. Mà để có được những hiểu biết sâu sắc và chắc chắn, từ xưa đến nay, nhân loại chưa tìm thấy thứ công cụ nào hiệu nghiệm hơn sách vở. Thành thử, dù làm nghề gì đi nữa, trước mắt chúng ta vẫn phải là một người có học.
Mối quan hệ giữa nhân cách và đạo đức.
Khi nghe chúng tôi nêu ra yêu cầu cao về nhân cách với người trí thức, có bạn đã tỏ ý hoài nghi: lại sắp sửa kéo nhau trở về với lối sùng bái đạo đức cổ hủ? Sự thực ý chúng tôi không hẳn vậy. Nói tới dạo đức là nói tới những quy định cụ thể, đôi khi là những ràng buộc ngặt nghèo mà xã hội muốn cá nhân phải tuân theo để tạo ra một đòi sống ổn định. Trong khi đó, việc xây dựng nhân cách như trên đã nói, liên quan đến những nguyên tắc bao quát chi phối đời sống tinh thần một con người, do đó thoáng đãng, cởi mở, không đi vào xét nét mà vẫn giữ được sự chặt chẽ.
Ví dụ một trong những mối quan hệ ai cũng phải xử lý cho thích đáng là quan hệ nam nữ. Nếu dừng lại ở góc độ đạo đức, người ta chỉ cần đối chiếu hành động của đương sự với những quy định đạo đức đang được cộng đồng chấp nhận để “cho điểm”. Trong khi đó, có thể có một cách khảo sát khác, ấy là tìm ra trong cách ứng xử của đương sự những ý tưởng rộng lớn hơn như quan niệm về tự do, quyền quyết định của mỗi người với số phận của chính mình, lòng tin ở sự thay đổi… Với cách khảo sát này, người ta có khả năng đi vào thực chất của các hành động, và trong một số trường hợp, mở đường cho việc xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức mới. Và đấy chính là xét con người theo nhân cách.
Sản phẩm phụ thước đo chính
Nếu không định đi tu, người ta không mấy khi chỉ chăm chăm hướng đời mình vào việc bồi dưỡng nhân cách. Mà nó chỉ là sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm, cùng thu được sau quá trình sống và làm việc của một con người. Nhưng không phải vì thế nó không quan trọng. Giả sử trước mắt tôi là một nhà khoa học. Nếu xét ông ta như một chuyên gia, một người lao động trí óc thì quá đơn giản, chỉ cần xem xét các công trình do ông ta soạn thảo hay phát minh sáng chế làđủ.
Nhưng nếu muốn đánh giá ông ta như một trí thức, thì phải tìm hiểu rộng ra cả cách sống cách nghĩ cũng như quan niệm của ông ta về nhiều vấn đề thiết yếu của xã hội, tức phải xét thêm về nhân cách. Có thể nói nhân cách là một thứ sản phẩm đặc trưng cho người trí thức, một thứ chỉ số cần đo đạc tinh toán khi xét đóng góp của người đó cho xã hội (ở chỗ này, khái niệm trí thức có phần gần với những khái niệm cũ trong Nho giáo như nhà nho, kẻ sĩ, người quân tử).
Một đặc tính cần lưu ý của nhân cách: nó không phải thứ nhất thành bất biến, hoặc “khi một lần lấy bằng rồi sử dụng suốt đời”. Mà nó có bồi có lở, có đến có đi, có thể hoàn thiện dần dần song cũng có thể xói mòn rồi bị đánh mất. Lại có không ít trường hợp sách vở bảo người ta nên đi theo hướng này mà đời sống lại thầm thì khuyên là nên làm như thế kia mới có lợi, và rồi cả hai yếu tố trái ngược ấy sẽ cùng có mặt trong cách sống cách nghĩ của con người cụ thể làm nên một nhân cách mâu thuẫn. Nhìn chung cả chiều dài lịch sử, có thể thấy hầu như chỉ các xã hội cổ điển mới có nhân cách thuần nhất, còn hiện trạng nhân cách mâu thuẫn, rạn vỡ rất tiêu biểu cho xã hội hiện đại, nó gắn liền với quá trình tha hóa phân thân thường được nhắc nhở trong các công trình nghiên cứu xã hội học cũng như tâm lý học.
————–
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/moi-quan-he-tri-thuc-nhan-cach.html