Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Báo Bình Minh ngày 29/3/1945 miêu tả nạn đói...

Ngày nào mở mắt ra cũng thấy người chết đói nằm ở vệ đường, góc phố. Sáng sớm, những chiếc xe bò lại đi khắp đường phố lượm xác người chết đói.
Nạn đói lên tới tột đỉnh, người dân các vùng Thanh – Nghệ, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc… lũ lượt kéo về Hà Nội mong kiếm được miếng ăn duy trì sự sống. Phố xá tràn ngập người ăn xin và xác người chết đói.
Khi cây cỏ, vật nuôi không còn, tháng 3/1945, cậu bé 10 tuổi Tô Minh Thuyết ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải theo bố mẹ nhập vào đoàn người từ Thái Bình kéo lên chốn Hà thành.
Năm nay đã 80 tuổi, ông Thuyết vẫn nhớ ngày đó mấy mẹ con ông dắt díu nhau đi. Dọc đường, ông thấy dân Tiền Hải, Kiến Xương đói rách, lũ lượt tụ tập ở đoạn cây số 3, trên đường từ Thái Bình đi Hà Nội. Nhiều người bước đi xiêu vẹo, cứ lả dần rồi gục chết. Lên đến Hà Nội, cả nhà ông ở gầm cầu Long Biên. Bố ông khi ấy làm phu xe nhưng không có khách, bữa đói bữa no.
“Tôi nghe bố mẹ bàn nhau về quê bán khung nhà bằng gỗ xoan, hy vọng có thêm đồng tiền bát gạo. Trước khi về quê, mẹ dúi cho bố nắm cơm nhỏ như nắm tay đứa trẻ. Chị em tôi cứ ở trên này chờ bố nhưng cuối cùng có người nhắn rằng ông cụ chết đói khi chờ bán nhà mà không ai mua”, ông Thuyết kể và cho hay nhờ chị cả đi làm vú em cho nhà giàu, có chút cơm thừa canh thải chị tiếp tế mà mấy mẹ con ông sống qua nạn đói.
Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.
Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.
Cũng vì đói, ông Nguyễn Văn Ngô (102 tuổi, làng Trung Tiến, Tây Lương) đã bỏ làng, bỏ cả vợ mới cưới được mấy tháng lên Hà Nội, đi kiếm củi ở bãi sông Hồng đem ra chợ Đồng Xuân bán đổi lấy nắm cơm. Ông Ngô còn nhớ khi ấy người đói ở các nơi lũ lượt kéo về Hà Nội. Ban ngày, họ lê lết khắp các phố ngửa tay xin ăn, chờ chực ở thùng rác trước cửa hàng quán để kiếm chút gì bỏ vào miệng, ban đêm thì chui rúc ở gầm cầu tìm chỗ ngủ.
Báo Bình Minh ngày 29/3/1945 miêu tả: “Ở Hà Nội suốt mấy dãy phố từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, hàng mấy trăm ăn mày, thất tha thất thểu lũ lượt kéo nhau đi xin. Trên bờ hè, trên đám cỏ, đâu đâu chúng ta cũng thấy những bó chiếu, bó lá ở trong văng vẳng ra những tiếng rên kêu đói rét não nùng”.
Ít bị chết đói, song người Hà Nội khi đó cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.Dù vậy, với tình thương đồng loại, nhiều người đã giúp đỡ người bị đói từ các tỉnh về. Những sinh viên ở Hà Nội lúc bấy giờ tham gia các hội từ thiện, quyên góp gạo nấu cháo loãng (vì không đủ gạo); có người tổ chức thăm và khám bệnh cho người ốm, như bác sĩ Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Hoàng Đình Cầu…
Gia đình bà Lâm Thị Bốn (85 tuổi) lúc đó ở gần ga Yên Viên, bán cơm cho khách đi tàu. “Cũng chẳng dư giả gì, nhà bốn chị em gái, bố mẹ lúc nào cũng dặn các con phải tiết kiệm, bớt chút cơm gạo để cứu những người đói. Mỗi ngày nhà tôi nấu một nồi cháo loãng đem chia cho những người ốm yếu, mong họ sống được qua ngày. Hồi đấy nhiều nhà tham gia từ thiện lắm, họ góp từ manh chiếu, cái áo, đến cái dây buộc ủng hộ cho hội tế bần. Có người nhờ những húp cháo loãng ấy mà sống sót”, bà kể.
Người đói thì đông mà người có khả năng giúp đỡ thì có hạn nên theo bà Bốn, cảnh cướp bóc, tranh giành nhau miếng ăn thường xuyên diễn ra. Các gia đình ở gần đường đến bữa phải đóng cửa lại, nếu không người đói xông vào tận nhà cướp miếng ăn ngay trên miệng.
Xác người chết đói đầy đường phố Hà Nội, xe bò chở đi chôn không xuể, phải dùng xe tải. Ảnh tư liệu.
Xác người chết đói đầy đường phố Hà Nội, xe bò chở đi chôn không xuể, phải dùng xe tải. Ảnh tư liệu.
“Ngày nào mở mắt ra cũng thấy người chết đói nằm ở vệ đường, góc phố. Sáng sớm, những chiếc xe bò lại đi khắp đường phố lượm xác người chết đói. Xác cứ chất đầy trên những xe. Có người bị quẳng lên xe rồi còn thều thào Tôi chưa chết”, ông Nguyễn Văn Ngô nhớ lại. Đám trẻ con bị bỏ rơi, hoặc bố mẹ chết thì lê lết nhặt lá bánh, vỏ cây, rác rưởi nhét vào miệng.
Hồi ký Lê Văn Ngọ miêu tả nạn đói ở Hà Nội: “Người chết hẳn, người sắp chết rải rác trong chợ, trong các ngõ, nằm gối đầu lên manh chiếu hay cái bị rách, nhặng xanh bâu đầy mặt. Tử khí nặng nề u uất… Mấy con chó đói tha về trong xóm những khúc chân, tay trẻ con chết đói. Rùng rợn, thê thảm”.
Người chết đói trong phố quá nhiều, các nhóm hội đã tình nguyện đi thu gom xác chết. Ông Đặng Văn Việt (96 tuổi, ngõ 125 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) là một trong số đó. Vốn quê gốc Nghệ An, ra Hà Nội học ĐH Y từ năm 1942. Khi Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào đầu tháng 3/1945, trường học đóng cửa, ông không về quê mà ở lại tham gia làm từ thiện.
Bằng những đồng tiền của chị gái cho, ông đã cùng các bạn trong đội hướng đạo sinh đi thuê xe kéo, mua sắm những vật dụng bảo hộ chuẩn bị cho việc thu gom xác người chết đói ở Hà Nội mang đi chôn. Ông kể, cả đoàn lúc đấy thuê được 10 xe ở khu vực cuối đường Đại Cồ Việt bây giờ, mỗi xe do 4 người phụ trách, ông là tổ trưởng phụ trách một xe.
Công việc bắt đầu từ 6h sáng, mọi người tập trung ở hồ Hale (nay là hồ Thiền Quang), xe kéo đã được xích sẵn ở đó. Đoàn của ông chia nhau đi các phố như Quang Trung, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, ga Hàng Cỏ, hồ Hale, hồ Hoàn Kiếm…, ở đâu có người chết là nhặt cho lên xe. Vì bị đói lâu ngày, xác chết cứ khô đét, chỉ còn xương, da nhăn nheo, xám ngoét.
Ông Việt ám ảnh nhất là trong một lần đi gom xác chết bắt gặp cảnh bà mẹ bị chết đói ở bãi cỏ, gần hồ Hale, nhưng đứa con chưa đầy một tuổi vẫn mải miết bú bầu vú chỉ còn lại nhúm da. Ông phải tách đứa bé ra khỏi mẹ, đưa về trại tế bần ở khu vực hàng Trống bây giờ.
Ông Nguyễn Văn Việt: "Những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi vết đau mãi không phai mờ". Ảnh: Phương Hạnh.
Ông Nguyễn Văn Việt: “Những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi vết đau mãi không phai mờ”. Ảnh: Phương Hạnh.
Mỗi chuyến xe các ông chở được 10 đến 15 xác, mỗi ngày 5-6 chuyến kéo theo đường Giải Phóng bây giờ, xuôi về khu Giáp Bát, làng Tám để chôn. Những người trong hội tế bần đào sẵn hố, mỗi hố rộng chừng 10-15 m2, sâu chừng 1,5 m. Xác được xếp vào hố, hết lớp này đến lớp khác, đủ 100-200 người thì lấp đất, nén chặt rồi thắp một bó hương khấn cầu cho hồn phách những người xấu số được siêu thoát lên miền cực lạc.
“Buổi trưa mọi người trong hội tế bần lót dạ bằng cái bánh mì 5 xu mua dọc đường và kết thúc công việc lúc 18-19h tối. Công việc hàng ngày cứ đều đặn suốt gần 2 tháng trời, khi xác chết ở Hà Nội gần như vãn hết”, ông Việt kể và chia sẻ thêm, sau mỗi ngày làm việc dù mặc đồ bảo hộ, tắm rửa, nhưng cái mùi hôi hám, tử khí vẫn không mất.
70 năm đã trôi qua, giờ Hà Nội đã mở rộng và thay đổi rất nhiều, 4 quận nội thành xưa không còn những dấu tích của người chết đói. “Tuy nhiên, những hình ảnh thảm thương về nạn chết đói của đồng bào năm 1945 và hình ảnh những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi những vết đau mãi không phai mờ”, ông Việt chia sẻ.
Cách đây 70 năm, Hà Nội thành trung tâm, nơi nạn nhân bị đói đổ về, hy vọng tìm được miếng ăn giữ mạng sống.
1
Trên đường phố tại Phủ Lý (Hà Nam) năm 1945, hai em bé đổ cháo vào miệng bố, nhưng cháo chảy ngược ra ngoài vì hàm răng người bố đã cứng, không khép lại được.
2
Khi chụp bức ảnh này, nghệ sĩ Võ An Ninh được cho biết, cha mẹ các em đều đã chết vì đói
3
Trẻ em mút vỏ ốc thối nhặt được trên đường phố Nam Định.
4
Đồng bào bị đói từ Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, Hải Phòng, Hải Dương kéo nhau về Hà Nội để xin ăn. Trong lúc ngồi chờ phát chẩn, nhiều người chưa kịp nhận phần đã lăn ra chết.
5
Đỉnh điểm của nạn đói, tháng 3/1945, xác người chết đói la liệt trên đường phố Hà Nội, không thể phân biệt nam nữ, già trẻ. Tình nguyện viên nhặt được là dồn một chỗ chờ xe đến chở đi chôn.
6
Tại Hà Nội, xác người chết được tập trung về các góc đường.
7
Bãi chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm), hàng nghìn nạn nhân từ khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương… lê lết xin cứu tế.
8
Trước chợ Cửa Nam (Hoàn Kiếm), những nạn nhân còn đủ sức cất bước đi thành từng đoàn người về trại Giáp Bát và Viện Tế bần (sau phố Sinh Từ – Nguyễn Khuyến ngày nay).
9
Nạn nhân đói tại trại Giáp Bát.
10
Để tìm đường sống, nhân dân nhiều nơi cướp lại gạo, thóc của phát xít Nhật để ăn. Trong ảnh, người dân chặn đường giành lại thóc trên đường Hà Nội – Hà Đông, bị lính Nhật đánh đập dã man.
11
Quét những hạt gạo rơi vãi trên đường phố Hà Nội.
12
Xương sọ người chết đói 1945 được xếp lại trong hầm tại nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội.
13
Mùa xuân năm 1951, ngày lễ chôn cất những nạn nhân chết đói 1945 được tổ chức tại hầm hài cốt nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội.
 Ảnh Võ An Ninh/Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Duy Quan chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Báo Bình Minh ngày 29/3/1945 miêu tả nạn đói...

Ngày nào mở mắt ra cũng thấy người chết đói nằm ở vệ đường, góc phố. Sáng sớm, những chiếc xe bò lại đi khắp đường phố lượm xác người chết đói.
Nạn đói lên tới tột đỉnh, người dân các vùng Thanh – Nghệ, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc… lũ lượt kéo về Hà Nội mong kiếm được miếng ăn duy trì sự sống. Phố xá tràn ngập người ăn xin và xác người chết đói.
Khi cây cỏ, vật nuôi không còn, tháng 3/1945, cậu bé 10 tuổi Tô Minh Thuyết ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải theo bố mẹ nhập vào đoàn người từ Thái Bình kéo lên chốn Hà thành.
Năm nay đã 80 tuổi, ông Thuyết vẫn nhớ ngày đó mấy mẹ con ông dắt díu nhau đi. Dọc đường, ông thấy dân Tiền Hải, Kiến Xương đói rách, lũ lượt tụ tập ở đoạn cây số 3, trên đường từ Thái Bình đi Hà Nội. Nhiều người bước đi xiêu vẹo, cứ lả dần rồi gục chết. Lên đến Hà Nội, cả nhà ông ở gầm cầu Long Biên. Bố ông khi ấy làm phu xe nhưng không có khách, bữa đói bữa no.
“Tôi nghe bố mẹ bàn nhau về quê bán khung nhà bằng gỗ xoan, hy vọng có thêm đồng tiền bát gạo. Trước khi về quê, mẹ dúi cho bố nắm cơm nhỏ như nắm tay đứa trẻ. Chị em tôi cứ ở trên này chờ bố nhưng cuối cùng có người nhắn rằng ông cụ chết đói khi chờ bán nhà mà không ai mua”, ông Thuyết kể và cho hay nhờ chị cả đi làm vú em cho nhà giàu, có chút cơm thừa canh thải chị tiếp tế mà mấy mẹ con ông sống qua nạn đói.
Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.
Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.
Cũng vì đói, ông Nguyễn Văn Ngô (102 tuổi, làng Trung Tiến, Tây Lương) đã bỏ làng, bỏ cả vợ mới cưới được mấy tháng lên Hà Nội, đi kiếm củi ở bãi sông Hồng đem ra chợ Đồng Xuân bán đổi lấy nắm cơm. Ông Ngô còn nhớ khi ấy người đói ở các nơi lũ lượt kéo về Hà Nội. Ban ngày, họ lê lết khắp các phố ngửa tay xin ăn, chờ chực ở thùng rác trước cửa hàng quán để kiếm chút gì bỏ vào miệng, ban đêm thì chui rúc ở gầm cầu tìm chỗ ngủ.
Báo Bình Minh ngày 29/3/1945 miêu tả: “Ở Hà Nội suốt mấy dãy phố từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, hàng mấy trăm ăn mày, thất tha thất thểu lũ lượt kéo nhau đi xin. Trên bờ hè, trên đám cỏ, đâu đâu chúng ta cũng thấy những bó chiếu, bó lá ở trong văng vẳng ra những tiếng rên kêu đói rét não nùng”.
Ít bị chết đói, song người Hà Nội khi đó cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.Dù vậy, với tình thương đồng loại, nhiều người đã giúp đỡ người bị đói từ các tỉnh về. Những sinh viên ở Hà Nội lúc bấy giờ tham gia các hội từ thiện, quyên góp gạo nấu cháo loãng (vì không đủ gạo); có người tổ chức thăm và khám bệnh cho người ốm, như bác sĩ Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Hoàng Đình Cầu…
Gia đình bà Lâm Thị Bốn (85 tuổi) lúc đó ở gần ga Yên Viên, bán cơm cho khách đi tàu. “Cũng chẳng dư giả gì, nhà bốn chị em gái, bố mẹ lúc nào cũng dặn các con phải tiết kiệm, bớt chút cơm gạo để cứu những người đói. Mỗi ngày nhà tôi nấu một nồi cháo loãng đem chia cho những người ốm yếu, mong họ sống được qua ngày. Hồi đấy nhiều nhà tham gia từ thiện lắm, họ góp từ manh chiếu, cái áo, đến cái dây buộc ủng hộ cho hội tế bần. Có người nhờ những húp cháo loãng ấy mà sống sót”, bà kể.
Người đói thì đông mà người có khả năng giúp đỡ thì có hạn nên theo bà Bốn, cảnh cướp bóc, tranh giành nhau miếng ăn thường xuyên diễn ra. Các gia đình ở gần đường đến bữa phải đóng cửa lại, nếu không người đói xông vào tận nhà cướp miếng ăn ngay trên miệng.
Xác người chết đói đầy đường phố Hà Nội, xe bò chở đi chôn không xuể, phải dùng xe tải. Ảnh tư liệu.
Xác người chết đói đầy đường phố Hà Nội, xe bò chở đi chôn không xuể, phải dùng xe tải. Ảnh tư liệu.
“Ngày nào mở mắt ra cũng thấy người chết đói nằm ở vệ đường, góc phố. Sáng sớm, những chiếc xe bò lại đi khắp đường phố lượm xác người chết đói. Xác cứ chất đầy trên những xe. Có người bị quẳng lên xe rồi còn thều thào Tôi chưa chết”, ông Nguyễn Văn Ngô nhớ lại. Đám trẻ con bị bỏ rơi, hoặc bố mẹ chết thì lê lết nhặt lá bánh, vỏ cây, rác rưởi nhét vào miệng.
Hồi ký Lê Văn Ngọ miêu tả nạn đói ở Hà Nội: “Người chết hẳn, người sắp chết rải rác trong chợ, trong các ngõ, nằm gối đầu lên manh chiếu hay cái bị rách, nhặng xanh bâu đầy mặt. Tử khí nặng nề u uất… Mấy con chó đói tha về trong xóm những khúc chân, tay trẻ con chết đói. Rùng rợn, thê thảm”.
Người chết đói trong phố quá nhiều, các nhóm hội đã tình nguyện đi thu gom xác chết. Ông Đặng Văn Việt (96 tuổi, ngõ 125 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) là một trong số đó. Vốn quê gốc Nghệ An, ra Hà Nội học ĐH Y từ năm 1942. Khi Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào đầu tháng 3/1945, trường học đóng cửa, ông không về quê mà ở lại tham gia làm từ thiện.
Bằng những đồng tiền của chị gái cho, ông đã cùng các bạn trong đội hướng đạo sinh đi thuê xe kéo, mua sắm những vật dụng bảo hộ chuẩn bị cho việc thu gom xác người chết đói ở Hà Nội mang đi chôn. Ông kể, cả đoàn lúc đấy thuê được 10 xe ở khu vực cuối đường Đại Cồ Việt bây giờ, mỗi xe do 4 người phụ trách, ông là tổ trưởng phụ trách một xe.
Công việc bắt đầu từ 6h sáng, mọi người tập trung ở hồ Hale (nay là hồ Thiền Quang), xe kéo đã được xích sẵn ở đó. Đoàn của ông chia nhau đi các phố như Quang Trung, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, ga Hàng Cỏ, hồ Hale, hồ Hoàn Kiếm…, ở đâu có người chết là nhặt cho lên xe. Vì bị đói lâu ngày, xác chết cứ khô đét, chỉ còn xương, da nhăn nheo, xám ngoét.
Ông Việt ám ảnh nhất là trong một lần đi gom xác chết bắt gặp cảnh bà mẹ bị chết đói ở bãi cỏ, gần hồ Hale, nhưng đứa con chưa đầy một tuổi vẫn mải miết bú bầu vú chỉ còn lại nhúm da. Ông phải tách đứa bé ra khỏi mẹ, đưa về trại tế bần ở khu vực hàng Trống bây giờ.
Ông Nguyễn Văn Việt: "Những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi vết đau mãi không phai mờ". Ảnh: Phương Hạnh.
Ông Nguyễn Văn Việt: “Những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi vết đau mãi không phai mờ”. Ảnh: Phương Hạnh.
Mỗi chuyến xe các ông chở được 10 đến 15 xác, mỗi ngày 5-6 chuyến kéo theo đường Giải Phóng bây giờ, xuôi về khu Giáp Bát, làng Tám để chôn. Những người trong hội tế bần đào sẵn hố, mỗi hố rộng chừng 10-15 m2, sâu chừng 1,5 m. Xác được xếp vào hố, hết lớp này đến lớp khác, đủ 100-200 người thì lấp đất, nén chặt rồi thắp một bó hương khấn cầu cho hồn phách những người xấu số được siêu thoát lên miền cực lạc.
“Buổi trưa mọi người trong hội tế bần lót dạ bằng cái bánh mì 5 xu mua dọc đường và kết thúc công việc lúc 18-19h tối. Công việc hàng ngày cứ đều đặn suốt gần 2 tháng trời, khi xác chết ở Hà Nội gần như vãn hết”, ông Việt kể và chia sẻ thêm, sau mỗi ngày làm việc dù mặc đồ bảo hộ, tắm rửa, nhưng cái mùi hôi hám, tử khí vẫn không mất.
70 năm đã trôi qua, giờ Hà Nội đã mở rộng và thay đổi rất nhiều, 4 quận nội thành xưa không còn những dấu tích của người chết đói. “Tuy nhiên, những hình ảnh thảm thương về nạn chết đói của đồng bào năm 1945 và hình ảnh những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất đã để lại trong tâm trí tôi những vết đau mãi không phai mờ”, ông Việt chia sẻ.
Cách đây 70 năm, Hà Nội thành trung tâm, nơi nạn nhân bị đói đổ về, hy vọng tìm được miếng ăn giữ mạng sống.
1
Trên đường phố tại Phủ Lý (Hà Nam) năm 1945, hai em bé đổ cháo vào miệng bố, nhưng cháo chảy ngược ra ngoài vì hàm răng người bố đã cứng, không khép lại được.
2
Khi chụp bức ảnh này, nghệ sĩ Võ An Ninh được cho biết, cha mẹ các em đều đã chết vì đói
3
Trẻ em mút vỏ ốc thối nhặt được trên đường phố Nam Định.
4
Đồng bào bị đói từ Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, Hải Phòng, Hải Dương kéo nhau về Hà Nội để xin ăn. Trong lúc ngồi chờ phát chẩn, nhiều người chưa kịp nhận phần đã lăn ra chết.
5
Đỉnh điểm của nạn đói, tháng 3/1945, xác người chết đói la liệt trên đường phố Hà Nội, không thể phân biệt nam nữ, già trẻ. Tình nguyện viên nhặt được là dồn một chỗ chờ xe đến chở đi chôn.
6
Tại Hà Nội, xác người chết được tập trung về các góc đường.
7
Bãi chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm), hàng nghìn nạn nhân từ khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương… lê lết xin cứu tế.
8
Trước chợ Cửa Nam (Hoàn Kiếm), những nạn nhân còn đủ sức cất bước đi thành từng đoàn người về trại Giáp Bát và Viện Tế bần (sau phố Sinh Từ – Nguyễn Khuyến ngày nay).
9
Nạn nhân đói tại trại Giáp Bát.
10
Để tìm đường sống, nhân dân nhiều nơi cướp lại gạo, thóc của phát xít Nhật để ăn. Trong ảnh, người dân chặn đường giành lại thóc trên đường Hà Nội – Hà Đông, bị lính Nhật đánh đập dã man.
11
Quét những hạt gạo rơi vãi trên đường phố Hà Nội.
12
Xương sọ người chết đói 1945 được xếp lại trong hầm tại nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội.
13
Mùa xuân năm 1951, ngày lễ chôn cất những nạn nhân chết đói 1945 được tổ chức tại hầm hài cốt nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội.
 Ảnh Võ An Ninh/Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Duy Quan chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm