Nhân Vật
Bao Giờ Chợ Huyện?- Phạm Thế Định
Ông BÙI BẢO TRÚC Đã tạ thế ngày Thứ Sáu 16 tháng 12 năm 2016 - Tức ngày 18 tháng 11 năm Bính Thân. Tại Bệnh Viện Foutain Valley California. Hưởng Thọ 72 tuổi
Thay mặt Gia Tộc Họ Bùi ngành Cụ Năm tại Hải Ngoại và Việt Nam, chúng tôi xin được báo tin
Ông BÙI BẢO TRÚC
sinh ngày 27-3-1944
Tại Trình Phố, Thái Bình
Con của Cụ Ông Bùi văn Bảo và Cụ Bà Phạm thị Mỹ
Đã tạ thế ngày Thứ Sáu 16 tháng 12 năm 2016 - Tức ngày 18 tháng 11 năm Bính Thân. Tại Bệnh Viện Foutain Valley California
Hưởng Thọ 72 tuổi
Tang Lễ sẽ được cử hành tại Nhà Quàn Peek Family Funeral Home, phòng số 5.
7801 Bolsa Avenue, Westminster CA 92683
- Lễ Phát Tang sáng ngày 30-12-2016 (gia đình)
- Giờ Thăm Viếng từ 11g sáng tới 8 giờ tối
- Lễ Tưởng Niệm từ 5g đến 7g cùng ngày.
- Lê Di Quan và Hoả Thiêu sáng ngày 31-12-2016 (gia đình)
Tang Gia Đồng Bái Tạ
Trưởng Nam Bùi Bảo Kim, vợ và các con
Trưởng Nữ Bùi Bảo Khanh, chồng và các con.
Xin Miễn Phúng Điếu
Bao Giờ Chợ Huyện?
Cuộc đời vô thường, tin buồn đến ngày hôm qua để có bài viết ngày hôm nay. Báo mạng đưa tin anh Bùi Bảo Trúc vừa từ trần tại California (ngày 16 tháng 12). Thế là anh mất sau anh cả tôi nửa năm, anh Trúc sinh năm 1944 thọ 72 tuổi, anh Hãn tôi lớn hơn anh Trúc 2 tuổi, mất ngày 26 tháng 4 năm 2016 vừa qua, thọ 74 tuổi.
Sự ra đi của hai anh trưởng, đối với tôi, là một khúc quanh có thể tạo khuất mờ thêm trong tình bạn giữa hai giòng họ Bùi và Đinh của quê hương Trình Phố, Thái Bình.
0o0
Họ Bùi và họ Đinh quen nhau và thân nhau từ thuở nào, tôi là kẻ sinh sau đẻ muộn, nên không rõ lắm. Nghe chuyện người lớn kể thoang thoảng và còn đọng trong ký ức, lẫn lộn với mùi nhang ngày giỗ, hay thủy tiên ngày tết, sự giao tình dễ đã có từ mấy trăm năm trước. Có lẽ từ thời nhà Lê Trung Hưng, tổ phụ hai họ, nhờ có chút ít công lao kháng Minh, đã được nhà vua cấp đất để khai khẩn. Nhờ vậy, một số giòng họ Việt cổ (Mường), sinh sống gần vùng Cẩm Thủy Thanh Hóa cùng thân tộc, đã đến lập nghiệp tại nhiều nơi trên đất Bắc, trong đó có một vùng sát biển của tỉnh Thái Bình, vùng ấy lúc đó còn có tên là Diêm Phả, sau nhiều năm đổi là Trình Phả vì đất đã lấn biển khá lâu không còn ruộng muối (diêm điền). Thời nhà Nguyễn rồi qua thời Pháp thuộc, với sinh hoạt sầm uất lên, làng lại được đổi tên thành Trình Phố, và nay tên mới dưới thời cộng sản là làng An Ninh.
0o0
Bác Bùi Văn Bảo, thân phụ anh Trúc và cha tôi là bạn “nối khố” với nhau, có lẽ từ thời cả hai vừa biết nói. Tương kính như tân mà vẫn đằm thắm thân tình. Tình bạn vượt qua bao thăng trầm thời sự, mấy lần dâu biển, để ngay cả khi đã luống tuổi gặp lại nhau bên Mỹ, lúc thân mật, hai người cũng vẫn còn nắm tay, xưng nhau là “cậu tớ".
Nhà bác Bảo thuở bé nghe kể phải gọi là hàn vi, trẻ nhỏ vào trời lạnh nhiều lúc phải rúc vào ổ rơm cho đủ ấm. Nhưng bác rất chăm học và hiếu thảo. Bác là dòng cháu gọi cụ Bùi Viện bằng ông (?), tức bác thuộc khoảng đời thứ 10 của họ Bùi Trình Phố.
Chuyện thâm cung bí sử lọt ra ngoài phong phanh cho biết, cụ Bùi Viện vì bị đám quan lại thủ cựu thời Tự Đức, xàm tấu rằng cụ đã “mạo phạm tội khi quân” chưa có lệnh vua mà đã dám tự ý qua Mỹ, “giả dạng chiếu thư” cầu viện Mỹ đánh Pháp. Nên dù có công, nhưng bị triều đình mật xử trọng tội, phải uống thuốc độc tự tử. Chẳng hiểu vua Tự Đức đóng vai trò gì trong vụ này, sử chỉ chép rằng nhà vua đã có lời phê: “Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỷ thần ắt cũng chứng cho”. (Hàm ý tự quyết định làm chuyện nước?)
Có lẽ vì “bị triều đình mật xử” nên dù vẫn theo đuổi nghiệp nhà, dòng cụ Bùi Viện qua đến thời bác Bảo không còn đi thi để làm quan nữa, mấy đời theo nho học ruộng đất không có, nên con cháu phải chịu sống nghèo. Sống nghèo dưới cái đình đã được dựng kèo bằng gỗ quí mà cụ Bùi Viện đã tặng cho làng từ rừng cao đem về.
0o0
Sau khi triều đình Huế, dưới áp lực của Pháp, phải bỏ chế độ khoa cử và lối học tiếng Hán, bác Bảo lại có dịp trở lại nghiệp quan trường. Bác và cha tôi cùng lên Hà Nội theo học trường Bưởi. Nhưng bác chỉ học qua brevet (bằng trung học), sau đó vào trường sư phạm rồi khi ra trường được cử lên Thái Nguyên Phú Thọ dạy học. Trong lúc đó cha tôi vẫn ở lại học hết bậc trung học rồi ghi danh học đại học y khoa nhưng bỏ dở, về quê Thái Bình mở trường tư thục Bùi Viện (Trần Lãm).
Vào năm 1946, bác Bảo về Trình Phố làm hiệu trưởng trường tiẻu học công lập cho đến năm 1952; bác cũng nhận lời cha tôi để dậy thêm Việt Văn và Pháp Văn cho trường Bùi Viện.
0o0
Đó là chuyện xưa tích cũ, tôi chỉ nghe hay đọc đâu đó, góp nhặt để tìm hiểu thêm. Nhưng điều gây ảnh hưởng trên cuộc đời tôi và để lại nhiều ấn tượng nhất là tờ báo Tuổi Xanh mà bác Bùi Văn Bảo đã khai sinh và điều hành vào vài năm cuối thời đệ nhất cộng hòa tại miền Nam. Cha tôi cũng đóng góp cho tờ báo dưới tên giáo sư Vi Lô, chuyên về việc dạy toán qua thơ, hay đố vui ông nghĩ ra, theo cách giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chẳng hạn 4 câu thơ sau:
Một đàn thiếu nữ hái hoa hồng
Mỗi cô hai đóa hai cô không
Mỗi cô một đóa thừa hai đóa
Bó hồng mấy đóa biết hay không?
0o0
Những năm đó, tức chỉ sau chưa tới 7-8 năm di cư vào Nam, bác Bảo đã gây được một sự nghiệp khá giả, và nếu tôi nhớ không lầm, bác đã lập được nhà xuất bản Nhật Tảo cũng như đã sắm được một chiếc xe ô tô, có lẽ một phần nhờ bởi việc người Mỹ có giúp VN xuất bản một số sách giáo dục nhi đồng. Trong lúc đó, sinh kế gia đình tôi coi như cũng tạm hồi phục, sau khi đã mất gần như sạch nhẵn mọi đất đai của cải ngoài Bắc.
Sau khi tờ Tuổi Xanh được cho ra đời một vài năm, anh Trúc được bác Bảo gửi đến học toán tại nhà tôi. Anh Trúc lúc đó khoảng 15-16 tuổi gì đó, có hai đặc điểm mà tôi còn nhớ, là anh cận rất nặng, và nói lắp cũng nhiều.
Nhà tôi lúc đó ở trong một căn hẻm đường Yên Đổ, cạnh hiên có giàn hoa giấy đỏ, anh Trúc cùng anh cả và anh hai tôi và mấy cô em họ cùng lớp, lợi dụng lúc cha tôi chưa về tới, chơi bắn súng nước inh ỏi như con nít dưới giàn hoa đó.
0o0
Có lẽ nhờ vào nguồn gốc là cháu “người đại sứ” đầu tiên Việt Nam tại Mỹ, anh Trúc có khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Sau khi đỗ tú tài hai, anh Trúc được học bổng Colombo đi du học tại Tân Tây Lan, cho đến năm 1967 thì về lại nước.
Vào giai đoạn đó, anh Trúc không đến thăm nhà tôi nữa, dù có thời anh đã là bạn học Chu Văn An với anh thứ hai của tôi, lúc này đã nhập ngũ. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp anh tại đầu ngõ nhà mới dọn về ở hẻm 220 đường Trương Minh Giảng, nhưng cũng chẳng kịp chào hỏi gì nhau. Tôi không nghĩ là anh còn nhớ tôi. Lúc đó có thể anh đến nhà ông Phạm Kế Viêm hay Dương Phục gì đó. Lúc này anh chạy chiếc xe vespa (hay lambretta?), hay mặc áo trắng ngắn tay kiểu Mỹ, có lúc thắt cravate loại nhỏ mặt, không còn đeo kính cận dầy như cái đáy chai thủy tinh nữa. Đặc biệt nhất là tôi được người quen cho biết rằng anh đã chữa được tật nói lắp, lại giữ chức vụ khá quan trọng trong ngành truyền thông hay ngoại giao.
Cho đến lúc tôi qua Nhật, tình cờ ở chung phòng với anh Sơn, em kế của anh Trúc. Nhưng tôi và anh Sơn ít trao đổi thông tin về bác Bảo và anh Trúc, chỉ biết qua báo chí trong nước là anh Trúc có vẻ thân với Hoàng Đức Nhã, cháu ông Thiệu, và được cử làm phát ngôn viên chính thức của phủ tổng thống, cho đến khoảng cuối năm 1974, được chuyển qua làm việc tại Luân Đôn.
0o0
Vào những ngày tháng cuối của miền Nam, một số tin tức cho biết anh Trúc đã đào nhiệm và qua Canada di trú. Tai đây đã có anh Th. là em anh Sơn du học qua trước đó nhiều năm.
Có lẽ nhờ vào đó mà anh Sơn và sau đó đại gia đình bác Bảo sau khi vượt biển cũng đến Canada định cư.
0o0
Sự định cư và hội nhập của người Việt trong giai đoạn đầu rất mạnh mẽ và lạc quan. Tôi theo dõi những hoạt động của bác Bùi Văn Bảo và các ông Đinh Thạch Bích, Đào Hữu Dương… trong công việc bảo tồn văn hóa, và tinh thần tự do không cộng sản trong các cộng đồng tại Bắc Mỹ. Bốn câu thơ vào lúc đó được phổ biến mạnh là:
Khắp nẻo non sông bừng khói lửa
Ai người yêu nước động lòng chưa? (Phan Bội Châu)
Và
Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ
Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn. (Bùi Văn Bảo)
Bác Bảo còn nhờ họa sỹ vẽ và cho xuất bản bộ sử Việt bằng tranh, cũng như bảo tồn nhiều băng thơ nhạc Việt Ngữ, vì trong nước vào giai đoạn gọi là “trước đổi mới”, người cộng sản đã phát động chiến dịch đốt sách, hủy diệt văn hóa mà họ cho là “phản động” hay “đồi trụy”, trên thực tế là muốn Mác Xít hóa toàn bộ văn hóa Việt Nam.
Trong lúc đó anh Trúc cũng dời qua Washington DC làm việc trong Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho mãi đến năm 2002, mới rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV. Trong lãnh vực văn học, anh Trúc giữ mục “Thư Gửi Bạn Ta” cho báo Người Việt và để lại nhiều ưa thích trong lòng độc giả, qua giọng văn “đặc Bắc Kỳ Chu Văn An” dí dỏm nhiều tình cảm.
0o0
Vào năm 1998, ở Úc, tôi nhận được một lá thư của cha tôi từ Mỹ báo tin “bác Bảo đã mất”, tôi đọc được trong mấy chữ ngắn ngủi đó, biết bao là xót xa, thương cảm và mất mát. Tôi đã nhớ đến khuôn mặt rạng rỡ của cha tôi và của bác Bảo mỗi lúc họ gặp nhau, nhớ đến bộ áo màu nhạt 4 túi mà giai đoạn sung túc bác hay mặc vào dịp tết, nhớ đến hình ảnh “chợ huyện Trình Phố tại thôn trung”, vẽ qua hồi ức của cha tôi khi kể về tình bạn hai người, nhớ về những câu thơ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khóc bạn Dương Khuê của mình:
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai đường lệ rơi
0o0
Sáu năm sau cha tôi từ trần tại quận Cam vào ngày 24 tháng 5 năm 2004.
Trong suốt gần 3 ngày canh quan tài tại nhà quàn, chờ thân bằng quyến thuộc cùng bạn bè, đồng nghiệp và học trò mọi nơi, đến thắp nén nhang chào từ giã lần cuối cha tôi, điều làm tôi cảm động vô cùng là sự có mặt của anh Trúc.
Mặc dù anh bận nhiều việc, nhưng trong cả ba ngày, bắt đầu từ khoảng 9-10 giờ sáng anh đều đến ngồi ngay hàng ghế thứ nhì để cùng dự lễ với gia đình chúng tôi. Anh tới như một người học trò cũ, như người con một người bạn thân giữ lễ cho gia đình, như một kẻ sĩ trọng luân thường đạo lý, như một người cùng làng cùng gốc, hay một người trưởng họ tôn trọng nếp cũ…, tôi không rõ.
Anh ngồi im lặng ngoại trừ khi phải tiếp chuyện với một số người trong gia đình tôi đến hỏi thăm. Đó cũng là lý do tôi đã không đến trò chuyện lâu cùng anh.
Trên chuyến máy bay dài thênh thang về lại Úc, tôi nghĩ rằng “anh đến và ngồi như chứng tích cho tình bạn lâu bền của hai giòng họ Bùi và Đinh Trình Phố”
0o0
Anh đã mất, nhưng mong rằng chứng tích đó đừng nhạt phai.
Bao giờ chợ Huyện lại vui
Cho bao quá khứ bùi ngùi qua đi
Phạm Thế Định
(19 Dec. 2016)
Chú thích:
(Học sinh đã học đại số, chỉ cần dùng cách hai phương trình hai ẩn số, chọn x là số thiếu nữ, y là số hoa, rồi cân bằng phương trình, là có thể tìm ra số hoa là 8 và có 6 cô tất cả).
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Danh ca Tâm Vấn sinh hoạt ca nhạc từ 1945, lúc 12 tuổi. Hát cho đài phát thanh Hà Nội từ 1950, đổi vào đài phát ..
Ký mục gia BÙI BẢO TRÚC
(1944 - 2016)
Ông sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.
Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An, và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.
Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.
Thời gian sau ông qua làm việc với Phủ Tổng Ủy Dân Vận và Chiêu Hồi của ông Hoàng Đức Nhã.
Năm 1973 ông đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên chính phủ, mà trong cương vị này, với khả năng Anh ngữ lưu loát, ông đã đối phó với nhiều ký giả ngoại quốc một cách thích đáng và hữu hiệu để bảo vệ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong tình thế khẩn trương – Hồi đó, do cuộc chiến càng lên cao độ, ký giả ngoại quốc càng hay soi mói, đặt ra nhiều vấn đề.
Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.
Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài Thư Gửi Bạn Ta cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.
Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình Ngày Này Năm Xưa, Chào Hoàng Hôn mỗi ngày, và Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần.
Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.
CÁO PHÓ
Thay mặt Gia Tộc Họ Bùi ngành Cụ Năm tại Hải Ngoại và Việt Nam, chúng tôi xin được báo tin
Ông BÙI BẢO TRÚC
sinh ngày 27-3-1944
Tại Trình Phố, Thái Bình
Con của Cụ Ông Bùi văn Bảo và Cụ Bà Phạm thị Mỹ
Đã tạ thế ngày Thứ Sáu 16 tháng 12 năm 2016 - Tức ngày 18 tháng 11 năm Bính Thân. Tại Bệnh Viện Foutain Valley California
Hưởng Thọ 72 tuổi
Tang Lễ sẽ được cử hành tại Nhà Quàn Peek Family Funeral Home, phòng số 5.
7801 Bolsa Avenue, Westminster CA 92683
- Lễ Phát Tang sáng ngày 30-12-2016 (gia đình)
- Giờ Thăm Viếng từ 11g sáng tới 8 giờ tối
- Lễ Tưởng Niệm từ 5g đến 7g cùng ngày.
- Lê Di Quan và Hoả Thiêu sáng ngày 31-12-2016 (gia đình)
Tang Gia Đồng Bái Tạ
Trưởng Nam Bùi Bảo Kim, vợ và các con
Trưởng Nữ Bùi Bảo Khanh, chồng và các con.
Xin Miễn Phúng Điếu
Bao Giờ Chợ Huyện?
Cuộc đời vô thường, tin buồn đến ngày hôm qua để có bài viết ngày hôm nay. Báo mạng đưa tin anh Bùi Bảo Trúc vừa từ trần tại California (ngày 16 tháng 12). Thế là anh mất sau anh cả tôi nửa năm, anh Trúc sinh năm 1944 thọ 72 tuổi, anh Hãn tôi lớn hơn anh Trúc 2 tuổi, mất ngày 26 tháng 4 năm 2016 vừa qua, thọ 74 tuổi.
Sự ra đi của hai anh trưởng, đối với tôi, là một khúc quanh có thể tạo khuất mờ thêm trong tình bạn giữa hai giòng họ Bùi và Đinh của quê hương Trình Phố, Thái Bình.
0o0
Họ Bùi và họ Đinh quen nhau và thân nhau từ thuở nào, tôi là kẻ sinh sau đẻ muộn, nên không rõ lắm. Nghe chuyện người lớn kể thoang thoảng và còn đọng trong ký ức, lẫn lộn với mùi nhang ngày giỗ, hay thủy tiên ngày tết, sự giao tình dễ đã có từ mấy trăm năm trước. Có lẽ từ thời nhà Lê Trung Hưng, tổ phụ hai họ, nhờ có chút ít công lao kháng Minh, đã được nhà vua cấp đất để khai khẩn. Nhờ vậy, một số giòng họ Việt cổ (Mường), sinh sống gần vùng Cẩm Thủy Thanh Hóa cùng thân tộc, đã đến lập nghiệp tại nhiều nơi trên đất Bắc, trong đó có một vùng sát biển của tỉnh Thái Bình, vùng ấy lúc đó còn có tên là Diêm Phả, sau nhiều năm đổi là Trình Phả vì đất đã lấn biển khá lâu không còn ruộng muối (diêm điền). Thời nhà Nguyễn rồi qua thời Pháp thuộc, với sinh hoạt sầm uất lên, làng lại được đổi tên thành Trình Phố, và nay tên mới dưới thời cộng sản là làng An Ninh.
0o0
Bác Bùi Văn Bảo, thân phụ anh Trúc và cha tôi là bạn “nối khố” với nhau, có lẽ từ thời cả hai vừa biết nói. Tương kính như tân mà vẫn đằm thắm thân tình. Tình bạn vượt qua bao thăng trầm thời sự, mấy lần dâu biển, để ngay cả khi đã luống tuổi gặp lại nhau bên Mỹ, lúc thân mật, hai người cũng vẫn còn nắm tay, xưng nhau là “cậu tớ".
Nhà bác Bảo thuở bé nghe kể phải gọi là hàn vi, trẻ nhỏ vào trời lạnh nhiều lúc phải rúc vào ổ rơm cho đủ ấm. Nhưng bác rất chăm học và hiếu thảo. Bác là dòng cháu gọi cụ Bùi Viện bằng ông (?), tức bác thuộc khoảng đời thứ 10 của họ Bùi Trình Phố.
Chuyện thâm cung bí sử lọt ra ngoài phong phanh cho biết, cụ Bùi Viện vì bị đám quan lại thủ cựu thời Tự Đức, xàm tấu rằng cụ đã “mạo phạm tội khi quân” chưa có lệnh vua mà đã dám tự ý qua Mỹ, “giả dạng chiếu thư” cầu viện Mỹ đánh Pháp. Nên dù có công, nhưng bị triều đình mật xử trọng tội, phải uống thuốc độc tự tử. Chẳng hiểu vua Tự Đức đóng vai trò gì trong vụ này, sử chỉ chép rằng nhà vua đã có lời phê: “Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỷ thần ắt cũng chứng cho”. (Hàm ý tự quyết định làm chuyện nước?)
Có lẽ vì “bị triều đình mật xử” nên dù vẫn theo đuổi nghiệp nhà, dòng cụ Bùi Viện qua đến thời bác Bảo không còn đi thi để làm quan nữa, mấy đời theo nho học ruộng đất không có, nên con cháu phải chịu sống nghèo. Sống nghèo dưới cái đình đã được dựng kèo bằng gỗ quí mà cụ Bùi Viện đã tặng cho làng từ rừng cao đem về.
0o0
Sau khi triều đình Huế, dưới áp lực của Pháp, phải bỏ chế độ khoa cử và lối học tiếng Hán, bác Bảo lại có dịp trở lại nghiệp quan trường. Bác và cha tôi cùng lên Hà Nội theo học trường Bưởi. Nhưng bác chỉ học qua brevet (bằng trung học), sau đó vào trường sư phạm rồi khi ra trường được cử lên Thái Nguyên Phú Thọ dạy học. Trong lúc đó cha tôi vẫn ở lại học hết bậc trung học rồi ghi danh học đại học y khoa nhưng bỏ dở, về quê Thái Bình mở trường tư thục Bùi Viện (Trần Lãm).
Vào năm 1946, bác Bảo về Trình Phố làm hiệu trưởng trường tiẻu học công lập cho đến năm 1952; bác cũng nhận lời cha tôi để dậy thêm Việt Văn và Pháp Văn cho trường Bùi Viện.
0o0
Đó là chuyện xưa tích cũ, tôi chỉ nghe hay đọc đâu đó, góp nhặt để tìm hiểu thêm. Nhưng điều gây ảnh hưởng trên cuộc đời tôi và để lại nhiều ấn tượng nhất là tờ báo Tuổi Xanh mà bác Bùi Văn Bảo đã khai sinh và điều hành vào vài năm cuối thời đệ nhất cộng hòa tại miền Nam. Cha tôi cũng đóng góp cho tờ báo dưới tên giáo sư Vi Lô, chuyên về việc dạy toán qua thơ, hay đố vui ông nghĩ ra, theo cách giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chẳng hạn 4 câu thơ sau:
Một đàn thiếu nữ hái hoa hồng
Mỗi cô hai đóa hai cô không
Mỗi cô một đóa thừa hai đóa
Bó hồng mấy đóa biết hay không?
0o0
Những năm đó, tức chỉ sau chưa tới 7-8 năm di cư vào Nam, bác Bảo đã gây được một sự nghiệp khá giả, và nếu tôi nhớ không lầm, bác đã lập được nhà xuất bản Nhật Tảo cũng như đã sắm được một chiếc xe ô tô, có lẽ một phần nhờ bởi việc người Mỹ có giúp VN xuất bản một số sách giáo dục nhi đồng. Trong lúc đó, sinh kế gia đình tôi coi như cũng tạm hồi phục, sau khi đã mất gần như sạch nhẵn mọi đất đai của cải ngoài Bắc.
Sau khi tờ Tuổi Xanh được cho ra đời một vài năm, anh Trúc được bác Bảo gửi đến học toán tại nhà tôi. Anh Trúc lúc đó khoảng 15-16 tuổi gì đó, có hai đặc điểm mà tôi còn nhớ, là anh cận rất nặng, và nói lắp cũng nhiều.
Nhà tôi lúc đó ở trong một căn hẻm đường Yên Đổ, cạnh hiên có giàn hoa giấy đỏ, anh Trúc cùng anh cả và anh hai tôi và mấy cô em họ cùng lớp, lợi dụng lúc cha tôi chưa về tới, chơi bắn súng nước inh ỏi như con nít dưới giàn hoa đó.
0o0
Có lẽ nhờ vào nguồn gốc là cháu “người đại sứ” đầu tiên Việt Nam tại Mỹ, anh Trúc có khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Sau khi đỗ tú tài hai, anh Trúc được học bổng Colombo đi du học tại Tân Tây Lan, cho đến năm 1967 thì về lại nước.
Vào giai đoạn đó, anh Trúc không đến thăm nhà tôi nữa, dù có thời anh đã là bạn học Chu Văn An với anh thứ hai của tôi, lúc này đã nhập ngũ. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp anh tại đầu ngõ nhà mới dọn về ở hẻm 220 đường Trương Minh Giảng, nhưng cũng chẳng kịp chào hỏi gì nhau. Tôi không nghĩ là anh còn nhớ tôi. Lúc đó có thể anh đến nhà ông Phạm Kế Viêm hay Dương Phục gì đó. Lúc này anh chạy chiếc xe vespa (hay lambretta?), hay mặc áo trắng ngắn tay kiểu Mỹ, có lúc thắt cravate loại nhỏ mặt, không còn đeo kính cận dầy như cái đáy chai thủy tinh nữa. Đặc biệt nhất là tôi được người quen cho biết rằng anh đã chữa được tật nói lắp, lại giữ chức vụ khá quan trọng trong ngành truyền thông hay ngoại giao.
Cho đến lúc tôi qua Nhật, tình cờ ở chung phòng với anh Sơn, em kế của anh Trúc. Nhưng tôi và anh Sơn ít trao đổi thông tin về bác Bảo và anh Trúc, chỉ biết qua báo chí trong nước là anh Trúc có vẻ thân với Hoàng Đức Nhã, cháu ông Thiệu, và được cử làm phát ngôn viên chính thức của phủ tổng thống, cho đến khoảng cuối năm 1974, được chuyển qua làm việc tại Luân Đôn.
0o0
Vào những ngày tháng cuối của miền Nam, một số tin tức cho biết anh Trúc đã đào nhiệm và qua Canada di trú. Tai đây đã có anh Th. là em anh Sơn du học qua trước đó nhiều năm.
Có lẽ nhờ vào đó mà anh Sơn và sau đó đại gia đình bác Bảo sau khi vượt biển cũng đến Canada định cư.
0o0
Sự định cư và hội nhập của người Việt trong giai đoạn đầu rất mạnh mẽ và lạc quan. Tôi theo dõi những hoạt động của bác Bùi Văn Bảo và các ông Đinh Thạch Bích, Đào Hữu Dương… trong công việc bảo tồn văn hóa, và tinh thần tự do không cộng sản trong các cộng đồng tại Bắc Mỹ. Bốn câu thơ vào lúc đó được phổ biến mạnh là:
Khắp nẻo non sông bừng khói lửa
Ai người yêu nước động lòng chưa? (Phan Bội Châu)
Và
Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ
Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn. (Bùi Văn Bảo)
Bác Bảo còn nhờ họa sỹ vẽ và cho xuất bản bộ sử Việt bằng tranh, cũng như bảo tồn nhiều băng thơ nhạc Việt Ngữ, vì trong nước vào giai đoạn gọi là “trước đổi mới”, người cộng sản đã phát động chiến dịch đốt sách, hủy diệt văn hóa mà họ cho là “phản động” hay “đồi trụy”, trên thực tế là muốn Mác Xít hóa toàn bộ văn hóa Việt Nam.
Trong lúc đó anh Trúc cũng dời qua Washington DC làm việc trong Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho mãi đến năm 2002, mới rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV. Trong lãnh vực văn học, anh Trúc giữ mục “Thư Gửi Bạn Ta” cho báo Người Việt và để lại nhiều ưa thích trong lòng độc giả, qua giọng văn “đặc Bắc Kỳ Chu Văn An” dí dỏm nhiều tình cảm.
0o0
Vào năm 1998, ở Úc, tôi nhận được một lá thư của cha tôi từ Mỹ báo tin “bác Bảo đã mất”, tôi đọc được trong mấy chữ ngắn ngủi đó, biết bao là xót xa, thương cảm và mất mát. Tôi đã nhớ đến khuôn mặt rạng rỡ của cha tôi và của bác Bảo mỗi lúc họ gặp nhau, nhớ đến bộ áo màu nhạt 4 túi mà giai đoạn sung túc bác hay mặc vào dịp tết, nhớ đến hình ảnh “chợ huyện Trình Phố tại thôn trung”, vẽ qua hồi ức của cha tôi khi kể về tình bạn hai người, nhớ về những câu thơ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khóc bạn Dương Khuê của mình:
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai đường lệ rơi
0o0
Sáu năm sau cha tôi từ trần tại quận Cam vào ngày 24 tháng 5 năm 2004.
Trong suốt gần 3 ngày canh quan tài tại nhà quàn, chờ thân bằng quyến thuộc cùng bạn bè, đồng nghiệp và học trò mọi nơi, đến thắp nén nhang chào từ giã lần cuối cha tôi, điều làm tôi cảm động vô cùng là sự có mặt của anh Trúc.
Mặc dù anh bận nhiều việc, nhưng trong cả ba ngày, bắt đầu từ khoảng 9-10 giờ sáng anh đều đến ngồi ngay hàng ghế thứ nhì để cùng dự lễ với gia đình chúng tôi. Anh tới như một người học trò cũ, như người con một người bạn thân giữ lễ cho gia đình, như một kẻ sĩ trọng luân thường đạo lý, như một người cùng làng cùng gốc, hay một người trưởng họ tôn trọng nếp cũ…, tôi không rõ.
Anh ngồi im lặng ngoại trừ khi phải tiếp chuyện với một số người trong gia đình tôi đến hỏi thăm. Đó cũng là lý do tôi đã không đến trò chuyện lâu cùng anh.
Trên chuyến máy bay dài thênh thang về lại Úc, tôi nghĩ rằng “anh đến và ngồi như chứng tích cho tình bạn lâu bền của hai giòng họ Bùi và Đinh Trình Phố”
0o0
Anh đã mất, nhưng mong rằng chứng tích đó đừng nhạt phai.
Bao giờ chợ Huyện lại vui
Cho bao quá khứ bùi ngùi qua đi
Phạm Thế Định
(19 Dec. 2016)
Chú thích:
(Học sinh đã học đại số, chỉ cần dùng cách hai phương trình hai ẩn số, chọn x là số thiếu nữ, y là số hoa, rồi cân bằng phương trình, là có thể tìm ra số hoa là 8 và có 6 cô tất cả).
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Danh ca Tâm Vấn sinh hoạt ca nhạc từ 1945, lúc 12 tuổi. Hát cho đài phát thanh Hà Nội từ 1950, đổi vào đài phát ..
Ký mục gia BÙI BẢO TRÚC
(1944 - 2016)
Ông sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.
Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An, và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.
Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.
Thời gian sau ông qua làm việc với Phủ Tổng Ủy Dân Vận và Chiêu Hồi của ông Hoàng Đức Nhã.
Năm 1973 ông đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên chính phủ, mà trong cương vị này, với khả năng Anh ngữ lưu loát, ông đã đối phó với nhiều ký giả ngoại quốc một cách thích đáng và hữu hiệu để bảo vệ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong tình thế khẩn trương – Hồi đó, do cuộc chiến càng lên cao độ, ký giả ngoại quốc càng hay soi mói, đặt ra nhiều vấn đề.
Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.
Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài Thư Gửi Bạn Ta cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.
Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình Ngày Này Năm Xưa, Chào Hoàng Hôn mỗi ngày, và Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần.
Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bao Giờ Chợ Huyện?- Phạm Thế Định
Ông BÙI BẢO TRÚC Đã tạ thế ngày Thứ Sáu 16 tháng 12 năm 2016 - Tức ngày 18 tháng 11 năm Bính Thân. Tại Bệnh Viện Foutain Valley California. Hưởng Thọ 72 tuổi
CÁO PHÓ
Thay mặt Gia Tộc Họ Bùi ngành Cụ Năm tại Hải Ngoại và Việt Nam, chúng tôi xin được báo tin
Ông BÙI BẢO TRÚC
sinh ngày 27-3-1944
Tại Trình Phố, Thái Bình
Con của Cụ Ông Bùi văn Bảo và Cụ Bà Phạm thị Mỹ
Đã tạ thế ngày Thứ Sáu 16 tháng 12 năm 2016 - Tức ngày 18 tháng 11 năm Bính Thân. Tại Bệnh Viện Foutain Valley California
Hưởng Thọ 72 tuổi
Tang Lễ sẽ được cử hành tại Nhà Quàn Peek Family Funeral Home, phòng số 5.
7801 Bolsa Avenue, Westminster CA 92683
- Lễ Phát Tang sáng ngày 30-12-2016 (gia đình)
- Giờ Thăm Viếng từ 11g sáng tới 8 giờ tối
- Lễ Tưởng Niệm từ 5g đến 7g cùng ngày.
- Lê Di Quan và Hoả Thiêu sáng ngày 31-12-2016 (gia đình)
Tang Gia Đồng Bái Tạ
Trưởng Nam Bùi Bảo Kim, vợ và các con
Trưởng Nữ Bùi Bảo Khanh, chồng và các con.
Xin Miễn Phúng Điếu
Bao Giờ Chợ Huyện?
Cuộc đời vô thường, tin buồn đến ngày hôm qua để có bài viết ngày hôm nay. Báo mạng đưa tin anh Bùi Bảo Trúc vừa từ trần tại California (ngày 16 tháng 12). Thế là anh mất sau anh cả tôi nửa năm, anh Trúc sinh năm 1944 thọ 72 tuổi, anh Hãn tôi lớn hơn anh Trúc 2 tuổi, mất ngày 26 tháng 4 năm 2016 vừa qua, thọ 74 tuổi.
Sự ra đi của hai anh trưởng, đối với tôi, là một khúc quanh có thể tạo khuất mờ thêm trong tình bạn giữa hai giòng họ Bùi và Đinh của quê hương Trình Phố, Thái Bình.
0o0
Họ Bùi và họ Đinh quen nhau và thân nhau từ thuở nào, tôi là kẻ sinh sau đẻ muộn, nên không rõ lắm. Nghe chuyện người lớn kể thoang thoảng và còn đọng trong ký ức, lẫn lộn với mùi nhang ngày giỗ, hay thủy tiên ngày tết, sự giao tình dễ đã có từ mấy trăm năm trước. Có lẽ từ thời nhà Lê Trung Hưng, tổ phụ hai họ, nhờ có chút ít công lao kháng Minh, đã được nhà vua cấp đất để khai khẩn. Nhờ vậy, một số giòng họ Việt cổ (Mường), sinh sống gần vùng Cẩm Thủy Thanh Hóa cùng thân tộc, đã đến lập nghiệp tại nhiều nơi trên đất Bắc, trong đó có một vùng sát biển của tỉnh Thái Bình, vùng ấy lúc đó còn có tên là Diêm Phả, sau nhiều năm đổi là Trình Phả vì đất đã lấn biển khá lâu không còn ruộng muối (diêm điền). Thời nhà Nguyễn rồi qua thời Pháp thuộc, với sinh hoạt sầm uất lên, làng lại được đổi tên thành Trình Phố, và nay tên mới dưới thời cộng sản là làng An Ninh.
0o0
Bác Bùi Văn Bảo, thân phụ anh Trúc và cha tôi là bạn “nối khố” với nhau, có lẽ từ thời cả hai vừa biết nói. Tương kính như tân mà vẫn đằm thắm thân tình. Tình bạn vượt qua bao thăng trầm thời sự, mấy lần dâu biển, để ngay cả khi đã luống tuổi gặp lại nhau bên Mỹ, lúc thân mật, hai người cũng vẫn còn nắm tay, xưng nhau là “cậu tớ".
Nhà bác Bảo thuở bé nghe kể phải gọi là hàn vi, trẻ nhỏ vào trời lạnh nhiều lúc phải rúc vào ổ rơm cho đủ ấm. Nhưng bác rất chăm học và hiếu thảo. Bác là dòng cháu gọi cụ Bùi Viện bằng ông (?), tức bác thuộc khoảng đời thứ 10 của họ Bùi Trình Phố.
Chuyện thâm cung bí sử lọt ra ngoài phong phanh cho biết, cụ Bùi Viện vì bị đám quan lại thủ cựu thời Tự Đức, xàm tấu rằng cụ đã “mạo phạm tội khi quân” chưa có lệnh vua mà đã dám tự ý qua Mỹ, “giả dạng chiếu thư” cầu viện Mỹ đánh Pháp. Nên dù có công, nhưng bị triều đình mật xử trọng tội, phải uống thuốc độc tự tử. Chẳng hiểu vua Tự Đức đóng vai trò gì trong vụ này, sử chỉ chép rằng nhà vua đã có lời phê: “Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỷ thần ắt cũng chứng cho”. (Hàm ý tự quyết định làm chuyện nước?)
Có lẽ vì “bị triều đình mật xử” nên dù vẫn theo đuổi nghiệp nhà, dòng cụ Bùi Viện qua đến thời bác Bảo không còn đi thi để làm quan nữa, mấy đời theo nho học ruộng đất không có, nên con cháu phải chịu sống nghèo. Sống nghèo dưới cái đình đã được dựng kèo bằng gỗ quí mà cụ Bùi Viện đã tặng cho làng từ rừng cao đem về.
0o0
Sau khi triều đình Huế, dưới áp lực của Pháp, phải bỏ chế độ khoa cử và lối học tiếng Hán, bác Bảo lại có dịp trở lại nghiệp quan trường. Bác và cha tôi cùng lên Hà Nội theo học trường Bưởi. Nhưng bác chỉ học qua brevet (bằng trung học), sau đó vào trường sư phạm rồi khi ra trường được cử lên Thái Nguyên Phú Thọ dạy học. Trong lúc đó cha tôi vẫn ở lại học hết bậc trung học rồi ghi danh học đại học y khoa nhưng bỏ dở, về quê Thái Bình mở trường tư thục Bùi Viện (Trần Lãm).
Vào năm 1946, bác Bảo về Trình Phố làm hiệu trưởng trường tiẻu học công lập cho đến năm 1952; bác cũng nhận lời cha tôi để dậy thêm Việt Văn và Pháp Văn cho trường Bùi Viện.
0o0
Đó là chuyện xưa tích cũ, tôi chỉ nghe hay đọc đâu đó, góp nhặt để tìm hiểu thêm. Nhưng điều gây ảnh hưởng trên cuộc đời tôi và để lại nhiều ấn tượng nhất là tờ báo Tuổi Xanh mà bác Bùi Văn Bảo đã khai sinh và điều hành vào vài năm cuối thời đệ nhất cộng hòa tại miền Nam. Cha tôi cũng đóng góp cho tờ báo dưới tên giáo sư Vi Lô, chuyên về việc dạy toán qua thơ, hay đố vui ông nghĩ ra, theo cách giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chẳng hạn 4 câu thơ sau:
Một đàn thiếu nữ hái hoa hồng
Mỗi cô hai đóa hai cô không
Mỗi cô một đóa thừa hai đóa
Bó hồng mấy đóa biết hay không?
0o0
Những năm đó, tức chỉ sau chưa tới 7-8 năm di cư vào Nam, bác Bảo đã gây được một sự nghiệp khá giả, và nếu tôi nhớ không lầm, bác đã lập được nhà xuất bản Nhật Tảo cũng như đã sắm được một chiếc xe ô tô, có lẽ một phần nhờ bởi việc người Mỹ có giúp VN xuất bản một số sách giáo dục nhi đồng. Trong lúc đó, sinh kế gia đình tôi coi như cũng tạm hồi phục, sau khi đã mất gần như sạch nhẵn mọi đất đai của cải ngoài Bắc.
Sau khi tờ Tuổi Xanh được cho ra đời một vài năm, anh Trúc được bác Bảo gửi đến học toán tại nhà tôi. Anh Trúc lúc đó khoảng 15-16 tuổi gì đó, có hai đặc điểm mà tôi còn nhớ, là anh cận rất nặng, và nói lắp cũng nhiều.
Nhà tôi lúc đó ở trong một căn hẻm đường Yên Đổ, cạnh hiên có giàn hoa giấy đỏ, anh Trúc cùng anh cả và anh hai tôi và mấy cô em họ cùng lớp, lợi dụng lúc cha tôi chưa về tới, chơi bắn súng nước inh ỏi như con nít dưới giàn hoa đó.
0o0
Có lẽ nhờ vào nguồn gốc là cháu “người đại sứ” đầu tiên Việt Nam tại Mỹ, anh Trúc có khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Sau khi đỗ tú tài hai, anh Trúc được học bổng Colombo đi du học tại Tân Tây Lan, cho đến năm 1967 thì về lại nước.
Vào giai đoạn đó, anh Trúc không đến thăm nhà tôi nữa, dù có thời anh đã là bạn học Chu Văn An với anh thứ hai của tôi, lúc này đã nhập ngũ. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp anh tại đầu ngõ nhà mới dọn về ở hẻm 220 đường Trương Minh Giảng, nhưng cũng chẳng kịp chào hỏi gì nhau. Tôi không nghĩ là anh còn nhớ tôi. Lúc đó có thể anh đến nhà ông Phạm Kế Viêm hay Dương Phục gì đó. Lúc này anh chạy chiếc xe vespa (hay lambretta?), hay mặc áo trắng ngắn tay kiểu Mỹ, có lúc thắt cravate loại nhỏ mặt, không còn đeo kính cận dầy như cái đáy chai thủy tinh nữa. Đặc biệt nhất là tôi được người quen cho biết rằng anh đã chữa được tật nói lắp, lại giữ chức vụ khá quan trọng trong ngành truyền thông hay ngoại giao.
Cho đến lúc tôi qua Nhật, tình cờ ở chung phòng với anh Sơn, em kế của anh Trúc. Nhưng tôi và anh Sơn ít trao đổi thông tin về bác Bảo và anh Trúc, chỉ biết qua báo chí trong nước là anh Trúc có vẻ thân với Hoàng Đức Nhã, cháu ông Thiệu, và được cử làm phát ngôn viên chính thức của phủ tổng thống, cho đến khoảng cuối năm 1974, được chuyển qua làm việc tại Luân Đôn.
0o0
Vào những ngày tháng cuối của miền Nam, một số tin tức cho biết anh Trúc đã đào nhiệm và qua Canada di trú. Tai đây đã có anh Th. là em anh Sơn du học qua trước đó nhiều năm.
Có lẽ nhờ vào đó mà anh Sơn và sau đó đại gia đình bác Bảo sau khi vượt biển cũng đến Canada định cư.
0o0
Sự định cư và hội nhập của người Việt trong giai đoạn đầu rất mạnh mẽ và lạc quan. Tôi theo dõi những hoạt động của bác Bùi Văn Bảo và các ông Đinh Thạch Bích, Đào Hữu Dương… trong công việc bảo tồn văn hóa, và tinh thần tự do không cộng sản trong các cộng đồng tại Bắc Mỹ. Bốn câu thơ vào lúc đó được phổ biến mạnh là:
Khắp nẻo non sông bừng khói lửa
Ai người yêu nước động lòng chưa? (Phan Bội Châu)
Và
Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ
Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn. (Bùi Văn Bảo)
Bác Bảo còn nhờ họa sỹ vẽ và cho xuất bản bộ sử Việt bằng tranh, cũng như bảo tồn nhiều băng thơ nhạc Việt Ngữ, vì trong nước vào giai đoạn gọi là “trước đổi mới”, người cộng sản đã phát động chiến dịch đốt sách, hủy diệt văn hóa mà họ cho là “phản động” hay “đồi trụy”, trên thực tế là muốn Mác Xít hóa toàn bộ văn hóa Việt Nam.
Trong lúc đó anh Trúc cũng dời qua Washington DC làm việc trong Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho mãi đến năm 2002, mới rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV. Trong lãnh vực văn học, anh Trúc giữ mục “Thư Gửi Bạn Ta” cho báo Người Việt và để lại nhiều ưa thích trong lòng độc giả, qua giọng văn “đặc Bắc Kỳ Chu Văn An” dí dỏm nhiều tình cảm.
0o0
Vào năm 1998, ở Úc, tôi nhận được một lá thư của cha tôi từ Mỹ báo tin “bác Bảo đã mất”, tôi đọc được trong mấy chữ ngắn ngủi đó, biết bao là xót xa, thương cảm và mất mát. Tôi đã nhớ đến khuôn mặt rạng rỡ của cha tôi và của bác Bảo mỗi lúc họ gặp nhau, nhớ đến bộ áo màu nhạt 4 túi mà giai đoạn sung túc bác hay mặc vào dịp tết, nhớ đến hình ảnh “chợ huyện Trình Phố tại thôn trung”, vẽ qua hồi ức của cha tôi khi kể về tình bạn hai người, nhớ về những câu thơ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã khóc bạn Dương Khuê của mình:
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai đường lệ rơi
0o0
Sáu năm sau cha tôi từ trần tại quận Cam vào ngày 24 tháng 5 năm 2004.
Trong suốt gần 3 ngày canh quan tài tại nhà quàn, chờ thân bằng quyến thuộc cùng bạn bè, đồng nghiệp và học trò mọi nơi, đến thắp nén nhang chào từ giã lần cuối cha tôi, điều làm tôi cảm động vô cùng là sự có mặt của anh Trúc.
Mặc dù anh bận nhiều việc, nhưng trong cả ba ngày, bắt đầu từ khoảng 9-10 giờ sáng anh đều đến ngồi ngay hàng ghế thứ nhì để cùng dự lễ với gia đình chúng tôi. Anh tới như một người học trò cũ, như người con một người bạn thân giữ lễ cho gia đình, như một kẻ sĩ trọng luân thường đạo lý, như một người cùng làng cùng gốc, hay một người trưởng họ tôn trọng nếp cũ…, tôi không rõ.
Anh ngồi im lặng ngoại trừ khi phải tiếp chuyện với một số người trong gia đình tôi đến hỏi thăm. Đó cũng là lý do tôi đã không đến trò chuyện lâu cùng anh.
Trên chuyến máy bay dài thênh thang về lại Úc, tôi nghĩ rằng “anh đến và ngồi như chứng tích cho tình bạn lâu bền của hai giòng họ Bùi và Đinh Trình Phố”
0o0
Anh đã mất, nhưng mong rằng chứng tích đó đừng nhạt phai.
Bao giờ chợ Huyện lại vui
Cho bao quá khứ bùi ngùi qua đi
Phạm Thế Định
(19 Dec. 2016)
Chú thích:
(Học sinh đã học đại số, chỉ cần dùng cách hai phương trình hai ẩn số, chọn x là số thiếu nữ, y là số hoa, rồi cân bằng phương trình, là có thể tìm ra số hoa là 8 và có 6 cô tất cả).
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Tâm Vấn - Chiều Quê - nhạc Hoàng Quý
Danh ca Tâm Vấn sinh hoạt ca nhạc từ 1945, lúc 12 tuổi. Hát cho đài phát thanh Hà Nội từ 1950, đổi vào đài phát ..
Ký mục gia BÙI BẢO TRÚC
(1944 - 2016)
Ông sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.
Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An, và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.
Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.
Thời gian sau ông qua làm việc với Phủ Tổng Ủy Dân Vận và Chiêu Hồi của ông Hoàng Đức Nhã.
Năm 1973 ông đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên chính phủ, mà trong cương vị này, với khả năng Anh ngữ lưu loát, ông đã đối phó với nhiều ký giả ngoại quốc một cách thích đáng và hữu hiệu để bảo vệ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong tình thế khẩn trương – Hồi đó, do cuộc chiến càng lên cao độ, ký giả ngoại quốc càng hay soi mói, đặt ra nhiều vấn đề.
Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.
Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài Thư Gửi Bạn Ta cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.
Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình Ngày Này Năm Xưa, Chào Hoàng Hôn mỗi ngày, và Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần.
Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.