Di Sản Hồ Chí Minh
Báo Tuổi Trẻ và Đà Nẵng
Đôi lời: Bài viết này được gửi tới trang Ba Sàm, liên quan tới chuyện nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ. Có vài chi tiết trong bài không thể kiểm chứng được, chẳng hạn như số lượng báo Tuổi Trẻ phát hành ở Đà Nẵng,
Đôi lời: Bài viết này được gửi tới trang Ba Sàm, liên quan tới
chuyện nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ. Có vài chi tiết trong
bài không thể kiểm chứng được, chẳng hạn như số lượng báo Tuổi Trẻ phát
hành ở Đà Nẵng, hay câu nói của ông Nguyễn Xuân Anh mang Tuổi Trẻ ra
dọa… Xin được đăng tại đây để độc giả tham khảo và giúp bổ sung thông
tin.
____
Lễ ra mắt chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng sáng 23-3 – Ảnh: Đoàn Cường/ báo TT |
Bằng quyết định in dị bản “Tôi yêu Đà Nẵng” để đổi lại được mua theo
kiểu bao cấp mỗi số 1.000 tờ phát cho tổ dân phố, BBT báo Tuổi Trẻ đã tự
làm tổn hại thương hiệu và tương lai liên quan đến một vụ bê bối lớn
nhất làng báo. Tiền mua báo hiện nay chưa rõ là Thành uỷ Đà Nẵng bỏ ra
hay đại gia Vũ Nhôm bỏ ra, nhưng dù của ai thì đây cũng là một hành vi
vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà tất cả các tờ báo không nên làm chứ
không riêng gì Tuổi Trẻ.
Thị trường báo chí sẽ tự điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh – đào thải.
Báo anh hay thì độc giả tự tìm đến, báo anh dở thì độc giả tự bỏ đi.
Tăng số lượng phát hành (báo in) bằng những hợp đồng khuất tất là tự đào
huyệt cho mình. Cứ ngỡ Tuổi Trẻ là tờ báo chân chính đi đầu trong việc
chống tham nhũng, tiêu cực nhưng hoàn toàn ngược lại, kể từ thời ông
Tăng Hữu Phong và nay là ông Lê Thế Chữ nắm giữ chức vụ lãnh đạo.
Hiện nay Tuổi Trẻ là tờ có nhiều VPĐD nhiều nhất trong làng báo. Đẻ ra
bộ máy VPĐD cồng kềnh nhưng không có cơ chế kiểm soát là cách tổ chức
kém hiệu quả và phát sinh tiêu cực.
VPĐD Đà Nẵng là một ví dụ điển hình của tiêu cực báo chí. Dưới sự chỉ
đạo của Đăng Nam, báo Tuổi Trẻ trở thành pháp trường xử tử tất cả các ý
kiến khác biệt với Bí thư Xuân Anh và đại gia Vũ Nhôm.
Việc sử dụng báo Tuổi Trẻ cho lợi ích cá nhân được ông Xuân Anh công
khai trong cán bộ. Mỗi khi có ý kiến phản biện, Xuân Anh dập tắt ngay:
Các anh các, chị có muốn tôi gọi Đăng Nam báo Tuổi Trẻ đến đưa tin
không?
Thực sự, Xuân Anh và Vũ Nhôm đã sử dụng báo Tuổi Trẻ một cách hiệu quả.
Những hợp đồng từ thiện và hợp đồng mua báo đã làm BBT mờ mắt. Tờ báo
biến chất không những phản bội bạn đọc mà còn phản bội đồng nghiệp.
Uy tín của tờ Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng là zero so với tờ Thanh Niên. Nhà báo
Nguyễn Thế Thịnh là đồng nghiệp đàn anh Bí thư, nhưng ứng xử rành mạch,
quyết không để tờ Thanh Niên trở thành công cụ của người nào cả.
Dưới thời ông Lê Hoàng, báo Tuổi Trẻ in tại Đà Nẵng từ 20 ngàn tờ đến 25
ngàn tờ, báo Thanh Niên chỉ từ 13 đến 15 ngàn tờ, hiện nay Thanh Niên
in 15 ngàn tờ và Tuổi Trẻ rớt xuống còn 7 ngàn tờ.
Nếu cộng luôn 1 ngàn tờ mới được Đà Nẵng mua phát cho chi bộ, tổ dân phố
thì tổng cộng Tuổi Trẻ in 8 ngàn. Tính ra Đăng Nam phải tìm thêm 7 Bí
thư tỉnh thành, 7 đại gia nữa thì số lượng mới bằng Thanh Niên.
Nhưng việc làm cá nhân của ông Đăng Nam trước sau không phải vì tờ báo.
Những hợp đồng như vậy chỉ là bình phong cho cây bút tha hoá này “dễ ăn
dễ nói” với toà soạn và kiếm thành tích.
Những ngày qua, sau khi báo chí nói về các dự án sai phạm của Vũ Nhôm,
báo Tuổi Trẻ hoàn toàn im tiếng nhưng ông Đăng Nam điên cuồng tập hợp
tất cả các blogger chuyên viết phản động để đập lại các báo.
Quyết nắm giữ mặt trận truyền thông cho “ông chủ”, Nguyễn Đăng Nam còn
dự kiến sẽ tung tiền, lập nên một tờ báo mới với tên miền kiểu
chongthamnhung.com để làm diễn đàn trong thời gian tới
Việt Hương
(Ba sàm)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Báo Tuổi Trẻ và Đà Nẵng
Đôi lời: Bài viết này được gửi tới trang Ba Sàm, liên quan tới chuyện nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ. Có vài chi tiết trong bài không thể kiểm chứng được, chẳng hạn như số lượng báo Tuổi Trẻ phát hành ở Đà Nẵng,
Đôi lời: Bài viết này được gửi tới trang Ba Sàm, liên quan tới
chuyện nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ. Có vài chi tiết trong
bài không thể kiểm chứng được, chẳng hạn như số lượng báo Tuổi Trẻ phát
hành ở Đà Nẵng, hay câu nói của ông Nguyễn Xuân Anh mang Tuổi Trẻ ra
dọa… Xin được đăng tại đây để độc giả tham khảo và giúp bổ sung thông
tin.
____
Lễ ra mắt chuyên mục Tôi yêu Đà Nẵng sáng 23-3 – Ảnh: Đoàn Cường/ báo TT |
Bằng quyết định in dị bản “Tôi yêu Đà Nẵng” để đổi lại được mua theo
kiểu bao cấp mỗi số 1.000 tờ phát cho tổ dân phố, BBT báo Tuổi Trẻ đã tự
làm tổn hại thương hiệu và tương lai liên quan đến một vụ bê bối lớn
nhất làng báo. Tiền mua báo hiện nay chưa rõ là Thành uỷ Đà Nẵng bỏ ra
hay đại gia Vũ Nhôm bỏ ra, nhưng dù của ai thì đây cũng là một hành vi
vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà tất cả các tờ báo không nên làm chứ
không riêng gì Tuổi Trẻ.
Thị trường báo chí sẽ tự điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh – đào thải.
Báo anh hay thì độc giả tự tìm đến, báo anh dở thì độc giả tự bỏ đi.
Tăng số lượng phát hành (báo in) bằng những hợp đồng khuất tất là tự đào
huyệt cho mình. Cứ ngỡ Tuổi Trẻ là tờ báo chân chính đi đầu trong việc
chống tham nhũng, tiêu cực nhưng hoàn toàn ngược lại, kể từ thời ông
Tăng Hữu Phong và nay là ông Lê Thế Chữ nắm giữ chức vụ lãnh đạo.
Hiện nay Tuổi Trẻ là tờ có nhiều VPĐD nhiều nhất trong làng báo. Đẻ ra
bộ máy VPĐD cồng kềnh nhưng không có cơ chế kiểm soát là cách tổ chức
kém hiệu quả và phát sinh tiêu cực.
VPĐD Đà Nẵng là một ví dụ điển hình của tiêu cực báo chí. Dưới sự chỉ
đạo của Đăng Nam, báo Tuổi Trẻ trở thành pháp trường xử tử tất cả các ý
kiến khác biệt với Bí thư Xuân Anh và đại gia Vũ Nhôm.
Việc sử dụng báo Tuổi Trẻ cho lợi ích cá nhân được ông Xuân Anh công
khai trong cán bộ. Mỗi khi có ý kiến phản biện, Xuân Anh dập tắt ngay:
Các anh các, chị có muốn tôi gọi Đăng Nam báo Tuổi Trẻ đến đưa tin
không?
Thực sự, Xuân Anh và Vũ Nhôm đã sử dụng báo Tuổi Trẻ một cách hiệu quả.
Những hợp đồng từ thiện và hợp đồng mua báo đã làm BBT mờ mắt. Tờ báo
biến chất không những phản bội bạn đọc mà còn phản bội đồng nghiệp.
Uy tín của tờ Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng là zero so với tờ Thanh Niên. Nhà báo
Nguyễn Thế Thịnh là đồng nghiệp đàn anh Bí thư, nhưng ứng xử rành mạch,
quyết không để tờ Thanh Niên trở thành công cụ của người nào cả.
Dưới thời ông Lê Hoàng, báo Tuổi Trẻ in tại Đà Nẵng từ 20 ngàn tờ đến 25
ngàn tờ, báo Thanh Niên chỉ từ 13 đến 15 ngàn tờ, hiện nay Thanh Niên
in 15 ngàn tờ và Tuổi Trẻ rớt xuống còn 7 ngàn tờ.
Nếu cộng luôn 1 ngàn tờ mới được Đà Nẵng mua phát cho chi bộ, tổ dân phố
thì tổng cộng Tuổi Trẻ in 8 ngàn. Tính ra Đăng Nam phải tìm thêm 7 Bí
thư tỉnh thành, 7 đại gia nữa thì số lượng mới bằng Thanh Niên.
Nhưng việc làm cá nhân của ông Đăng Nam trước sau không phải vì tờ báo.
Những hợp đồng như vậy chỉ là bình phong cho cây bút tha hoá này “dễ ăn
dễ nói” với toà soạn và kiếm thành tích.
Những ngày qua, sau khi báo chí nói về các dự án sai phạm của Vũ Nhôm,
báo Tuổi Trẻ hoàn toàn im tiếng nhưng ông Đăng Nam điên cuồng tập hợp
tất cả các blogger chuyên viết phản động để đập lại các báo.
Quyết nắm giữ mặt trận truyền thông cho “ông chủ”, Nguyễn Đăng Nam còn
dự kiến sẽ tung tiền, lập nên một tờ báo mới với tên miền kiểu
chongthamnhung.com để làm diễn đàn trong thời gian tới
Việt Hương
(Ba sàm)