ròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số
thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương
vong ở đất nước Chùa Tháp.
Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu
Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng
Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn
người.
Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về
Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên
tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.
"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số
thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.
"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng
cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.
Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.
Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng
người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên
xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian
đó."
Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa
các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động
sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.
Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội
thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn
bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn chiến trường.
"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."
'Tài liệu mật'
Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ
Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ
Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về
con số thương vong này.
"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở
Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ
Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham
khảo, đọc qua một vài lần gì đó,
"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy
sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng
nói:
Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:
"Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì
vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân
đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.
"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của
các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại
Trung Đông bây giờ."
Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.
Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến tranh, thì phải có một
lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới được."
'Biết ơn'
Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa cuộc
can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ
Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh
quốc nói:
"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia
biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng
người Campuchia."
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Hòa bình và
Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng
phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can
thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.
"Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề vì nhiều đảng phái, phe phái chính trị
khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối việc Việt Nam giải
phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước
Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.
Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia -
Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa
đàm.
"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã
sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn
có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết
cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có
một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.
"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt
Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân
bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với
một số thanh niên, thì cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch
sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá phiến diện đối với sự tham gia
của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước
Campuchia."
Tự mâu thuẫn?
Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ,
mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác
chống nhân loại.
Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không khi cũng chính chế
độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc
ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:
"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận
chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng
hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền
hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến
tranh lạnh."
Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:
"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam,
đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn
của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc
dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc
Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một
cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như
vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên
giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam,
mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính
trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu
trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước
Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam
như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của
miền Nam thời đó."
'Con bài mặc cả'
Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền
diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở
Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ
Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.
Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có
gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho là đã 'tiếp
tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở
Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:
"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và
đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở
Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề
lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer
Đỏ."
Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, khi được hỏi liệu
quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội nghị Thành
đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo
Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:
"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam)
một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì
nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn
vào tháng 9/1989.
"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều
lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả
những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc...
"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ
có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến
thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn
chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao
Việt Nam nói với BBC.
ròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số
thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương
vong ở đất nước Chùa Tháp.
Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu
Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng
Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn
người.
Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về
Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên
tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.
"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số
thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.
"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng
cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.
Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.
Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng
người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên
xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian
đó."
Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa
các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động
sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.
Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội
thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn
bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn chiến trường.
"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."
'Tài liệu mật'
Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ
Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ
Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về
con số thương vong này.
"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở
Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ
Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham
khảo, đọc qua một vài lần gì đó,
"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy
sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng
nói:
Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:
"Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì
vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân
đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.
"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của
các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại
Trung Đông bây giờ."
Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.
Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến tranh, thì phải có một
lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới được."
'Biết ơn'
Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ý nghĩa cuộc
can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ
Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh
quốc nói:
"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia
biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng
người Campuchia."
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Hòa bình và
Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng
phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can
thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.
"Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề vì nhiều đảng phái, phe phái chính trị
khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối việc Việt Nam giải
phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước
Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.
Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia -
Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa
đàm.
"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch sử, hay những người đã
sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn
có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu chấm hết
cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có
một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.
"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng gì ở Việt
Nam chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân
bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với
một số thanh niên, thì cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch
sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá phiến diện đối với sự tham gia
của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước
Campuchia."
Tự mâu thuẫn?
Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ,
mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác
chống nhân loại.
Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không khi cũng chính chế
độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc
ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:
"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận
chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng
hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền
hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến
tranh lạnh."
Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:
"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam,
đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn
của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc
dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc
Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một
cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như
vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên
giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam,
mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính
trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu
trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước
Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam
như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của
miền Nam thời đó."
'Con bài mặc cả'
Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền
diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở
Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ
Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.
Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có
gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho là đã 'tiếp
tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở
Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:
"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và
đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở
Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề
lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer
Đỏ."
Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, khi được hỏi liệu
quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội nghị Thành
đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo
Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:
"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam)
một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì
nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn
vào tháng 9/1989.
"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều
lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả
những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc...
"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ
có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến
thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước gắn
chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao
Việt Nam nói với BBC.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .