Thân Hữu Tiếp Tay...
Bảo vệ luận án Tiến sĩ là gì? - Ts. Lê Thiện Phúc
Câu hỏi trên được dùng làm đề tài cho bài viết nầy vì nhận thấy hiện tượng lạm dụng danh hàm Tiến sĩ đã lan tràn tại Việt Nam trong những năm gần đây mà hình như chưa có ai giải thích hay bình luận về tiến trình thực hiện chương trình Tiến sĩ mà chúng ta thường nghe “Bảo vệ luận án Tiến sĩ” hay “Bảo vệ Tiến sĩ”; nhưng ít ai hiểu nó là cái gì ngoại trừ những người thực sự đã trải qua chương trình học để đạt cái học vị cao nhất nầy trong hệ thống giáo dục của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ sự thiếu am hiểu như vậy đã khiến cho người ta không đánh giá đúng mức được cái giá trị kiến thức đích thực của những người mang danh hàm Tiến sĩ được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đó là lý do tôi viết bài nầy, nhằm chia xẻ chút ít kinh nghiệm bản thân về vấn đề liên hệ, mặc dù có thể bị cho là khoe khoang thành tích cá nhân mà tôi không hề có ý nầy bởi vì nó không giúp ích gì cho cá nhân tôi cả.
Mặc dù sự thành tựu của bằng Tiến sĩ trải qua nhiều quá trình nghiên cứu khác nhau tùy theo lãnh vực chuyên môn, nhưng qua kinh nghiệm cá nhân tôi có thể nói rằng “bảo vệ luận án Tiến sĩ” không phải thực hiện qua hình thức trình bày cái luận án của mình trong một buổi thuyết trình nào đó như mọi người từng thấy qua báo chí với hình ảnh một người đứng trên diễn đàn như một người đọc diễn văn hay thuyết trình! Trên thực tế “bảo vệ luận án Tiến sĩ” là một quá trình nghiên cứu trung bình từ 4 năm trở lên tùy theo lãnh vực nghiên cứu và thông thường ngành khoa học thực nghiệm thì thời gian thành đạt nhanh hơn là ngành khoa học nhân văn, mà lâu nhất là ngành ngôn ngữ học (Linguistics) có thể kéo dài tới 8 năm mà tôi xin trình bày chi tiết theo tiến trình như sau.
- Khởi đầu
Trước hết học viên cần phải có Thạc sĩ (Master) trong ngành liên hệ rồi tiếp xúc với một vị đứng đầu ngành của một trường đại học nào đó để trình bày ý định muốn tiến hành chương trình Tiến sĩ. Sau khi trình bày khái niệm của một đề tài, vị Giáo sư đầu ngành đóng góp một số ý kiến và đề nghị ứng viên viết ra một đề nghị cho luận án Tiến sĩ rồi đem nộp trở lại. Sau khi được Ban Giám định chuyên môn chấp thuận thì ứng viên sẽ nhận được thư báo chấp thuận rồi trở lại gặp Giáo sư hướng dẫn để bắt đầu công việc nghiên cứu. Thông thường Giáo sư hướng dẫn bổ nhiệm thêm một phụ tá có bằng Tiến sĩ trong lãnh vực chuyên môn. Như vậy, ứng viên Tiến sĩ có hai thầy hướng dẫn trong suốt tiến trình nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
- Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ theo đề án nghiên cứu được chấp thuận, ứng viên bắt đầu sưu tầm qua các nguồn tư liệu thích hợp tại các thư viện của các đại học. Ghi nhận các điểm liên hệ rồi đúc kết thành một một bản văn với tiêu đề liên hệ theo ý nghĩ và phong cách trình bày của riêng mình, tức là không sao chép lại lời văn của người khác, nhưng phải ghi nhận cái ý của tác giả và sự ghi nhận nầy được ghi rõ ràng trong bảng liệt kê tài liệu tham khảo (Reference). Bất cứ bài viết nào trong tiến trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ cũng phải được kèm theo Reference. Xin nói rõ ở đây là trước khi hoàn tất luận án Tiến sĩ (Doctoral Thesis), học viên phải viết rất nhiều bài với nhiều tiêu đề nhỏ (khoảng 3000 chữ) đề trình bày và thảo luận với hai thầy hướng dẫn. Mỗi tiêu đề nhỏ nầy có khi phải viết lại 2 hay 3 lần sau khi ghi nhận ý kiến của thầy hướng dẫn về ý cũng như về cách hành văn của học viên cho phù hợp. Có thể nói rằng các bài viết của tiêu đề nhỏ được chỉnh sữa từng chữ từng câu văn trước khi trở thành một phần được kết hợp thành luận án Tiến sĩ có gần 100,000 chữ (luận án Tiến sĩ của tôi có 99,675 chữ chưa kể Bảng Nội Dung (Table of content) và bảng tài liệu tham khảo (Reference), qua 8 năm nghiên cưu).
- Kết thúc luận án Tiến sĩ
Sau khi đúc kết thành luận án hoàn hảo với sự phê chuẩn của hai thầy hướng dẫn, luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học của tôi lại được cho duyệt xét lại bởi một người chuyên môn độc lập (Independent proof reader) trước khi gởi đi cho 3 giám khảo độc lập khác chấm điểm. Trong giai đoạn nầy nhà trường tổ chức cho tôi một buổi thuyết trình về cái luận án Tiến sĩ của mình trước sự tham dự của các thầy hướng dẫn, các giảng viên và sinh viên trong trường. Buổi thuyết trình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ bao gồm thời gian hỏi đáp. Đây là một tiến trình thực tập, nhằm chia xẻ kinh nghiệm chớ không có liên quan gì tới sự đánh giá cái luận án Tiến sĩ cả.
Sau khi nhận được hồi âm của 3 giám khảo độc lập với lời phê bình, góp ý, tôi gặp lại và bàn thảo với thầy hướng dẫn. Sau đó điều chỉnh lại các điểm được thỏa thuận của hai thầy hướng dẫn dựa theo các lời phê bình của 3 giám khảo rồi được tái duyệt một lần chót của thầy hướng dẫn trước khi cho đóng thành 5 cuốn sách bìa cứng gởi cho Ban Giám Khảo của nhà trường để được chuẩn phê và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiến sĩ trước khi nhận bằng Tiến sĩ trong một buổi lễ tốt nghiệp thật long trọng.
Với bài viết nầy, bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi vọng đóng góp được phần nào trong nhận thức về học vị Tiến sĩ để mọi người thẩm định được cái giá trị của cái học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục ngày nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới để nhìn lại nền giáo dục Việt Nam trước hiện tượng “lạm phát” danh hàm Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư ngày nay.
Chúng ta cần lưu ý rằng bằng Tiến sĩ có thể coi như là một thước đo mức độ kiến thức của con người trong một lãnh vực chuyên môn nào đó để người mang học vị Tiến sĩ có thể được bổ nhiệm đảm trách một chức vụ nào đó với hy vọng họ hoàn thành công tác tốt nhờ có kiến thức chuyên môn của họ. Tuy nhiên điều nầy chỉ xác thực trên mặt lý thuyết, nhất là đối với xã hội Việt Nam ngày nay, khi chức danh thường gắn liền với quyền lực chớ không nhất thiết liên hệ với kiến thức của con người. Chính vì vậy mà hiệu quả công tác, nhất là trong lãnh vực giáo dục, không cao khiến cho nền giáo dục Việt Nam không thoát được tình trạng thấp kém như hiện nay, đặc biệt là ở cấp đại học; bởi thông thường tại các nước tân tiến các giảng viên đại học thường đòi hỏi phải có trình độ Tiến sĩ chớ không phải chỉ là cái danh hàm Tiến sĩ được tạo ra không qua tiến trình nghiên cứu, học hành thực sự như tôi trình bày qua bài viết nầy. Tại các nước tân tiến, hàm Tiến sĩ luôn luôn đi đôi với luận án Tiến sĩ được rèn luyện, duyệt xét kỹ lưỡng qua nhiều giai đoạn như tôi đã trình bày trên đây.
Hy vọng bài viết nầy có thể đóng góp được phần nào hay giải tỏa các vấn đề liên hệ. Để bạn đọc có cơ sở tìm hiểu thêm hay có tài liệu tham khảo trong lãnh vực ngôn ngữ học, tôi xin gởi tặng kèm theo bài viết nầy toàn bộ luận án Tiến sĩ của tôi qua đường nối (link) dưới đây.
http://pacling.anu.edu.au/( Tác giả gửi HNPD qua TVQ )
Bảo vệ luận án Tiến sĩ là gì? - Ts. Lê Thiện Phúc
Câu hỏi trên được dùng làm đề tài cho bài viết nầy vì nhận thấy hiện tượng lạm dụng danh hàm Tiến sĩ đã lan tràn tại Việt Nam trong những năm gần đây mà hình như chưa có ai giải thích hay bình luận về tiến trình thực hiện chương trình Tiến sĩ mà chúng ta thường nghe “Bảo vệ luận án Tiến sĩ” hay “Bảo vệ Tiến sĩ”; nhưng ít ai hiểu nó là cái gì ngoại trừ những người thực sự đã trải qua chương trình học để đạt cái học vị cao nhất nầy trong hệ thống giáo dục của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ sự thiếu am hiểu như vậy đã khiến cho người ta không đánh giá đúng mức được cái giá trị kiến thức đích thực của những người mang danh hàm Tiến sĩ được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đó là lý do tôi viết bài nầy, nhằm chia xẻ chút ít kinh nghiệm bản thân về vấn đề liên hệ, mặc dù có thể bị cho là khoe khoang thành tích cá nhân mà tôi không hề có ý nầy bởi vì nó không giúp ích gì cho cá nhân tôi cả.
Mặc dù sự thành tựu của bằng Tiến sĩ trải qua nhiều quá trình nghiên cứu khác nhau tùy theo lãnh vực chuyên môn, nhưng qua kinh nghiệm cá nhân tôi có thể nói rằng “bảo vệ luận án Tiến sĩ” không phải thực hiện qua hình thức trình bày cái luận án của mình trong một buổi thuyết trình nào đó như mọi người từng thấy qua báo chí với hình ảnh một người đứng trên diễn đàn như một người đọc diễn văn hay thuyết trình! Trên thực tế “bảo vệ luận án Tiến sĩ” là một quá trình nghiên cứu trung bình từ 4 năm trở lên tùy theo lãnh vực nghiên cứu và thông thường ngành khoa học thực nghiệm thì thời gian thành đạt nhanh hơn là ngành khoa học nhân văn, mà lâu nhất là ngành ngôn ngữ học (Linguistics) có thể kéo dài tới 8 năm mà tôi xin trình bày chi tiết theo tiến trình như sau.
- Khởi đầu
Trước hết học viên cần phải có Thạc sĩ (Master) trong ngành liên hệ rồi tiếp xúc với một vị đứng đầu ngành của một trường đại học nào đó để trình bày ý định muốn tiến hành chương trình Tiến sĩ. Sau khi trình bày khái niệm của một đề tài, vị Giáo sư đầu ngành đóng góp một số ý kiến và đề nghị ứng viên viết ra một đề nghị cho luận án Tiến sĩ rồi đem nộp trở lại. Sau khi được Ban Giám định chuyên môn chấp thuận thì ứng viên sẽ nhận được thư báo chấp thuận rồi trở lại gặp Giáo sư hướng dẫn để bắt đầu công việc nghiên cứu. Thông thường Giáo sư hướng dẫn bổ nhiệm thêm một phụ tá có bằng Tiến sĩ trong lãnh vực chuyên môn. Như vậy, ứng viên Tiến sĩ có hai thầy hướng dẫn trong suốt tiến trình nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
- Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ theo đề án nghiên cứu được chấp thuận, ứng viên bắt đầu sưu tầm qua các nguồn tư liệu thích hợp tại các thư viện của các đại học. Ghi nhận các điểm liên hệ rồi đúc kết thành một một bản văn với tiêu đề liên hệ theo ý nghĩ và phong cách trình bày của riêng mình, tức là không sao chép lại lời văn của người khác, nhưng phải ghi nhận cái ý của tác giả và sự ghi nhận nầy được ghi rõ ràng trong bảng liệt kê tài liệu tham khảo (Reference). Bất cứ bài viết nào trong tiến trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ cũng phải được kèm theo Reference. Xin nói rõ ở đây là trước khi hoàn tất luận án Tiến sĩ (Doctoral Thesis), học viên phải viết rất nhiều bài với nhiều tiêu đề nhỏ (khoảng 3000 chữ) đề trình bày và thảo luận với hai thầy hướng dẫn. Mỗi tiêu đề nhỏ nầy có khi phải viết lại 2 hay 3 lần sau khi ghi nhận ý kiến của thầy hướng dẫn về ý cũng như về cách hành văn của học viên cho phù hợp. Có thể nói rằng các bài viết của tiêu đề nhỏ được chỉnh sữa từng chữ từng câu văn trước khi trở thành một phần được kết hợp thành luận án Tiến sĩ có gần 100,000 chữ (luận án Tiến sĩ của tôi có 99,675 chữ chưa kể Bảng Nội Dung (Table of content) và bảng tài liệu tham khảo (Reference), qua 8 năm nghiên cưu).
- Kết thúc luận án Tiến sĩ
Sau khi đúc kết thành luận án hoàn hảo với sự phê chuẩn của hai thầy hướng dẫn, luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học của tôi lại được cho duyệt xét lại bởi một người chuyên môn độc lập (Independent proof reader) trước khi gởi đi cho 3 giám khảo độc lập khác chấm điểm. Trong giai đoạn nầy nhà trường tổ chức cho tôi một buổi thuyết trình về cái luận án Tiến sĩ của mình trước sự tham dự của các thầy hướng dẫn, các giảng viên và sinh viên trong trường. Buổi thuyết trình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ bao gồm thời gian hỏi đáp. Đây là một tiến trình thực tập, nhằm chia xẻ kinh nghiệm chớ không có liên quan gì tới sự đánh giá cái luận án Tiến sĩ cả.
Sau khi nhận được hồi âm của 3 giám khảo độc lập với lời phê bình, góp ý, tôi gặp lại và bàn thảo với thầy hướng dẫn. Sau đó điều chỉnh lại các điểm được thỏa thuận của hai thầy hướng dẫn dựa theo các lời phê bình của 3 giám khảo rồi được tái duyệt một lần chót của thầy hướng dẫn trước khi cho đóng thành 5 cuốn sách bìa cứng gởi cho Ban Giám Khảo của nhà trường để được chuẩn phê và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiến sĩ trước khi nhận bằng Tiến sĩ trong một buổi lễ tốt nghiệp thật long trọng.
Với bài viết nầy, bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi vọng đóng góp được phần nào trong nhận thức về học vị Tiến sĩ để mọi người thẩm định được cái giá trị của cái học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục ngày nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới để nhìn lại nền giáo dục Việt Nam trước hiện tượng “lạm phát” danh hàm Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư ngày nay.
Chúng ta cần lưu ý rằng bằng Tiến sĩ có thể coi như là một thước đo mức độ kiến thức của con người trong một lãnh vực chuyên môn nào đó để người mang học vị Tiến sĩ có thể được bổ nhiệm đảm trách một chức vụ nào đó với hy vọng họ hoàn thành công tác tốt nhờ có kiến thức chuyên môn của họ. Tuy nhiên điều nầy chỉ xác thực trên mặt lý thuyết, nhất là đối với xã hội Việt Nam ngày nay, khi chức danh thường gắn liền với quyền lực chớ không nhất thiết liên hệ với kiến thức của con người. Chính vì vậy mà hiệu quả công tác, nhất là trong lãnh vực giáo dục, không cao khiến cho nền giáo dục Việt Nam không thoát được tình trạng thấp kém như hiện nay, đặc biệt là ở cấp đại học; bởi thông thường tại các nước tân tiến các giảng viên đại học thường đòi hỏi phải có trình độ Tiến sĩ chớ không phải chỉ là cái danh hàm Tiến sĩ được tạo ra không qua tiến trình nghiên cứu, học hành thực sự như tôi trình bày qua bài viết nầy. Tại các nước tân tiến, hàm Tiến sĩ luôn luôn đi đôi với luận án Tiến sĩ được rèn luyện, duyệt xét kỹ lưỡng qua nhiều giai đoạn như tôi đã trình bày trên đây.
Hy vọng bài viết nầy có thể đóng góp được phần nào hay giải tỏa các vấn đề liên hệ. Để bạn đọc có cơ sở tìm hiểu thêm hay có tài liệu tham khảo trong lãnh vực ngôn ngữ học, tôi xin gởi tặng kèm theo bài viết nầy toàn bộ luận án Tiến sĩ của tôi qua đường nối (link) dưới đây.
http://pacling.anu.edu.au/( Tác giả gửi HNPD qua TVQ )