Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu
Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016.
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp.
Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình.
Ngày nay, nhiều người đang vỡ mộng về chính trị. Với việc nhóm người giàu và quyền lực giật dây cuộc bầu cử, những người dân thường cảm thấy họ không có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Do đó, họ kết luận, họ cũng có thể không đăng ký hoặc không đi bỏ phiếu. Hành vi này nổi bật nhất ở giới trẻ và một số nhóm sắc tộc, đặc biệt là người Mỹ gốc Latinh và gốc Á.
Chắc chắn, những phàn nàn về nền chính trị Mỹ không phải là vô căn cứ. Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng, với việc top 1% nắm giữ một lượng của cải quá lớn, trong khi thu nhập của tầng lớp trung lưu và hạ lưu phần lớn vẫn rất trì trệ. Và có quá nhiều tiền chảy vào chính trị, minh chứng là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích như Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA).
Điều đáng chú ý là trong nền chính trị Mỹ, lượng tiền chảy vào quảng cáo và các hoạt động chiến dịch tranh cử khác chiếm thế áp đảo, chứ không chảy vào túi của các quan chức tham nhũng. Nhưng việc giải quyết sự ảnh hưởng quá mức của các nhà tài trợ lớn vẫn là một nhu cầu cấp bách. Phán quyết năm 2010 của Tòa án Tối cao trong vụ Citizens United v. FEC, mở đường cho đóng góp chính trị của các tập đoàn kinh tế, nên được đảo ngược. Và các bước phối hợp phải được thực hiện nhằm đạt được sự bình đẳng thu nhập lớn hơn.
Nhưng có một cách để công chúng giải quyết cả sự bất bình đẳng lẫn vấn đề tài chính của chiến dịch tranh cử: đó là đi bỏ phiếu.
Một công dân ở nhà thay vì đi bỏ phiếu cho ứng cử viên mà người này yêu thích chỉ đơn thuần là đang tăng cường tác động của giới tài phiệt vốn tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ứng viên đối lập. Nếu mong muốn có bất kỳ tiếng nói nào về đường hướng của đất nước thì mọi người phải làm phần việc của mình để bầu ra ứng cử viên thích hợp nhất.
Như thường lệ, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, là người có cương lĩnh tranh cử bao gồm các chính sách nhằm thúc đẩy sự bình đẳng kinh tế lớn hơn, bao gồm một hệ thống thuế lũy tiến hơn, mức lương cao hơn, và bảo hiểm y tế toàn dân. Với đủ sự ủng hộ trong Quốc hội, bà Clinton sẽ ban hành những chính sách trên. Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, thì ủng hộ các chính sách ngược lại: Cắt giảm thuế cho người giàu, giữ mức lương thấp, và thu hẹp các cải cách chăm sóc sức khỏe.
Tương tự, Đảng Dân chủ muốn đảo ngược phán quyết trong vụ Citizens United, trong khi Đảng Cộng hòa muốn duy trì nó. Do tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ có cơ hội bổ nhiệm ít nhất một thẩm phán của Tòa án Tối cao (và có khả năng lên tới bốn người), một lá phiếu cho bà Clinton cũng có thể là một lá phiếu góp phần đảo ngược một phán quyết đã góp phần vào sự vỡ mộng của cử tri. Dù kết quả đó không được bảo đảm, có một điều chắc chắn là: chỉ đăng một bài viết giận dữ trên blog về cách hệ thống bị gian lận, hoặc bỏ phiếu cho một ứng cử viên của đảng thứ ba không có cơ hội chiến thắng, thì điều đó sẽ không mang lại tác dụng gì – hoặc tệ hơn thế.
Trên thực tế, một lá phiếu “phản đối” (hai ứng viên chính), tức bỏ phiếu cho một ứng cử viên không thể trở thành tổng thống của đảng thứ ba, có thể tạo ra một kết quả khác xa các giá trị của người đó so với một lá phiếu dành cho một ứng cử viên có cương lĩnh gần giống với cương lĩnh của ứng viên “lý tưởng.” Năm 2000, 2,9 triệu phiếu bầu cho ứng cử viên Đảng Xanh, Ralph Nader, đã gây tổn thất cho ứng cử viên Al Gore của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử.
Mặc dù không phải mọi cử tri ủng hộ Nader đều thích Gore hơn George W. Bush, đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa của ông, nhưng bằng chứng cho thấy họ ủng hộ ông với tỷ lệ xấp xỉ 2:1. Nếu bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng lớn thì những người ủng hộ Nader đã có thể cho Gore đủ số phiếu để đảm bảo chiến thắng (ông thất bại ở Florida vì thiếu chỉ 537 phiếu) và có một tổng thống mà những giá trị của ông tương đồng với những giá trị của chính họ hơn rất nhiều.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, một ứng cử viên khác của Đảng Xanh, Jill Stein, đe dọa sẽ làm mất phiếu bầu của bà Clinton, điều có lợi cho Trump. Mặc dù Clinton có thể không phải là ứng cử viên lý tưởng đối với nhiều người bỏ phiếu cho Stein, nhưng cương lĩnh tranh cử của bà chắc chắn “xanh” hơn nhiều so với cương lĩnh của Trump. Tuy vậy, những phiếu phản đối, cùng với những phiếu không được bỏ nhằm phản đối, có thể tạo ra một kết quả hoàn toàn “nâu.”
Nguy cơ này hoàn toàn rõ ràng, với kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 về tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Khi biết 52% số phiếu được bỏ cho phương án “Rời đi,” nhiều người trẻ đã rất giận dữ; gần 75% số người từ 18 đến 24 tuổi muốn ở lại EU. Nhưng chỉ một phần ba trong số đó đã thực sự bỏ phiếu. Trong khi đó, hơn 80% cử tri trong độ tuổi 65 và lớn tuổi hơn đã đi bỏ phiếu, phần lớn ủng hộ rời EU. Nếu giới trẻ đi bỏ phiếu với tỷ lệ bằng một nửa tỷ lệ của người già thì kết quả có thể đã được đảo ngược.
Một số quốc gia đã tìm cách thúc đẩy sự tham gia của cử tri. Ví dụ, Úc đã ban hành lệnh bỏ phiếu bắt buộc, với một khoản tiền phạt nhỏ cho những ai không tuân thủ; kết quả là nước này có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu bình quân 94% so với tỷ lệ 57% trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012. Một bước đi ít quyết liệt hơn mà Mỹ có thể thực hiện là lùi ngày bầu cử từ thứ Ba, khi một số người không thể nghỉ việc để đi bỏ phiếu, sang cuối tuần.
Người ta có thể lập luận rằng việc bỏ phiếu cần đòi hỏi động lực và nỗ lực, nhằm loại bỏ những ai không am hiểu hoặc thờ ơ với chính trị. Nhưng lập luận này chỉ áp dụng cho một số người không có mặt để bỏ phiếu. Nhiều người khác, đặc biệt là ở Mỹ, vẫn theo dõi tin tức và quan tâm tới nền chính trị quốc gia nhưng lại ở nhà trong Ngày Bầu cử vì họ tin rằng lá phiếu của mình không quan trọng. Nhưng sự thật là lá phiếu của họ sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử.
Tổng thống Barack Obama nói điều này rõ ràng nhất tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ hồi tháng 7. Khi một vài đại biểu la ó vì tên của Trump được nhắc đến, Obama đã nói: “Đừng la ó. Hãy đi bỏ phiếu!” Đó là thông điệp phải được nhắc đi nhắc lại, như một câu thần chú, cho đến tháng 11.
Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, từng là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Voting for a Better US Political System
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu
Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016.
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp.
Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình.
Ngày nay, nhiều người đang vỡ mộng về chính trị. Với việc nhóm người giàu và quyền lực giật dây cuộc bầu cử, những người dân thường cảm thấy họ không có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Do đó, họ kết luận, họ cũng có thể không đăng ký hoặc không đi bỏ phiếu. Hành vi này nổi bật nhất ở giới trẻ và một số nhóm sắc tộc, đặc biệt là người Mỹ gốc Latinh và gốc Á.
Chắc chắn, những phàn nàn về nền chính trị Mỹ không phải là vô căn cứ. Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng, với việc top 1% nắm giữ một lượng của cải quá lớn, trong khi thu nhập của tầng lớp trung lưu và hạ lưu phần lớn vẫn rất trì trệ. Và có quá nhiều tiền chảy vào chính trị, minh chứng là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích như Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA).
Điều đáng chú ý là trong nền chính trị Mỹ, lượng tiền chảy vào quảng cáo và các hoạt động chiến dịch tranh cử khác chiếm thế áp đảo, chứ không chảy vào túi của các quan chức tham nhũng. Nhưng việc giải quyết sự ảnh hưởng quá mức của các nhà tài trợ lớn vẫn là một nhu cầu cấp bách. Phán quyết năm 2010 của Tòa án Tối cao trong vụ Citizens United v. FEC, mở đường cho đóng góp chính trị của các tập đoàn kinh tế, nên được đảo ngược. Và các bước phối hợp phải được thực hiện nhằm đạt được sự bình đẳng thu nhập lớn hơn.
Nhưng có một cách để công chúng giải quyết cả sự bất bình đẳng lẫn vấn đề tài chính của chiến dịch tranh cử: đó là đi bỏ phiếu.
Một công dân ở nhà thay vì đi bỏ phiếu cho ứng cử viên mà người này yêu thích chỉ đơn thuần là đang tăng cường tác động của giới tài phiệt vốn tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ứng viên đối lập. Nếu mong muốn có bất kỳ tiếng nói nào về đường hướng của đất nước thì mọi người phải làm phần việc của mình để bầu ra ứng cử viên thích hợp nhất.
Như thường lệ, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, là người có cương lĩnh tranh cử bao gồm các chính sách nhằm thúc đẩy sự bình đẳng kinh tế lớn hơn, bao gồm một hệ thống thuế lũy tiến hơn, mức lương cao hơn, và bảo hiểm y tế toàn dân. Với đủ sự ủng hộ trong Quốc hội, bà Clinton sẽ ban hành những chính sách trên. Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, thì ủng hộ các chính sách ngược lại: Cắt giảm thuế cho người giàu, giữ mức lương thấp, và thu hẹp các cải cách chăm sóc sức khỏe.
Tương tự, Đảng Dân chủ muốn đảo ngược phán quyết trong vụ Citizens United, trong khi Đảng Cộng hòa muốn duy trì nó. Do tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ có cơ hội bổ nhiệm ít nhất một thẩm phán của Tòa án Tối cao (và có khả năng lên tới bốn người), một lá phiếu cho bà Clinton cũng có thể là một lá phiếu góp phần đảo ngược một phán quyết đã góp phần vào sự vỡ mộng của cử tri. Dù kết quả đó không được bảo đảm, có một điều chắc chắn là: chỉ đăng một bài viết giận dữ trên blog về cách hệ thống bị gian lận, hoặc bỏ phiếu cho một ứng cử viên của đảng thứ ba không có cơ hội chiến thắng, thì điều đó sẽ không mang lại tác dụng gì – hoặc tệ hơn thế.
Trên thực tế, một lá phiếu “phản đối” (hai ứng viên chính), tức bỏ phiếu cho một ứng cử viên không thể trở thành tổng thống của đảng thứ ba, có thể tạo ra một kết quả khác xa các giá trị của người đó so với một lá phiếu dành cho một ứng cử viên có cương lĩnh gần giống với cương lĩnh của ứng viên “lý tưởng.” Năm 2000, 2,9 triệu phiếu bầu cho ứng cử viên Đảng Xanh, Ralph Nader, đã gây tổn thất cho ứng cử viên Al Gore của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử.
Mặc dù không phải mọi cử tri ủng hộ Nader đều thích Gore hơn George W. Bush, đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa của ông, nhưng bằng chứng cho thấy họ ủng hộ ông với tỷ lệ xấp xỉ 2:1. Nếu bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng lớn thì những người ủng hộ Nader đã có thể cho Gore đủ số phiếu để đảm bảo chiến thắng (ông thất bại ở Florida vì thiếu chỉ 537 phiếu) và có một tổng thống mà những giá trị của ông tương đồng với những giá trị của chính họ hơn rất nhiều.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, một ứng cử viên khác của Đảng Xanh, Jill Stein, đe dọa sẽ làm mất phiếu bầu của bà Clinton, điều có lợi cho Trump. Mặc dù Clinton có thể không phải là ứng cử viên lý tưởng đối với nhiều người bỏ phiếu cho Stein, nhưng cương lĩnh tranh cử của bà chắc chắn “xanh” hơn nhiều so với cương lĩnh của Trump. Tuy vậy, những phiếu phản đối, cùng với những phiếu không được bỏ nhằm phản đối, có thể tạo ra một kết quả hoàn toàn “nâu.”
Nguy cơ này hoàn toàn rõ ràng, với kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 về tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Khi biết 52% số phiếu được bỏ cho phương án “Rời đi,” nhiều người trẻ đã rất giận dữ; gần 75% số người từ 18 đến 24 tuổi muốn ở lại EU. Nhưng chỉ một phần ba trong số đó đã thực sự bỏ phiếu. Trong khi đó, hơn 80% cử tri trong độ tuổi 65 và lớn tuổi hơn đã đi bỏ phiếu, phần lớn ủng hộ rời EU. Nếu giới trẻ đi bỏ phiếu với tỷ lệ bằng một nửa tỷ lệ của người già thì kết quả có thể đã được đảo ngược.
Một số quốc gia đã tìm cách thúc đẩy sự tham gia của cử tri. Ví dụ, Úc đã ban hành lệnh bỏ phiếu bắt buộc, với một khoản tiền phạt nhỏ cho những ai không tuân thủ; kết quả là nước này có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu bình quân 94% so với tỷ lệ 57% trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012. Một bước đi ít quyết liệt hơn mà Mỹ có thể thực hiện là lùi ngày bầu cử từ thứ Ba, khi một số người không thể nghỉ việc để đi bỏ phiếu, sang cuối tuần.
Người ta có thể lập luận rằng việc bỏ phiếu cần đòi hỏi động lực và nỗ lực, nhằm loại bỏ những ai không am hiểu hoặc thờ ơ với chính trị. Nhưng lập luận này chỉ áp dụng cho một số người không có mặt để bỏ phiếu. Nhiều người khác, đặc biệt là ở Mỹ, vẫn theo dõi tin tức và quan tâm tới nền chính trị quốc gia nhưng lại ở nhà trong Ngày Bầu cử vì họ tin rằng lá phiếu của mình không quan trọng. Nhưng sự thật là lá phiếu của họ sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử.
Tổng thống Barack Obama nói điều này rõ ràng nhất tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ hồi tháng 7. Khi một vài đại biểu la ó vì tên của Trump được nhắc đến, Obama đã nói: “Đừng la ó. Hãy đi bỏ phiếu!” Đó là thông điệp phải được nhắc đi nhắc lại, như một câu thần chú, cho đến tháng 11.
Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, từng là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Voting for a Better US Political System