Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bên ngoài khoa học Vietsciences-Phạm Việt Hưng
từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã viết trong cuốn “Pensées” (Suy ngẫm) của ông, rằng “Khoa học vật chất không an ủi được tôi những lúc ưu phiền vì sự dốt nát về đạo lý, nhưng những hiểu biết về đạo lý luôn luôn an ủi tôi vì sự dốt nát về khoa học vật chất”.
Nếu ngày xưa có rất nhiều người sùng bái thần thánh thì ngày nay có rất nhiều người sùng bái khoa học. Những người sùng bái khoa học thường tự phụ cho mình là thông thái hơn, hiểu biết hơn. Nhưng nếu quan sát thực tế thì sẽ thấy số người đi lễ nhà thờ hoặc chùa chiền ngày nay vẫn rất đông, trong đó có rất nhiều người đang làm khoa học. Tại sao vậy?
Đơn giản vì khoa học không đủ để trả lời rất nhiều câu hỏi thiết thực do cuộc sống đặt ra. Thậm chí khoa học sẽ không bao giờ có thể trả lời được những câu hỏi đó. Có một thế giới BÊN NGOÀI KHOA HỌC vô cùng phong phú mà con người chỉ có thể tiếp cận tới đó bằng con đường cảm nhận hoặc chiêm nghiệm, thay vì chứng minh bằng các phương pháp khoa học logic hoặc thực chứng.
Đó là lý do để ngay từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã viết trong cuốn “Pensées” (Suy ngẫm) của ông, rằng “Khoa học vật chất không an ủi được tôi những lúc ưu phiền vì sự dốt nát về đạo lý, nhưng những hiểu biết về đạo lý luôn luôn an ủi tôi vì sự dốt nát về khoa học vật chất”.
Chỉ một câu ấy cũng đủ để thấy con người triết học thâm thuý của Pascal đã đi trước thời đại của ông vài thế kỷ, bởi dường như ông muốn gợi ý chúng ta về “tính hư ảo/kiêu căng tự phụ của khoa học” (the vanity of sciences)(1), nếu cái khoa học ấy không được bổ sung bởi những tri thức bên ngoài nó – những tri thức bên ngoài tối cần thiết đối với mọi hệ thống nhận thức, nếu hệ thống đó muốn trở nên hoàn thiện hơn. Đó chính là ý nghĩa của Định lý bất toàn của Kurt Gödel, ra đời sau Pascal ba thế kỷ.
Để làm sáng tỏ những ý kiến trên, xin giới thiệu với độc giả 2 bài báo của hai nhà khoa học Mỹ: “Hạn chế của khoa học” (The Limitations of Science) của Lynn Fancher và “Định lý bất toàn của Gödel: Đột phá toán học số 1 của thế kỷ 20” (Gödel’s Incompleteness: The #1 Mathematical Breakthrough of the 20th Century)của Perry Marshall.
Sau đây là những ý tóm lược.1* Hạn chế của khoa học:
Để khám phá ra các bí mật của vũ trụ, nhân loại không có một công cụ nào tốt hơn là khoa học. Tuy nhiên, có một số dạng câu hỏi không thể giải đáp bằng khoa học. Nói cách khác, khoa học có những hạn chế.
Có ba lĩnh vực chủ yếu khoa học không thể giúp chúng ta trả lời. Cả ba lĩnh vực này đều có một đặc điểm chung: Những câu hỏi được đặt ra ở đó không thể tìm được những câu trả lời có thể kiểm chứng. Việc kiểm chứng đóng vai trò cốt yếu trong khoa học, vì thế những câu hỏi này đơn giản là nằm ngoài phạm vi khoa học.
Lynn Fancher,
GS Sinh học tại Đại học College DuPage, Glen Ellyn, Illinois, Mỹ
Tác giả bài báo “The Limitations of Science”.
Ba lĩnh vực đó là:
· Khoa học không thể trả lời những câu hỏi về giá trị. Chẳng hạn, không thể trả lời câu hỏi “Bông hoa nào đẹp hơn trong số những bông hoa này?”, hoặc “Vàng và thép, cái nào giá trị hơn?”. Nền văn hoá của chúng ta coi vàng có giá trị hơn, nhưng khi cần một thứ kim loại để xây dựng một toà nhà chọc trời thì vàng lại trở nên hết sức bất lợi, vì nó quá mềm.
· Khoa học cũng không thể trả lời những câu hỏi về đạo đức. Vấn đề quyết định xem cái gì là thiện hay ác, đúng hay sai, nằm ngoài phạm vi của khoa học. Đó là lý do vì sao các bằng chứng khoa học chẳng bao giờ có thể giúp chúng ta giải quyết cuộc tranh cãi về việc phá thai: Tất cả những gì mà một nhà khoa học có thể nói với chúng ta trong vấn đề này là cái gì diễn ra khi một bào thai phát triển; Vấn đề phá thai là đúng hay sai được xác định bởi các định chế văn hoá và xã hội – nói cách khác là bởi đạo đức. Ở đây khoa học chẳng giúp gì được (Chú ý rằng tôi không nói các nhà khoa học được miễn trừ việc xem xét vấn đề đạo đức xung quanh việc họ làm. Giống như với mọi người khác, các nhà khoa học cũng bị xem xét khía cạnh đạo đức xung quanh những gì họ làm).
· Cuối cùng, khoa học không giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi liên quan tới những khái niệm siêu-tự-nhiên (supernatural). Tiếp đầu ngữ “siêu” (super) có nghĩa là “ở trên” (above). Do đó “siêu-tự-nhiên” có nghĩa là “ở trên” (hoặc vượt quá) tự nhiên. Hành trang của một nhà khoa học chỉ bao gồm những định luật tự nhiên; những câu hỏi siêu-tự-nhiên nằm ngoài phạm vi khoa học. Nhiều nhà khoa học thường hay quên giới hạn của khoa học nên cứ vài năm lại thấy một vài nhà khoa học công bố một cuốn sách nói rằng họ đã chứng minh được sự tồn tại của Chúa, hoặc ngược lại, chứng minh rằng Chúa không tồn tại. Điều này là bất khả vì Chúa là siêu-tự-nhiên. Vì thế nếu có ai đó đưa ra “bằng chứng khoa học” để chứng minh quan điểm của họ về cái siêu-tự-nhiên thì chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy ngay rằng họ đã đi ra ngoài giới hạn của khoa học.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bên ngoài khoa học Vietsciences-Phạm Việt Hưng
từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã viết trong cuốn “Pensées” (Suy ngẫm) của ông, rằng “Khoa học vật chất không an ủi được tôi những lúc ưu phiền vì sự dốt nát về đạo lý, nhưng những hiểu biết về đạo lý luôn luôn an ủi tôi vì sự dốt nát về khoa học vật chất”.
Nếu ngày xưa có rất nhiều người sùng bái thần thánh thì ngày nay có rất nhiều người sùng bái khoa học. Những người sùng bái khoa học thường tự phụ cho mình là thông thái hơn, hiểu biết hơn. Nhưng nếu quan sát thực tế thì sẽ thấy số người đi lễ nhà thờ hoặc chùa chiền ngày nay vẫn rất đông, trong đó có rất nhiều người đang làm khoa học. Tại sao vậy?
Đơn giản vì khoa học không đủ để trả lời rất nhiều câu hỏi thiết thực do cuộc sống đặt ra. Thậm chí khoa học sẽ không bao giờ có thể trả lời được những câu hỏi đó. Có một thế giới BÊN NGOÀI KHOA HỌC vô cùng phong phú mà con người chỉ có thể tiếp cận tới đó bằng con đường cảm nhận hoặc chiêm nghiệm, thay vì chứng minh bằng các phương pháp khoa học logic hoặc thực chứng.
Đó là lý do để ngay từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã viết trong cuốn “Pensées” (Suy ngẫm) của ông, rằng “Khoa học vật chất không an ủi được tôi những lúc ưu phiền vì sự dốt nát về đạo lý, nhưng những hiểu biết về đạo lý luôn luôn an ủi tôi vì sự dốt nát về khoa học vật chất”.
Chỉ một câu ấy cũng đủ để thấy con người triết học thâm thuý của Pascal đã đi trước thời đại của ông vài thế kỷ, bởi dường như ông muốn gợi ý chúng ta về “tính hư ảo/kiêu căng tự phụ của khoa học” (the vanity of sciences)(1), nếu cái khoa học ấy không được bổ sung bởi những tri thức bên ngoài nó – những tri thức bên ngoài tối cần thiết đối với mọi hệ thống nhận thức, nếu hệ thống đó muốn trở nên hoàn thiện hơn. Đó chính là ý nghĩa của Định lý bất toàn của Kurt Gödel, ra đời sau Pascal ba thế kỷ.
Để làm sáng tỏ những ý kiến trên, xin giới thiệu với độc giả 2 bài báo của hai nhà khoa học Mỹ: “Hạn chế của khoa học” (The Limitations of Science) của Lynn Fancher và “Định lý bất toàn của Gödel: Đột phá toán học số 1 của thế kỷ 20” (Gödel’s Incompleteness: The #1 Mathematical Breakthrough of the 20th Century)của Perry Marshall.
Sau đây là những ý tóm lược.1* Hạn chế của khoa học:
Để khám phá ra các bí mật của vũ trụ, nhân loại không có một công cụ nào tốt hơn là khoa học. Tuy nhiên, có một số dạng câu hỏi không thể giải đáp bằng khoa học. Nói cách khác, khoa học có những hạn chế.
Có ba lĩnh vực chủ yếu khoa học không thể giúp chúng ta trả lời. Cả ba lĩnh vực này đều có một đặc điểm chung: Những câu hỏi được đặt ra ở đó không thể tìm được những câu trả lời có thể kiểm chứng. Việc kiểm chứng đóng vai trò cốt yếu trong khoa học, vì thế những câu hỏi này đơn giản là nằm ngoài phạm vi khoa học.
Lynn Fancher,
GS Sinh học tại Đại học College DuPage, Glen Ellyn, Illinois, Mỹ
Tác giả bài báo “The Limitations of Science”.
Ba lĩnh vực đó là:
· Khoa học không thể trả lời những câu hỏi về giá trị. Chẳng hạn, không thể trả lời câu hỏi “Bông hoa nào đẹp hơn trong số những bông hoa này?”, hoặc “Vàng và thép, cái nào giá trị hơn?”. Nền văn hoá của chúng ta coi vàng có giá trị hơn, nhưng khi cần một thứ kim loại để xây dựng một toà nhà chọc trời thì vàng lại trở nên hết sức bất lợi, vì nó quá mềm.
· Khoa học cũng không thể trả lời những câu hỏi về đạo đức. Vấn đề quyết định xem cái gì là thiện hay ác, đúng hay sai, nằm ngoài phạm vi của khoa học. Đó là lý do vì sao các bằng chứng khoa học chẳng bao giờ có thể giúp chúng ta giải quyết cuộc tranh cãi về việc phá thai: Tất cả những gì mà một nhà khoa học có thể nói với chúng ta trong vấn đề này là cái gì diễn ra khi một bào thai phát triển; Vấn đề phá thai là đúng hay sai được xác định bởi các định chế văn hoá và xã hội – nói cách khác là bởi đạo đức. Ở đây khoa học chẳng giúp gì được (Chú ý rằng tôi không nói các nhà khoa học được miễn trừ việc xem xét vấn đề đạo đức xung quanh việc họ làm. Giống như với mọi người khác, các nhà khoa học cũng bị xem xét khía cạnh đạo đức xung quanh những gì họ làm).
· Cuối cùng, khoa học không giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi liên quan tới những khái niệm siêu-tự-nhiên (supernatural). Tiếp đầu ngữ “siêu” (super) có nghĩa là “ở trên” (above). Do đó “siêu-tự-nhiên” có nghĩa là “ở trên” (hoặc vượt quá) tự nhiên. Hành trang của một nhà khoa học chỉ bao gồm những định luật tự nhiên; những câu hỏi siêu-tự-nhiên nằm ngoài phạm vi khoa học. Nhiều nhà khoa học thường hay quên giới hạn của khoa học nên cứ vài năm lại thấy một vài nhà khoa học công bố một cuốn sách nói rằng họ đã chứng minh được sự tồn tại của Chúa, hoặc ngược lại, chứng minh rằng Chúa không tồn tại. Điều này là bất khả vì Chúa là siêu-tự-nhiên. Vì thế nếu có ai đó đưa ra “bằng chứng khoa học” để chứng minh quan điểm của họ về cái siêu-tự-nhiên thì chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy ngay rằng họ đã đi ra ngoài giới hạn của khoa học.