Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Bí Mật Tam Giác Bermuda

Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận


Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận đề khác thường đã cố gắng giải thích việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn. Dường như các biến cố này hay xảy ra trong cái được gọi là tam giác quỷ tức tam giác Bermuda. "Tam giác quỷ" Bermuda là vùng biển rộng 400 nghìn dặm vuông nằm giữa quần đảo Bermuda, Miami ở mũi Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Vùng biển này có tên gọi Bermuda bởi nó đã được Đô đốc người Tây Ban Nha Huan Bermuda khám phá lần đầu tiên vào năm 1503. Đô đốc Bermuda đã phát hiện một quần đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, có diện tích 53 km2, được cấu thành bởi 145 hòn đảo nhỏ, với rất nhiều đảo san hô và lớp đá ngầm. Trái với sự nguy hiểm luôn rình rập đâu đó trong vùng biển này, phong cảnh Bermuda được ví như chốn thiên đường nơi hạ giới, với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cùng rất nhiều loại hoa thơm trái ngọt."

Tam giác Bermuda đã có sự nổi tiếng đáng buồn của mình từ năm 1840, khi mà cách cảng Nassau - thủ phủ của quần đảo Baham - không xa, người ta đã phát hiện ra con thuyền buồm “Rozali” của Pháp, đang nổi tại chỗ. Mọi cánh buồm của nó đều được giương hết lên, mọi dây dợ trang bị cần thiết đều có, nhưng chính thủy thủ đoàn của con tàu lại chẳng có. Điều này rất lạ lùng. Hàng trăm năm qua, đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn liên quan đến Tam giác quỷ Bermuda. Vùng biển này thực sự là nỗi khiếp sợ đối với những thủy thủ hay phi công mỗi khi phải điều khiển tàu bè và máy bay qua lại, bởi đã có rất nhiều vụ mất tích bí ẩn ở nơi đây. Chuyện không chỉ dừng ở đó, đôi khi các thuyền trưởng hoặc phi công đã báo cáo lại những hiện tượng kỳ quái khi họ đi qua Tam giác Bermuda, như hệ thống điện đột ngột ngừng hoạt động hay ánh sáng xuyên qua những đám mây có màu xanh nhạt, mặc dù trời sáng trong.
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Christopher Colombus được coi là người đầu tiên thông báo về những sự kiện bất thường tại vùng Tam giác Bermuda. Trong chuyến viễn du đầu tiên, khi đoàn tàu của nhà thám hiểm này đi qua một vùng biển lặng thì Colombus bất ngờ nhìn thấy một quầng lửa nổ tung ở trên trời. Các la bàn trên tàu của ông thì quay ngược lại so với hướng cũ. Kể từ đó, những câu chuyện kỳ bí về vùng biển này tiếp tục được phát triển… Tuy nhiều máy bay và tàu thủy đã biến mất ko hề để lại một dấu vết, nhưng một số người may mắn còn sống để kể lại những trải nghiêm kinh khủng này. Những người khác thì để lại các tư liệu được ghi lại trong lần vô tuyến……”cuối cùng”, trước khi họ biến mất khỏi màn hình rada của không lực. Những tài liệu này nói về hiên tượng la bàn chạy loạn xạ, những màn sương mù lạ lùng khiến bầu trời và mặt biển hòa làm một, và một trường hợp đặc biệt khác. Họ đã nhình thấy vật thể bay ko xác định (gọi tắt là U.F.O). năm 1980, khi các phi công Jose’ Torres và Jose’ Santos trên đường bay từ Dominicana về Pureto Rico thì các tín hiệu cho thấy họ đang cố tránh một……..UFO. Người ta không bao giờ còn gặp lại họ nữa. Trong trường hợp này cũng như bao trường hợp khác hình như máy bay, tàu thuyền cùng toàn bộ phi hành đoàn hay thủy thủ đoàn đã…….”bốc hơi” một cách bí ẩn. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm không hề thấy một chút dấu vết gì còn tồn tại cả.


Khái niệm "tam giác Bermuda" xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964 và không bao lâu sau đó đã trở thành huyền thoại. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi quyển sách The Bermude Triangle của Charles Berlitz và J. Manson Valentine trở thành quyển sách bán chạy nhất, có số xuất bản lên đến hàng triệu trên toàn thế giới. Trong đấy, cũng như ở các tác giả khác trước đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho hiện tượng tam giác Bermuda. Thật ra thì một vài tác giả đã mang cả Azores (tiếng Bồ Đào Nha: Ilhas dos Açores) và Caribbean vào tam giác Bermuda và vì thế đã mở rộng vùng "rất nguy hiểm" với 500.000 km2 này ra lớn thêm gấp ba lần.
Các câu chuyện từ tam giác Bermuda rất giống nhau: hoặc là tàu thủy hay là máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm hay là một chiếc tàu thủy hoàn toàn nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển trong khi thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kỳ lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nguyên nhân được đưa ra cho các vụ việc này, ngoài những nguyên nhân khác, là người từ ngoài Trái Đất bắt cóc hay những "lực trường" nguy hiểm xuất phát từ châu Atlantis đã bị chìm xuống biển. Thí dụ nổi tiếng nhất là câu chuyện về "Chuyến bay 19". Điều nổi bật là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhiều câu chuyện bí ẩn ngày càng bí ẩn thêm (các tác giả tương ứng thông thường dựa vào lẫn nhau) và cũng không hiếm khi là càng nhiều chi tiết và giàu tưởng tượng hơn (ngay cả khi các câu chuyện này đã xảy ra từ lâu).

Một năm sau quyển sách bán chạy nhất của Berlitz và Valentine, quyển The Bermuda Triangle Mystery – Solved! của Lawrence Kusche được xuất bản. Tác phẩm này, cho đến ngày nay vẫn được xem là tác phẩm cổ điển của các điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật và hoang đường thuộc về đề tài này. Kusche đã chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này của Đại Tây Dương. Con số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới và phần lớn các trường hợp "gây chấn động" bị mất đi hoàn toàn tính bí ẩn khi khảo sát các nguồn nguyên thủy được đưa ra trong quyển sách.

Sau đây là một số trường hợp xãy ra tại “vùng đất dữ này”.

- Một trong những câu chuyện nổi tiếng là trường hợp của con tàu Carol A.Deenng năm 1921. Người ta phát hiện con tàu này lặng lẽ trôi đến cảng Nam Carolina (Mỹ) và khi công nhân bốc xếp leo lên tàu thì họ phát hiện trên boong tàu không một bóng người, nhưng trong bếp tàu vẫn còn nguyên một bữa ăn nóng, đầy đủ và nguyên vẹn các món ăn.
- Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với thủy thủ đoàn 309 người, được trang bị máy thu phát sóng vô tuyến điện, nhưng cuối cùng cũng mất tích tại Bermuda mà không hiểu vì sao người ta không nhận được tín hiệu “SOS” của nó.


- Một câu chuyện kỳ bí nhất là vụ mất tích của Phi đội 19 hải quân Mỹ, gồm 5 máy bay ném bom. Ngày 5-12-1945, đội bay này gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Chỉ một giờ sau khi rời khỏi căn cứ Fort Lauderdale ở Florida, một máy bay mất tích. Một vài thông điệp được gửi về trung tâm chỉ huy và sau đó là cả 4 máy bay còn lại cũng… bặt vô âm tín. Ngay sau đó, một máy bay lớn chở một đội cứu hộ 13 người cũng cất cánh tìm kiếm theo lộ trình của Phi đội 19. Tuy nhiên, chiếc máy bay này cũng chịu chung số phận khi đến gần vị trí cuối cùng của Phi đội 19. Tất cả đều biến mất một cách bí hiểm.
Diễn tiến: ngày định mệnh đó là ngày 05-12-1945, ngày trong xanh và không có dấu hiệu của bão. 1 giờ chiều, tại sân bay hải quân Fort Lauderdale, bang Florida Hoa Kỳ, mép phía tây của Tam Giác Quỷ. Đại úy E.J. Powers đi tới phòng huấn luyện cùng với các thành viên của phi đội 19. Họ sắp đươc hướng dẩn về chuyến bay diễn tập thứ ba và cũng là cuối cùng của họ. Các thợ máy đã kiểm tra lần cuối 5 chiếc máy Grumman Avenger của Phi Đội 19. Mọi thứ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng bảo đãm cho một chuyến đi bình an. Người hướng dẫn của phi đội hôm đó là Trung Úy Charles Taylor, anh là một quân nhân kỳ cựu có thâm niên hơn 2500 giờ bay. Ngày hôm đó trung úy có cảm giác không muốn bay chuyến này, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác.14:39(02:39 pm). Phi đội 19 tới các bãi cạn gà mái và gà con. Họ thực tập ném bom trong 30 phút. 15:00(03:00 pm). Một thuyền trưởng tàu đánh cá đang hoạt động gần khu vực diễn tập nhìn thấy những chiếc máy bay đang bay về hướng Đông. Một lát sau các máy bay của phi đội thực hiện phần hai của cuộc diễn tập. Và điều không may đã xãy đến với phi đội. Vào lúc 15:40 (03:40 pm) có biến cố xãy ra, các la bàn của phi đội không chỉ hướng. Các tin tức ghi nhận qua đường vô tuyến thì phi đội xác nhận mình đang bay trên chuỗi đảo Key nhưng có điều khó hiểu ở đây là nếu đang ở chuỗi đảo Key thì họ phải thấy dươc bán đảo Florida. vậy có thể hiểu một điều là phi đội không phải đang ở trên chuỗi đảo Key rồi. Gần đến tối mà tin tức về phi đội vẫn “phập phồng” và bổng nhiên mây đen kéo tới dự đoán sẽ có một trận bão nhỏ. Tình hình vẫn thế kéo dài đến 18:04(06:04 pm) và phi đội đang trong tình trạng sợ hãi vì nhiên liệu đang cạn dần. Vào lúc 18:20(06:20 pm) một chiếc thủy phi cơ bắt đươc thông điệp cuối cùng. Phi đội 19……biến mất. Trong khi tìm kiếm phi đội 19, một chiếc thủy cơ bị bốc cháy và người ta thấy nó nổ tung ngoài biển vào hồi 07:35 tối. Không tìm thấy một mảnh xác máy bay nào. Hàng trăm tàu biển và máy bay đã lục soạn khu vưc đại dương rộng 518.000km2. Việc tìm kiếm phi đội kéo dài năm ngày trước khi có lệnh chấm dứt. Không tìm thấy một mảnh vỡ hay cái áo phao nào. Ban điều tra của hải quân không thể hiểu nổi sự mất tích hoàn toàn của phi đội 19. Theo những ghi chép lại thì loại máy bay này là loại chiến đấu cực nặng. Nếu chúng có bị rơi trên biển thì ít có khả năng trôi đi xa.
Năm 1991, tàu “Dip Si” khi tiến hành tìm kiếm chiếc “Galeon” chở vàng của Tây Ban Nha bị chìm ở phía Đông Bắc Phort-Loderdeila, đã phát hiện 5 chiếc máy bay của Phi đội 19. 4 chiếc “Evenjer” nằm thành hàng ở độ sâu 250m, còn chiếc thứ 5 mang số hiệu 28, nằm cách đó khoảng 1 hải lý.

Trong những năm sau đó thống kê các mất mát kỳ lạ tăng rõ rệt, các thông báo về máy bay mất tích được đưa ra gần như liên tục:
- năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt.
- Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Sáng ngày 30-01-1948 một chiếc máy bay dân dụng Tudor thuộc hãng hang không Nam Mỹ của nước Anh (BSAAC) mang tên Star Tiger đã bất ngờ biến mất khi chỉ còn cách Becmuda chưa đến hai giờ bay. Một cuộc điều tra đã dẫn tới một báo cáo kết luận rằng “… số phận của Star Tiger là một bí ẩn chưa có lời giả đáp”.
- Cũng trong cùng năm đấy tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 (chuyến bay NC16002) đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami, gần tới Cảng Hàng Không Quốc Tế Miami, chở theo 30 hành khách và phi hành đoàn. Phi công thông báo qua vô tuyến rằng anh ta chỉ còn cách 80 km nữa. Đây là thông báo cuối cùng mà người ta nhận từ chiếc máy bay. Khu vực nơi mà nó biến mất là vùng biển nông, nên lẽ ra phải dễ tìm thấy các mảnh vỡ. Thế nhưng người ta đã không hề tìm ra môt dấu vết gì trong cuộc tìm kiếm diễn ra sau đó……..Được thiết kế năm 1935, DC3 là loại máy bay vững chắc đã trở thành máy bay dân dụng thành công nhất trên thế giới.


Danh sách khủng khiếp này được nối tiếp một cách tương tự như vậy.
- Ngày 17-01-1949, một chiếc máy bay Tudor IV khác của BSAAC, chiếc Star Tiger cất cánh từ Becmuda, đích đến là Jamaica, cũng không bao giờ được trông thấy nữa!
- năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác.
- năm 1952 là một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.

Ở Tam giác quỷ Bermuda hàng năm, tai nạn đã xảy ra với vài chục con tàu và với 1-2 máy bay. Hành trình của hàng chục tuyến bay đến các đảo nghỉ mát của biển Caribe đều bay qua vùng biển này. Theo thời gian, huyền thoại kỳ bí về Tam giác quỷ Bermuda đã trở thành mồ chôn của hàng trăm con tàu và máy bay, với hơn 1.000 sinh mạng con người. Tất cả đều biến mất mà không để lại dấu vết. Không một xác người hay mảnh tàu đắm nào dạt lên bờ để có thể giúp các nhà khoa học giải đáp chính xác về các vụ mất tích. Thậm chí, cũng không có một vết dầu loang nào để có thể tạo thành đầu mối lần tìm những con tàu mất tích.


Một số giả thiết

Những giả định về ma quỷ hay siêu nhiên được đặt lên hàng đầu khi các nhà khoa học nói về nguyên nhân các vụ mất tích tại Tam giác quỷ Bermuda. Các ngành hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hóa học, vật lý, toán học, thiên văn… đã vào cuộc và mất không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm hiểu bản chất Tam giác quỷ Bermuda. Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dần đưa ra nhiều giả thiết, ví dụ như:

- Có thể một nền văn minh tiên tiến của những sinh vật tương tự con người sống dưới đáy biển. Do bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của nước biển, họ đã nổi lên và bắn phá tàu thuyền và máy bay bằng loại vũ khí không để lại dấu vết trên radar của con người.

- Đĩa bay do người ngoài hành tinh điều khiển đã phá hoại tàu thuyền và máy bay tại Tam giác quỷ Bermuda, vì người ta thường nhận được báo cáo về các vật thể bay không xác định (UFO) tại vùng biển này.

- Có thể các rối loạn điện từ đã làm các vật thể biến mất. Các vụ nổ trên bề mặt Mặt trời đã phát sóng năng lượng xuống Trái Đất. Trong quá trình này, các hạt nhân của nguyên tử bị nổ vỡ, và khi đó mọi vật thể chịu tác động đều biến mất.

- Nhà bác học - sáng chế nổi tiếng của Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng khác thường căn bản ở Tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho những tai nạn đáng sợ đã xảy ra tại khu vực nguy hiểm này của thế giới.
Theo giả thiết của nhà khoa học Coroviacov, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác, nó bị kéo về phía chúng. Khi quay, nhân trái đất dường như “lăn” phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả - xuất hiện trường điện từ. Ngoài ra, do trục quay của hành tinh nghiêng nên nhân đi lên - đi xuống, mùa hè có mặt ở Bắc bán cầu, còn mùa đông - ở Nam bán cầu. Vì lý do này, xích đạo của nhân không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở chính đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra chuyển động của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa. Theo Coroviacov, ông đã “bố trí” xích đạo của nhân trái đất ở vĩ tuyến 28, và phát hiện chính trên chiều rộng này thiên nhiên đã giăng những cái bẫy bí ẩn của mình: 5 bẫy về phía Bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía Nam. Nếu kết nối chúng một cách tưởng tượng bằng 5 đường thẳng, thì trước chúng ta sẽ xuất hiện 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy này, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu không có thủy thủ đoàn hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong những cái bẫy này là Tam giác quỷ Bermuda.


- Gần đây, các nhà khoa học lại đưa ra thêm một giả thuyết mới để giải thích tính chất kỳ bí của khu vực này. Bermuda là vùng ven biển Bắc Mỹ ở khu vực nằm giữa mũi Gatterac, bán đảo Florida và quần đảo Cuba. Xét về cấu trúc địa lý và khí hậu, đây là một vùng gần giống như tấm gương phản chiếu rộng lớn. Các cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương tạo nên luồng sóng hạ âm cực mạnh, bị phản hồi từ khu vực phản xạ này và hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Kích thước rộng lớn của các cấu trúc hội tụ cho phép đưa ra giả thuyết tại đó có những khu vực phản xạ mà sóng hạ âm có thể đạt tới cường độ rất lớn và là nguyên nhân gây nên các hiện tượng quái dị. Hình vẽ trong bài mô tả trình tự các biến cố xảy ra tại đây. Như chúng ta đã biết, sóng hạ âm cường độ lớn gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn bứt phá ra khỏi không gian khép kín. Dĩ nhiên, hành vi đó là hậu quả của phản ứng trực cảm đã hình thành từ rất lâu trong quá khứ tiến hoá của con người, mỗi khi bị tác động của sóng hạ âm hình thành trước lúc nổ ra các vụ động đất. Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp máy bay và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra khỏi con tàu.

Tất cả các giả thiết trên đều khá thú vị, nhưng đều không được giới khoa học thừa nhận. Đến nay, dường như giả thiết về các tinh thể hidrat metan do nhà địa chất người Anh Ben Klennel đưa ra năm 1988 nghe có vẻ có lý hơn cả. Theo Klennel, dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hidrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, những bong bóng như vậy có thể nổi bật lên mặt biển. Nó sẽ bất ngờ làm lật những con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành, còn khí bật lên bề mặt biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy các thiết bị trên máy bay sẽ bị hỏng hoặc bị phá hủy. Dù đã được các nhà nghiên cứu xác nhận tính chính xác của giả thiết này, song khi khoa học chưa ghi lại được những hình ảnh về những vụ mất tích tương tự thì giả thiết của Kennel vẫn chỉ là giả thiết,

Witch’s hole : Lời giải đáp?

Mới đây, nhà địa chất người Anh Alan Judd đã phát hiện một xác tàu đắm ở Witch’s hole, ngoài khơi Scotland, với những dấu hiệu của một "cái chết" bí ẩn. Nghiên cứu của ông có thể sẽ làm sáng tỏ những điều kỳ lạ về tọa độ chết Bermuda.

“Này, này… lạ thật, có phải… đúng, đúng là một chiếc tàu! Nhưng quỷ thật, tại sao nó lại lặn ở đây?” nghiêng mình về phía chiếc máy dò bằng sóng âm, Alan Judd cảm thấy bối rối. Đây không phải lần đầu tiên nhà địa chất người Anh chuyên thăm dò những mỏ dầu dưới đáy biển cho công ty Total phát hiện một xác tàu chìm. Nhưng lần này, vị trí chiếc tàu mà ông vừa nhìn thấy trên màn hình lại nằm chính giữa một cái hố rộng đường kính khoảng 100 mét, vốn rất quen thuộc với các nhà nghiên cứu khí đốt tự nhiên.


Witch’s hole hình thành sau khi một túi khí ngầm dưới biển thoát ra đột ngột. Mỏ khí methane này nằm ngoài khơi, cách bờ biển Scotland 150 km. Nhưng tại sao chiếc tàu lại chìm ngay giữa lỗ hổng ấy. Liệu nó có liên quan gì đến vụ thoát khí đột ngột nào đó không?

Từ một giả thuyết

Hiện tượng Witch’s hole thường xảy ra khi người ta khoan dầu nhưng chẳng may gặp phải túi khí. Từ bấy lâu nay, nó là nỗi lo sợ của các công ty khai thác dầu, vì đã có hơn 40 tàu thăm dò bị lật nhào do khí thoát đột ngột. Về mặt lý thuyết, có lẽ nhiều chiếc tàu đã bị nhấn chìm giữa đại dương do khí methane thoát ra theo kiểu ấy. Từ năm 1982, nhà địa chất Mỹ Richard D. McIver, một chuyên gia về dầu khí đã đề xuất giả thuyết này để giải thích những vụ mất tích bí ẩn ở vùng tam giác quỷ Bermuda, ngoài khơi Mexico. Thế nhưng từ đó đến nay vẫn chưa ai tìm được những chứng cứ xác thực.

Theo McIver, có lẽ màn kịch xảy ra như sau: Trong lúc khí methane bất ngờ thoát ra khỏi túi khí ngầm gây nên một đợt sóng dữ dội trên mặt biển, một chiếc tàu xui xẻo nào đó đi vào giữa vùng biển hỗn độn này. Những đợt sóng ấy chẳng có gì nguy hiểm lắm. Nhưng khi khí methane thoát hết, dưới đáy biển hình thành một lỗ hổng khổng lồ. Nước sẽ dồn lại để lấp đầy chỗ trống đó, kéo theo cả con tàu. Thế là nó chìm nghỉm như là một tảng đá bị ném xuống nước mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Judd suy nghĩ nhiều về giả thuyết này. Dù sao kịch bản của McIver cũng không vô lý. Ông đã thử nghiệm về kiểu đắm tàu này bằng mô hình thu nhỏ trong phòng thí nghiệm và được giáo sư Bruce C. Denardo, thuộc trường hải quân California, xác nhận. Trong một chậu thủy tinh chứa 4 lít nước, ông làm đắm một chiếc tàu tí hon nhờ một thiết bị giống như hệ thống thổi khí oxy trong các bể nuôi cá. Thí nghiệm này chỉ là bước đầu để chứng minh giả thuyết của McIver. Nhưng đại dương là một thế giới mở và phức tạp hơn chậu nước rất nhiều.
Chiếc tàu đắm mới tìm được là cơ hội thuận lợi để Judd chứng minh nó thực sự là nạn nhân của một vụ thoát khí, và như vậy giả thuyết của McIver sẽ tìm được chỗ đứng. Năm 2000, trên chiếc Skandi Inspector rất hiện đại mượn được của công ty nghiên cứu hải dương ở Aberdeen (hải cảng lớn thuộc đông bắc Scotland), Judd và cộng sự đã định vị và tiếp cận được với xác chiếc tàu đắm.
Thoạt nhìn, vị trí của nó củng cố thêm những nghi ngờ của ông: con tàu cắm thẳng trên nền Witch’s hole, như thể bị một đợt bọt khí khổng lồ chộp lấy kéo xuống. Hơn nữa, những hình ảnh do tàu ngầm ghi lại cho thấy nó ít bị hư hại, mạn và cầu tàu vẫn còn nguyên vẹn. Trong trường hợp va vào đá ngầm, thân tàu thường bị vỡ toác khiến nước tràn vào làm tàu chìm.

Mặt khác, đoạn phim do tàu ngầm quay ở bên trong Witch’s Hole cho thấy mặt biển rất mấp mô, còn những chỗ khác lại bằng phẳng. Judd nhận định sự khác biệt này là dấu hiệu cho thấy, đã xảy ra một vụ trượt đất làm cho túi khí vỡ tung. Chưa hết, đầu năm nay, Judd còn phát hiện thêm hai miệng núi lửa có kích cỡ tương tự như Witch’s Hole, cách địa điểm ông khảo sát khoảng 100 km về phía bắc. Những tín hiệu của máy định vị bằng sóng âm cho biết có những vật lớn nằm ở giữa. Judd chưa xác định được chúng là vật gì, nhưng ông phỏng đoán rất có thể đó cũng là những con tàu đắm.

Tuy nhiên, chỉ những luận chứng này thôi vẫn chưa đủ để xác nhận giả thuyết. Vì vậy Judd đi tìm những bằng chứng cụ thể về vụ thoát khí, chẳng hạn dấu vết của những loại vi khuẩn đặc trưng, sinh sôi trong vùng có khí methane. Nhưng các cuộc tìm kiếm của ông vẫn vô vọng. Không có dấu vết nào của các loài vi khuẩn trong lớp trầm tích quanh xác tàu đắm. Dù vậy, Judd không đầu hàng, ông vẫn tiếp tục tìm kiếm những luận chứng khác củng cố giả thuyết của mình. Ông hy vọng sẽ làm sáng tỏ mọi điều trong tương lai không xa
còn Tam giác Bermuda vẫn là Tam giác quỷ và sẽ luôn là nỗi khiếp sợ đối với những con tàu, hay máy bay đi qua vùng biển huyền bí này.

Các phản biện:

Tam giác Bermuda, hay tam giác quỷ nằm ở vùng Tây Bắc Đại Tây Dương, trên một vùng rộng lớn gồm vịnh Florida, Mỹ, quần đảo Bahama và quần đảo Carribe, nơi nhiều máy bay và tàu thuyền bị mất tích. Tam giác Bermuda là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Các chuyến bay thương mại hay tư nhân cũng dày đặc trên bầu trời.
Đây là vùng biển thường xuất hiện các cơn bão bất ngờ. Từ Hè tới cuối Thu cũng thường có cuồng phong. Kết hợp với sự nhộn nhịp cả trên bầu trời và dưới mặt nước, nên không lạ khi người ta ghi nhận được nhiều vụ máy bay hay tàu thuyền mất tích không để lại dấu vết, nhất là khi các phương tiện truyền thông hiện đại chỉ xuất hiện trong nửa cuối thế kỷ 20.
Văn hóa dân gian thường gắn các vụ mất tích với các hiện tượng dị thường, sự mất hiệu lực của các qui luật vật lý hay người ngoài hành tinh. Điều đó góp phần tạo nên truyền thuyết tam giác quỷ.

Lịch sử truyền thuyết

Theo các tác giả truyền thuyết, chính Christopher Columbus (người phát hiện châu Mỹ) là người đầu tiên viết về sự kiện lạ tại khu tam giác, khi ông và thủy thủ đoàn nhìn thấy “những đốm sáng nhảy nhót lạ lùng nơi chân trời”. Nay giới nghiên cứu cho rằng, đó có thể chỉ đơn giản là lửa nấu ăn trên xuồng hay trên bãi biển của thổ dân người Taino.

Truyền thuyết thời hiện đại bắt đầu từ bài viết ngày 16/9/1950 của nhà báo Jones. Hai năm sau tạp chí Fate đăng bài Bí mật biển cả ngay cửa sau nhà ta của George Sand về các vụ mất tích, trong đó có chuyến bay 19 của phi đội 5 chiếc cường kích TBM Avenger thuộc hải quân Mỹ.

Nghiên cứu của Kusche

Lawrence David Kusche, thủ thư nghiên cứu tại ĐH bang Arizona, Mỹ, đã phản bác xu hướng trên trong tác phẩm Giải mã bí ẩn tam giác Bermuda, năm 1975, khi kiên trì lần theo các vụ mất tích. Cách nghiên cứu của ông nhiều khi đơn giản đến bất ngờ: ông xem mục thời tiết trên báo tại các thời điểm mất tích và nhận thấy, sự thật không giống như lời kể trong truyền thuyết. Ông đi tới các kết luận quan trọng:

1) Tỷ lệ mất tích tại tam giác Bermuda không hề lớn hơn tỷ lệ tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

2) Trong một khu vực nhiều bão nhiệt đới, sự mất tích không có gì là bí ẩn; đồng thời các tác giả truyền thuyết thường không tính tới các cơn bão đó.

3) Con số mất tích được phóng đại vì các nghiên cứu lỏng lẻo; chẳng hạn một con tàu được tính là mất tích, nhưng khi nó trở về bình yên sau đó thì không được đưa ra khỏi danh sách.

4) Một số vụ được xem là mất tích không hề xảy ra, như một máy bay được cho là rơi trước hàng trăm nhân chứng tại vịnh Daytona, Florida, năm 1937; kiểm tra báo chí thời điểm đó thì không tìm thấy thông tin như vậy.

Vì thế Kusche khẳng định: “Huyền thoại tam giác Bermuda là huyền thoại được tạo dựng... (và) được nuôi dưỡng nhờ nhiều tác giả vô tình hay hữu ý dùng các quan niệm sai, suy luận kém và xu hướng giật gân hóa”.

Kết luận của Kusche có được thực tiễn ủng hộ hay không? Hãng bảo hiểm biển Lloyd’s nổi tiếng tại London xem tam giác Bermuda không nguy hiểm hơn các vùng biển khác nên không tăng phí bảo hiểm. Các đường bay và các tuyến hải trình vẫn tấp nập tàu thuyền với đầy ắp thương gia và khách du lịch trên khoang. Chẳng ai vì truyền thuyết mà bỏ qua cơ hội làm ăn hay thưởng ngoạn các khu du lịch nổi tiếng trong vùng.

Các giải thích tự nhiên

* Methane hydrates: Một cách giải thích tập trung vào các vùng khí methane hydrates trên đại dương. Thực nghiệm tại Australia cho thấy, các bọt khí có thể gây chìm con tàu mô hình vì làm giảm mật độ nước. Người ta giả định sự giải phóng khi hydrates theo chu kỳ từ các vụ núi lửa dưới đáy biển phun trào sẽ tạo ra các vùng nước nhiều bọt khí. Tàu thuyền lọt vào vùng này sẽ chìm rất nhanh mà không hề thấy bất cứ một tín hiệu cảnh báo nào. Sách trắng của Mỹ năm 1981 có viết về sự xuất hiện khí tại vùng biển Đông Nam. Tuy nhiên một vụ thoát khí lớn đến mức gây chìm tàu thì chưa hề xảy ra tại Tam giác Bermuda hàng ngàn năm qua.

* Lệch hướng la bàn: Nhiều tác giả viết về thực tế này mà không chú ý rằng, kim la bàn chỉ các cực từ trái đất. Tại Mỹ, chỉ một đường thẳng từ Wisconsin tới vịnh Mexico là có hướng kim la bàn chuẩn (vì đường thẳng này trùng với đường nối hai từ cực trái đất). Giới thủy thủ biết rõ điều này.

* Cuồng phong: Như bất cứ nơi đâu trên Trái đất, các cơn bão khủng khiếp này là nguyên nhân hàng đầu của các vụ mất tích tại vùng tam giác.

* Dòng hải lưu vùng vịnh: Dòng hải lưu này xuất phát từ vịnh Mexico, tới vịnh Florida rồi chảy lên Bắc Đại Tây Dương. Là một con sông trong đại dương, nên nó dễ dàng cuốn trôi một thủy phi cơ hay một con thuyền nhỏ chết máy.

* Sóng lớn bất thường: Những cơn sóng lớn bất thường có thể xuất hiện tại một vùng biển đang yên bình, như từng xảy ra tại vùng đất mới năm 1982. Tuy nhiên tam giác Bermuda không phải là địa điểm thích hợp với cách giải thích này, và nó cũng không đúng với các trường hợp máy bay mất tích.

Tác động của con người

* Sai sót của con người: Đây là nguyên nhân hàng đầu được giới chức quan tâm trong các vụ mất tích. Và tam giác Bermuda cũng không phải là ngoại lệ.

* Hoạt động phá hoại: Hoạt động này gồm chiến tranh và hải tặc. Trong hai cuộc thế chiến, số vụ mất tích tại Bermuda tăng cao so với bình thường. Hải tặc có truyền thống trong vùng từ ngày phát hiện Tân thế giới và nay vẫn còn hoạt động, tuy không bằng nhiều vùng biển khác trên thế giới.

Kết luận

Truyền thuyết tam giác quỷ Bermuda một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, con người là loài động vật thích nghe và dễ tin các hiện tượng dị thường, các hiện tượng nằm ngoài hiểu biết đương đại. Dường như đó cũng là một kiểu “phân ly” để thoát khỏi thực tại nhiều ràng buộc mà chúng ta đang sống.

(Sưu tầm tổng hợp internet)

Xem phim:

http://hoiquanphidung.com/showthread...c-Bermuda-quot
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bí Mật Tam Giác Bermuda

Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận


Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận đề khác thường đã cố gắng giải thích việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn. Dường như các biến cố này hay xảy ra trong cái được gọi là tam giác quỷ tức tam giác Bermuda. "Tam giác quỷ" Bermuda là vùng biển rộng 400 nghìn dặm vuông nằm giữa quần đảo Bermuda, Miami ở mũi Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Vùng biển này có tên gọi Bermuda bởi nó đã được Đô đốc người Tây Ban Nha Huan Bermuda khám phá lần đầu tiên vào năm 1503. Đô đốc Bermuda đã phát hiện một quần đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, có diện tích 53 km2, được cấu thành bởi 145 hòn đảo nhỏ, với rất nhiều đảo san hô và lớp đá ngầm. Trái với sự nguy hiểm luôn rình rập đâu đó trong vùng biển này, phong cảnh Bermuda được ví như chốn thiên đường nơi hạ giới, với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cùng rất nhiều loại hoa thơm trái ngọt."

Tam giác Bermuda đã có sự nổi tiếng đáng buồn của mình từ năm 1840, khi mà cách cảng Nassau - thủ phủ của quần đảo Baham - không xa, người ta đã phát hiện ra con thuyền buồm “Rozali” của Pháp, đang nổi tại chỗ. Mọi cánh buồm của nó đều được giương hết lên, mọi dây dợ trang bị cần thiết đều có, nhưng chính thủy thủ đoàn của con tàu lại chẳng có. Điều này rất lạ lùng. Hàng trăm năm qua, đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn liên quan đến Tam giác quỷ Bermuda. Vùng biển này thực sự là nỗi khiếp sợ đối với những thủy thủ hay phi công mỗi khi phải điều khiển tàu bè và máy bay qua lại, bởi đã có rất nhiều vụ mất tích bí ẩn ở nơi đây. Chuyện không chỉ dừng ở đó, đôi khi các thuyền trưởng hoặc phi công đã báo cáo lại những hiện tượng kỳ quái khi họ đi qua Tam giác Bermuda, như hệ thống điện đột ngột ngừng hoạt động hay ánh sáng xuyên qua những đám mây có màu xanh nhạt, mặc dù trời sáng trong.
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Christopher Colombus được coi là người đầu tiên thông báo về những sự kiện bất thường tại vùng Tam giác Bermuda. Trong chuyến viễn du đầu tiên, khi đoàn tàu của nhà thám hiểm này đi qua một vùng biển lặng thì Colombus bất ngờ nhìn thấy một quầng lửa nổ tung ở trên trời. Các la bàn trên tàu của ông thì quay ngược lại so với hướng cũ. Kể từ đó, những câu chuyện kỳ bí về vùng biển này tiếp tục được phát triển… Tuy nhiều máy bay và tàu thủy đã biến mất ko hề để lại một dấu vết, nhưng một số người may mắn còn sống để kể lại những trải nghiêm kinh khủng này. Những người khác thì để lại các tư liệu được ghi lại trong lần vô tuyến……”cuối cùng”, trước khi họ biến mất khỏi màn hình rada của không lực. Những tài liệu này nói về hiên tượng la bàn chạy loạn xạ, những màn sương mù lạ lùng khiến bầu trời và mặt biển hòa làm một, và một trường hợp đặc biệt khác. Họ đã nhình thấy vật thể bay ko xác định (gọi tắt là U.F.O). năm 1980, khi các phi công Jose’ Torres và Jose’ Santos trên đường bay từ Dominicana về Pureto Rico thì các tín hiệu cho thấy họ đang cố tránh một……..UFO. Người ta không bao giờ còn gặp lại họ nữa. Trong trường hợp này cũng như bao trường hợp khác hình như máy bay, tàu thuyền cùng toàn bộ phi hành đoàn hay thủy thủ đoàn đã…….”bốc hơi” một cách bí ẩn. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm không hề thấy một chút dấu vết gì còn tồn tại cả.


Khái niệm "tam giác Bermuda" xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964 và không bao lâu sau đó đã trở thành huyền thoại. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi quyển sách The Bermude Triangle của Charles Berlitz và J. Manson Valentine trở thành quyển sách bán chạy nhất, có số xuất bản lên đến hàng triệu trên toàn thế giới. Trong đấy, cũng như ở các tác giả khác trước đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho hiện tượng tam giác Bermuda. Thật ra thì một vài tác giả đã mang cả Azores (tiếng Bồ Đào Nha: Ilhas dos Açores) và Caribbean vào tam giác Bermuda và vì thế đã mở rộng vùng "rất nguy hiểm" với 500.000 km2 này ra lớn thêm gấp ba lần.
Các câu chuyện từ tam giác Bermuda rất giống nhau: hoặc là tàu thủy hay là máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm hay là một chiếc tàu thủy hoàn toàn nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển trong khi thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kỳ lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nguyên nhân được đưa ra cho các vụ việc này, ngoài những nguyên nhân khác, là người từ ngoài Trái Đất bắt cóc hay những "lực trường" nguy hiểm xuất phát từ châu Atlantis đã bị chìm xuống biển. Thí dụ nổi tiếng nhất là câu chuyện về "Chuyến bay 19". Điều nổi bật là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhiều câu chuyện bí ẩn ngày càng bí ẩn thêm (các tác giả tương ứng thông thường dựa vào lẫn nhau) và cũng không hiếm khi là càng nhiều chi tiết và giàu tưởng tượng hơn (ngay cả khi các câu chuyện này đã xảy ra từ lâu).

Một năm sau quyển sách bán chạy nhất của Berlitz và Valentine, quyển The Bermuda Triangle Mystery – Solved! của Lawrence Kusche được xuất bản. Tác phẩm này, cho đến ngày nay vẫn được xem là tác phẩm cổ điển của các điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật và hoang đường thuộc về đề tài này. Kusche đã chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này của Đại Tây Dương. Con số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới và phần lớn các trường hợp "gây chấn động" bị mất đi hoàn toàn tính bí ẩn khi khảo sát các nguồn nguyên thủy được đưa ra trong quyển sách.

Sau đây là một số trường hợp xãy ra tại “vùng đất dữ này”.

- Một trong những câu chuyện nổi tiếng là trường hợp của con tàu Carol A.Deenng năm 1921. Người ta phát hiện con tàu này lặng lẽ trôi đến cảng Nam Carolina (Mỹ) và khi công nhân bốc xếp leo lên tàu thì họ phát hiện trên boong tàu không một bóng người, nhưng trong bếp tàu vẫn còn nguyên một bữa ăn nóng, đầy đủ và nguyên vẹn các món ăn.
- Năm 1918, tàu chở than “Siklop” với thủy thủ đoàn 309 người, được trang bị máy thu phát sóng vô tuyến điện, nhưng cuối cùng cũng mất tích tại Bermuda mà không hiểu vì sao người ta không nhận được tín hiệu “SOS” của nó.


- Một câu chuyện kỳ bí nhất là vụ mất tích của Phi đội 19 hải quân Mỹ, gồm 5 máy bay ném bom. Ngày 5-12-1945, đội bay này gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Chỉ một giờ sau khi rời khỏi căn cứ Fort Lauderdale ở Florida, một máy bay mất tích. Một vài thông điệp được gửi về trung tâm chỉ huy và sau đó là cả 4 máy bay còn lại cũng… bặt vô âm tín. Ngay sau đó, một máy bay lớn chở một đội cứu hộ 13 người cũng cất cánh tìm kiếm theo lộ trình của Phi đội 19. Tuy nhiên, chiếc máy bay này cũng chịu chung số phận khi đến gần vị trí cuối cùng của Phi đội 19. Tất cả đều biến mất một cách bí hiểm.
Diễn tiến: ngày định mệnh đó là ngày 05-12-1945, ngày trong xanh và không có dấu hiệu của bão. 1 giờ chiều, tại sân bay hải quân Fort Lauderdale, bang Florida Hoa Kỳ, mép phía tây của Tam Giác Quỷ. Đại úy E.J. Powers đi tới phòng huấn luyện cùng với các thành viên của phi đội 19. Họ sắp đươc hướng dẩn về chuyến bay diễn tập thứ ba và cũng là cuối cùng của họ. Các thợ máy đã kiểm tra lần cuối 5 chiếc máy Grumman Avenger của Phi Đội 19. Mọi thứ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng bảo đãm cho một chuyến đi bình an. Người hướng dẫn của phi đội hôm đó là Trung Úy Charles Taylor, anh là một quân nhân kỳ cựu có thâm niên hơn 2500 giờ bay. Ngày hôm đó trung úy có cảm giác không muốn bay chuyến này, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác.14:39(02:39 pm). Phi đội 19 tới các bãi cạn gà mái và gà con. Họ thực tập ném bom trong 30 phút. 15:00(03:00 pm). Một thuyền trưởng tàu đánh cá đang hoạt động gần khu vực diễn tập nhìn thấy những chiếc máy bay đang bay về hướng Đông. Một lát sau các máy bay của phi đội thực hiện phần hai của cuộc diễn tập. Và điều không may đã xãy đến với phi đội. Vào lúc 15:40 (03:40 pm) có biến cố xãy ra, các la bàn của phi đội không chỉ hướng. Các tin tức ghi nhận qua đường vô tuyến thì phi đội xác nhận mình đang bay trên chuỗi đảo Key nhưng có điều khó hiểu ở đây là nếu đang ở chuỗi đảo Key thì họ phải thấy dươc bán đảo Florida. vậy có thể hiểu một điều là phi đội không phải đang ở trên chuỗi đảo Key rồi. Gần đến tối mà tin tức về phi đội vẫn “phập phồng” và bổng nhiên mây đen kéo tới dự đoán sẽ có một trận bão nhỏ. Tình hình vẫn thế kéo dài đến 18:04(06:04 pm) và phi đội đang trong tình trạng sợ hãi vì nhiên liệu đang cạn dần. Vào lúc 18:20(06:20 pm) một chiếc thủy phi cơ bắt đươc thông điệp cuối cùng. Phi đội 19……biến mất. Trong khi tìm kiếm phi đội 19, một chiếc thủy cơ bị bốc cháy và người ta thấy nó nổ tung ngoài biển vào hồi 07:35 tối. Không tìm thấy một mảnh xác máy bay nào. Hàng trăm tàu biển và máy bay đã lục soạn khu vưc đại dương rộng 518.000km2. Việc tìm kiếm phi đội kéo dài năm ngày trước khi có lệnh chấm dứt. Không tìm thấy một mảnh vỡ hay cái áo phao nào. Ban điều tra của hải quân không thể hiểu nổi sự mất tích hoàn toàn của phi đội 19. Theo những ghi chép lại thì loại máy bay này là loại chiến đấu cực nặng. Nếu chúng có bị rơi trên biển thì ít có khả năng trôi đi xa.
Năm 1991, tàu “Dip Si” khi tiến hành tìm kiếm chiếc “Galeon” chở vàng của Tây Ban Nha bị chìm ở phía Đông Bắc Phort-Loderdeila, đã phát hiện 5 chiếc máy bay của Phi đội 19. 4 chiếc “Evenjer” nằm thành hàng ở độ sâu 250m, còn chiếc thứ 5 mang số hiệu 28, nằm cách đó khoảng 1 hải lý.

Trong những năm sau đó thống kê các mất mát kỳ lạ tăng rõ rệt, các thông báo về máy bay mất tích được đưa ra gần như liên tục:
- năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt.
- Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Sáng ngày 30-01-1948 một chiếc máy bay dân dụng Tudor thuộc hãng hang không Nam Mỹ của nước Anh (BSAAC) mang tên Star Tiger đã bất ngờ biến mất khi chỉ còn cách Becmuda chưa đến hai giờ bay. Một cuộc điều tra đã dẫn tới một báo cáo kết luận rằng “… số phận của Star Tiger là một bí ẩn chưa có lời giả đáp”.
- Cũng trong cùng năm đấy tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 (chuyến bay NC16002) đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami, gần tới Cảng Hàng Không Quốc Tế Miami, chở theo 30 hành khách và phi hành đoàn. Phi công thông báo qua vô tuyến rằng anh ta chỉ còn cách 80 km nữa. Đây là thông báo cuối cùng mà người ta nhận từ chiếc máy bay. Khu vực nơi mà nó biến mất là vùng biển nông, nên lẽ ra phải dễ tìm thấy các mảnh vỡ. Thế nhưng người ta đã không hề tìm ra môt dấu vết gì trong cuộc tìm kiếm diễn ra sau đó……..Được thiết kế năm 1935, DC3 là loại máy bay vững chắc đã trở thành máy bay dân dụng thành công nhất trên thế giới.


Danh sách khủng khiếp này được nối tiếp một cách tương tự như vậy.
- Ngày 17-01-1949, một chiếc máy bay Tudor IV khác của BSAAC, chiếc Star Tiger cất cánh từ Becmuda, đích đến là Jamaica, cũng không bao giờ được trông thấy nữa!
- năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác.
- năm 1952 là một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.

Ở Tam giác quỷ Bermuda hàng năm, tai nạn đã xảy ra với vài chục con tàu và với 1-2 máy bay. Hành trình của hàng chục tuyến bay đến các đảo nghỉ mát của biển Caribe đều bay qua vùng biển này. Theo thời gian, huyền thoại kỳ bí về Tam giác quỷ Bermuda đã trở thành mồ chôn của hàng trăm con tàu và máy bay, với hơn 1.000 sinh mạng con người. Tất cả đều biến mất mà không để lại dấu vết. Không một xác người hay mảnh tàu đắm nào dạt lên bờ để có thể giúp các nhà khoa học giải đáp chính xác về các vụ mất tích. Thậm chí, cũng không có một vết dầu loang nào để có thể tạo thành đầu mối lần tìm những con tàu mất tích.


Một số giả thiết

Những giả định về ma quỷ hay siêu nhiên được đặt lên hàng đầu khi các nhà khoa học nói về nguyên nhân các vụ mất tích tại Tam giác quỷ Bermuda. Các ngành hàng hải, hàng không, địa chất, thủy văn, hóa học, vật lý, toán học, thiên văn… đã vào cuộc và mất không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm hiểu bản chất Tam giác quỷ Bermuda. Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dần đưa ra nhiều giả thiết, ví dụ như:

- Có thể một nền văn minh tiên tiến của những sinh vật tương tự con người sống dưới đáy biển. Do bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của nước biển, họ đã nổi lên và bắn phá tàu thuyền và máy bay bằng loại vũ khí không để lại dấu vết trên radar của con người.

- Đĩa bay do người ngoài hành tinh điều khiển đã phá hoại tàu thuyền và máy bay tại Tam giác quỷ Bermuda, vì người ta thường nhận được báo cáo về các vật thể bay không xác định (UFO) tại vùng biển này.

- Có thể các rối loạn điện từ đã làm các vật thể biến mất. Các vụ nổ trên bề mặt Mặt trời đã phát sóng năng lượng xuống Trái Đất. Trong quá trình này, các hạt nhân của nguyên tử bị nổ vỡ, và khi đó mọi vật thể chịu tác động đều biến mất.

- Nhà bác học - sáng chế nổi tiếng của Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng khác thường căn bản ở Tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho những tai nạn đáng sợ đã xảy ra tại khu vực nguy hiểm này của thế giới.
Theo giả thiết của nhà khoa học Coroviacov, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác, nó bị kéo về phía chúng. Khi quay, nhân trái đất dường như “lăn” phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả - xuất hiện trường điện từ. Ngoài ra, do trục quay của hành tinh nghiêng nên nhân đi lên - đi xuống, mùa hè có mặt ở Bắc bán cầu, còn mùa đông - ở Nam bán cầu. Vì lý do này, xích đạo của nhân không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở chính đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra chuyển động của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa. Theo Coroviacov, ông đã “bố trí” xích đạo của nhân trái đất ở vĩ tuyến 28, và phát hiện chính trên chiều rộng này thiên nhiên đã giăng những cái bẫy bí ẩn của mình: 5 bẫy về phía Bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía Nam. Nếu kết nối chúng một cách tưởng tượng bằng 5 đường thẳng, thì trước chúng ta sẽ xuất hiện 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy này, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu không có thủy thủ đoàn hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong những cái bẫy này là Tam giác quỷ Bermuda.


- Gần đây, các nhà khoa học lại đưa ra thêm một giả thuyết mới để giải thích tính chất kỳ bí của khu vực này. Bermuda là vùng ven biển Bắc Mỹ ở khu vực nằm giữa mũi Gatterac, bán đảo Florida và quần đảo Cuba. Xét về cấu trúc địa lý và khí hậu, đây là một vùng gần giống như tấm gương phản chiếu rộng lớn. Các cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương tạo nên luồng sóng hạ âm cực mạnh, bị phản hồi từ khu vực phản xạ này và hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Kích thước rộng lớn của các cấu trúc hội tụ cho phép đưa ra giả thuyết tại đó có những khu vực phản xạ mà sóng hạ âm có thể đạt tới cường độ rất lớn và là nguyên nhân gây nên các hiện tượng quái dị. Hình vẽ trong bài mô tả trình tự các biến cố xảy ra tại đây. Như chúng ta đã biết, sóng hạ âm cường độ lớn gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn bứt phá ra khỏi không gian khép kín. Dĩ nhiên, hành vi đó là hậu quả của phản ứng trực cảm đã hình thành từ rất lâu trong quá khứ tiến hoá của con người, mỗi khi bị tác động của sóng hạ âm hình thành trước lúc nổ ra các vụ động đất. Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp máy bay và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra khỏi con tàu.

Tất cả các giả thiết trên đều khá thú vị, nhưng đều không được giới khoa học thừa nhận. Đến nay, dường như giả thiết về các tinh thể hidrat metan do nhà địa chất người Anh Ben Klennel đưa ra năm 1988 nghe có vẻ có lý hơn cả. Theo Klennel, dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hidrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, những bong bóng như vậy có thể nổi bật lên mặt biển. Nó sẽ bất ngờ làm lật những con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành, còn khí bật lên bề mặt biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy các thiết bị trên máy bay sẽ bị hỏng hoặc bị phá hủy. Dù đã được các nhà nghiên cứu xác nhận tính chính xác của giả thiết này, song khi khoa học chưa ghi lại được những hình ảnh về những vụ mất tích tương tự thì giả thiết của Kennel vẫn chỉ là giả thiết,

Witch’s hole : Lời giải đáp?

Mới đây, nhà địa chất người Anh Alan Judd đã phát hiện một xác tàu đắm ở Witch’s hole, ngoài khơi Scotland, với những dấu hiệu của một "cái chết" bí ẩn. Nghiên cứu của ông có thể sẽ làm sáng tỏ những điều kỳ lạ về tọa độ chết Bermuda.

“Này, này… lạ thật, có phải… đúng, đúng là một chiếc tàu! Nhưng quỷ thật, tại sao nó lại lặn ở đây?” nghiêng mình về phía chiếc máy dò bằng sóng âm, Alan Judd cảm thấy bối rối. Đây không phải lần đầu tiên nhà địa chất người Anh chuyên thăm dò những mỏ dầu dưới đáy biển cho công ty Total phát hiện một xác tàu chìm. Nhưng lần này, vị trí chiếc tàu mà ông vừa nhìn thấy trên màn hình lại nằm chính giữa một cái hố rộng đường kính khoảng 100 mét, vốn rất quen thuộc với các nhà nghiên cứu khí đốt tự nhiên.


Witch’s hole hình thành sau khi một túi khí ngầm dưới biển thoát ra đột ngột. Mỏ khí methane này nằm ngoài khơi, cách bờ biển Scotland 150 km. Nhưng tại sao chiếc tàu lại chìm ngay giữa lỗ hổng ấy. Liệu nó có liên quan gì đến vụ thoát khí đột ngột nào đó không?

Từ một giả thuyết

Hiện tượng Witch’s hole thường xảy ra khi người ta khoan dầu nhưng chẳng may gặp phải túi khí. Từ bấy lâu nay, nó là nỗi lo sợ của các công ty khai thác dầu, vì đã có hơn 40 tàu thăm dò bị lật nhào do khí thoát đột ngột. Về mặt lý thuyết, có lẽ nhiều chiếc tàu đã bị nhấn chìm giữa đại dương do khí methane thoát ra theo kiểu ấy. Từ năm 1982, nhà địa chất Mỹ Richard D. McIver, một chuyên gia về dầu khí đã đề xuất giả thuyết này để giải thích những vụ mất tích bí ẩn ở vùng tam giác quỷ Bermuda, ngoài khơi Mexico. Thế nhưng từ đó đến nay vẫn chưa ai tìm được những chứng cứ xác thực.

Theo McIver, có lẽ màn kịch xảy ra như sau: Trong lúc khí methane bất ngờ thoát ra khỏi túi khí ngầm gây nên một đợt sóng dữ dội trên mặt biển, một chiếc tàu xui xẻo nào đó đi vào giữa vùng biển hỗn độn này. Những đợt sóng ấy chẳng có gì nguy hiểm lắm. Nhưng khi khí methane thoát hết, dưới đáy biển hình thành một lỗ hổng khổng lồ. Nước sẽ dồn lại để lấp đầy chỗ trống đó, kéo theo cả con tàu. Thế là nó chìm nghỉm như là một tảng đá bị ném xuống nước mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Judd suy nghĩ nhiều về giả thuyết này. Dù sao kịch bản của McIver cũng không vô lý. Ông đã thử nghiệm về kiểu đắm tàu này bằng mô hình thu nhỏ trong phòng thí nghiệm và được giáo sư Bruce C. Denardo, thuộc trường hải quân California, xác nhận. Trong một chậu thủy tinh chứa 4 lít nước, ông làm đắm một chiếc tàu tí hon nhờ một thiết bị giống như hệ thống thổi khí oxy trong các bể nuôi cá. Thí nghiệm này chỉ là bước đầu để chứng minh giả thuyết của McIver. Nhưng đại dương là một thế giới mở và phức tạp hơn chậu nước rất nhiều.
Chiếc tàu đắm mới tìm được là cơ hội thuận lợi để Judd chứng minh nó thực sự là nạn nhân của một vụ thoát khí, và như vậy giả thuyết của McIver sẽ tìm được chỗ đứng. Năm 2000, trên chiếc Skandi Inspector rất hiện đại mượn được của công ty nghiên cứu hải dương ở Aberdeen (hải cảng lớn thuộc đông bắc Scotland), Judd và cộng sự đã định vị và tiếp cận được với xác chiếc tàu đắm.
Thoạt nhìn, vị trí của nó củng cố thêm những nghi ngờ của ông: con tàu cắm thẳng trên nền Witch’s hole, như thể bị một đợt bọt khí khổng lồ chộp lấy kéo xuống. Hơn nữa, những hình ảnh do tàu ngầm ghi lại cho thấy nó ít bị hư hại, mạn và cầu tàu vẫn còn nguyên vẹn. Trong trường hợp va vào đá ngầm, thân tàu thường bị vỡ toác khiến nước tràn vào làm tàu chìm.

Mặt khác, đoạn phim do tàu ngầm quay ở bên trong Witch’s Hole cho thấy mặt biển rất mấp mô, còn những chỗ khác lại bằng phẳng. Judd nhận định sự khác biệt này là dấu hiệu cho thấy, đã xảy ra một vụ trượt đất làm cho túi khí vỡ tung. Chưa hết, đầu năm nay, Judd còn phát hiện thêm hai miệng núi lửa có kích cỡ tương tự như Witch’s Hole, cách địa điểm ông khảo sát khoảng 100 km về phía bắc. Những tín hiệu của máy định vị bằng sóng âm cho biết có những vật lớn nằm ở giữa. Judd chưa xác định được chúng là vật gì, nhưng ông phỏng đoán rất có thể đó cũng là những con tàu đắm.

Tuy nhiên, chỉ những luận chứng này thôi vẫn chưa đủ để xác nhận giả thuyết. Vì vậy Judd đi tìm những bằng chứng cụ thể về vụ thoát khí, chẳng hạn dấu vết của những loại vi khuẩn đặc trưng, sinh sôi trong vùng có khí methane. Nhưng các cuộc tìm kiếm của ông vẫn vô vọng. Không có dấu vết nào của các loài vi khuẩn trong lớp trầm tích quanh xác tàu đắm. Dù vậy, Judd không đầu hàng, ông vẫn tiếp tục tìm kiếm những luận chứng khác củng cố giả thuyết của mình. Ông hy vọng sẽ làm sáng tỏ mọi điều trong tương lai không xa
còn Tam giác Bermuda vẫn là Tam giác quỷ và sẽ luôn là nỗi khiếp sợ đối với những con tàu, hay máy bay đi qua vùng biển huyền bí này.

Các phản biện:

Tam giác Bermuda, hay tam giác quỷ nằm ở vùng Tây Bắc Đại Tây Dương, trên một vùng rộng lớn gồm vịnh Florida, Mỹ, quần đảo Bahama và quần đảo Carribe, nơi nhiều máy bay và tàu thuyền bị mất tích. Tam giác Bermuda là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Các chuyến bay thương mại hay tư nhân cũng dày đặc trên bầu trời.
Đây là vùng biển thường xuất hiện các cơn bão bất ngờ. Từ Hè tới cuối Thu cũng thường có cuồng phong. Kết hợp với sự nhộn nhịp cả trên bầu trời và dưới mặt nước, nên không lạ khi người ta ghi nhận được nhiều vụ máy bay hay tàu thuyền mất tích không để lại dấu vết, nhất là khi các phương tiện truyền thông hiện đại chỉ xuất hiện trong nửa cuối thế kỷ 20.
Văn hóa dân gian thường gắn các vụ mất tích với các hiện tượng dị thường, sự mất hiệu lực của các qui luật vật lý hay người ngoài hành tinh. Điều đó góp phần tạo nên truyền thuyết tam giác quỷ.

Lịch sử truyền thuyết

Theo các tác giả truyền thuyết, chính Christopher Columbus (người phát hiện châu Mỹ) là người đầu tiên viết về sự kiện lạ tại khu tam giác, khi ông và thủy thủ đoàn nhìn thấy “những đốm sáng nhảy nhót lạ lùng nơi chân trời”. Nay giới nghiên cứu cho rằng, đó có thể chỉ đơn giản là lửa nấu ăn trên xuồng hay trên bãi biển của thổ dân người Taino.

Truyền thuyết thời hiện đại bắt đầu từ bài viết ngày 16/9/1950 của nhà báo Jones. Hai năm sau tạp chí Fate đăng bài Bí mật biển cả ngay cửa sau nhà ta của George Sand về các vụ mất tích, trong đó có chuyến bay 19 của phi đội 5 chiếc cường kích TBM Avenger thuộc hải quân Mỹ.

Nghiên cứu của Kusche

Lawrence David Kusche, thủ thư nghiên cứu tại ĐH bang Arizona, Mỹ, đã phản bác xu hướng trên trong tác phẩm Giải mã bí ẩn tam giác Bermuda, năm 1975, khi kiên trì lần theo các vụ mất tích. Cách nghiên cứu của ông nhiều khi đơn giản đến bất ngờ: ông xem mục thời tiết trên báo tại các thời điểm mất tích và nhận thấy, sự thật không giống như lời kể trong truyền thuyết. Ông đi tới các kết luận quan trọng:

1) Tỷ lệ mất tích tại tam giác Bermuda không hề lớn hơn tỷ lệ tại bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

2) Trong một khu vực nhiều bão nhiệt đới, sự mất tích không có gì là bí ẩn; đồng thời các tác giả truyền thuyết thường không tính tới các cơn bão đó.

3) Con số mất tích được phóng đại vì các nghiên cứu lỏng lẻo; chẳng hạn một con tàu được tính là mất tích, nhưng khi nó trở về bình yên sau đó thì không được đưa ra khỏi danh sách.

4) Một số vụ được xem là mất tích không hề xảy ra, như một máy bay được cho là rơi trước hàng trăm nhân chứng tại vịnh Daytona, Florida, năm 1937; kiểm tra báo chí thời điểm đó thì không tìm thấy thông tin như vậy.

Vì thế Kusche khẳng định: “Huyền thoại tam giác Bermuda là huyền thoại được tạo dựng... (và) được nuôi dưỡng nhờ nhiều tác giả vô tình hay hữu ý dùng các quan niệm sai, suy luận kém và xu hướng giật gân hóa”.

Kết luận của Kusche có được thực tiễn ủng hộ hay không? Hãng bảo hiểm biển Lloyd’s nổi tiếng tại London xem tam giác Bermuda không nguy hiểm hơn các vùng biển khác nên không tăng phí bảo hiểm. Các đường bay và các tuyến hải trình vẫn tấp nập tàu thuyền với đầy ắp thương gia và khách du lịch trên khoang. Chẳng ai vì truyền thuyết mà bỏ qua cơ hội làm ăn hay thưởng ngoạn các khu du lịch nổi tiếng trong vùng.

Các giải thích tự nhiên

* Methane hydrates: Một cách giải thích tập trung vào các vùng khí methane hydrates trên đại dương. Thực nghiệm tại Australia cho thấy, các bọt khí có thể gây chìm con tàu mô hình vì làm giảm mật độ nước. Người ta giả định sự giải phóng khi hydrates theo chu kỳ từ các vụ núi lửa dưới đáy biển phun trào sẽ tạo ra các vùng nước nhiều bọt khí. Tàu thuyền lọt vào vùng này sẽ chìm rất nhanh mà không hề thấy bất cứ một tín hiệu cảnh báo nào. Sách trắng của Mỹ năm 1981 có viết về sự xuất hiện khí tại vùng biển Đông Nam. Tuy nhiên một vụ thoát khí lớn đến mức gây chìm tàu thì chưa hề xảy ra tại Tam giác Bermuda hàng ngàn năm qua.

* Lệch hướng la bàn: Nhiều tác giả viết về thực tế này mà không chú ý rằng, kim la bàn chỉ các cực từ trái đất. Tại Mỹ, chỉ một đường thẳng từ Wisconsin tới vịnh Mexico là có hướng kim la bàn chuẩn (vì đường thẳng này trùng với đường nối hai từ cực trái đất). Giới thủy thủ biết rõ điều này.

* Cuồng phong: Như bất cứ nơi đâu trên Trái đất, các cơn bão khủng khiếp này là nguyên nhân hàng đầu của các vụ mất tích tại vùng tam giác.

* Dòng hải lưu vùng vịnh: Dòng hải lưu này xuất phát từ vịnh Mexico, tới vịnh Florida rồi chảy lên Bắc Đại Tây Dương. Là một con sông trong đại dương, nên nó dễ dàng cuốn trôi một thủy phi cơ hay một con thuyền nhỏ chết máy.

* Sóng lớn bất thường: Những cơn sóng lớn bất thường có thể xuất hiện tại một vùng biển đang yên bình, như từng xảy ra tại vùng đất mới năm 1982. Tuy nhiên tam giác Bermuda không phải là địa điểm thích hợp với cách giải thích này, và nó cũng không đúng với các trường hợp máy bay mất tích.

Tác động của con người

* Sai sót của con người: Đây là nguyên nhân hàng đầu được giới chức quan tâm trong các vụ mất tích. Và tam giác Bermuda cũng không phải là ngoại lệ.

* Hoạt động phá hoại: Hoạt động này gồm chiến tranh và hải tặc. Trong hai cuộc thế chiến, số vụ mất tích tại Bermuda tăng cao so với bình thường. Hải tặc có truyền thống trong vùng từ ngày phát hiện Tân thế giới và nay vẫn còn hoạt động, tuy không bằng nhiều vùng biển khác trên thế giới.

Kết luận

Truyền thuyết tam giác quỷ Bermuda một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, con người là loài động vật thích nghe và dễ tin các hiện tượng dị thường, các hiện tượng nằm ngoài hiểu biết đương đại. Dường như đó cũng là một kiểu “phân ly” để thoát khỏi thực tại nhiều ràng buộc mà chúng ta đang sống.

(Sưu tầm tổng hợp internet)

Xem phim:

http://hoiquanphidung.com/showthread...c-Bermuda-quot
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm