Các địa danh nổi tiếng như Tháp Eiffel ở Pháp hay tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ mỗi năm đều đón hàng triệu du khách tới tham quan. Tuy nhiên, có những khu vực bí mật nằm trong những công trình này mà ít người biết đến.
Các địa
danh nổi tiếng như Tháp Eiffel ở Pháp hay tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ mỗi
năm đều đón hàng triệu du khách tới tham quan. Tuy nhiên, có những khu
vực bí mật nằm trong những công trình này mà ít người biết đến.
|
Tại tầng thứ ba của Tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp, có một
căn hộ dành riêng cho ngài Eiffel, kiến trúc sư vĩ đại, cha đẻ của công
trình nổi tiếng. Nơi đây, ngài Eiffel đã tiếp đón nhiều vị khách đặc
biệt, trong đó có nhà phát minh Thomas Edison. Căn phòng hiện nay đang
mở cửa rộng rãi cho khách du lịch tham quan. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr
và tour-eiffel-de-paris |
|
Với vị trí đắc địa nằm ngay tại Quảng trường Thời đại sầm uất của
thành phố New York, Mỹ, thật khó có thể tin được toà nhà One Times
Square lại chỉ toàn văn phòng bỏ hoang và một tầng trệt được thuê làm
hiệu thuốc. Theo Bright Side, công ty sở hữu toà nhà trước đó bị phá sản
vào năm 1992 và buộc phải bán lại toà nhà cho một công ty quảng cáo. Từ
đó, One Times Squres chỉ được dùng chủ yếu để treo biển và màn hình
quảng cáo. Dù sao, điều này giúp chủ nhân toà nhà kiếm được khoản lợi
nhuận lên đến 23 triệu USD một năm. Ảnh: Depositphotos |
|
Thành phố New York của Mỹ còn có một nhà ga bị bỏ hoang từ nhiều
năm nay. Theo đó, nhà ga City Hall chỉ được đưa vào khai thác từ năm
1904 đến năm 1945 trước khi bị đóng cửa. Nguyên nhân là do nhiều thế hệ
tàu điện ngầm mới quá dài và không thể quay đầu bên trong đường hầm nhỏ
hẹp của nhà ga, ngoại trừ duy nhất tàu số 6 vẫn hoạt động cho đến ngày
nay. Ảnh: Imgur |
|
Núi Rushmore vốn nổi tiếng với những tượng điêu khắc chân dung 4
vị tổng thống của Mỹ. Tuy nhiên, bên trong ngọn núi này lại ẩn giấu một
căn hầm bí mật với cánh cửa làm từ đá granit nặng đến 1.200 tấn. Căn hầm
là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng nhất của nước Mỹ, bao gồm
Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Thomas Hawk/Flickr và NPC |
|
Nằm bên dưới toà lâu đài Doge’s ở thành phố Venice, Italia, là
một nhà tù có tên là Piombi, nơi từng giam giữ nhân vật nổi tiếng
Giacomo Casanova. Trong suốt lịch sử hơn 400 năm hoạt động của nhà tù
này, Casanova cũng là tù nhân duy nhất trốn thoát thành công. Ngày nay,
du khách chỉ có thể được đến thăm quan Piombi qua những tour du lịch đặc
biệt. Ảnh: NPC và Mario/Flickr |
|
Thành phố Las Vegas, Mỹ, có một hệ thống những đường hầm to nằm
ngay dưới những tụ điểm ăn chơi khét tiếng. Đây là nơi ở của khoảng vài
trăm người vô gia cư của thành phố. Dù hoàn toàn không có điện nhưng
những cư dân nơi đây vẫn có đầy đủ những vật dụng cho cuộc sống hàng
ngày như đồ gia dụng và quần áo. Ảnh: Pixabay và Mattew O'Brian |
|
Nhiều du khách đã có cơ hội được ngằm nhìn thành phố New York,
Mỹ, từ ban công tầng 102 của toà nhà Empire State nổi tiếng. Tuy nhiên,
bạn cũng có thể làm được điều đó ở từ ban công của một căn phòng nhỏ ở
tầng 103, vốn chỉ mở cửa cho nhân viên và khách hàng cao cấp. Ảnh:
Depositphotos |
|
Trong toà thành Vatican có một phòng tắm được thiết kế và trang
trí bởi hoạ sĩ nổi tiếng Raphael Santi cũng những người thợ học việc của
ông. Được hoàn thành vào năm 1516, công trình với nhiều kiệt tác vĩ đại
của Raphael nằm trong khu nhà ở của Đức hồng y Cardinal Bibbiena lúc
bấy giờ. Lối dẫn vào nhà tắm đặc biệt này trước đây nằm trong phòng ngủ
của Đức hồng y, nơi Giáo hoàng ngày nay dùng để tiếp đón nguyên thủ quốc
tế. Ảnh: Depositphotos và Wikipedia |
|
Tại Lâu đài Cinderella nằm trong công viên giải trí Disney World
của Mỹ có một số căn hộ bí mật được trang hoàng như những căn phòng
khách sạn hạng sang. Cách duy nhất để du khách được trải nghiệm chúng là
trúng giải xổ số đặc biệt do Disney World, tổ chức xuyên suốt tháng một
hàng năm. Ảnh: Wikimedia và Disney |
|
Trước đây, du khách vẫn có thể theo lên ngọn đuốc của tượng Nữ
thần Tự do tại thành phố New York, Mỹ, từ một cầu thang nhỏ. Tuy nhiên
vào năm 1916, phần ngọn đuốc bị hư hỏng nặng trong một vụ nổ. Kể cả khi
nó được thay thế mới vào năm 1986, khu vực này vẫn không mở cửa cho
khách du lịch. Ảnh: Gimli62/Flickr |
Diệu Hà
Theo Đời sống & Pháp lý