Trang lá cải
Bí quyết để có dung mạo xinh đẹp mà… không cần thẩm mỹ viện
Ai cũng muốn mình có một khuôn mặt đẹp, hay ít ra là ưa nhìn. Nhưng có một bí quyết gần ngay trước mắt, cũng không tốn một xu tiền thì nhiều người lại chẳng hề nhận ra.
Và bí quyết ấy được cha ông lưu truyền lại cho chúng ta từ ngàn đời qua bằng những câu nói, với nhiều người đã vô cùng quen thuộc.
‘Tướng tùy tâm sinh’ – Câu nói quen thuộc này bắt nguồn từ đâu?
Có lẽ với nhiều người, “Tướng tùy tâm sinh” – câu nói ấy đã rất đỗi quen thuộc. Đây là một câu thuật ngữ thường dùng trong Phật giáo, nhưng lại vốn bắt nguồn sớm nhất từ Quỷ Cốc Tử thời Xuân Thu, tức từ 4 câu thơ:
“Hữu tâm vô tướng,
Tướng tùy tâm sinh;
Hữu tướng vô tâm,
Tướng tùy tâm diệt”
Tạm hiểu là: Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ sinh ra theo tâm; Có tướng không có tâm, thì tướng sẽ bị mất đi theo tâm. Tướng mạo, thần thái hung cát của một người biểu hiện ra bên ngoài, thì có thể thay đổi tùy theo chuyển biến tâm niệm của người đó. Đây cũng là 4 câu thơ mà những ai vốn am hiểu về thuật tướng số ắt sẽ thuộc làu.
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà quan điểm này đã được rất nhiều thầy tướng số thời cổ đại khẳng định. Ví như trong “Tâm tướng thiên” của Trần Đoàn thời đầu nhà Tống có viết: “Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ theo tâm mà sinh ra … Câu này tuy đơn giản, nhưng thực sự đã đi vào đến sự huyền diệu của luân thường cương lĩnh” (“Hữu tâm vô tướng, tướng trục tâm sinh … tư ngôn tuy giản, thực nhập luân thường cương lĩnh chi diệu”).
Trần Đoàn cũng căn cứ vào đó mà đưa ra học thuyết “Vị quan hình mạo, tiên tướng tâm điền”. Ý rằng chưa cần quan sát hình hài, mặt mũi, hãy quan sát tâm tính trước đã.
Trần Chiêu đời Thanh cũng giảng trong “Tướng lý hoành chân” rằng: “Tướng có thể thay đổi, tâm hướng thế nào, thì tướng cũng theo đó mà thay đổi theo…” (“Tướng hữu cánh biến, tâm chi sở hướng, nhi tướng tòng chi dĩ biến…”).
Có một câu chuyện rất điển hình, có thể giải thích rõ nhất đạo lý này.
Ở vùng nọ, có một nhà điêu khắc tướng mạo vốn khá đẹp, nhưng sau một thời gian, đột nhiên thấy mình trở nên càng ngày càng xấu xí. Anh đã tìm khắp các danh y, uống đủ các phương thuốc, nhưng đều vô hiệu.
Một lần, trong lúc buồn chán anh du ngoạn đến một ngôi chùa nọ. Tại đây, khi trò chuyện với vị sư trụ trì, anh mới kể hết nỗi khổ trong lòng mình. Vị trụ trì nghe xong mỉm cười nói: “Bệnh này của anh tôi có thể chữa được. Nhưng với điều kiện là, anh phải tạc giúp tôi mấy pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm với các thần thái khác nhau”.
Nhà điêu khắc nghe vậy rất vui mừng, chẳng cần nghĩ ngợi liền không do dự đồng ý điều kiện của vị sư trụ trì.
Chúng ta đều biết, trong văn hóa truyền thống Á Đông, Bồ Tát Quán Thế Âm là hóa thân của sự hiền từ, thiện lương, thánh khiết và tốt đẹp. Nhà điêu khắc trong quá trình tạc tượng Bồ Tát, phải nghiên cứu không ngừng, thậm chí còn phải bắt chước các thần thái của Bồ Tát. Bởi chỉ có như vậy, thì mới có thể tạc ra được những pho tượng Bồ Tát sống động như thực. Cứ thế, anh miệt mài với công việc đến độ nhiều bữa quên ăn, đến người nhà cũng phải ngạc nhiên với sự cần mẫn ấy.
Nửa năm sau, nhà điêu khắc đã hoàn thành nhiệm vụ mà vị sư trụ trì giao phó một cách mỹ mãn. Những bức tượng Bồ Tát với dáng vẻ từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm, có bức Bồ Tát đang cầm bình cam lồ và cành dương liễu, mắt dõi nhìn thế gian, lại có bức Ngài hóa thân thành cô thôn nữ tay bưng giỏ cá… Tất cả đều rất đẹp và sống động, tưởng chừng đang triển hiện có thật ngay trước mắt.
Vào ngày sau khi hoàn thành các công việc, nhà điêu khắc soạn sửa hành trang để chuẩn bị đi đến ngôi chùa nọ để gặp vị sư trụ trì một lần nữa. Và khi vô tình đi ngang qua tấm gương trong nhà, anh bất giác kinh ngạc phát hiện ra, tướng mạo của bản thân đã thay đổi tự lúc nào, đoan trang và đẹp lên rất nhiều.
Như không tin vào mắt mình, dường như có một con người rất khác trong chiếc gương kia, không còn xấu xí, khắc khổ như trước đây. Lúc này anh bỗng bừng tỉnh hiểu ra được nguyên do.
Thì ra cái gốc căn bệnh “trở nên xấu xí” là do trong 2 năm trước đó, anh đã liên tục tạc rất nhiều tượng quỷ Dạ Xoa xấu xí. Hàng ngày tạc những bức tượng xấu xí đó, dường như tâm tính, thần thái của anh cũng biến đổi theo những bức tượng, và đó chính là nguyên nhân khiến diện mạo của anh bị biến đổi xấu tệ.
Còn sau nửa năm miệt mài tạc những bức tượng Bồ Tát uy nghiêm thần thánh và từ bi, dường như anh cũng cảm nhận được và hòa mình trong sự tốt đẹp đó, cứ thế mà tâm tính, diện mạo của anh đã đẹp lên lúc nào chẳng hay.
Tướng mạo là sự ngưng kết của biểu cảm. Tướng mạo, thần thái của một người, gắn liền với môi trường và tâm lý tình cảm của người đó.
Nhà khoa học tự nhiên Đức Immanuel Kant đã từng nói: “Thần thái theo sát với hoạt động nội tâm, thậm chí không tự chủ, nó là do thường xuyên lặp lại mà dần dần hình thành khuôn mặt cố định”.
Nhà triết học trứ danh Schopenhauer cũng đã từng nói: “Vẻ bề ngoài xinh đẹp nhanh nhẹn là kết quả khắc họa của năm tháng, do gương mặt vô số lần co, giãn nhanh chóng, nên đã biểu hiện ra đặc trưng của tính cách”.
Bởi vậy mà trong dân gian có câu nói quen thuộc rằng: Tướng do tâm mà sinh ra, tướng cũng tùy tâm mà thay đổi.
Nếu một người hiện tại đang có một gương mặt hung ác, nhưng anh ta từ nay về sau thường xuyên phát tâm từ bi, chăm làm việc thiện, biết giúp đỡ mọi người xung quanh… thì chắc chắn rằng tướng ác ấy không lâu sau sẽ chuyển biến thành tướng lành.
Ngược lại, mặc dù một số người hiện tại được cho là phúc tướng, cũng luôn tự hào về tướng mạo của mình, nhưng lại không biết hành thiện tích đức, đồng thời thường xuyên có những ý nghĩ tham lam và oán hận, vậy thì phúc tướng của anh ta chẳng bao lâu cũng sẽ mất đi mà thôi.
Trong cuộc sống ngày nay, ai cũng muốn mình có một khuôn mặt đẹp, hay ít ra là ưa nhìn. Có nhiều người còn không tiếc tay chi tiền để cố thẩm mỹ, dùng dao kéo để có được một khuôn mặt ý tưởng như mong muốn. Tuy nhiên, bí quyết đơn giản gần ngay trước mắt, cũng không tốn một xu tiền thì nhiều người lại không nhận ra.
Vậy nên mới nói, chúng ta muốn có một tướng mạo đẹp, chi bằng trong cuộc sống hàng ngày hãy chú ý tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện lương. Lòng luôn giữ thiện niệm, làm việc thiện miệt mài không truy cầu báo đáp, đến một ngày chợt nhận ra tướng mạo của chúng ta đã xinh đẹp lên tự bao giờ. Chính là giống như nhà điêu khắc trong câu chuyện ở trên vậy.
Hơn nữa, nếu giữ được một tâm thái bình thản, vui vẻ và hòa ái, thì cho dù bạn vốn không được xinh đẹp hoàn hảo, nhưng trong mắt người khác bạn cũng thật đáng mến mộ, dễ gần.
Sự chân thật, thiện lương và tấm lòng nhẫn nại, những điều tốt đẹp ấy nếu được kết tinh trong tâm hồn, sẽ giống như những đóa sen tỏa hương thơm tinh khiết, khiến khuôn mặt bạn luôn rạng ngời xinh đẹp.
Bí quyết giản đơn ấy gần ngay trước mắt, sao chúng ta chẳng sớm nhận ra!
Hải Sơn
Bàn ra tán vào (0)
Bí quyết để có dung mạo xinh đẹp mà… không cần thẩm mỹ viện
Ai cũng muốn mình có một khuôn mặt đẹp, hay ít ra là ưa nhìn. Nhưng có một bí quyết gần ngay trước mắt, cũng không tốn một xu tiền thì nhiều người lại chẳng hề nhận ra.
Và bí quyết ấy được cha ông lưu truyền lại cho chúng ta từ ngàn đời qua bằng những câu nói, với nhiều người đã vô cùng quen thuộc.
‘Tướng tùy tâm sinh’ – Câu nói quen thuộc này bắt nguồn từ đâu?
Có lẽ với nhiều người, “Tướng tùy tâm sinh” – câu nói ấy đã rất đỗi quen thuộc. Đây là một câu thuật ngữ thường dùng trong Phật giáo, nhưng lại vốn bắt nguồn sớm nhất từ Quỷ Cốc Tử thời Xuân Thu, tức từ 4 câu thơ:
“Hữu tâm vô tướng,
Tướng tùy tâm sinh;
Hữu tướng vô tâm,
Tướng tùy tâm diệt”
Tạm hiểu là: Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ sinh ra theo tâm; Có tướng không có tâm, thì tướng sẽ bị mất đi theo tâm. Tướng mạo, thần thái hung cát của một người biểu hiện ra bên ngoài, thì có thể thay đổi tùy theo chuyển biến tâm niệm của người đó. Đây cũng là 4 câu thơ mà những ai vốn am hiểu về thuật tướng số ắt sẽ thuộc làu.
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà quan điểm này đã được rất nhiều thầy tướng số thời cổ đại khẳng định. Ví như trong “Tâm tướng thiên” của Trần Đoàn thời đầu nhà Tống có viết: “Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ theo tâm mà sinh ra … Câu này tuy đơn giản, nhưng thực sự đã đi vào đến sự huyền diệu của luân thường cương lĩnh” (“Hữu tâm vô tướng, tướng trục tâm sinh … tư ngôn tuy giản, thực nhập luân thường cương lĩnh chi diệu”).
Trần Đoàn cũng căn cứ vào đó mà đưa ra học thuyết “Vị quan hình mạo, tiên tướng tâm điền”. Ý rằng chưa cần quan sát hình hài, mặt mũi, hãy quan sát tâm tính trước đã.
Trần Chiêu đời Thanh cũng giảng trong “Tướng lý hoành chân” rằng: “Tướng có thể thay đổi, tâm hướng thế nào, thì tướng cũng theo đó mà thay đổi theo…” (“Tướng hữu cánh biến, tâm chi sở hướng, nhi tướng tòng chi dĩ biến…”).
Có một câu chuyện rất điển hình, có thể giải thích rõ nhất đạo lý này.
Ở vùng nọ, có một nhà điêu khắc tướng mạo vốn khá đẹp, nhưng sau một thời gian, đột nhiên thấy mình trở nên càng ngày càng xấu xí. Anh đã tìm khắp các danh y, uống đủ các phương thuốc, nhưng đều vô hiệu.
Một lần, trong lúc buồn chán anh du ngoạn đến một ngôi chùa nọ. Tại đây, khi trò chuyện với vị sư trụ trì, anh mới kể hết nỗi khổ trong lòng mình. Vị trụ trì nghe xong mỉm cười nói: “Bệnh này của anh tôi có thể chữa được. Nhưng với điều kiện là, anh phải tạc giúp tôi mấy pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm với các thần thái khác nhau”.
Nhà điêu khắc nghe vậy rất vui mừng, chẳng cần nghĩ ngợi liền không do dự đồng ý điều kiện của vị sư trụ trì.
Chúng ta đều biết, trong văn hóa truyền thống Á Đông, Bồ Tát Quán Thế Âm là hóa thân của sự hiền từ, thiện lương, thánh khiết và tốt đẹp. Nhà điêu khắc trong quá trình tạc tượng Bồ Tát, phải nghiên cứu không ngừng, thậm chí còn phải bắt chước các thần thái của Bồ Tát. Bởi chỉ có như vậy, thì mới có thể tạc ra được những pho tượng Bồ Tát sống động như thực. Cứ thế, anh miệt mài với công việc đến độ nhiều bữa quên ăn, đến người nhà cũng phải ngạc nhiên với sự cần mẫn ấy.
Nửa năm sau, nhà điêu khắc đã hoàn thành nhiệm vụ mà vị sư trụ trì giao phó một cách mỹ mãn. Những bức tượng Bồ Tát với dáng vẻ từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm, có bức Bồ Tát đang cầm bình cam lồ và cành dương liễu, mắt dõi nhìn thế gian, lại có bức Ngài hóa thân thành cô thôn nữ tay bưng giỏ cá… Tất cả đều rất đẹp và sống động, tưởng chừng đang triển hiện có thật ngay trước mắt.
Vào ngày sau khi hoàn thành các công việc, nhà điêu khắc soạn sửa hành trang để chuẩn bị đi đến ngôi chùa nọ để gặp vị sư trụ trì một lần nữa. Và khi vô tình đi ngang qua tấm gương trong nhà, anh bất giác kinh ngạc phát hiện ra, tướng mạo của bản thân đã thay đổi tự lúc nào, đoan trang và đẹp lên rất nhiều.
Như không tin vào mắt mình, dường như có một con người rất khác trong chiếc gương kia, không còn xấu xí, khắc khổ như trước đây. Lúc này anh bỗng bừng tỉnh hiểu ra được nguyên do.
Thì ra cái gốc căn bệnh “trở nên xấu xí” là do trong 2 năm trước đó, anh đã liên tục tạc rất nhiều tượng quỷ Dạ Xoa xấu xí. Hàng ngày tạc những bức tượng xấu xí đó, dường như tâm tính, thần thái của anh cũng biến đổi theo những bức tượng, và đó chính là nguyên nhân khiến diện mạo của anh bị biến đổi xấu tệ.
Còn sau nửa năm miệt mài tạc những bức tượng Bồ Tát uy nghiêm thần thánh và từ bi, dường như anh cũng cảm nhận được và hòa mình trong sự tốt đẹp đó, cứ thế mà tâm tính, diện mạo của anh đã đẹp lên lúc nào chẳng hay.
Tướng mạo là sự ngưng kết của biểu cảm. Tướng mạo, thần thái của một người, gắn liền với môi trường và tâm lý tình cảm của người đó.
Nhà khoa học tự nhiên Đức Immanuel Kant đã từng nói: “Thần thái theo sát với hoạt động nội tâm, thậm chí không tự chủ, nó là do thường xuyên lặp lại mà dần dần hình thành khuôn mặt cố định”.
Nhà triết học trứ danh Schopenhauer cũng đã từng nói: “Vẻ bề ngoài xinh đẹp nhanh nhẹn là kết quả khắc họa của năm tháng, do gương mặt vô số lần co, giãn nhanh chóng, nên đã biểu hiện ra đặc trưng của tính cách”.
Bởi vậy mà trong dân gian có câu nói quen thuộc rằng: Tướng do tâm mà sinh ra, tướng cũng tùy tâm mà thay đổi.
Nếu một người hiện tại đang có một gương mặt hung ác, nhưng anh ta từ nay về sau thường xuyên phát tâm từ bi, chăm làm việc thiện, biết giúp đỡ mọi người xung quanh… thì chắc chắn rằng tướng ác ấy không lâu sau sẽ chuyển biến thành tướng lành.
Ngược lại, mặc dù một số người hiện tại được cho là phúc tướng, cũng luôn tự hào về tướng mạo của mình, nhưng lại không biết hành thiện tích đức, đồng thời thường xuyên có những ý nghĩ tham lam và oán hận, vậy thì phúc tướng của anh ta chẳng bao lâu cũng sẽ mất đi mà thôi.
Trong cuộc sống ngày nay, ai cũng muốn mình có một khuôn mặt đẹp, hay ít ra là ưa nhìn. Có nhiều người còn không tiếc tay chi tiền để cố thẩm mỹ, dùng dao kéo để có được một khuôn mặt ý tưởng như mong muốn. Tuy nhiên, bí quyết đơn giản gần ngay trước mắt, cũng không tốn một xu tiền thì nhiều người lại không nhận ra.
Vậy nên mới nói, chúng ta muốn có một tướng mạo đẹp, chi bằng trong cuộc sống hàng ngày hãy chú ý tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện lương. Lòng luôn giữ thiện niệm, làm việc thiện miệt mài không truy cầu báo đáp, đến một ngày chợt nhận ra tướng mạo của chúng ta đã xinh đẹp lên tự bao giờ. Chính là giống như nhà điêu khắc trong câu chuyện ở trên vậy.
Hơn nữa, nếu giữ được một tâm thái bình thản, vui vẻ và hòa ái, thì cho dù bạn vốn không được xinh đẹp hoàn hảo, nhưng trong mắt người khác bạn cũng thật đáng mến mộ, dễ gần.
Sự chân thật, thiện lương và tấm lòng nhẫn nại, những điều tốt đẹp ấy nếu được kết tinh trong tâm hồn, sẽ giống như những đóa sen tỏa hương thơm tinh khiết, khiến khuôn mặt bạn luôn rạng ngời xinh đẹp.
Bí quyết giản đơn ấy gần ngay trước mắt, sao chúng ta chẳng sớm nhận ra!
Hải Sơn