Sức khỏe và đời sống
Bí quyết để hết cay sau khi ăn ớt
Chắc chắn bạn đã từng, ít nhất một lần, trải qua cảm giác cay cháy miệng khi ăn ớt. Và bạn tìm sự cứu giúp từ một cốc nước lạnh? Các nhà khoa học nói rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất
Chắc chắn bạn đã từng, ít nhất một lần, trải qua cảm giác cay cháy miệng khi ăn ớt. Và bạn tìm sự cứu giúp từ một cốc nước lạnh? Các nhà khoa học nói rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất. Uống nước sẽ chỉ làm vị cay dàn đều quanh miệng bạn. Còn muốn vị cay này biến mất, không có gì hiệu quả bằng uống một ly sữa. Hãy cùng tìm hiểu tại sao điều này lại kỳ diệu đến vậy.
Làm sao để chiến đấu lại vị cay của ớt?
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tiểu Bang New Mexico đã phát hiện ra một loại protein trong sữa. Nó có thể giảm ảnh hưởng của chất hóa học tạo ra vị cay của ớt.
"Capsaicin là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong ớt, thứ mà khiến cho chúng có vị cay nóng", Giáo sư Paul Bosland đến từ Đại học Bang New Mexico, Hoa Kỳ cho biết.
"Sữa thì lại chứa protein, nó có thể thế chỗ của capsaicin để bám vào các thụ thể trên lưỡi. Bởi vậy, sữa thực sự là cách nhanh nhất để giảm bớt cảm giác cay nóng đang đốt cháy miệng bạn".
Để hiểu rõ ràng hơn thì quá trình sẽ xảy ra như sau:
Khi bạn ăn ớt, capsaicin sẽ bám vào các thụ thể bên trong miệng. Nó tạo ra một tín hiệu báo động đến não, rằng bạn đang chạm vào một thứ gì đó rất nóng. Đó cũng là lý do một số người ăn ớt bị cay và đổ mồ hôi liên tục.
Sữa cung cấp các protein "đuổi" capsaicin ra khỏi bề mặt tiếp xúc với thụ thể trong miệng. Khi không còn tiếp xúc nữa, tín hiệu đến não cũng biến mất và bạn sẽ giảm được cảm giác cay đốt cháy họng cũng như ngưng đổ mồ hôi.
Capsaicin tiếp xúc với thụ thể trong miệng khiến bạn cảm thấy cay và đổ mồ hôi
Tuy nhiên, quá trình này xảy ra không chỉ với sữa và các sản phẩm từ sữa như kem chua hay kem. Đã bao giờ bạn ăn một thực phẩm vô tình làm giảm cơn cay nóng của ớt? Khả năng cao là chúng chứa chất carbohydrate.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng carbohydrate cũng có thể giúp bạn "dập ngọn lửa" của ớt. "Carbohydrate có khả năng thế chỗ capsaicin trên các thụ thể. Chỉ có điều chúng không hiệu quả như sữa", Bosland nói.
Vậy là ngoài sữa, bạn cũng có thể lựa chọn thêm bánh mì hoặc đường để "chữa trị cơn bỏng" sau khi ăn đồ cay. Đường là lựa chọn tốt hơn trong đó.
Bây giờ thì chúng ta cũng có thể giải thích tại sao ở Mexico, quốc gia ăn cay bậc nhất thế giới, có món tráng miệng là bánh Flan và Sopapillas. Hóa ra chúng được làm từ bánh mì, đường và sữa.
Các nhà khoa học cũng khuyên bạn rằng đừng mong rằng một ly nước hoặc bia lạnh có thể làm giảm cái cảm giác cay từ ớt. Uống một ngụm nước chỉ khiến capsaicin luẩn quẩn trong miệng bạn mà thôi, Bosland nói.
Không phải nước lạnh, mà chính là sữa mới là cứu tinh cho bạn khỏi vị cay của ớt
Quay lại lịch sử hàng ngàn năm trước, những giống ớt đầu tiên có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Khi đó, ớt tròn và nhỏ hơn ngày nay nhiều. Các chuyên gia phỏng đoán rằng con người bắt đầu chú ý đến ớt và đưa chúng vào canh tác trong khoảng 15.000 năm trước.
Từ đó, các giống ớt lần lượt được chúng ta lựa chọn và phát triển. Kết quả là ngày nay, đã có hàng ngàn giống ớt khác nhau, từ ớt Bò Cạp Trinidad Moruga siêu cay cho đến những quả ớt chuông chẳng cay chút nào.
Mọi người cũng thường phân vân không biết rằng ớt xanh hay ớt chín sẽ cay hơn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung, Bosland cho biết: "Ớt chín đỏ sẽ không cay bằng ớt xanh. Lý do vì ớt đỏ chứa nhiều đường hơn". Mà như chúng ta đã biết thì đường giúp làm giảm vị cay.
Capsaicin trong ớt có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư.
Có một tin tốt nữa dành cho những người thích ăn cay. Các nhà khoa học nói rằng ăn ớt có thể giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và các vấn đề hô hấp.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng capsaicin có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư. Điều này được rút ra từ một nghiên cứu 487.000 người Trung Quốc trong độ tuổi 30 đến 79.
Mỗi người tham gia được hỏi về tình trạng sức khỏe tổng quá và thói quen ăn uống của họ. Sau đó, họ được theo dõi suốt 7 năm. Trong thời gian này có 20.224 người đã tử vong. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Oxford, trường Y tế cộng đồng Harvard và Viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã phát hiện ra rằng: nhóm người ăn cay mỗi tuần từ một đến 2 ngày giảm được khả năng tử vong tới 14% so với những người ăn cay ít hơn 1 lần mỗi tuần.
Quả là một thông tin tuyệt vời dành cho những người thích ăn đồ cay. Còn bạn? Nếu không phải một người ưa thích cảm giác cay cháy cổ từ những đồ ăn chứa nhiều ớt, bạn vẫn có thể trải nghiệm lợi ích của loại gia vị đặc biệt này với một ly sữa bên mình.
Tham khảo Dailymail
Chắc chắn bạn đã từng, ít nhất một lần, trải qua cảm giác cay cháy miệng khi ăn ớt. Và bạn tìm sự cứu giúp từ một cốc nước lạnh? Các nhà khoa học nói rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất. Uống nước sẽ chỉ làm vị cay dàn đều quanh miệng bạn. Còn muốn vị cay này biến mất, không có gì hiệu quả bằng uống một ly sữa. Hãy cùng tìm hiểu tại sao điều này lại kỳ diệu đến vậy.
Làm sao để chiến đấu lại vị cay của ớt?
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tiểu Bang New Mexico đã phát hiện ra một loại protein trong sữa. Nó có thể giảm ảnh hưởng của chất hóa học tạo ra vị cay của ớt.
"Capsaicin là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong ớt, thứ mà khiến cho chúng có vị cay nóng", Giáo sư Paul Bosland đến từ Đại học Bang New Mexico, Hoa Kỳ cho biết.
"Sữa thì lại chứa protein, nó có thể thế chỗ của capsaicin để bám vào các thụ thể trên lưỡi. Bởi vậy, sữa thực sự là cách nhanh nhất để giảm bớt cảm giác cay nóng đang đốt cháy miệng bạn".
Để hiểu rõ ràng hơn thì quá trình sẽ xảy ra như sau:
Khi bạn ăn ớt, capsaicin sẽ bám vào các thụ thể bên trong miệng. Nó tạo ra một tín hiệu báo động đến não, rằng bạn đang chạm vào một thứ gì đó rất nóng. Đó cũng là lý do một số người ăn ớt bị cay và đổ mồ hôi liên tục.
Sữa cung cấp các protein "đuổi" capsaicin ra khỏi bề mặt tiếp xúc với thụ thể trong miệng. Khi không còn tiếp xúc nữa, tín hiệu đến não cũng biến mất và bạn sẽ giảm được cảm giác cay đốt cháy họng cũng như ngưng đổ mồ hôi.
Capsaicin tiếp xúc với thụ thể trong miệng khiến bạn cảm thấy cay và đổ mồ hôi
Tuy nhiên, quá trình này xảy ra không chỉ với sữa và các sản phẩm từ sữa như kem chua hay kem. Đã bao giờ bạn ăn một thực phẩm vô tình làm giảm cơn cay nóng của ớt? Khả năng cao là chúng chứa chất carbohydrate.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng carbohydrate cũng có thể giúp bạn "dập ngọn lửa" của ớt. "Carbohydrate có khả năng thế chỗ capsaicin trên các thụ thể. Chỉ có điều chúng không hiệu quả như sữa", Bosland nói.
Vậy là ngoài sữa, bạn cũng có thể lựa chọn thêm bánh mì hoặc đường để "chữa trị cơn bỏng" sau khi ăn đồ cay. Đường là lựa chọn tốt hơn trong đó.
Bây giờ thì chúng ta cũng có thể giải thích tại sao ở Mexico, quốc gia ăn cay bậc nhất thế giới, có món tráng miệng là bánh Flan và Sopapillas. Hóa ra chúng được làm từ bánh mì, đường và sữa.
Các nhà khoa học cũng khuyên bạn rằng đừng mong rằng một ly nước hoặc bia lạnh có thể làm giảm cái cảm giác cay từ ớt. Uống một ngụm nước chỉ khiến capsaicin luẩn quẩn trong miệng bạn mà thôi, Bosland nói.
Không phải nước lạnh, mà chính là sữa mới là cứu tinh cho bạn khỏi vị cay của ớt
Quay lại lịch sử hàng ngàn năm trước, những giống ớt đầu tiên có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Khi đó, ớt tròn và nhỏ hơn ngày nay nhiều. Các chuyên gia phỏng đoán rằng con người bắt đầu chú ý đến ớt và đưa chúng vào canh tác trong khoảng 15.000 năm trước.
Từ đó, các giống ớt lần lượt được chúng ta lựa chọn và phát triển. Kết quả là ngày nay, đã có hàng ngàn giống ớt khác nhau, từ ớt Bò Cạp Trinidad Moruga siêu cay cho đến những quả ớt chuông chẳng cay chút nào.
Mọi người cũng thường phân vân không biết rằng ớt xanh hay ớt chín sẽ cay hơn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung, Bosland cho biết: "Ớt chín đỏ sẽ không cay bằng ớt xanh. Lý do vì ớt đỏ chứa nhiều đường hơn". Mà như chúng ta đã biết thì đường giúp làm giảm vị cay.
Capsaicin trong ớt có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư.
Có một tin tốt nữa dành cho những người thích ăn cay. Các nhà khoa học nói rằng ăn ớt có thể giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và các vấn đề hô hấp.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng capsaicin có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư. Điều này được rút ra từ một nghiên cứu 487.000 người Trung Quốc trong độ tuổi 30 đến 79.
Mỗi người tham gia được hỏi về tình trạng sức khỏe tổng quá và thói quen ăn uống của họ. Sau đó, họ được theo dõi suốt 7 năm. Trong thời gian này có 20.224 người đã tử vong. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Oxford, trường Y tế cộng đồng Harvard và Viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã phát hiện ra rằng: nhóm người ăn cay mỗi tuần từ một đến 2 ngày giảm được khả năng tử vong tới 14% so với những người ăn cay ít hơn 1 lần mỗi tuần.
Quả là một thông tin tuyệt vời dành cho những người thích ăn đồ cay. Còn bạn? Nếu không phải một người ưa thích cảm giác cay cháy cổ từ những đồ ăn chứa nhiều ớt, bạn vẫn có thể trải nghiệm lợi ích của loại gia vị đặc biệt này với một ly sữa bên mình.
Tham khảo Dailymail
Bí quyết để hết cay sau khi ăn ớt
Chắc chắn bạn đã từng, ít nhất một lần, trải qua cảm giác cay cháy miệng khi ăn ớt. Và bạn tìm sự cứu giúp từ một cốc nước lạnh? Các nhà khoa học nói rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất
Chắc chắn bạn đã từng, ít nhất một lần, trải qua cảm giác cay cháy miệng khi ăn ớt. Và bạn tìm sự cứu giúp từ một cốc nước lạnh? Các nhà khoa học nói rằng đó không phải là giải pháp tốt nhất. Uống nước sẽ chỉ làm vị cay dàn đều quanh miệng bạn. Còn muốn vị cay này biến mất, không có gì hiệu quả bằng uống một ly sữa. Hãy cùng tìm hiểu tại sao điều này lại kỳ diệu đến vậy.
Làm sao để chiến đấu lại vị cay của ớt?
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tiểu Bang New Mexico đã phát hiện ra một loại protein trong sữa. Nó có thể giảm ảnh hưởng của chất hóa học tạo ra vị cay của ớt.
"Capsaicin là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong ớt, thứ mà khiến cho chúng có vị cay nóng", Giáo sư Paul Bosland đến từ Đại học Bang New Mexico, Hoa Kỳ cho biết.
"Sữa thì lại chứa protein, nó có thể thế chỗ của capsaicin để bám vào các thụ thể trên lưỡi. Bởi vậy, sữa thực sự là cách nhanh nhất để giảm bớt cảm giác cay nóng đang đốt cháy miệng bạn".
Để hiểu rõ ràng hơn thì quá trình sẽ xảy ra như sau:
Khi bạn ăn ớt, capsaicin sẽ bám vào các thụ thể bên trong miệng. Nó tạo ra một tín hiệu báo động đến não, rằng bạn đang chạm vào một thứ gì đó rất nóng. Đó cũng là lý do một số người ăn ớt bị cay và đổ mồ hôi liên tục.
Sữa cung cấp các protein "đuổi" capsaicin ra khỏi bề mặt tiếp xúc với thụ thể trong miệng. Khi không còn tiếp xúc nữa, tín hiệu đến não cũng biến mất và bạn sẽ giảm được cảm giác cay đốt cháy họng cũng như ngưng đổ mồ hôi.
Capsaicin tiếp xúc với thụ thể trong miệng khiến bạn cảm thấy cay và đổ mồ hôi
Tuy nhiên, quá trình này xảy ra không chỉ với sữa và các sản phẩm từ sữa như kem chua hay kem. Đã bao giờ bạn ăn một thực phẩm vô tình làm giảm cơn cay nóng của ớt? Khả năng cao là chúng chứa chất carbohydrate.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng carbohydrate cũng có thể giúp bạn "dập ngọn lửa" của ớt. "Carbohydrate có khả năng thế chỗ capsaicin trên các thụ thể. Chỉ có điều chúng không hiệu quả như sữa", Bosland nói.
Vậy là ngoài sữa, bạn cũng có thể lựa chọn thêm bánh mì hoặc đường để "chữa trị cơn bỏng" sau khi ăn đồ cay. Đường là lựa chọn tốt hơn trong đó.
Bây giờ thì chúng ta cũng có thể giải thích tại sao ở Mexico, quốc gia ăn cay bậc nhất thế giới, có món tráng miệng là bánh Flan và Sopapillas. Hóa ra chúng được làm từ bánh mì, đường và sữa.
Các nhà khoa học cũng khuyên bạn rằng đừng mong rằng một ly nước hoặc bia lạnh có thể làm giảm cái cảm giác cay từ ớt. Uống một ngụm nước chỉ khiến capsaicin luẩn quẩn trong miệng bạn mà thôi, Bosland nói.
Không phải nước lạnh, mà chính là sữa mới là cứu tinh cho bạn khỏi vị cay của ớt
Quay lại lịch sử hàng ngàn năm trước, những giống ớt đầu tiên có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Khi đó, ớt tròn và nhỏ hơn ngày nay nhiều. Các chuyên gia phỏng đoán rằng con người bắt đầu chú ý đến ớt và đưa chúng vào canh tác trong khoảng 15.000 năm trước.
Từ đó, các giống ớt lần lượt được chúng ta lựa chọn và phát triển. Kết quả là ngày nay, đã có hàng ngàn giống ớt khác nhau, từ ớt Bò Cạp Trinidad Moruga siêu cay cho đến những quả ớt chuông chẳng cay chút nào.
Mọi người cũng thường phân vân không biết rằng ớt xanh hay ớt chín sẽ cay hơn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung, Bosland cho biết: "Ớt chín đỏ sẽ không cay bằng ớt xanh. Lý do vì ớt đỏ chứa nhiều đường hơn". Mà như chúng ta đã biết thì đường giúp làm giảm vị cay.
Capsaicin trong ớt có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư.
Có một tin tốt nữa dành cho những người thích ăn cay. Các nhà khoa học nói rằng ăn ớt có thể giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và các vấn đề hô hấp.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng capsaicin có tác dụng chống béo phì, chống oxy hóa, viêm nhiễm và cả đặc tính chống ung thư. Điều này được rút ra từ một nghiên cứu 487.000 người Trung Quốc trong độ tuổi 30 đến 79.
Mỗi người tham gia được hỏi về tình trạng sức khỏe tổng quá và thói quen ăn uống của họ. Sau đó, họ được theo dõi suốt 7 năm. Trong thời gian này có 20.224 người đã tử vong. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Oxford, trường Y tế cộng đồng Harvard và Viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã phát hiện ra rằng: nhóm người ăn cay mỗi tuần từ một đến 2 ngày giảm được khả năng tử vong tới 14% so với những người ăn cay ít hơn 1 lần mỗi tuần.
Quả là một thông tin tuyệt vời dành cho những người thích ăn đồ cay. Còn bạn? Nếu không phải một người ưa thích cảm giác cay cháy cổ từ những đồ ăn chứa nhiều ớt, bạn vẫn có thể trải nghiệm lợi ích của loại gia vị đặc biệt này với một ly sữa bên mình.
Tham khảo Dailymail