Sức khỏe và đời sống
Bí quyết dưỡng sinh của cụ bà bị ung thư nhưng thọ hơn 100 tuổi: Phơi nắng
Có thể bạn đã gặp không ít những người ngoài 100 tuổi, nhưng bạn từng gặp bao nhiêu người từng bị ung thư vẫn có thể sống vui vẻ và mỉm cười đến 100 tuổi, mà bí quyết chỉ là đi bộ và phơi nắng?
Cụ Trương Minh Châu sinh năm 1905, năm 88 tuổi bà bị ung thư ruột, tổng cộng phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật lớn cắt bỏ toàn bộ kết tràng và 1m đại tràng. Vào lần phẫu thuật thứ ba bà mới biết mình bị ung thư.
Vào năm 106 tuổi, bà đã công bố bí quyết sống thọ và gìn giữ sắc đẹp của mình, trong đó có một bí quyết dễ bị bỏ qua nhưng lại là quan trọng nhất.
Bà Trương Minh Châu có hai thói quen lớn, một là kiên trì đi bộ, các công viên lớn đều là những nơi mà bà thường hay đi. Mọi người đều quen biết bà và bà cũng trò chuyện với mọi người rất vui vẻ. Thứ hai là phơi nắng, sau khi ăn hoặc trong lúc đi bộ, bà luôn phơi nắng.
Bạn đừng xem thường việc phơi nắng này, bạn không cần tốn một đồng xu nào, cũng không cần vận động nhưng nếu phơi cách đúng cách thì sẽ có tác dụng to lớn.
Ánh nắng mặt trời rất quý, phơi nắng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người lớn tuổi phơi nắng có lợi cho việc bổ sung dương khí, các chức năng nội tạng trong cơ thể đều dựa hoàn toàn vào dương khí, nếu đủ dương khí thì khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể sẽ được nâng cao.
Trong Đông Y, phơi nắng được gọi là “thiên cứu”, cũng có nghĩa là thiên nhiên đốt ngải cứu cho chúng ta. Chúng ta đều biết đốt ngải cứu cứu là cách bổ sung dương khí tốt nhất, nhưng đốt ngải cứu cần phải xem xét, không phải ai cũng phù hợp và đốt quá nhiều sẽ bị phát hỏa.
“Thiên cứu” thì không gặp phải vấn đề này, việc này thuộc về “cách làm ấm” trong Đông y, không có bất cứ tác dụng phụ nào, phù hợp với tất cả mọi người.
Phơi nắng vào đầu xuân, phòng ung thư, kéo dài tuổi thọ, tăng hệ miễn dịch.
Muốn khỏe mạnh thì chúng ta phải đủ dương khí, tay chân phải ấm, ngũ tạng chắc chắn, tinh thần vui vẻ và phơi nắng chính là cách chữa bệnh tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Dưới đây là một số lợi ích của việc phơi nắng:
1. Làm cho mạch máu khỏe hơn
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y học Anh Quốc cho thấy người có hàm lượng vitamin D trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy tim và đột qụy cao hơn. Nhiều bài nghiên cứu cũng chứng minh vào mùa đông khi mà thiếu tia cực tím, những người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng lên rõ rệt.
Phơi nắng một cách hợp lý có thể hỗ trợ vitamin D trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó làm giảm những triệu chứng viêm trong cơ thể, có lợi cho mạch máu.
2. Kéo dài tuổi thọ
Kể từ năm 1980, các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu đối với 4,4 triệu người Đan Mạch trong vòng 26 năm và phát hiện ra rằng phơi nắng nhiều có thể kéo dài tuổi thọ.
3. Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu của Đại học San Diego cho thấy, so với những người phụ nữ sống ở nơi vĩ độ cao, những người sống ở nơi vĩ độ thấp có tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng khá thấp, bởi vì thời gian họ nhận được ánh sáng mặt trời dài hơn, hàm lượng vitamin D hấp thụ cao sẽ có lợi cho việc phòng chống ung thư hơn.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Phơi nắng có công dụng bổ sung dương khí. Trong Đông y có câu “dùng mặt trời”, chính là tập trung dương khí mà mặt trời phát ra. Toàn bộ chức năng nội tạng trong cơ thể đều dựa vào dương khí, nếu đầy đủ dương khí thì khả năng đề kháng của cơ thể sẽ tăng lên.
5. Phòng cận thị
Thiếu ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị. Mặt trời có thể kích thích sản sinh dopamine có tác dụng hỗ trợ tránh kéo dài trục của mắt, từ đó ngăn chặn việc khi ánh sáng tập trung đi vào mắt xuất hiện việc tiêu điểm bị méo, nhờ vậy giảm nguy cơ cận thị.
>> Cận thị: Nguyên nhân chính không phải do học nhiều, mà là thiếu hoạt động ngoài trời
—***—
Vậy cách phơi nắng tốt nhất cho cơ thể là gì? Phơi nắng vào lúc nào? Bao nhiêu lâu?
Phơi nắng tuy đơn giản, nhưng bạn phải làm đúng cách thì mới có tác dụng.
1. Phơi đỉnh đầu bổ sung canxi
Ánh nắng chiếu qua đỉnh đầu có thể thúc đẩy hấp thu canxi.
Có rất nhiều người thường thích đội nón khi phơi nắng, thật ra thì ánh nắng mùa xuân hoàn toàn không mạnh, nếu mặc trang phục dày và đội nón thì không thể nào phát huy được tác dụng của việc phơi nắng.
2. Phơi phần lưng làm dịu tỳ vị
“Phía trước là âm, phía sau là dương, phơi nắng phần lưng có tác dụng bổ sung dương khí.” Dương khí suy yếu sẽ khiến tay chân lạnh, thường xuyên bị khó chịu tỳ vị như lạnh bụng hoặc ăn đồ lạnh xong bị tiêu chảy…
Phơi nắng phần lưng vào mùa xuân có thể khử khí lạnh ở tỳ vị, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, các lương y thời nhà Thanh từng chỉ ra rằng “lưng là dương, chủ chi tim phổi”, phơi nắng phần lưng còn có thể làm thông kinh mạch ở lưng, có lợi cho tim phổi.
3. Phơi nắng hai chân sẽ không bị chuột rút
Người mà “chân luôn lạnh” nên thường xuyên phơi nắng. Phơi nắng hai chân có thể loại bỏ khí lạnh ở chân rất tốt, có tác dụng làm dịu chứng chuột rút chân, đồng thời có thể tăng tốc độ hấp thu canxi ở chân giúp hai chân khỏe hơn, rất tốt trong việc phòng chống loãng xương.
Đặc biệt là những người vị viêm khớp phong thấp, phơi nắng vào mùa xuân có thể hoạt hóa mạch máu, làm dịu bệnh tình, có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
4. Phơi nắng vào lúc nào là tốt nhất?
Thông thường từ 6-10 giờ sáng là thích hợp nhất để phơi nắng. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất, tia cực tím yếu đi, có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp cơ thể phát nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, lưu thông máu, tăng cười sức sống cho cơ thể.
Từ 4-5 giờ chiều cũng là thời gian phơi nắng tốt, đặc điểm chiếu sáng trong khoảng thời gian này là chùm sáng D trong tia cực tím khá nhiều, đây là lúc tốt nhất để tích lũy “vitamin ánh sáng” – vitamin D cho cơ thể, đồng thời còn có thể thúc đẩy ruột hấp thu canxi và phốt-pho, tăng cường thể chất, đẩy mạnh việc tăng canxi cho xương.
5. Kiểm soát thời gian phơi nắng mỗi ngày
Nên phơi nắng khoảng 40 phút đến 1 giờ đồng hồ, tốt nhất là đổ một chút mồ hôi và cảm thấy hơi buồn ngủ.
Đổ nhiều mồ hôi sẽ mất sức, nói quá nhiều sẽ hao khí, càng phơi nắng càng hứng thú sẽ mệt thần.
Khi phơi nắng phải định thần, yên tĩnh, giữ vững tinh thần là quan trọng nhất. Hãy tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mặt yên lặng phơi nắng hoặc nghe nhạc nhẹ, không nên gọi điện thoại, nghịch điện thoại, nói chuyện quá lớn tiếng, vận động mạnh, như vậy chẳng những không có hiệu quả mà ngược lại còn làm hao tổn sức, khí và thần.
Vào đầu mùa xuân, bạn đừng bỏ lỡ cách chữa bệnh tuyệt vời mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta, nếu làm đúng thì đây là một phương pháp giúp sống thọ như cụ Trương Minh Châu, không cần tốn tiền, không cần vất vả.
Ngọc Trúc
Mai Anh chuyển
Bí quyết dưỡng sinh của cụ bà bị ung thư nhưng thọ hơn 100 tuổi: Phơi nắng
Có thể bạn đã gặp không ít những người ngoài 100 tuổi, nhưng bạn từng gặp bao nhiêu người từng bị ung thư vẫn có thể sống vui vẻ và mỉm cười đến 100 tuổi, mà bí quyết chỉ là đi bộ và phơi nắng?
Cụ Trương Minh Châu sinh năm 1905, năm 88 tuổi bà bị ung thư ruột, tổng cộng phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật lớn cắt bỏ toàn bộ kết tràng và 1m đại tràng. Vào lần phẫu thuật thứ ba bà mới biết mình bị ung thư.
Vào năm 106 tuổi, bà đã công bố bí quyết sống thọ và gìn giữ sắc đẹp của mình, trong đó có một bí quyết dễ bị bỏ qua nhưng lại là quan trọng nhất.
Bà Trương Minh Châu có hai thói quen lớn, một là kiên trì đi bộ, các công viên lớn đều là những nơi mà bà thường hay đi. Mọi người đều quen biết bà và bà cũng trò chuyện với mọi người rất vui vẻ. Thứ hai là phơi nắng, sau khi ăn hoặc trong lúc đi bộ, bà luôn phơi nắng.
Bạn đừng xem thường việc phơi nắng này, bạn không cần tốn một đồng xu nào, cũng không cần vận động nhưng nếu phơi cách đúng cách thì sẽ có tác dụng to lớn.
Ánh nắng mặt trời rất quý, phơi nắng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người lớn tuổi phơi nắng có lợi cho việc bổ sung dương khí, các chức năng nội tạng trong cơ thể đều dựa hoàn toàn vào dương khí, nếu đủ dương khí thì khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể sẽ được nâng cao.
Trong Đông Y, phơi nắng được gọi là “thiên cứu”, cũng có nghĩa là thiên nhiên đốt ngải cứu cho chúng ta. Chúng ta đều biết đốt ngải cứu cứu là cách bổ sung dương khí tốt nhất, nhưng đốt ngải cứu cần phải xem xét, không phải ai cũng phù hợp và đốt quá nhiều sẽ bị phát hỏa.
“Thiên cứu” thì không gặp phải vấn đề này, việc này thuộc về “cách làm ấm” trong Đông y, không có bất cứ tác dụng phụ nào, phù hợp với tất cả mọi người.
Phơi nắng vào đầu xuân, phòng ung thư, kéo dài tuổi thọ, tăng hệ miễn dịch.
Muốn khỏe mạnh thì chúng ta phải đủ dương khí, tay chân phải ấm, ngũ tạng chắc chắn, tinh thần vui vẻ và phơi nắng chính là cách chữa bệnh tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Dưới đây là một số lợi ích của việc phơi nắng:
1. Làm cho mạch máu khỏe hơn
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y học Anh Quốc cho thấy người có hàm lượng vitamin D trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy tim và đột qụy cao hơn. Nhiều bài nghiên cứu cũng chứng minh vào mùa đông khi mà thiếu tia cực tím, những người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng lên rõ rệt.
Phơi nắng một cách hợp lý có thể hỗ trợ vitamin D trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó làm giảm những triệu chứng viêm trong cơ thể, có lợi cho mạch máu.
2. Kéo dài tuổi thọ
Kể từ năm 1980, các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu đối với 4,4 triệu người Đan Mạch trong vòng 26 năm và phát hiện ra rằng phơi nắng nhiều có thể kéo dài tuổi thọ.
3. Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu của Đại học San Diego cho thấy, so với những người phụ nữ sống ở nơi vĩ độ cao, những người sống ở nơi vĩ độ thấp có tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng khá thấp, bởi vì thời gian họ nhận được ánh sáng mặt trời dài hơn, hàm lượng vitamin D hấp thụ cao sẽ có lợi cho việc phòng chống ung thư hơn.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Phơi nắng có công dụng bổ sung dương khí. Trong Đông y có câu “dùng mặt trời”, chính là tập trung dương khí mà mặt trời phát ra. Toàn bộ chức năng nội tạng trong cơ thể đều dựa vào dương khí, nếu đầy đủ dương khí thì khả năng đề kháng của cơ thể sẽ tăng lên.
5. Phòng cận thị
Thiếu ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị. Mặt trời có thể kích thích sản sinh dopamine có tác dụng hỗ trợ tránh kéo dài trục của mắt, từ đó ngăn chặn việc khi ánh sáng tập trung đi vào mắt xuất hiện việc tiêu điểm bị méo, nhờ vậy giảm nguy cơ cận thị.
>> Cận thị: Nguyên nhân chính không phải do học nhiều, mà là thiếu hoạt động ngoài trời
—***—
Vậy cách phơi nắng tốt nhất cho cơ thể là gì? Phơi nắng vào lúc nào? Bao nhiêu lâu?
Phơi nắng tuy đơn giản, nhưng bạn phải làm đúng cách thì mới có tác dụng.
1. Phơi đỉnh đầu bổ sung canxi
Ánh nắng chiếu qua đỉnh đầu có thể thúc đẩy hấp thu canxi.
Có rất nhiều người thường thích đội nón khi phơi nắng, thật ra thì ánh nắng mùa xuân hoàn toàn không mạnh, nếu mặc trang phục dày và đội nón thì không thể nào phát huy được tác dụng của việc phơi nắng.
2. Phơi phần lưng làm dịu tỳ vị
“Phía trước là âm, phía sau là dương, phơi nắng phần lưng có tác dụng bổ sung dương khí.” Dương khí suy yếu sẽ khiến tay chân lạnh, thường xuyên bị khó chịu tỳ vị như lạnh bụng hoặc ăn đồ lạnh xong bị tiêu chảy…
Phơi nắng phần lưng vào mùa xuân có thể khử khí lạnh ở tỳ vị, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, các lương y thời nhà Thanh từng chỉ ra rằng “lưng là dương, chủ chi tim phổi”, phơi nắng phần lưng còn có thể làm thông kinh mạch ở lưng, có lợi cho tim phổi.
3. Phơi nắng hai chân sẽ không bị chuột rút
Người mà “chân luôn lạnh” nên thường xuyên phơi nắng. Phơi nắng hai chân có thể loại bỏ khí lạnh ở chân rất tốt, có tác dụng làm dịu chứng chuột rút chân, đồng thời có thể tăng tốc độ hấp thu canxi ở chân giúp hai chân khỏe hơn, rất tốt trong việc phòng chống loãng xương.
Đặc biệt là những người vị viêm khớp phong thấp, phơi nắng vào mùa xuân có thể hoạt hóa mạch máu, làm dịu bệnh tình, có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
4. Phơi nắng vào lúc nào là tốt nhất?
Thông thường từ 6-10 giờ sáng là thích hợp nhất để phơi nắng. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất, tia cực tím yếu đi, có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp cơ thể phát nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, lưu thông máu, tăng cười sức sống cho cơ thể.
Từ 4-5 giờ chiều cũng là thời gian phơi nắng tốt, đặc điểm chiếu sáng trong khoảng thời gian này là chùm sáng D trong tia cực tím khá nhiều, đây là lúc tốt nhất để tích lũy “vitamin ánh sáng” – vitamin D cho cơ thể, đồng thời còn có thể thúc đẩy ruột hấp thu canxi và phốt-pho, tăng cường thể chất, đẩy mạnh việc tăng canxi cho xương.
5. Kiểm soát thời gian phơi nắng mỗi ngày
Nên phơi nắng khoảng 40 phút đến 1 giờ đồng hồ, tốt nhất là đổ một chút mồ hôi và cảm thấy hơi buồn ngủ.
Đổ nhiều mồ hôi sẽ mất sức, nói quá nhiều sẽ hao khí, càng phơi nắng càng hứng thú sẽ mệt thần.
Khi phơi nắng phải định thần, yên tĩnh, giữ vững tinh thần là quan trọng nhất. Hãy tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mặt yên lặng phơi nắng hoặc nghe nhạc nhẹ, không nên gọi điện thoại, nghịch điện thoại, nói chuyện quá lớn tiếng, vận động mạnh, như vậy chẳng những không có hiệu quả mà ngược lại còn làm hao tổn sức, khí và thần.
Vào đầu mùa xuân, bạn đừng bỏ lỡ cách chữa bệnh tuyệt vời mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta, nếu làm đúng thì đây là một phương pháp giúp sống thọ như cụ Trương Minh Châu, không cần tốn tiền, không cần vất vả.
Ngọc Trúc
Mai Anh chuyển