Tham Khảo
Biển Đông: Donald Trump thành "đồng minh" của diều hâu Trung Quốc?
Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phả
Tàu Trung Quốc đào đắp tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Ảnh do
một phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ chụp ngày 21/05/2015.
Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung
Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy
cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói
rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến hành các hoạt
động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ thuộc chủ
quyền của họ.
Tối Chủ nhật
05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ
khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên
Twitter. Ông Trump viết như sau :
« Trung Quốc có hỏi ý chúng
ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh
tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ
(Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô
ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! »
Tác giả Ankit Panda trên The Diplomat số ra ngày hôm nay 05/12/2016 nhận định, trước hết Trung Quốc không có « phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông »
như ông Trump nói. Các sự kiện gần với ý của ông Trump nhất là việc
thiết lập căn cứ quân sự tại đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, trên
đó khoảng 1.000 quân Trung Quốc trú đóng thường trực, hay căn cứ tàu
ngầm ở đảo Hải Nam. Nói một cách chính xác về mặt địa lý, đó không phải
là « ngay giữa » Biển Đông.
Cũng có thể ông Trump đề cập
đến bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc, tất cả đều ở Trường Sa. Ông Tập Cận
Bình khẳng định là không quân sự hóa các thực thể này. Nhưng các hình
ảnh vệ tinh liên tục cho thấy Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng có
thể dùng cho dân sự lẫn quân sự, kể cả phi đạo trên các đảo ấy, chứng tỏ
việc quân sự hóa chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Bảy đảo nhân tạo trên nằm tách biệt, không hợp thành một « phức hợp quân sự quy mô »
duy nhất, và xen kẽ với những thực thể do các nước khác chiếm giữ. Nhìn
một cách linh hoạt hơn, thì có thể Trump coi đây như một tổng thể.
Thứ
hai, là tweet của ông Trump ngụ ý Trung Quốc phải xin phép Hoa Kỳ khi
muốn xây các cơ sở quân sự tại Biển Đông. Dù đúng là yêu sách Biển Đông
của Bắc Kinh quá tham lam, khiêu khích và trái với luật pháp quốc tế,
nhưng Hoa Kỳ không phải là một bên đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, và có
chính sách không đứng về phía nào trong tranh chấp.
Giả sử các
tweet của Donald Trump có thể cho thấy quan điểm Hoa Kỳ về Biển Đông,
thì có khả năng là lần đầu tiên từ khi Mỹ-Trung bình thường hóa bang
giao, Hoa Kỳ công khai gắn liền quan hệ kinh tế song phương với vấn đề
an ninh. Hiện thời như ông Trump nêu, chính sách tiền tệ của Trung Quốc
có thể ảnh hưởng đến quan niệm về vai trò của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Hai
đại cường vốn có chương trình song phương bao hàm việc hợp tác trong khu
vực và ở cấp độ toàn cầu.
Theo tác giả bài viết, đối với giới
diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông,
có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống
tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến
hành các hoạt động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ
thuộc chủ quyền của họ.
Đối với những người to tiếng đòi hỏi các
hành động đơn phương sắp tới tại Biển Đông – bao gồm, và không chỉ giới
hạn ở việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), đào đắp thêm đảo
hay quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa – các tweet của Trump có
thể là dữ liệu quan trọng. Lời nói bóng gió của ông có thể vô hình chung
biện hộ cho một số tiếng nói tại Trung Quốc, lâu nay vẫn lý sự rằng bá
quyền lãnh thổ là mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ tại Biển Đông, và kế hoạch
của Hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ còn mở rộng.
Đáng
chú ý hơn nữa, lời bình của Donald Trump về Biển Đông được đưa ra ngay
sau quyết định lịch sử của ông, phá vỡ thông lệ của các tổng thống tiền
nhiệm : nói chuyện với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Mặc dù
phản ứng của Trung Quốc đối với ông Trump và Hoa Kỳ là khá nhẹ nhàng -
có lẽ do ông vẫn là tổng thống tân cử đang chờ nhậm chức – tuyên bố của
Donald Trump về Biển Đông có thể gây ra áp lực liên quan đến « lợi ích cốt lõi » của Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ nằm trong khái niệm « lợi ích cốt lõi » này.
The
Diplomat cho rằng vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan có thể được cho
qua vì ông Trump chưa chính thức là tổng thống, nhưng nếu tiếp tục tuyên
bố kiểu này sau ngày 20 tháng Giêng năm tới, có thể khiến quan hệ
Mỹ-Trung diễn biến tiêu cực.
Cho dù ông Trump nói nhiều về Trung
Quốc trong chiến dịch tranh cử, cả trong thời gian vận động sơ bộ lẫn
chính thức, nhưng ông hiếm khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Trong
một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với New York Times tháng 4/2016,
Donald Trump nói : « Chúng ta đã tái thiết Trung Quốc, và rồi họ đến
Biển Đông, xây lên các pháo đài quân sự mà có lẽ thế giới chưa từng
chứng kiến bao giờ. Thật đáng kinh ngạc ! Họ làm như thế, và họ hành
động tùy thích vì họ không hề tôn trọng tổng thống của chúng ta, không
tôn trọng đất nước chúng ta ».
Tác giả bài viết ghi nhận, cho
đến nay Donald Trump chưa đưa ra lời chỉ trích cụ thể nào đối với các
sáng kiến của chính quyền Obama tại Biển Đông, kể cả chương trình tuần
tra vì tự do hàng hải của Hải quân Mỹ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Biển Đông: Donald Trump thành "đồng minh" của diều hâu Trung Quốc?
Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phả
Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung
Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy
cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói
rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến hành các hoạt
động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ thuộc chủ
quyền của họ.
Tối Chủ nhật
05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ
khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên
Twitter. Ông Trump viết như sau :
« Trung Quốc có hỏi ý chúng
ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh
tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ
(Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô
ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! »
Tác giả Ankit Panda trên The Diplomat số ra ngày hôm nay 05/12/2016 nhận định, trước hết Trung Quốc không có « phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông »
như ông Trump nói. Các sự kiện gần với ý của ông Trump nhất là việc
thiết lập căn cứ quân sự tại đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, trên
đó khoảng 1.000 quân Trung Quốc trú đóng thường trực, hay căn cứ tàu
ngầm ở đảo Hải Nam. Nói một cách chính xác về mặt địa lý, đó không phải
là « ngay giữa » Biển Đông.
Cũng có thể ông Trump đề cập
đến bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc, tất cả đều ở Trường Sa. Ông Tập Cận
Bình khẳng định là không quân sự hóa các thực thể này. Nhưng các hình
ảnh vệ tinh liên tục cho thấy Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng có
thể dùng cho dân sự lẫn quân sự, kể cả phi đạo trên các đảo ấy, chứng tỏ
việc quân sự hóa chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Bảy đảo nhân tạo trên nằm tách biệt, không hợp thành một « phức hợp quân sự quy mô »
duy nhất, và xen kẽ với những thực thể do các nước khác chiếm giữ. Nhìn
một cách linh hoạt hơn, thì có thể Trump coi đây như một tổng thể.
Thứ
hai, là tweet của ông Trump ngụ ý Trung Quốc phải xin phép Hoa Kỳ khi
muốn xây các cơ sở quân sự tại Biển Đông. Dù đúng là yêu sách Biển Đông
của Bắc Kinh quá tham lam, khiêu khích và trái với luật pháp quốc tế,
nhưng Hoa Kỳ không phải là một bên đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, và có
chính sách không đứng về phía nào trong tranh chấp.
Giả sử các
tweet của Donald Trump có thể cho thấy quan điểm Hoa Kỳ về Biển Đông,
thì có khả năng là lần đầu tiên từ khi Mỹ-Trung bình thường hóa bang
giao, Hoa Kỳ công khai gắn liền quan hệ kinh tế song phương với vấn đề
an ninh. Hiện thời như ông Trump nêu, chính sách tiền tệ của Trung Quốc
có thể ảnh hưởng đến quan niệm về vai trò của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Hai
đại cường vốn có chương trình song phương bao hàm việc hợp tác trong khu
vực và ở cấp độ toàn cầu.
Theo tác giả bài viết, đối với giới
diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông,
có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống
tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến
hành các hoạt động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ
thuộc chủ quyền của họ.
Đối với những người to tiếng đòi hỏi các
hành động đơn phương sắp tới tại Biển Đông – bao gồm, và không chỉ giới
hạn ở việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), đào đắp thêm đảo
hay quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa – các tweet của Trump có
thể là dữ liệu quan trọng. Lời nói bóng gió của ông có thể vô hình chung
biện hộ cho một số tiếng nói tại Trung Quốc, lâu nay vẫn lý sự rằng bá
quyền lãnh thổ là mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ tại Biển Đông, và kế hoạch
của Hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ còn mở rộng.
Đáng
chú ý hơn nữa, lời bình của Donald Trump về Biển Đông được đưa ra ngay
sau quyết định lịch sử của ông, phá vỡ thông lệ của các tổng thống tiền
nhiệm : nói chuyện với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Mặc dù
phản ứng của Trung Quốc đối với ông Trump và Hoa Kỳ là khá nhẹ nhàng -
có lẽ do ông vẫn là tổng thống tân cử đang chờ nhậm chức – tuyên bố của
Donald Trump về Biển Đông có thể gây ra áp lực liên quan đến « lợi ích cốt lõi » của Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ nằm trong khái niệm « lợi ích cốt lõi » này.
The
Diplomat cho rằng vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan có thể được cho
qua vì ông Trump chưa chính thức là tổng thống, nhưng nếu tiếp tục tuyên
bố kiểu này sau ngày 20 tháng Giêng năm tới, có thể khiến quan hệ
Mỹ-Trung diễn biến tiêu cực.
Cho dù ông Trump nói nhiều về Trung
Quốc trong chiến dịch tranh cử, cả trong thời gian vận động sơ bộ lẫn
chính thức, nhưng ông hiếm khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Trong
một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với New York Times tháng 4/2016,
Donald Trump nói : « Chúng ta đã tái thiết Trung Quốc, và rồi họ đến
Biển Đông, xây lên các pháo đài quân sự mà có lẽ thế giới chưa từng
chứng kiến bao giờ. Thật đáng kinh ngạc ! Họ làm như thế, và họ hành
động tùy thích vì họ không hề tôn trọng tổng thống của chúng ta, không
tôn trọng đất nước chúng ta ».
Tác giả bài viết ghi nhận, cho
đến nay Donald Trump chưa đưa ra lời chỉ trích cụ thể nào đối với các
sáng kiến của chính quyền Obama tại Biển Đông, kể cả chương trình tuần
tra vì tự do hàng hải của Hải quân Mỹ.