Mỗi Ngày Một Chuyện

Biển Đông và Đài Loan - Trần Khả

Hãy ghi nhận rằng, mỗi khi nghe nhắc tới Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm năm 1974, ngươi Việt Nam nào cũng thấy nổi giận,
i

Hãy ghi nhận rằng, mỗi khi nghe nhắc tới Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm năm 1974, ngươi Việt Nam nào cũng thấy nổi giận, và cũng vì viễn ảnh tái chiếm có vẻ xa vời.  Tương tự, các cán bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng sôi máu khi nhớ chuyện Quốc Dân Đảng Trung Hoa lui về giữ vững Đài Loan. Do vậy, nhà nước Bắc Kinh có 2 giấc mộng lớn: Đài Loan là giấc mộng thống nhất sơn hà, Biển Đông là giấc mộng bành trướng đế quốc.

Tuy nhiên, nhức nhối cho Hoa Lục là cơ nguy mới: Hồng Kông trở thành khó trị an hơn, khi đa số người dân và giới trẻ liên tục xuống đường, không chịu nép dưới gót giày Tập Tận Bình.

Hôm Chủ Nhật 21/7/2019, hàng trăm người xuống đường ở Hồng Kông, làm cả thành phố tê liệt, và như thế là cứ cuối tuần trở thành truyền thống biểu tình và xuống đường. Biểu tình như thế là tuần lễ thứ 7. 

Hôm 21/7/2019, người biểu tình tập trung về quận Wan Chai của Hong Kong, có lúc chiếm khu vực chính thương mại và công quyền trước khi tiến về Văn phòng Liên lạc (Liaison Office), nơi đại diện cho chính quyền do Đảng  CSTQ lãnh đạo. Người biểu tình ném trứng và sơn xịt vào các máy camera quanh tòa nhà. Huy hiệu quốc gia CSTQ treo trước tòa nhà bị xịt sơn đen ngòm. Ban tổ chức nói khoảng 430,000 người tham dự cuộc xuống đường này. Cảnh sát còn im lặng.

Trong khi đó, điểm nhức nhối Đài Loan cho thấy chính phủ Mỹ đang công khai hỗ trợ. Bản tin RTI từ Đài Loan cho biết Tổng thống Thái Anh Văn vẫn có cách thoải mái công du trong đất nước Hoa Kỳ bất kể Bắc Kinh nổi giận: bà quá cảnh Denver (thủ phủ tiểu bang Colorado), sẽ đi thăm Trung tâm nghiên cứu khí quyển và Phòng thí nghiệm về năng lượng tái tạo. 

Sau khi đáp xuốnng Denver, tổng thống Thái Anh Văn đã có cuộc gặp gỡ với Cory Gardner- Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ. Tổng thống Thái Anh Văn đã kết thúc chuyến thăm viếng các nước đồng minh vùng biển Caribbean, khi trở về Đài Loan, bà quá cảnh thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Ngày 20/7, theo giờ địa phương, tổng thống đi tham quan Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia của Mỹ, lịch trình thăm viếng sẽ tập trung vào sự tương tác và hợp tác giữa Đài Loan và Mỹ trong các lĩnh vực khoa học vũ trụ và năng lượng tái tạo trong ba năm qua.

Sau khi đáp xuốnng Denver, tổng thống Thái Anh Văn đã có cuộc gặp gỡ với thống đốc tiểu bang Colorado Jared Polis và Cory Gardner- Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ, sau đó đi dự buổi tiệc chiêu đãi kiều bào tại thành phố này. Lúc phát biểu, tổng thống Thái Anh Văn cho biết, Đài Loan thực sự đã chịu nhiều áp lực, nhưng bà sẽ giữ vững và không bao giờ chịu khuất phục trước áp lực. Tổng thống cũng nhấn mạnh, Đài Loan phải đối mặt với rất nhiều thách thức của trong và ngoài nước, vào lúc này, nhất định phải đoàn kết mới có thể giữ vững nền dân chủ của Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn nói rằng, tại buổi tiệc này, có rất nhiều kiều bào quan tâm đến tương lai của Đài Loan, mối mặt với thủ đoạn lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo của Trung Quốc, chỉ muốn buộc Đài Loan chấp nhận một nước hai chế độ, xã hội Đài Loan cảm thấy rất lo lắng, nhất là nhìn thấy Hồng Kông đang dần dần mất đi sự tự do và dân chủ, càng lo lắng Đài Loan sẽ có một ngày mất đi chủ quyền và dân chủ. “Sự chèn ép từ Trung Quốc, cho dù là ngoại giao hay nội bộ, chưa bao giờ dừng lại, nhưng, thưa quý vị, bất kể áp lực lớn đến cỡ nào, Thái Anh Văn đều không chùn bước, Đài Loan cũng sẽ không bị lung lay. Giữ vững dân chủ, trân trọng tự do, bảo vệ chủ quyền, tuyệt đối không bất khuất trước áp lực”.

Tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh, cuộc bầu cử năm 2020 là thời điểm quan trọng của Đài Loan, Đài Loan phải thắng trong cuộc bầu cử này, mọi người phải đoàn kết mới có thể giữ vững nền dân chủ Đài Loan, đây không phải là vì bản thân mình và là vì tương lai của giới trẻ.

Trong khi đó, báo South China Morning Post ghi rằng Trung Quốc đứng đầu hiểm họa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có thể có khả năng đổi trật tự thế giới để “tốt hay xấu” – theo lời John Rood, Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trong bài diễn văn ở diễn đàn an ninh Aspen Security Forum tại Colorado. 

Chú ý về nơi hội nghị: Colorado… Có liên hệ gì tới chuyến đi quá cảnh Colorado của Tổng thống Thái Anh Văn hay không? Thế giới an ninh đầy bí ẩn. Có phải trong phái đoàn của TT Thái Anh Văn có đưa người đại diện Đài Loan họp trong Aspen Security Forum?

Thứ Trưởng John Rood nói trong diễn đàn rằng TQ là “một quốc gia, quốc gia lớn nhất, có khả năng thay đổi lối sống của chúng ta tại Hoa Kỳ, và thay đổi trật tự thế giới, cho tốt hoặc xấu.”
Hội nghị đó kéo dài 4 ngày.

Cũng nên suy nghĩ rằng: có phải vì Tập Cận Bình “bức xúc” vì Đài Loan và Hồng Kông nên quậy phá Biển Đông? Hiển nhiên không phải. Chiếm Biển Đông là chiến lược lâu dài của Bắc Kinh. Thế đấy, không gì phức tạp. Ngay xa như Malaysia cũng bị quậy phá.

Bản tin BBC kể rằng Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí trong lúc có tin Malaysia tịch thu 240 triệu đô la của công ty đường ống dầu khí Trung Quốc.

Tờ South China Morning Post của Hong Kong hôm 17/7 cho hay, chiếc tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, đã tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia phía nam quần đảo Trường Sa từ ngày 10 đến 27/5, gồm một lô dầu khí được cấp phép cho công ty Sarawak Shell.

Khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến khu vực này, tàu hải cảnh Trung Quốc chạy quanh khiêu khích, "tiếp cận trong phạm vi 80 mét", Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) cho biết.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 7 mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông.

Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thông cáo đưa ra nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các  biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la. Đặc biệt hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc cản trở với những hành vi bắt nạt.

Mặt khác, bản tin VOA cho biết: Quan chức ngoại giao cũng như quốc phòng của Hoa Kỳ và Philippines mới tiến hành cuộc đối thoại chiến lược ở Manila, trong đó Biển Đông là một vấn đề được mang ra bàn thảo.

Sau khi đồng chủ trì cuộc họp quan trọng kéo dài trong hai ngày, ông David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 16/7 đã ra một tuyên bố, nhấn mạnh rằng “liên minh vững mạnh giữa Mỹ và Philippines ngăn chặn sự xâm lược và thúc đẩy ổn định khu vực”.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, văn bản đăng trên trang web của Đại sứ quán Mỹ ở Manila có đoạn: “Là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Philippines có vị thế tốt để bảo đảm rằng văn bản về Bộ Quy tắc ứng xử [trên Biển Đông] của ASEAN hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền tự do hàng hải, quyền bay ngang và việc sử dụng một cách hợp pháp vùng biển cho tất cả các nước, cũng như các quyền của các nước tuyên bố chủ quyền nhằm theo đuổi các thỏa thuận an ninh và phát triển với các đối tác mà họ lựa chọn”.

Và ngay tới hôm Thứ Bảy 20/7/2019 tại Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy phá tại vùng biển Việt Nam, theo tin của RFI.

Bản tin ghi rằng vào hôm 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này.

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là «đầy đe dọa» đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam.

Hiểm họa TQ càng lúc càng lớn như thế, trong khi mấy tuần trước, bà Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân sang triều kiến Tập Cận Bình vẫn không làm Biển Đông êm được. Và tuần này quan chức Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Võ Văn Thưởng, sang Trung Quốc tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng… nhưng hiển nhiên là khó làm êm dịu Biển Đông.

Làm gì mà có chuyện giang hồ hữu hảo được nhỉ…

Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Biển Đông và Đài Loan - Trần Khả

Hãy ghi nhận rằng, mỗi khi nghe nhắc tới Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm năm 1974, ngươi Việt Nam nào cũng thấy nổi giận,
i

Hãy ghi nhận rằng, mỗi khi nghe nhắc tới Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm năm 1974, ngươi Việt Nam nào cũng thấy nổi giận, và cũng vì viễn ảnh tái chiếm có vẻ xa vời.  Tương tự, các cán bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng sôi máu khi nhớ chuyện Quốc Dân Đảng Trung Hoa lui về giữ vững Đài Loan. Do vậy, nhà nước Bắc Kinh có 2 giấc mộng lớn: Đài Loan là giấc mộng thống nhất sơn hà, Biển Đông là giấc mộng bành trướng đế quốc.

Tuy nhiên, nhức nhối cho Hoa Lục là cơ nguy mới: Hồng Kông trở thành khó trị an hơn, khi đa số người dân và giới trẻ liên tục xuống đường, không chịu nép dưới gót giày Tập Tận Bình.

Hôm Chủ Nhật 21/7/2019, hàng trăm người xuống đường ở Hồng Kông, làm cả thành phố tê liệt, và như thế là cứ cuối tuần trở thành truyền thống biểu tình và xuống đường. Biểu tình như thế là tuần lễ thứ 7. 

Hôm 21/7/2019, người biểu tình tập trung về quận Wan Chai của Hong Kong, có lúc chiếm khu vực chính thương mại và công quyền trước khi tiến về Văn phòng Liên lạc (Liaison Office), nơi đại diện cho chính quyền do Đảng  CSTQ lãnh đạo. Người biểu tình ném trứng và sơn xịt vào các máy camera quanh tòa nhà. Huy hiệu quốc gia CSTQ treo trước tòa nhà bị xịt sơn đen ngòm. Ban tổ chức nói khoảng 430,000 người tham dự cuộc xuống đường này. Cảnh sát còn im lặng.

Trong khi đó, điểm nhức nhối Đài Loan cho thấy chính phủ Mỹ đang công khai hỗ trợ. Bản tin RTI từ Đài Loan cho biết Tổng thống Thái Anh Văn vẫn có cách thoải mái công du trong đất nước Hoa Kỳ bất kể Bắc Kinh nổi giận: bà quá cảnh Denver (thủ phủ tiểu bang Colorado), sẽ đi thăm Trung tâm nghiên cứu khí quyển và Phòng thí nghiệm về năng lượng tái tạo. 

Sau khi đáp xuốnng Denver, tổng thống Thái Anh Văn đã có cuộc gặp gỡ với Cory Gardner- Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ. Tổng thống Thái Anh Văn đã kết thúc chuyến thăm viếng các nước đồng minh vùng biển Caribbean, khi trở về Đài Loan, bà quá cảnh thành phố Denver, tiểu bang Colorado. Ngày 20/7, theo giờ địa phương, tổng thống đi tham quan Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia của Mỹ, lịch trình thăm viếng sẽ tập trung vào sự tương tác và hợp tác giữa Đài Loan và Mỹ trong các lĩnh vực khoa học vũ trụ và năng lượng tái tạo trong ba năm qua.

Sau khi đáp xuốnng Denver, tổng thống Thái Anh Văn đã có cuộc gặp gỡ với thống đốc tiểu bang Colorado Jared Polis và Cory Gardner- Chủ tịch Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ, sau đó đi dự buổi tiệc chiêu đãi kiều bào tại thành phố này. Lúc phát biểu, tổng thống Thái Anh Văn cho biết, Đài Loan thực sự đã chịu nhiều áp lực, nhưng bà sẽ giữ vững và không bao giờ chịu khuất phục trước áp lực. Tổng thống cũng nhấn mạnh, Đài Loan phải đối mặt với rất nhiều thách thức của trong và ngoài nước, vào lúc này, nhất định phải đoàn kết mới có thể giữ vững nền dân chủ của Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn nói rằng, tại buổi tiệc này, có rất nhiều kiều bào quan tâm đến tương lai của Đài Loan, mối mặt với thủ đoạn lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo của Trung Quốc, chỉ muốn buộc Đài Loan chấp nhận một nước hai chế độ, xã hội Đài Loan cảm thấy rất lo lắng, nhất là nhìn thấy Hồng Kông đang dần dần mất đi sự tự do và dân chủ, càng lo lắng Đài Loan sẽ có một ngày mất đi chủ quyền và dân chủ. “Sự chèn ép từ Trung Quốc, cho dù là ngoại giao hay nội bộ, chưa bao giờ dừng lại, nhưng, thưa quý vị, bất kể áp lực lớn đến cỡ nào, Thái Anh Văn đều không chùn bước, Đài Loan cũng sẽ không bị lung lay. Giữ vững dân chủ, trân trọng tự do, bảo vệ chủ quyền, tuyệt đối không bất khuất trước áp lực”.

Tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh, cuộc bầu cử năm 2020 là thời điểm quan trọng của Đài Loan, Đài Loan phải thắng trong cuộc bầu cử này, mọi người phải đoàn kết mới có thể giữ vững nền dân chủ Đài Loan, đây không phải là vì bản thân mình và là vì tương lai của giới trẻ.

Trong khi đó, báo South China Morning Post ghi rằng Trung Quốc đứng đầu hiểm họa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có thể có khả năng đổi trật tự thế giới để “tốt hay xấu” – theo lời John Rood, Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trong bài diễn văn ở diễn đàn an ninh Aspen Security Forum tại Colorado. 

Chú ý về nơi hội nghị: Colorado… Có liên hệ gì tới chuyến đi quá cảnh Colorado của Tổng thống Thái Anh Văn hay không? Thế giới an ninh đầy bí ẩn. Có phải trong phái đoàn của TT Thái Anh Văn có đưa người đại diện Đài Loan họp trong Aspen Security Forum?

Thứ Trưởng John Rood nói trong diễn đàn rằng TQ là “một quốc gia, quốc gia lớn nhất, có khả năng thay đổi lối sống của chúng ta tại Hoa Kỳ, và thay đổi trật tự thế giới, cho tốt hoặc xấu.”
Hội nghị đó kéo dài 4 ngày.

Cũng nên suy nghĩ rằng: có phải vì Tập Cận Bình “bức xúc” vì Đài Loan và Hồng Kông nên quậy phá Biển Đông? Hiển nhiên không phải. Chiếm Biển Đông là chiến lược lâu dài của Bắc Kinh. Thế đấy, không gì phức tạp. Ngay xa như Malaysia cũng bị quậy phá.

Bản tin BBC kể rằng Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí trong lúc có tin Malaysia tịch thu 240 triệu đô la của công ty đường ống dầu khí Trung Quốc.

Tờ South China Morning Post của Hong Kong hôm 17/7 cho hay, chiếc tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, đã tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia phía nam quần đảo Trường Sa từ ngày 10 đến 27/5, gồm một lô dầu khí được cấp phép cho công ty Sarawak Shell.

Khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến khu vực này, tàu hải cảnh Trung Quốc chạy quanh khiêu khích, "tiếp cận trong phạm vi 80 mét", Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) cho biết.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 7 mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông.

Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thông cáo đưa ra nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các  biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la. Đặc biệt hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc cản trở với những hành vi bắt nạt.

Mặt khác, bản tin VOA cho biết: Quan chức ngoại giao cũng như quốc phòng của Hoa Kỳ và Philippines mới tiến hành cuộc đối thoại chiến lược ở Manila, trong đó Biển Đông là một vấn đề được mang ra bàn thảo.

Sau khi đồng chủ trì cuộc họp quan trọng kéo dài trong hai ngày, ông David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 16/7 đã ra một tuyên bố, nhấn mạnh rằng “liên minh vững mạnh giữa Mỹ và Philippines ngăn chặn sự xâm lược và thúc đẩy ổn định khu vực”.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, văn bản đăng trên trang web của Đại sứ quán Mỹ ở Manila có đoạn: “Là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Philippines có vị thế tốt để bảo đảm rằng văn bản về Bộ Quy tắc ứng xử [trên Biển Đông] của ASEAN hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền tự do hàng hải, quyền bay ngang và việc sử dụng một cách hợp pháp vùng biển cho tất cả các nước, cũng như các quyền của các nước tuyên bố chủ quyền nhằm theo đuổi các thỏa thuận an ninh và phát triển với các đối tác mà họ lựa chọn”.

Và ngay tới hôm Thứ Bảy 20/7/2019 tại Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy phá tại vùng biển Việt Nam, theo tin của RFI.

Bản tin ghi rằng vào hôm 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này.

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là «đầy đe dọa» đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam.

Hiểm họa TQ càng lúc càng lớn như thế, trong khi mấy tuần trước, bà Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân sang triều kiến Tập Cận Bình vẫn không làm Biển Đông êm được. Và tuần này quan chức Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Võ Văn Thưởng, sang Trung Quốc tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng… nhưng hiển nhiên là khó làm êm dịu Biển Đông.

Làm gì mà có chuyện giang hồ hữu hảo được nhỉ…

Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm