Đoạn Đường Chiến Binh

Biến cố Hoàng Sa với Người Nhái Hải Kích! *

Vào ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khỏang vài ngày, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng, thì đột nhiên ngoại truởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa

Vâng, chúng ta phải gọi là biến cố Hoàng Sa, vì khởi đầu chỉ bằng một chuyện rất tình cờ. Tình cờ như chuyện người bạn đồng minh bất ngờ bỏ chúng ta trong ngắc ngoải; tình cờ như chuyện kẻ thù truyền kiếp phương Bắc (Trung Hoa) bất ngờ trở lại chính sách lấn chiếm lân bang, sau hơn một thế kỷ tưởng như đã quên.

Vào ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khỏang vài ngày, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng, thì đột nhiên ngoại truởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó vài ngày thì phát ngôn viên Bộ ngoại giao VNCH bác bỏ luận cứ của Trung Cộng và tái xác nhận một lần nữa chủ quyền của VNCH trên các quần đảo đó.

Tuan duong ham Ly Tthuong Kiet HQ-16

Ngày 16 tháng giêng năm 1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt chiến số HQ.16, sau khi đưa phái đoàn của QLVNCH thăm dò một số đảo tại Hoàng Sa, đã tình cờ phát hiện hai chiến hạm của Hải Quân Trung Quốc với danh số 402 và 407 ở gần đảo Cam Tuyền và phát hiện quân Trung Quốc đang chiếm đóng hoặc đã cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Cũng ngày này, Biệt đội Người Nhái Hải Kích được lệnh phải có mặt tại Đà Nẵng để trực chỉ Hoàng Sa trong vòng 24 giờ.

Sau khi khẩn báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng Một Duyên Hải tại Đà Nẵng, HQ.16 đã dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc đã không rời vùng còn dùng quang hiệu yêu cầu ngược lại phía Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi lãnh hải Trung Quốc.

9:00 sáng ngày 17 tháng giêng năm 1974, Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đã có mặt tại Đà Nẵng với tư cách Chỉ huy trưởng Hải đội 3 Tuần dương.

Image result for NGUOI NHAI HAI QUAN VNCH

Cũng trưa ngày 17 tháng giêng, Biệt Đội Người Nhái Hải Kích cũng được không vận tới Đà Nẵng, đã có mặt tại cầu tầu Tiên-Sa, sẵn sàng lên chiến hạm để được chở tới vùng lửa đạn đối đầu với quân xâm lăng Trung Cộng.

Chiều ngày 17 tháng giêng, HQ.5 cặp bến Tiên Sa, nhận thêm nhiên liệu và tiếp liệu và đón Người Nhái Hải Kích lên chiến hạm để đưa vào vùng tranh chấp. Khuya ngày 17 tháng giêng HQ.5 rời cảng Tiên Sa để lên đường ra Hoàng Sa. Hộ Tống hạm Nhật Tảo, HQ.10 cũng đang chờ sẵn ngoài khơi phía đông Tiên Sa để cùng HQ.5 đi Hòang Sa.

Cũng ngày 17 tháng giêng này, khu trục hạm Trần Khánh Dư, số hiệu HQ.4 đã có mặt Hoàng Sa để tiếp trợ HQ.16.

Ngày 18 tháng giêng, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải Quân VNCH bay ra BTL/HQ/V1ZH tại Đà Nẵng, trên bán đảo Tiên-Sa.

Ngày 18 tháng giêng, Soái hạm Trần Bình Trọng với danh số HQ.5 của HQ/VNCH đã nhập vùng tranh chấp, chở theo Biệt Đội Người Nhái Hải Kích, cùng với Hải quân Đại Tá Hà Văn Ngạc với tư cách Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật trên mặt biển. Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ.10 cũng nhập vùng tranh chấp cùng ngày, tuy có chậm hơn HQ.5 vì chỉ còn một máy chánh mà lại không có radar hải hành.

Tuan Duong Ham Tran Binh Trong HQ5. TVQ Collection

– Đêm 18 tháng 1, lúc 11:30 khuya, từ soái hạm HQ.5, Đại Tá Ngạc đã nhận một công điện thượng khẩn “Lệnh hành quân Hoàng Sa 1” từ BTL/HQ/V1ZH, nội dung tóm tắt như sau:

Nhiệm vụ : Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Hòa.

Thi hành : Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn hòa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực để tiêu diệt.

Lực lượng tham dự: Các chiến hạm hiện diện là HQ.4, HQ.5, HQ.16, HQ.10 và Biệt đội Người Nhái Hải Kích.

Ngay sau đó Đại tá Ngạc lập kế hoạch và phân chia nhiệm vụ như sau:

Phân chia các chiến hạm thành hai phân đội. Phân đội 1, cũng là nỗ lực chính, gồm HQ.4 và HQ.5, do Hạm trưởng của HQ.4 chỉ huy. Phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10, cũng là nỗ lực phụ, do Hạm trưởng HQ.16 chỉ huy. Nhiệm vụ như sau:

Hai chiến hạm HQ.16HQ.10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Trung cộng danh số 271 và 274. Dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt nếu địch khai hỏa.

Destroyer Tran Khanh Du HQ4 .JPG

Chiến hạm HQ-4 có nhiệm vụ án ngữ, ngăn chặn và bảo vệ để HQ.5 đổ bộ Hải Kích lên bờ.

HQ.5 có nhiệm vụ đổ bộ Hải Kích lên bờ phía Nam của đảo Quang Hòa, đồng thời bảo vệ và yểm trợ tóan đổ bộ.

Ngày N là ngày 19/1/1974; và giờ H là 6 giờ sáng (0600H).

Địểm hẹn : Trong lòng chảo Hoàng Sa, Phía Tây đảo Quang Hòa

Qui luật khai hỏa: Phải hết sức tỏ vẻ ôn hòa nhưng quyết liệt.

Như vậy, theo HQ Đại tá Hà Văn Ngạc thì cấu trúc nhân sự của thượng tầng chỉ huy và các đơn vị tham chiến của Hải quân vào lúc biến cố, gồm:

Tư lệnh Hải Quân : Đề Đốc Trần Văn Chơn

Tư lệnh phó Hải quân : Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh

Tham mưu trưởng HQ: Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy

Tư lệnh Hạm đội : HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn

Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

Và hiện diện tại vùng trận địa gồm có:

Chỉ huy trưởng Hải đội tuần dương (HĐ 3), là Sĩ quan chỉ huy chiến thuật trận hải chiến : HQ Đại tá Hà Văn Ngạc

– Hạm trưởng Khu trục hạm HQ.4 : HQ Trung tá Vũ Hữu San

– Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ.5: HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh

– Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ.16 : HQ Trung tá Lê Văn Thự

– Hạm trưởng Hộ tống hạm HQ.10 : HQ Thiếu tá Ngụy Văn Thà

– Biệt Đội Phó Người Nhái Hải Kích : HQ Đại úy Nguyễn Minh Cảnh

Cũng trong ngày 18 tháng giêng, một nửa Biệt đội Hải Kích hiện diện được chuyển sang HQ.16 để sẵn sàng đổ bộ tại một nơi khác ở một thời điểm khác.

Lực lượng Trung Cộng tham chiến gồm có:

2 Hộ tống hạm Kronstad danh số 271 và 274.

2 Trục lôi hạm danh số 389 và 396.

2 chiếc 402 và 407 chỉ là để chở quân. Thực ra hai chiếc tàu này theo tôi chỉ là hai tầu đánh cá, giống như hai chiếc tầu cá Long Hải 1 và Long Hải 2, tôi đã có dịp làm thuyền trưởng một chiếc trên đường từ miền Trung về trình diện nhập học Trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967. Có lẽ hai chiếc tàu cá này là tàu đánh cá trá hình vì phải làm thêm nhiệm vụ gián điệp nên được trang bị vũ khí nhẹ. Nhân viên mỗi tàu ở khỏang 15 đến 20 người.

Sau trận hải chiến Trung Cộng có gửi tăng viện thêm hai chiếc khu trục hạm cao tốc danh số 281 và 282.

Trận chiến

Ngày 19 tháng giêng, Phân đội 1 gồm HQ.4 và HQ.5, bọc vòng phía Tây quần đảo để có mặt tại điểm hẹn ở phía Tây Nam của đảo Quang Hòa lúc 6:00 giờ sáng, cách xa khỏang 1 hải lý để đổ một phần của Biệt đội Hải Kích lên đảo Quang Hòa. Trong khi phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10 đi ngang phía Nam đảo Hoàng Sa để tiến đến gặp phân đội 1 ở phía Tây đảo Quang Hòa lúc 6:00 giờ sáng.

 

Vì gió quá mạnh và sóng lớn sát bờ nên lúc 7:45 sáng mới hoàn tất đổ bộ Hải Kích từ HQ.5. Tuy nhiên vừa lên bờ xong thì HS1 NN Đỗ Văn Long bị địch bắn tử thương. Trung Úy NN Lê văn Đơn tiến lên định thâu hồi xác NN Long cũng bị bắn chết cùng với 2 người khác bị thương. NN đã chống trả mãnh liệt nhưng không thể tiến lên được. Địch quá đông cố thủ trong công sự chiến đấu đào sẵn. Vào khỏang 9:30 lệnh từ HQ.5 buộc Người Nhái Hải Kích phải rút hết trở về chiến hạm. Xác của NN Đỗ văn Long được lệnh để lại và sẽ thâu hồi sau. Khỏang 10:00 tóan đổ bộ đã an toàn trở về HQ.5, mang theo vị sĩ quan bị tử thương và 2 NN khác bị thương.

Sau đó các chiến hạm di chuyển chiến thuật lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa. Phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo, trong khi phân đội 1 gồm HQ.4 và HQ.5 di chuyển từ Tây nam tới vị trí phía Tây đảo Quang Hòa.

Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiến hạm Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Tình hình lúc đó rất căng thẳng, các chiến hạm ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến tòan diện với các nhân viên ngồi sẵn sàng trong các ổ súng. Các khẩu pháo chĩa thẳng vào tàu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt.

Mỗi chiến hạm đã có một mục tiêu được chỉ định. Lệnh từ SQ/CHCT (Đại tá Ngạc) là phải tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch. Lúc 10:22 sáng ngày 19 tháng giêng năm 1974 lệnh tác xạ được ban ra. Trận hải chiến bắt đầu.

Tưởng cũng nên biết là lúc khỏang 9:30 sáng nay sau khi báo cáo tình trạng Hải Kích bị bắn 2 tử thương và 2 bị thương trên đảo Quang Hòa, SQ/CHCT là HQ Đại tá Hà Văn Ngạc đã nhận được lệnh “Khai hỏa” bằng bạch văn từ một vị Tư lệnh (từ BTL/HQ/ V1ZH), nên ông đã cho khai hỏa trước bắn vào các chiến hạm Trung Cộng.

HTH Nhut Tao HQ.10

Kết quả

Trận chiến kéo dài khỏang 30 phút, với kết quả như sau: Mỗi bên một chiến hạm bị chìm.

Phía VNCH: Hộ tống hạm HQ.10 bị chìm, HQ.16 hư hại nặng còn HQ.4 và HQ.5 bị hư hại nhẹ.

Phía Trung Cộng: chiếc Kronstad 271 bị nổ tung và chìm. Một chiếc trục lôi hạm bị trúng đạn, phải ủi vào bờ, nhân viên đào thoát và sau đó cũng bị nổ. Hai chiếc khác bị hư hại nặng.

Chiếc Kronstad 271 này cũng được coi là chiến hạm chỉ huy (gọi tắt là soái hạm), nên có thể có nhiều vị chỉ huy cao cấp đi theo và tử trận vì đã trúng nhiều hải pháo của tuần dương hạm HQ.5 vào thượng tầng kiến trúc.

Trong khi đó chiếc 274 thì bị nhẹ hơn vì HQ.4 bị trở ngại tác xạ, không đủ lực gây thiệt hại nhiều. Một chiếc trục lôi hạm khác cũng như hai ngư thuyền ngụy trang chắc chỉ hư hại nặng mà thôi.

Sau khi khai hỏa chừng 15 phút, HQ.16 báo cáo bị trúng đạn vào phòng máy, tàu nghiêng nên khả năng vận chuyển giảm sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa chữa, và triệt thoái về hướng Tây. Sau đó HQ.4 cũng thiệt hại nặng nên được lệnh triệt thóai khỏi vùng chiến, HQ.5 tuy có bị bắn nhưng không quá nặng nên phải đoạn hậu để bảo vệ và cùng với HQ.4 triệt thoái về hướng Đông Nam.

Tuan duyen ham 281 va 282 cua HQTC

Được biết sau đó Trung Cộng đã cho tăng viện hai chiếc Liệp tiềm đĩnh (Kronstad) hộ tống hạm cao tốc (Vt 30.5 gut) danh số 281 và 282 đến để dứt điểm chiếc HQ.10 đã tê liệt nhưng còn mang trên mình vị hạm trưởng uy dũng Ngụy Văn Thà cùng với hơn 40 chiến hữu can trường của ông đã bị thương và đang chờ chết. Quân xâm lược Bắc phương đã không buông tha cho kẻ ngã ngựa, đã bị thương và không còn khả năng chiến đấu.

Nhưng cái mất to lớn nhất là Hoàng Sa của chúng ta đã lọt vào tay bá quyền Trung Quốc.

Về nhân mạng thì chúng ta không biết rõ ở phía Trung Quốc, nhưng phía VNCH thì tổng cộng chúng ta đã mất 58 quân nhân hải quân chia ra như sau:. HQ.10 : 46 người; HQ.4 : 3 ts; HQ.5 : 3 ts; HQ.16: 2 ts; Biệt đội NN Hải Kích : (4 ts) . . . Tổng cộng 58 thương vong. Nhưng gần đây danh sách này đã tăng lên đến 78 tử vong.

Chúng ta, hãy cùng thắp lên một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã xả thân bảo vệ tổ quốc thân yêu của ông cha để lại, từng tấc đất, từng ly biển.

Chúng ta hãy hứa với các vong linh này là chúng ta sẽ vùng đứng lên chống bọn giặc Bắc phương xâm lược để đòi lại đất đai và hải đảo đã mất và để bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta.

Đặng đình Hiền

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/vnch/1263-1263

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Biến cố Hoàng Sa với Người Nhái Hải Kích! *

Vào ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khỏang vài ngày, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng, thì đột nhiên ngoại truởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa

Vâng, chúng ta phải gọi là biến cố Hoàng Sa, vì khởi đầu chỉ bằng một chuyện rất tình cờ. Tình cờ như chuyện người bạn đồng minh bất ngờ bỏ chúng ta trong ngắc ngoải; tình cờ như chuyện kẻ thù truyền kiếp phương Bắc (Trung Hoa) bất ngờ trở lại chính sách lấn chiếm lân bang, sau hơn một thế kỷ tưởng như đã quên.

Vào ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khỏang vài ngày, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng, thì đột nhiên ngoại truởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó vài ngày thì phát ngôn viên Bộ ngoại giao VNCH bác bỏ luận cứ của Trung Cộng và tái xác nhận một lần nữa chủ quyền của VNCH trên các quần đảo đó.

Tuan duong ham Ly Tthuong Kiet HQ-16

Ngày 16 tháng giêng năm 1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt chiến số HQ.16, sau khi đưa phái đoàn của QLVNCH thăm dò một số đảo tại Hoàng Sa, đã tình cờ phát hiện hai chiến hạm của Hải Quân Trung Quốc với danh số 402 và 407 ở gần đảo Cam Tuyền và phát hiện quân Trung Quốc đang chiếm đóng hoặc đã cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Cũng ngày này, Biệt đội Người Nhái Hải Kích được lệnh phải có mặt tại Đà Nẵng để trực chỉ Hoàng Sa trong vòng 24 giờ.

Sau khi khẩn báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng Một Duyên Hải tại Đà Nẵng, HQ.16 đã dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc đã không rời vùng còn dùng quang hiệu yêu cầu ngược lại phía Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi lãnh hải Trung Quốc.

9:00 sáng ngày 17 tháng giêng năm 1974, Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đã có mặt tại Đà Nẵng với tư cách Chỉ huy trưởng Hải đội 3 Tuần dương.

Image result for NGUOI NHAI HAI QUAN VNCH

Cũng trưa ngày 17 tháng giêng, Biệt Đội Người Nhái Hải Kích cũng được không vận tới Đà Nẵng, đã có mặt tại cầu tầu Tiên-Sa, sẵn sàng lên chiến hạm để được chở tới vùng lửa đạn đối đầu với quân xâm lăng Trung Cộng.

Chiều ngày 17 tháng giêng, HQ.5 cặp bến Tiên Sa, nhận thêm nhiên liệu và tiếp liệu và đón Người Nhái Hải Kích lên chiến hạm để đưa vào vùng tranh chấp. Khuya ngày 17 tháng giêng HQ.5 rời cảng Tiên Sa để lên đường ra Hoàng Sa. Hộ Tống hạm Nhật Tảo, HQ.10 cũng đang chờ sẵn ngoài khơi phía đông Tiên Sa để cùng HQ.5 đi Hòang Sa.

Cũng ngày 17 tháng giêng này, khu trục hạm Trần Khánh Dư, số hiệu HQ.4 đã có mặt Hoàng Sa để tiếp trợ HQ.16.

Ngày 18 tháng giêng, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải Quân VNCH bay ra BTL/HQ/V1ZH tại Đà Nẵng, trên bán đảo Tiên-Sa.

Ngày 18 tháng giêng, Soái hạm Trần Bình Trọng với danh số HQ.5 của HQ/VNCH đã nhập vùng tranh chấp, chở theo Biệt Đội Người Nhái Hải Kích, cùng với Hải quân Đại Tá Hà Văn Ngạc với tư cách Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật trên mặt biển. Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ.10 cũng nhập vùng tranh chấp cùng ngày, tuy có chậm hơn HQ.5 vì chỉ còn một máy chánh mà lại không có radar hải hành.

Tuan Duong Ham Tran Binh Trong HQ5. TVQ Collection

– Đêm 18 tháng 1, lúc 11:30 khuya, từ soái hạm HQ.5, Đại Tá Ngạc đã nhận một công điện thượng khẩn “Lệnh hành quân Hoàng Sa 1” từ BTL/HQ/V1ZH, nội dung tóm tắt như sau:

Nhiệm vụ : Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Hòa.

Thi hành : Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn hòa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực để tiêu diệt.

Lực lượng tham dự: Các chiến hạm hiện diện là HQ.4, HQ.5, HQ.16, HQ.10 và Biệt đội Người Nhái Hải Kích.

Ngay sau đó Đại tá Ngạc lập kế hoạch và phân chia nhiệm vụ như sau:

Phân chia các chiến hạm thành hai phân đội. Phân đội 1, cũng là nỗ lực chính, gồm HQ.4 và HQ.5, do Hạm trưởng của HQ.4 chỉ huy. Phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10, cũng là nỗ lực phụ, do Hạm trưởng HQ.16 chỉ huy. Nhiệm vụ như sau:

Hai chiến hạm HQ.16HQ.10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Trung cộng danh số 271 và 274. Dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt nếu địch khai hỏa.

Destroyer Tran Khanh Du HQ4 .JPG

Chiến hạm HQ-4 có nhiệm vụ án ngữ, ngăn chặn và bảo vệ để HQ.5 đổ bộ Hải Kích lên bờ.

HQ.5 có nhiệm vụ đổ bộ Hải Kích lên bờ phía Nam của đảo Quang Hòa, đồng thời bảo vệ và yểm trợ tóan đổ bộ.

Ngày N là ngày 19/1/1974; và giờ H là 6 giờ sáng (0600H).

Địểm hẹn : Trong lòng chảo Hoàng Sa, Phía Tây đảo Quang Hòa

Qui luật khai hỏa: Phải hết sức tỏ vẻ ôn hòa nhưng quyết liệt.

Như vậy, theo HQ Đại tá Hà Văn Ngạc thì cấu trúc nhân sự của thượng tầng chỉ huy và các đơn vị tham chiến của Hải quân vào lúc biến cố, gồm:

Tư lệnh Hải Quân : Đề Đốc Trần Văn Chơn

Tư lệnh phó Hải quân : Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh

Tham mưu trưởng HQ: Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy

Tư lệnh Hạm đội : HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn

Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

Và hiện diện tại vùng trận địa gồm có:

Chỉ huy trưởng Hải đội tuần dương (HĐ 3), là Sĩ quan chỉ huy chiến thuật trận hải chiến : HQ Đại tá Hà Văn Ngạc

– Hạm trưởng Khu trục hạm HQ.4 : HQ Trung tá Vũ Hữu San

– Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ.5: HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh

– Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ.16 : HQ Trung tá Lê Văn Thự

– Hạm trưởng Hộ tống hạm HQ.10 : HQ Thiếu tá Ngụy Văn Thà

– Biệt Đội Phó Người Nhái Hải Kích : HQ Đại úy Nguyễn Minh Cảnh

Cũng trong ngày 18 tháng giêng, một nửa Biệt đội Hải Kích hiện diện được chuyển sang HQ.16 để sẵn sàng đổ bộ tại một nơi khác ở một thời điểm khác.

Lực lượng Trung Cộng tham chiến gồm có:

2 Hộ tống hạm Kronstad danh số 271 và 274.

2 Trục lôi hạm danh số 389 và 396.

2 chiếc 402 và 407 chỉ là để chở quân. Thực ra hai chiếc tàu này theo tôi chỉ là hai tầu đánh cá, giống như hai chiếc tầu cá Long Hải 1 và Long Hải 2, tôi đã có dịp làm thuyền trưởng một chiếc trên đường từ miền Trung về trình diện nhập học Trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967. Có lẽ hai chiếc tàu cá này là tàu đánh cá trá hình vì phải làm thêm nhiệm vụ gián điệp nên được trang bị vũ khí nhẹ. Nhân viên mỗi tàu ở khỏang 15 đến 20 người.

Sau trận hải chiến Trung Cộng có gửi tăng viện thêm hai chiếc khu trục hạm cao tốc danh số 281 và 282.

Trận chiến

Ngày 19 tháng giêng, Phân đội 1 gồm HQ.4 và HQ.5, bọc vòng phía Tây quần đảo để có mặt tại điểm hẹn ở phía Tây Nam của đảo Quang Hòa lúc 6:00 giờ sáng, cách xa khỏang 1 hải lý để đổ một phần của Biệt đội Hải Kích lên đảo Quang Hòa. Trong khi phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10 đi ngang phía Nam đảo Hoàng Sa để tiến đến gặp phân đội 1 ở phía Tây đảo Quang Hòa lúc 6:00 giờ sáng.

 

Vì gió quá mạnh và sóng lớn sát bờ nên lúc 7:45 sáng mới hoàn tất đổ bộ Hải Kích từ HQ.5. Tuy nhiên vừa lên bờ xong thì HS1 NN Đỗ Văn Long bị địch bắn tử thương. Trung Úy NN Lê văn Đơn tiến lên định thâu hồi xác NN Long cũng bị bắn chết cùng với 2 người khác bị thương. NN đã chống trả mãnh liệt nhưng không thể tiến lên được. Địch quá đông cố thủ trong công sự chiến đấu đào sẵn. Vào khỏang 9:30 lệnh từ HQ.5 buộc Người Nhái Hải Kích phải rút hết trở về chiến hạm. Xác của NN Đỗ văn Long được lệnh để lại và sẽ thâu hồi sau. Khỏang 10:00 tóan đổ bộ đã an toàn trở về HQ.5, mang theo vị sĩ quan bị tử thương và 2 NN khác bị thương.

Sau đó các chiến hạm di chuyển chiến thuật lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa. Phân đội 2 gồm HQ.16HQ.10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo, trong khi phân đội 1 gồm HQ.4 và HQ.5 di chuyển từ Tây nam tới vị trí phía Tây đảo Quang Hòa.

Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội hình mới, bốn chiến hạm Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Tình hình lúc đó rất căng thẳng, các chiến hạm ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến tòan diện với các nhân viên ngồi sẵn sàng trong các ổ súng. Các khẩu pháo chĩa thẳng vào tàu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt.

Mỗi chiến hạm đã có một mục tiêu được chỉ định. Lệnh từ SQ/CHCT (Đại tá Ngạc) là phải tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch. Lúc 10:22 sáng ngày 19 tháng giêng năm 1974 lệnh tác xạ được ban ra. Trận hải chiến bắt đầu.

Tưởng cũng nên biết là lúc khỏang 9:30 sáng nay sau khi báo cáo tình trạng Hải Kích bị bắn 2 tử thương và 2 bị thương trên đảo Quang Hòa, SQ/CHCT là HQ Đại tá Hà Văn Ngạc đã nhận được lệnh “Khai hỏa” bằng bạch văn từ một vị Tư lệnh (từ BTL/HQ/ V1ZH), nên ông đã cho khai hỏa trước bắn vào các chiến hạm Trung Cộng.

HTH Nhut Tao HQ.10

Kết quả

Trận chiến kéo dài khỏang 30 phút, với kết quả như sau: Mỗi bên một chiến hạm bị chìm.

Phía VNCH: Hộ tống hạm HQ.10 bị chìm, HQ.16 hư hại nặng còn HQ.4 và HQ.5 bị hư hại nhẹ.

Phía Trung Cộng: chiếc Kronstad 271 bị nổ tung và chìm. Một chiếc trục lôi hạm bị trúng đạn, phải ủi vào bờ, nhân viên đào thoát và sau đó cũng bị nổ. Hai chiếc khác bị hư hại nặng.

Chiếc Kronstad 271 này cũng được coi là chiến hạm chỉ huy (gọi tắt là soái hạm), nên có thể có nhiều vị chỉ huy cao cấp đi theo và tử trận vì đã trúng nhiều hải pháo của tuần dương hạm HQ.5 vào thượng tầng kiến trúc.

Trong khi đó chiếc 274 thì bị nhẹ hơn vì HQ.4 bị trở ngại tác xạ, không đủ lực gây thiệt hại nhiều. Một chiếc trục lôi hạm khác cũng như hai ngư thuyền ngụy trang chắc chỉ hư hại nặng mà thôi.

Sau khi khai hỏa chừng 15 phút, HQ.16 báo cáo bị trúng đạn vào phòng máy, tàu nghiêng nên khả năng vận chuyển giảm sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa chữa, và triệt thoái về hướng Tây. Sau đó HQ.4 cũng thiệt hại nặng nên được lệnh triệt thóai khỏi vùng chiến, HQ.5 tuy có bị bắn nhưng không quá nặng nên phải đoạn hậu để bảo vệ và cùng với HQ.4 triệt thoái về hướng Đông Nam.

Tuan duyen ham 281 va 282 cua HQTC

Được biết sau đó Trung Cộng đã cho tăng viện hai chiếc Liệp tiềm đĩnh (Kronstad) hộ tống hạm cao tốc (Vt 30.5 gut) danh số 281 và 282 đến để dứt điểm chiếc HQ.10 đã tê liệt nhưng còn mang trên mình vị hạm trưởng uy dũng Ngụy Văn Thà cùng với hơn 40 chiến hữu can trường của ông đã bị thương và đang chờ chết. Quân xâm lược Bắc phương đã không buông tha cho kẻ ngã ngựa, đã bị thương và không còn khả năng chiến đấu.

Nhưng cái mất to lớn nhất là Hoàng Sa của chúng ta đã lọt vào tay bá quyền Trung Quốc.

Về nhân mạng thì chúng ta không biết rõ ở phía Trung Quốc, nhưng phía VNCH thì tổng cộng chúng ta đã mất 58 quân nhân hải quân chia ra như sau:. HQ.10 : 46 người; HQ.4 : 3 ts; HQ.5 : 3 ts; HQ.16: 2 ts; Biệt đội NN Hải Kích : (4 ts) . . . Tổng cộng 58 thương vong. Nhưng gần đây danh sách này đã tăng lên đến 78 tử vong.

Chúng ta, hãy cùng thắp lên một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã xả thân bảo vệ tổ quốc thân yêu của ông cha để lại, từng tấc đất, từng ly biển.

Chúng ta hãy hứa với các vong linh này là chúng ta sẽ vùng đứng lên chống bọn giặc Bắc phương xâm lược để đòi lại đất đai và hải đảo đã mất và để bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta.

Đặng đình Hiền

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/vnch/1263-1263

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm