Hình Ảnh & Sự Kiện
Biểu tình kiểu 'kinh dị xác sống' ở Brazil
Một người biểu tình phản đối cách chống dịch của Tổng thống Bolsonaro ở Brasilia ngày 31-1 - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Bolsonaro, người được mệnh danh là "Donald Trump của Nam Mỹ", đối mặt với nhiều chỉ trích, những lời kêu gọi từ chức vì cách chống dịch COVID-19. Hiện đã có hơn 60 yêu cầu luận tội được các nghị sĩ đệ trình lên Quốc hội Brazil.
Hồi tuần trước, một cuộc biểu tình lớn với hàng ngàn người tham gia đã diễn ra ở thành phố Sao Paulo. Một đơn kiến nghị đòi "loại bỏ Tổng thống Bolsonaro trước thời hạn" cũng nhận được hơn 180.000 chữ ký ủng hộ.
Brazil đã ghi nhận hơn 9,1 triệu ca mắc
COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó có hơn 223.000 người
chết. Quốc gia này hiện là vùng dịch lớn thứ ba thế giới chỉ sau Mỹ và
Ấn Độ.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ của ông Bolsonaro đã giảm vì sự chậm trễ trong việc triển khai vắc xin và gói cứu trợ tài chính cho những người gặp khó khăn. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn vẫn phản đối ý tưởng luận tội Tổng thống Bolsonaro.
Hôm 28-1, nghị sĩ Arthur Lira - người có khả năng cao sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện Brazil - đã phản đối việc phế truất ông Bolsonaro. Mọi thủ tục luận tội đều phải đi từ Hạ viện lên Thượng viện và phải nhờ tới vai trò của chủ tịch Hạ viện.
Trong một tuyên bố, ông Lira lập luận không nên chính trị hóa đại dịch và dù cách thức xử lý có yếu kém, đó chưa phải là lý do đúng đắn để tiến hành luận tội ông Bolsonaro. Chính trị gia tự nhận là trung hữu này cũng kêu gọi mọi người bình tĩnh và "không chính trị hóa vắc xin".
Hôm 29-1, Tổng thống Bolsonaro đã cam kết sẽ nhanh chóng triển khai vắc xin COVID-19 nhưng thông điệp của ông dường như không thể khiến người dân nguôi giận - Ảnh: REUTERS
Brazil đã lên kế hoạch sản xuất 100 triệu liều vắc xin AstraZeneca nhưng dự định này liên tục bị trì hoãn. Quốc gia này cũng chấp nhận thử vắc xin của Trung Quốc, với mức độ hiệu quả chỉ trên 50% - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Bolsonaro nhậm chức năm 2019 và đến năm 2022 mới hết nhiệm kỳ, tức còn gần 2 năm nữa. Trong ảnh: Một người phất cờ phản đối ông Bolsonaro tại vị - Ảnh: REUTERS
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Biểu tình kiểu 'kinh dị xác sống' ở Brazil
Một người biểu tình phản đối cách chống dịch của Tổng thống Bolsonaro ở Brasilia ngày 31-1 - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Bolsonaro, người được mệnh danh là "Donald Trump của Nam Mỹ", đối mặt với nhiều chỉ trích, những lời kêu gọi từ chức vì cách chống dịch COVID-19. Hiện đã có hơn 60 yêu cầu luận tội được các nghị sĩ đệ trình lên Quốc hội Brazil.
Hồi tuần trước, một cuộc biểu tình lớn với hàng ngàn người tham gia đã diễn ra ở thành phố Sao Paulo. Một đơn kiến nghị đòi "loại bỏ Tổng thống Bolsonaro trước thời hạn" cũng nhận được hơn 180.000 chữ ký ủng hộ.
Brazil đã ghi nhận hơn 9,1 triệu ca mắc
COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó có hơn 223.000 người
chết. Quốc gia này hiện là vùng dịch lớn thứ ba thế giới chỉ sau Mỹ và
Ấn Độ.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ của ông Bolsonaro đã giảm vì sự chậm trễ trong việc triển khai vắc xin và gói cứu trợ tài chính cho những người gặp khó khăn. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn vẫn phản đối ý tưởng luận tội Tổng thống Bolsonaro.
Hôm 28-1, nghị sĩ Arthur Lira - người có khả năng cao sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện Brazil - đã phản đối việc phế truất ông Bolsonaro. Mọi thủ tục luận tội đều phải đi từ Hạ viện lên Thượng viện và phải nhờ tới vai trò của chủ tịch Hạ viện.
Trong một tuyên bố, ông Lira lập luận không nên chính trị hóa đại dịch và dù cách thức xử lý có yếu kém, đó chưa phải là lý do đúng đắn để tiến hành luận tội ông Bolsonaro. Chính trị gia tự nhận là trung hữu này cũng kêu gọi mọi người bình tĩnh và "không chính trị hóa vắc xin".
Hôm 29-1, Tổng thống Bolsonaro đã cam kết sẽ nhanh chóng triển khai vắc xin COVID-19 nhưng thông điệp của ông dường như không thể khiến người dân nguôi giận - Ảnh: REUTERS
Brazil đã lên kế hoạch sản xuất 100 triệu liều vắc xin AstraZeneca nhưng dự định này liên tục bị trì hoãn. Quốc gia này cũng chấp nhận thử vắc xin của Trung Quốc, với mức độ hiệu quả chỉ trên 50% - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Bolsonaro nhậm chức năm 2019 và đến năm 2022 mới hết nhiệm kỳ, tức còn gần 2 năm nữa. Trong ảnh: Một người phất cờ phản đối ông Bolsonaro tại vị - Ảnh: REUTERS