Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Binh chủng Nhảy Dù trong chiến tranh

Trong nhật lệnh, Tướng Cogny nhấn mạnh về kết quả to lớn gặt hái được so với tổn thất không đáng kể cho phe ta. Ông khen ngợi tất cả các quân nhân, Nhảy Dù cũng như Bộ Binh, đã tham dự Hành Quân Hirondelle:

https://i1.wp.com/www.heritage.hardchargers.com/images/abn.jpg




Y Sĩ Ðại Tá Nhảy Dù Hoàng Cơ Lân
(Pháp Quốc)

Cho đến nay nói đến binh chủng Nhảy Dù (ND), người Việt Nam chúng ta không khỏi nghĩ đến những người trai Mũ Ðỏ hiên ngang, với ít nhiều tự tôn mặc cảm, đã một thời dám đổi mạng sống để bảo vệ danh dự và sự sống còn của miền Nam tự do. Nói chung ra, tinh thần đoàn kết và bất khuất, khả năng tác chiến cao độ đã trở thành truyền thống chung của bất cứ đơn vị ND nào trên thế giới.
Nước đầu tiên nghĩ đến thành lập đơn vị chiến đấu nhẩy dù là Nga Xô vào những năm 1932-1935, nhưng vì nhiều lý do chiến thuật cũng như chiến lược, Hồng Quân không bao giờ có dịp sử dụng những đơn vị Dù to lớn của mình trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Mà chính quân đội Ðức Quốc Xã, một thời đã tập luyện bên Nga, đã dùng binh chủng Nhảy Dù một cách quy mô trong những trận đánh đầu của chiến tranh, với những chiến thắng lẫy lừng tại Hòa Lan, Bỉ, Hy Lạp, đảo Crête... Các nước tham chiến khác cũng dần dần bắt chước, và nước nào cũng có từ vài tiểu đoàn đến vài sư đoàn Dù. Tuy nhiên quân nhảy dù không phải lúc nào cũng bách chiến bách thắng, họ như con dao sắc bén: được sử dụng đúng với khả năng và đúng lúc thì thắng lớn, mang dùng họ một cách bừa bãi, như dùng dao bén nhọn để bổ củi thì chắc chắn nắm phần thua.
Chiến tranh có những quy luật riêng biệt, nhưng nói cho cùng nó cũng không khác gì lắm với việc điều hành một xí nghiệp ngoài đời. Người giỏi thì biết tiên đoán kinh tế lên xuống, biết thời thế xoay vần, biết dùng người để giảm chi tăng thu, người dốt thì bao nhiêu tiền bạc cũng nướng hết và đi đến chỗ vỡ nợ. Người tướng giỏi thì thắng trận với ít phương tiện hay nhân lực, nói theo từ ngữ nhà binh là không sát quân. Người chỉ huy dốt thì đại họa cho quân đội và cho xứ sở.
Chiến tranh nhảy dù cũng vậy, quân sử đã ghi những chiến thắng lớn với ít thiệt hại bên phía bạn (như ND Ðức và Nhật hồi đầu Ðệ Nhị Thế Chiến), những trận hòa hay thắng nhưng quá đắt so với quân số tham dự (3 sư đoàn Dù nhảy xuống đất Pháp trong chiến dịch Overlord năm 1944 thật ra không mang lại kết quả cụ thể mong muốn trong chiến thắng đầu của quân Ðồng Minh), người Pháp gọi là efficacité/prix, xin dịch là kết quả gặt hái so với phương tiện bỏ ra. Sau hết là những trường hợp ND thua nặng như trận Market Garden bên Hòa Lan tháng 9, 1944, không chiếm được mục tiêu mà một sư đoàn Dù của Anh xuất quân 10,000 mà về chưa còn 3,000.
Trường Chỉ Huy Tham Mưu Army & General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas trong chương trình học Airborne Warfare năm  1971-72, có ghi nhận 3 trận đánh nhảy dù mà kết quả thu lượm được thật là nhiều so với phương tiện bỏ ra không bao nhiêu. 
1- Trận nhảy dù Ðức đánh chiếm pháo lũy Eben Emael trấn giữ sông đào Canal Albert, cửa lộ chính vào trung tâm vương quốc Bỉ trong ngày đầu cuộc chiến (10 tháng 5, 1940). 85 lính ND Ðức được phi cơ không động cơ (glider) bất thần hạ cánh thẳng vào hệ thống phòng thủ Eben Emael, một pháo lũy do 1,200 quân Bỉ chống giữ. Eben Emael đã thất thủ sau chưa đầy 24 tiếng đồng hồ giao tranh vì nhảy dù Ðức đã dùng chất nổ phá hủy tất những pháo đài kiên cố tại đây. Chính Hitler đã nghĩ ra dùng ND đánh chớp nhoáng bằng máy bay glider mang thẳng quân đến mục tiêu, vì nếu phải nhảy dù như bình thường thì sẽ mất thời gian để tập họp. Sau khi pháo lũy này thất thủ, đại quân bộ binh và thiếp giáp Ðức tràn vào Bỉ như nước vỡ bờ.
2- Trận thứ hai bên Á Châu: Ngày 14 tháng 2, 1942, một tiểu đoàn ND Nhật khoảng 350 người, chiếm gọn phi trường và các giếng dầu hỏa ở Palembang miền Nam đảo Sumatra (Nam Dương). Cuộc chiến khá gay go vì quân trú phòng gồm 2,000 quân Hòa Lan có Không Quân RAF của Anh quốc yểm trợ. ND Nhật thương vong gần đến 80% quân số nhưng họ đã cầm cự và đợi tiếp tay với bộ binh đổ bộ bằng đường biển đến. Quân Ðồng Minh Anh-Hòa Lan đã phải rút khỏi vùng chiều ngày 16 tháng 2, 1942. Sau đó, trước sức tiến vũ bão của quân đội Nhật hoàng, toàn thể quần đảo Nam Dương (thuộc địa của Hòa Lan từ 300 năm) đã thất thủ.
3- Trận thứ ba là hành quân Hirondelle (Chim Én) ngày 17 tháng 7, 1953, khi 3 tiểu đoàn ND Pháp nhảy xuống Lạng Sơn để phá các kho tiếp vận quan trọng của địch, tổn thất bạn có thể gọi là không đáng kể. Hành quân này đã trở thành một đề tài học hỏi cho các trường tham mưu trên thế giới. Trước khi trình bày chi tiết trận đánh này, tôi xin nhắc sơ qua vai trò của binh chủng ND trong chiến tranh Ðông Dương từ 1947 đến 1954.
Thời gian 8 năm này có thể gọi là thời gian “vàng son” của chiến tranh ND (nếu chúng ta hiểu 2 chữ này theo đúng nghĩa chiến thuật và quân sự của nó). Quân đội viễn chinh Pháp đã mở khoảng 150 cuộc hành quân nhảy dù, từ cấp đại đội đến cấp lữ đoàn, để giải tỏa đồn bót, chiếm mục tiêu, tiếp cứu quân bạn... Vì là hậu thân của ND Pháp, binh chủng ND Việt Nam vẫn giữ những truyền thống cũ, như cái mũ đỏ và bộ quân phục rằn ri, tinh thần kỷ luật chiến đấu vượt mức. Nói không ngoa, họ đã được coi như những người “lính chữa lửa” luôn luôn có mặt tại những nơi có chiến cuộc cam go hay tuyệt vọng.
Kế hoạch Navarre:
Tháng 6 năm 1953, Ðại Tướng Navarre nắm quyền chỉ huy quân sự tại Ðông Dương thay thế Tướng Salan vừa mãn nhiệm kỳ. Ông muốn nắm lại thế chủ dộng như hồi trước khi tướng De Lattre tung quân nhảy dù đánh chiếm Hòa Bình. Mục đích là ngăn ngừa cuộc tổng công kích mà tình báo cho biết là đối phương đang chuẩn bị.
Vì thiếu phương tiện, vị tân tư lệnh không phát động nổi một chiến dịch quy mô, ông đành chọn giải pháp mở những cuộc hành quân chớp nhoáng, bất thần đánh vào lòng địch rồi rút lui trước khi bộ đội VM trở tay.
Muốn thành công, kế hoạch này phải dựa vào sự gia tăng của tiềm năng quân sự hiện hữu. Lúc bay sang Ðông Dương, Tướng Navarre đã được Bộ Quốc Phòng Pháp hứa cho thêm 7 tiểu đoàn Bộ Binh, cộng thêm lực lương Pháp (Bataillon de Corée) vừa tham chiến bên Ðại Hàn cùng các lực lượng LHQ. Quân đội Quốc Gia Việt Nam cũng đang được phát triển mạnh và dự trù đầy đủ quân số vào cuối năm 1953 (ngay từ 1 tháng 6, 1953, vài tiểu khu trong Nam đã được các đơn vị của quân đội quốc gia trấn giữ). Ðược như vậy, cuộc phản công của quân đội Liên Hiệp Pháp (Corps Expeditionnaire Francais en Extrême Orient) sẽ được khởi công ngay và đẩy mạnh cho tới các năm 1954-55, gây tổn thất nặng cho phía CS và khiến họ phải chọn giải pháp hòa đàm.
Tướng Navarre lúc đó có trong tay 175,000 quân chính quy Pháp cộng thêm 55,000 địa phương quân người bản xứ. Ngoài ra lực lược 3 quốc gia Việt, Miên Lào (nhưng phần lớn là quân đội Việt Nam) có được 150,000 quân chính quy và 50,000 địa phương quân). Tuy nhiên thành phần chủ lục (Corps de bataille) chỉ khoảng 1/10 con số kể trên.
Phòng Nhì Pháp ước lượng quân đội VM gồm 125,000 chính quy, 75,000 địa phương quân và 150,000 du kích. Như vậy đối phương có một lực lượng xung kích 9 sư đoàn, trong khi quân số của Tướng Navarre chỉ tương đương với 3 sư đoàn: 7 lữ đoàn lưu động, gọi là Groupements Mobiles, và 8 tiểu đoàn Nhẩy Dù. 
Tấn công Lạng Sơn:
Ðầu tháng 6, 1953, tình báo quân đội viễn chinh cho Thiếu Tướng Cogny, tư lệnh Lục Quân tại Bắc Việt (Forces Terrestres au Nord Việt Nam) biết là địch đang tích trữ nhiều tiếp liệu súng đạn ở vùng Lạng Sơn, mới đây tin tức còn cho biết thêm các kho tiếp liệu này nằm ở phía bắc sông Kỳ Cùng. Lạng Sơn được coi là điểm tập trung tiếp tế lương thực súng đạn từ Trung Hoa cho các đơn vị chủ lực VM ngay từ tháng 10 năm 1950. Phòng Nhì Pháp ước lượng súng đạn hiện có tại đây đủ để trang bị 1 sư đoàn sẵn sàng xâm nhập đồng bằng sông Hồng, gây khó khăn không ít cho nền an ninh địa phương. 
Oanh tạc bằng máy bay không hiệu quả vì tiếp liệu được giấu trong các hang đá và ngụy trang rất kỹ, hành quân bộ sẽ phải 3 ngày mới tới nơi và mất yếu tố bất ngờ vì sẽ gặp sự kháng cự của 3 đến 4 trung đoàn VM đóng trong vùng Thái Nguyên. Cho nên mục tiêu phải được chiếm ngay ngày đầu bằng quân nhảy dù, sau khi tiêu hủy võ khí quân trang của địch, đoàn quân này phải rút nhanh chóng về vùng an toàn trong lãnh vực sông Hồng.
Ðầu tháng 7, Tướng Cogny phác họa những nét chính cuộc hành quân này cho Tướng Gilles chỉ huy lực lượng nhảy dù tại Ðông Dương: “Phá hủy những kho tiếp vận ở Lạng Sơn và rút lui về Tiên Yên bằng QL4. Phải có mặt tại Lộc Bình ngày N+2 vào buổi chiều, hoặc chậm nhất phải tới Ðình Lập vào đêm N+2 sang N+3. Cuộc rút lui sẽ tuần hành không ngưng để tất cả quân bạn về tới vùng phòng thủ Tiên Yên vào chiều ngày N+5.”
Thiếu Tướng Gilles phỏng đoán là sẽ có phản ứng mạnh của địch, quân nhảy dù có lẽ phải đương đầu với 2 hoặc 3 tiểu đoàn VM vào ngày N+1, với 6 hoặc 7 tiểu đoàn ngày N+2. Ông nghĩ sẽ phải dùng đến 7 tiểu đoàn Nhảy Dù, nếu muốn thành công trong cuộc hành quân chớp nhoáng được hạn định trong có 4 ngày.
Vấn đề thứ hai là khả năng máy bay. Không quân vận tải Pháp, nếu trừ đi những máy bay bất khiển dụng hay những chiếc còn phải thi hành những phi vụ tiếp tế các đồn bót ngoài Bắc, thì còn được 60 chiếc Dakota C47. Số phi cơ này có khả năng thả 2 tiểu đoàn ND, 1 trung đội Công Binh và 1 Bộ Chỉ Huy. Ðợt thả thứ hai chỉ có thể trở lại mục tiêu sau 4 tiếng, nếu tính thời gian trở về lấy thêm 2 tiểu đoàn và tiếp xăng nhớt, Như vậy Ðại Tá Ducournau, người được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân, sẽ có tại chỗ vào ngày N bốn tiểu đoàn và những thành phần Công Binh chuyên môn đặt chất nổ. Nhưng kể từ N+2, ông cần thêm 3 tiểu đoàn tiếp ứng phải thả giữa Lạng Sơn và Tiên Yên. Ngoài ra, vào buổi sáng ngày N+3, 3 hoặc 4 tiểu đoàn Bộ Binh do Hải Quân chở tới Tiên Yên, sẽ xuất phát từ đây để bắt tay với quân Dù trên đường rút.
Hành quân mệnh danh “Chim Én” (operation Hirondelle) chỉ thành công nếu công tác phá hủy các kho tiếp vận và cuộc rút sau đó được thi hành nhanh chóng theo đúng kế hoạch. Ngày N, hai tiểu đoàn Dù sẽ nhảy xuống Lạng Sơn, trong khi những đơn vi Bộ Binh của Lữ Ðoàn 5 (GM5) sửa soạn lên đường từ Tiên Yên. Một tiểu đoàn Dù thứ ba sẻ nhảy xuống Lộc Bình, hay Lạng Sơn nếu 2 tiểu đoàn trước đụng độ nặng. Liên lạc truyền tin giữa Nhảy Dù và Bộ Binh dự trù vào buổi chiều N+1 trong vùng Ba Chung, hoặc chậm nhất là trong đêm N+1 sang N+2 trong vùng Ðình Lập. Sau đó, các cánh quân sẽ tuần tự triệt thoái đến ngày N+4.
Ý định hành quân đã được bảo mật tối đa. Trong 10 ngày, kế hoạch và các lệnh hành quân đã được Tướng Gilles viết tay với một sĩ quan cộng sự viên duy nhất. Sáng ngày 14 tháng 7, Quốc Khánh của Pháp, Phòng 3 mới được thông báo ý định hành quân. Chuẩn bị lễ duyệt binh tại bờ hồ Hoàn Kiếm cũng là cơ hội để đánh lạc hướng địch về sự có mặt đông đảo quân ND tại Hà Nội. Nhân cuộc duyệt binh này Tướng Gilles được gắn Ðệ nhị đẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh thưởng công ông sau trận đánh Nasan.
Chiều ngày 14, các đơn vị trưởng tham dự Hirondelle được mời đến nhận lệnh sơ khởi tại Bộ Tham Mưu đặt trong thành Hà Nội, họ được căn dặn giữ bí mật tuyệt đối ngay cả với các sĩ quan thuộc quyền. Ðại Tá Ducournau, người chỉ huy trận đánh viết tay các lệnh HQ mà Phòng 3 sẽ phổ biến đến các tiểu đoàn chiều ngày hôm sau 15. Lệnh cấm trại được thi hành từ 14 giờ cùng ngày. Lệnh cuối của Tướng Gilles là: “Hirondelle” sẽ khởi diễn vào sáng ngày 17 tháng 7, 1953.
Ngày 16 tháng 7 lúc 15 giờ, Ðại Tá Ducournau họp tham mưu với các tiểu đoàn trưởng cùng các sĩ quan Truyền Tin và An Ninh của 4 đơn vị tham chiến: TÐ2/Lê Dương ND (2èBEP), TÐ6ND Viễn Chinh (6è BPC), TÐ8ND Xung Kích (8è GCP) và TÐ2/Trung Ðoàn 1 ND (II/1erRCP). Các đại đội trưởng và trung đội trưởng liên hệ nhận lệnh từ 19 giờ đến 20 giờ cùng ngày. Lệnh cấm trại tuyệt đối được áp dũng và các binh sĩ không hay biết gì hết.
Ý định Hành Quân: 6è BPC (TÐT: Thiếu Tá Bigeard) và 8è GCP (TÐT: Ðại Úy Tourret) được dự trù thả xuống Lạng Sơn lúc 07 giờ 40, còn 2è BEP (TÐT: Ðại Úy Merglen) sẽ nhảy xuống Lộc Bình lúc 10 giờ 50. 
Tại Lạng Sơn, sau khi xuống đến đất, 2 đơn vị Dù phải đặt tuyến phòng thủ hướng về phía Bắc và Ðông Bắc nơi QL4 rẽ ngang, chiếm Kỳ Lừa và tìm kiếm các kho tiếp liệu. Sau khi hoàn tất công tác phá hủy các kho này là giai đoạn rút lui bằng QL4 về phía Ðông Nam, và bát tay với 2è BEP trong ngay đêm đó.
Nếu 2 tiểu đoàn thả xuống Lạng Sơn đụng nặng thì Tiểu Ðoàn 2 Lê Dương ND (2è Bep) sẽ được thả xuống Lạng Sơn và Tiểu Ðoàn 2/Trung đoàn 1 ND (II/1erRCP-TÐT: Thiếu Tá Bréchignac) sẽ nhảy xuống Lộc Bình thay thế. Ðó là kế hoạch 1 “Aronde.” Kế hoạch 2 “Cigogne” sẽ được áp dụng trong trường hợp 2è BEP bị đụng ở Lộc Bình thì đơn vị của Thiếu Tá Brechignac cũng vẫn sẽ nhảy xuống Lộc Bình để tiếp tay. Phải kể thêm một rủi ro khác là thời tiết xấu vì đang mùa mưa.
Chim Én “cất cánh bay”: 
Ngày N (17 tháng 7) lúc 04 giờ sáng, Lữ Ðoàn Lưu Ðộng 5 (GM5) bắt đầu đổ bộ lên bờ biển gần Tiên Yên. Một tiếng đồng hồ sau, các tiểu đoàn ND được tập họp tại 2 sân bay Bạch Mai và Gia Lâm. Lúc 05 giờ 50, máy bay thám sát khí tượng báo cho biết: thời tiết trên vùng hành quân rất tốt, và 58 máy bay Dakota tham dự chuyến thả đầu tiên bắt đầu nổ máy. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), 1 máy bay C119 chở 1 Toán LLÐÐB**, cũng sẽ cất cánh, sau khi 56 khu trục Bearcat và 10 máy bay thả bom B-26 rời phi đạo để yểm trợ cuộc hành quân này.
Các C-47 Dakota tuần tự cất cánh, chiếc nọ cách chiếc kia 15 giây, một chiếc bị tai nạn ở cuối phi đạo. Trên không các phi cơ vận tải bay vòng tròn, kết hợp thành từng nhóm 3 cái một, nối đuôi nhau bay về hướng Ðông sau khi được lệnh của Tướng Gilles có mặt trong chiếc Dakota PC. Một chiếc Dakota phải quay trở về vì trở ngại máy móc: những quân nhân trong máy bay này và trong máy bay vừa bị nạn khi cất cánh, được chuyển ngay sang 2 phi cơ “trừ bị” (spare) khác.
Ðoàn máy bay đến mục tiêu đúng giờ. Tiểu Ðoàn 6è BPC được thả trên cao độ 200 thước, xuống hai bên đường xe lửa cũ đi Vân Nam, cách Lạng Sơn 2km về phía Bắc. Nhưng Tiểu Ðoàn 8è GCP và Bộ Chỉ huy Hành Quân không rơi đúng mục tiêu ấn định vì đoàn phi cơ không giữ được lộ trình và bay hơi trệch về phía trái, kết quả là việc tập họp của 8è GCP hơi vất vả, vì ruộng đất bị ngập nước. Ðại Ðội 26è CIP* (Compagnie indochinoise de parachutistes) của Tiểu Ðoàn này đặt tuyến phòng thủ hai bên QL4 hướng về phía Bắc.
Việc thả dù bắt đầu từ 08 giờ 10 và kết thúc lúc 08 giờ 25. Xuống đến đất, các đơn vị dùng lựu đạn khói mầu để dễ tập họp. Ðến 09 giờ, các đơn vị tập họp xong và liên lạc vô tuyến được với máy bay PC lượn trên không. Trong khi đó, các khu trục cơ tiếp tục bắn phá các mục tiêu được ấn định trước hay vừa xuất hiện. Ðại Tá Ducournau thấy cuộc hành quân diễn tiến tốt đẹp, báo cáo không cần thêm Tiểu Ðoàn 2è BEP. Như vậy Tiểu Ðoàn II/1erRCP vẫn nằm ứng trực tại Bạch Mai.
09 giờ15, Thiếu Tá Bigeard ra lệnh các đại đội tiến về hướng các hang đá mệnh danh số 12 và 13. Một đại đội bị chặn đứng trước hang đá 13 bởi hỏa lực đại liên, một đại đội khác (6è CIP)* muốn đánh bọc hậu cũng không tiến nổi và bị tổn thất 1 chết, 2 bị thương. Sau khi SKZ 57 ly của Ðại Ðội Chỉ Huy không thanh toán nổi mục tiêu, Bigeard đành phải kêu Không Quân tiếp ứng bằng bom napalm. Ðịch chết 6 người và đến 12 giờ 25 các hang 12 và 13 bị quân ta chiếm: trong đó có rất nhiều khí giới đạn dược, xăng nhớt, lốp xe hơi.
Tiểu Ðoàn 8è GCP thì lục soát xong làng Kỳ Lừa vào lúc 10 giờ 15, có chạm địch nhẹ nhưng sau đó được dân chúng niềm nở tiếp đón. Theo dân tại đây cho biết, máy bay oanh tạc thêm một địa điểm tập trung quân địch gần xã Ma Lang. Sau đó các đại đội phân chia trách nhiệm canh gác địa điểm đóng quân.
Ðợt phi cơ thứ hai chở Tiểu Ðoàn 2è BEP cất cánh hồi 11 giờ và thả đơn vị này xuống vùng Lộc Bình, vì bãi nhảy ngắn nên mỗi lần chỉ thả được 1/2 stick. Vài binh sĩ rớt xuống nước nhưng không ai chết đuối, 27 người bỏ cuộc không nhảy vì kiệt sức sau khi đợi chờ quá lâu trong bầu không khí oi bức tại sân bay Bạch Mai. Tiểu đoàn tập hợp nhanh chóng và bố trí hai bên QL4.
Tổng cộng 2,001 quân nhân đã nhảy trong trận này, chỉ có 22 tai nạn nhẹ vì saut dù trong đó 12 trường hợp ở Lộc Bình, và 13 thương binh. Tất cả sẽ được di tản bằng trục thăng trong ngày hôm sau.
Còn cầu trên sông Kỳ Cùng bị chiếm không mất một viên đạn lúc 15 giờ và Công Binh ND dùng thuyền bằng cao xu cơ hữu chuyển Ðại Ðội 4 sang bên kia sông tiến chiếm Thị xã Lộc Bình. Lúc 16 giờ 45, Ðại Úy Merglen báo cáo là đã thanh toán được hết các mục tiêu, và tiểu đoàn chuẩn bị đóng quân đêm, Ðại Ðội 2 (2è CIP)* có trách nhiệm án ngữ phía Nam con sông giáp giới với QL4.
Tại Lạng Sơn, quân Pháp gặt hái được nhiều kết quả. Lúc 13 giờ, Tiểu Ðoàn 8è GCP báo cáo tìm được một kho tiếp vận quan trọng tại hang đá 309, có nhiều súng ống, đạn dược, lương thực. Chín (9) toán phụ trách phá hủy, mỗi toán 5 người với 1 tấn thuốc nổ, bình tĩnh thi hành nhiệm vụ. Lúc đó một toán nhỏ địch xuất hiện phía Bắc Kỳ Lừa nhưng bị máy bay xạ kích và giải tán.
Hang đá tiếp vận 309 bị nổ tung lúc 15 giờ 45 và 8è GCP sửa soạn lên đường và gài mìn lộ trình rút lui. Rồi đến lượt các kho 12 và 13 bị phá hủy. Một máy bay trực thăng đáp để di tản thương binh còn lại. Ðến 16 giờ 45, những bộ Dù không mang theo được đều bị đốt cháy. Phi cơ khu trục tiếp tục bay lượn trên vòm trời Lạng Sơn.
Ðúng 18 giờ, hành trình gian nan 80km trên QL4 bắt đầu với nhiều triển vọng gặp phục kích của địch. 6è BPC của Thiếu Tá Bigeard mở đường, 30 phút sau đến lượt Bộ Chỉ huy và các toán Lực lượng Ðặc Biệt**, sau cùng là 8è GCP mang theo gần 300 thường dân xin về “vùng tề” vì hết muốn sống với “Bác và đảng.” Ðại Ðội chót của 8è GCP rời khỏi thung lũng Lạng Sơn lúc 19 giờ 45. Ai cũng mệt nhoài, thời tiết thì nóng dữ dội, một binh sĩ Việt Nam tắt thở vì chịu hết nổi. Ðại Tá Ducournau yêu cầu Không Quân đừng thả hỏa châu để địch không đoán được lộ trình rút lui.
Ðoàn quân xuất phát từ Lạng Sơn bắt tay với Tiểu Ðoàn 2è BEP lúc 01 giờ 30 ngày 18 tháng 7. Một tiếng sau, họ vượt sông Kỳ Cùng và đến 08 giờ nghỉ chân tại phía Nam con sông. Tiểu Ðoàn 2è BEP có nhiệm vụ phòng thủ toàn thể khu vực đóng quân. Máy bay tới thả tiếp tế lương thực và đạn được, trực thăng di tản nốt thương binh của 2è BEP.
Trong khi đó Lữ Ðoàn GM5 xuất phát từ Tiên Yên, tiến dần trên QL4 về phía quân Dù. Lúc 16 giờ cùng ngày; binh sĩ của Tiểu Ðoàn 2/Trung Ðoàn 5 Lê Dương (II/5è REI) đã tới Ðình Lập và phải đóng đêm tại đây. Lý do là Công Binh không sửa nổi đường sá quá hư hỏng. Những bộ Dù của 2è BEP và những thuyền bằng cao su của Công Binh ND tại Lộc Bình đành phải tiêu hủy. Ðoàn quân Nhảy Dù lại lên đường, lần này 8è GPC mở dường, 6è BPC đi sau và 2è BEP bọc hậu. Còn 30km nữa mới tới Ðình Lập.
Thỉnh thoảng 1 công văn lại được máy bay “chuồn chuồn” L19 thả xuống đoàn người đang đi để cho biết vị trí những đơn vị của GM5 đang chờ hay những mật hiệu để nhận ra nhau. Ở Hanoi, một Ðại Ðội ND ứng chiến sẵn sàng nhảy trên quãng đường giữa Lộc Bình và Ðình Lập nếu xẩy trường hợp bất trắc hay phải tìm kiếm binh sĩ thất lạc. Lại thêm một lính Nhảy Dù người Pháp chết vì kiệt sức.
Gần nửa đêm ngày 18, Ðại Ðội 8 (8è CIP*) của 8è GCP bắt liên lạc được với Tiểu Ðoàn BMI Việt Nam (Bataillon de Marche Indochinois) tại Na Pa. Ngày 19 tháng 7 lúc 05 giờ sáng, toàn thể Liên Ðoàn ND tham dự Hành Quân “Hirondelle” đã tới Ðình Lập an toàn. Tất cả phương tiện chuyên chở được nhường cho đám quân nhân này để đưa họ về Tiên Yên. Ngày hôm sau 20 tháng 7-1953, 3 Tiểu Ðoàn Dù lên tầu thủy để về Hải Phòng.
Trong nhật lệnh, Tướng Cogny nhấn mạnh về kết quả to lớn gặt hái được so với tổn thất không đáng kể cho phe ta. Ông khen ngợi tất cả các quân nhân, Nhảy Dù cũng như Bộ Binh, đã tham dự Hành Quân Hirondelle: “...chưa bao giờ một cuộc hành quân được tổ chức độc đáo như vậy, mang lại một chiến thắng lẫy lừng không kém. Các bạn có thể hãnh diện đã tham dự...” Ðại Tướng Navarre thì rất hài lòng. Tổn thất địch thì rất quan trọng: 1,000 trung liên, 50 súng cối, 6 camions Molotova, lương thực, nhiên liệu, đạn dược vô số kể...



Ghi chú: *Sau khi Tướng De Lattre quyết định trong năm 1951 đẩy mạnh thành lập Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, chương trình “Việt Nam hóa” (jaunissement) được đẩy mạnh trong các đơn vi xung kích của Pháp như Nhảy Dù và Lê Dương. Mỗi tiểu đoàn (5 đại đội) phải có 2 đại đội người Việt hoặc 1 đại đội người Việt và mỗi đại đội kia phải có 1 trung đội người Việt hay người bản xứ như Nùng, Miên, Lào. Riêng trong 4 tiểu đoàn tham dự hành quân này, quân số người Việt khoảng 30%.
**Lực lượng Ðặc Biệt thời Pháp hay GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés) phần đông gồm đồng bào thiểu số như Nùng, Thái... Lực lượng này một thời rất hữu hiệu và có chiến khu trên các vùng mạn ngược như Lai Châu, Nghĩa Lộ, Hòa Bình.
nguoi-viet.com
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Binh chủng Nhảy Dù trong chiến tranh

Trong nhật lệnh, Tướng Cogny nhấn mạnh về kết quả to lớn gặt hái được so với tổn thất không đáng kể cho phe ta. Ông khen ngợi tất cả các quân nhân, Nhảy Dù cũng như Bộ Binh, đã tham dự Hành Quân Hirondelle:

https://i1.wp.com/www.heritage.hardchargers.com/images/abn.jpg




Y Sĩ Ðại Tá Nhảy Dù Hoàng Cơ Lân
(Pháp Quốc)

Cho đến nay nói đến binh chủng Nhảy Dù (ND), người Việt Nam chúng ta không khỏi nghĩ đến những người trai Mũ Ðỏ hiên ngang, với ít nhiều tự tôn mặc cảm, đã một thời dám đổi mạng sống để bảo vệ danh dự và sự sống còn của miền Nam tự do. Nói chung ra, tinh thần đoàn kết và bất khuất, khả năng tác chiến cao độ đã trở thành truyền thống chung của bất cứ đơn vị ND nào trên thế giới.
Nước đầu tiên nghĩ đến thành lập đơn vị chiến đấu nhẩy dù là Nga Xô vào những năm 1932-1935, nhưng vì nhiều lý do chiến thuật cũng như chiến lược, Hồng Quân không bao giờ có dịp sử dụng những đơn vị Dù to lớn của mình trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Mà chính quân đội Ðức Quốc Xã, một thời đã tập luyện bên Nga, đã dùng binh chủng Nhảy Dù một cách quy mô trong những trận đánh đầu của chiến tranh, với những chiến thắng lẫy lừng tại Hòa Lan, Bỉ, Hy Lạp, đảo Crête... Các nước tham chiến khác cũng dần dần bắt chước, và nước nào cũng có từ vài tiểu đoàn đến vài sư đoàn Dù. Tuy nhiên quân nhảy dù không phải lúc nào cũng bách chiến bách thắng, họ như con dao sắc bén: được sử dụng đúng với khả năng và đúng lúc thì thắng lớn, mang dùng họ một cách bừa bãi, như dùng dao bén nhọn để bổ củi thì chắc chắn nắm phần thua.
Chiến tranh có những quy luật riêng biệt, nhưng nói cho cùng nó cũng không khác gì lắm với việc điều hành một xí nghiệp ngoài đời. Người giỏi thì biết tiên đoán kinh tế lên xuống, biết thời thế xoay vần, biết dùng người để giảm chi tăng thu, người dốt thì bao nhiêu tiền bạc cũng nướng hết và đi đến chỗ vỡ nợ. Người tướng giỏi thì thắng trận với ít phương tiện hay nhân lực, nói theo từ ngữ nhà binh là không sát quân. Người chỉ huy dốt thì đại họa cho quân đội và cho xứ sở.
Chiến tranh nhảy dù cũng vậy, quân sử đã ghi những chiến thắng lớn với ít thiệt hại bên phía bạn (như ND Ðức và Nhật hồi đầu Ðệ Nhị Thế Chiến), những trận hòa hay thắng nhưng quá đắt so với quân số tham dự (3 sư đoàn Dù nhảy xuống đất Pháp trong chiến dịch Overlord năm 1944 thật ra không mang lại kết quả cụ thể mong muốn trong chiến thắng đầu của quân Ðồng Minh), người Pháp gọi là efficacité/prix, xin dịch là kết quả gặt hái so với phương tiện bỏ ra. Sau hết là những trường hợp ND thua nặng như trận Market Garden bên Hòa Lan tháng 9, 1944, không chiếm được mục tiêu mà một sư đoàn Dù của Anh xuất quân 10,000 mà về chưa còn 3,000.
Trường Chỉ Huy Tham Mưu Army & General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas trong chương trình học Airborne Warfare năm  1971-72, có ghi nhận 3 trận đánh nhảy dù mà kết quả thu lượm được thật là nhiều so với phương tiện bỏ ra không bao nhiêu. 
1- Trận nhảy dù Ðức đánh chiếm pháo lũy Eben Emael trấn giữ sông đào Canal Albert, cửa lộ chính vào trung tâm vương quốc Bỉ trong ngày đầu cuộc chiến (10 tháng 5, 1940). 85 lính ND Ðức được phi cơ không động cơ (glider) bất thần hạ cánh thẳng vào hệ thống phòng thủ Eben Emael, một pháo lũy do 1,200 quân Bỉ chống giữ. Eben Emael đã thất thủ sau chưa đầy 24 tiếng đồng hồ giao tranh vì nhảy dù Ðức đã dùng chất nổ phá hủy tất những pháo đài kiên cố tại đây. Chính Hitler đã nghĩ ra dùng ND đánh chớp nhoáng bằng máy bay glider mang thẳng quân đến mục tiêu, vì nếu phải nhảy dù như bình thường thì sẽ mất thời gian để tập họp. Sau khi pháo lũy này thất thủ, đại quân bộ binh và thiếp giáp Ðức tràn vào Bỉ như nước vỡ bờ.
2- Trận thứ hai bên Á Châu: Ngày 14 tháng 2, 1942, một tiểu đoàn ND Nhật khoảng 350 người, chiếm gọn phi trường và các giếng dầu hỏa ở Palembang miền Nam đảo Sumatra (Nam Dương). Cuộc chiến khá gay go vì quân trú phòng gồm 2,000 quân Hòa Lan có Không Quân RAF của Anh quốc yểm trợ. ND Nhật thương vong gần đến 80% quân số nhưng họ đã cầm cự và đợi tiếp tay với bộ binh đổ bộ bằng đường biển đến. Quân Ðồng Minh Anh-Hòa Lan đã phải rút khỏi vùng chiều ngày 16 tháng 2, 1942. Sau đó, trước sức tiến vũ bão của quân đội Nhật hoàng, toàn thể quần đảo Nam Dương (thuộc địa của Hòa Lan từ 300 năm) đã thất thủ.
3- Trận thứ ba là hành quân Hirondelle (Chim Én) ngày 17 tháng 7, 1953, khi 3 tiểu đoàn ND Pháp nhảy xuống Lạng Sơn để phá các kho tiếp vận quan trọng của địch, tổn thất bạn có thể gọi là không đáng kể. Hành quân này đã trở thành một đề tài học hỏi cho các trường tham mưu trên thế giới. Trước khi trình bày chi tiết trận đánh này, tôi xin nhắc sơ qua vai trò của binh chủng ND trong chiến tranh Ðông Dương từ 1947 đến 1954.
Thời gian 8 năm này có thể gọi là thời gian “vàng son” của chiến tranh ND (nếu chúng ta hiểu 2 chữ này theo đúng nghĩa chiến thuật và quân sự của nó). Quân đội viễn chinh Pháp đã mở khoảng 150 cuộc hành quân nhảy dù, từ cấp đại đội đến cấp lữ đoàn, để giải tỏa đồn bót, chiếm mục tiêu, tiếp cứu quân bạn... Vì là hậu thân của ND Pháp, binh chủng ND Việt Nam vẫn giữ những truyền thống cũ, như cái mũ đỏ và bộ quân phục rằn ri, tinh thần kỷ luật chiến đấu vượt mức. Nói không ngoa, họ đã được coi như những người “lính chữa lửa” luôn luôn có mặt tại những nơi có chiến cuộc cam go hay tuyệt vọng.
Kế hoạch Navarre:
Tháng 6 năm 1953, Ðại Tướng Navarre nắm quyền chỉ huy quân sự tại Ðông Dương thay thế Tướng Salan vừa mãn nhiệm kỳ. Ông muốn nắm lại thế chủ dộng như hồi trước khi tướng De Lattre tung quân nhảy dù đánh chiếm Hòa Bình. Mục đích là ngăn ngừa cuộc tổng công kích mà tình báo cho biết là đối phương đang chuẩn bị.
Vì thiếu phương tiện, vị tân tư lệnh không phát động nổi một chiến dịch quy mô, ông đành chọn giải pháp mở những cuộc hành quân chớp nhoáng, bất thần đánh vào lòng địch rồi rút lui trước khi bộ đội VM trở tay.
Muốn thành công, kế hoạch này phải dựa vào sự gia tăng của tiềm năng quân sự hiện hữu. Lúc bay sang Ðông Dương, Tướng Navarre đã được Bộ Quốc Phòng Pháp hứa cho thêm 7 tiểu đoàn Bộ Binh, cộng thêm lực lương Pháp (Bataillon de Corée) vừa tham chiến bên Ðại Hàn cùng các lực lượng LHQ. Quân đội Quốc Gia Việt Nam cũng đang được phát triển mạnh và dự trù đầy đủ quân số vào cuối năm 1953 (ngay từ 1 tháng 6, 1953, vài tiểu khu trong Nam đã được các đơn vị của quân đội quốc gia trấn giữ). Ðược như vậy, cuộc phản công của quân đội Liên Hiệp Pháp (Corps Expeditionnaire Francais en Extrême Orient) sẽ được khởi công ngay và đẩy mạnh cho tới các năm 1954-55, gây tổn thất nặng cho phía CS và khiến họ phải chọn giải pháp hòa đàm.
Tướng Navarre lúc đó có trong tay 175,000 quân chính quy Pháp cộng thêm 55,000 địa phương quân người bản xứ. Ngoài ra lực lược 3 quốc gia Việt, Miên Lào (nhưng phần lớn là quân đội Việt Nam) có được 150,000 quân chính quy và 50,000 địa phương quân). Tuy nhiên thành phần chủ lục (Corps de bataille) chỉ khoảng 1/10 con số kể trên.
Phòng Nhì Pháp ước lượng quân đội VM gồm 125,000 chính quy, 75,000 địa phương quân và 150,000 du kích. Như vậy đối phương có một lực lượng xung kích 9 sư đoàn, trong khi quân số của Tướng Navarre chỉ tương đương với 3 sư đoàn: 7 lữ đoàn lưu động, gọi là Groupements Mobiles, và 8 tiểu đoàn Nhẩy Dù. 
Tấn công Lạng Sơn:
Ðầu tháng 6, 1953, tình báo quân đội viễn chinh cho Thiếu Tướng Cogny, tư lệnh Lục Quân tại Bắc Việt (Forces Terrestres au Nord Việt Nam) biết là địch đang tích trữ nhiều tiếp liệu súng đạn ở vùng Lạng Sơn, mới đây tin tức còn cho biết thêm các kho tiếp liệu này nằm ở phía bắc sông Kỳ Cùng. Lạng Sơn được coi là điểm tập trung tiếp tế lương thực súng đạn từ Trung Hoa cho các đơn vị chủ lực VM ngay từ tháng 10 năm 1950. Phòng Nhì Pháp ước lượng súng đạn hiện có tại đây đủ để trang bị 1 sư đoàn sẵn sàng xâm nhập đồng bằng sông Hồng, gây khó khăn không ít cho nền an ninh địa phương. 
Oanh tạc bằng máy bay không hiệu quả vì tiếp liệu được giấu trong các hang đá và ngụy trang rất kỹ, hành quân bộ sẽ phải 3 ngày mới tới nơi và mất yếu tố bất ngờ vì sẽ gặp sự kháng cự của 3 đến 4 trung đoàn VM đóng trong vùng Thái Nguyên. Cho nên mục tiêu phải được chiếm ngay ngày đầu bằng quân nhảy dù, sau khi tiêu hủy võ khí quân trang của địch, đoàn quân này phải rút nhanh chóng về vùng an toàn trong lãnh vực sông Hồng.
Ðầu tháng 7, Tướng Cogny phác họa những nét chính cuộc hành quân này cho Tướng Gilles chỉ huy lực lượng nhảy dù tại Ðông Dương: “Phá hủy những kho tiếp vận ở Lạng Sơn và rút lui về Tiên Yên bằng QL4. Phải có mặt tại Lộc Bình ngày N+2 vào buổi chiều, hoặc chậm nhất phải tới Ðình Lập vào đêm N+2 sang N+3. Cuộc rút lui sẽ tuần hành không ngưng để tất cả quân bạn về tới vùng phòng thủ Tiên Yên vào chiều ngày N+5.”
Thiếu Tướng Gilles phỏng đoán là sẽ có phản ứng mạnh của địch, quân nhảy dù có lẽ phải đương đầu với 2 hoặc 3 tiểu đoàn VM vào ngày N+1, với 6 hoặc 7 tiểu đoàn ngày N+2. Ông nghĩ sẽ phải dùng đến 7 tiểu đoàn Nhảy Dù, nếu muốn thành công trong cuộc hành quân chớp nhoáng được hạn định trong có 4 ngày.
Vấn đề thứ hai là khả năng máy bay. Không quân vận tải Pháp, nếu trừ đi những máy bay bất khiển dụng hay những chiếc còn phải thi hành những phi vụ tiếp tế các đồn bót ngoài Bắc, thì còn được 60 chiếc Dakota C47. Số phi cơ này có khả năng thả 2 tiểu đoàn ND, 1 trung đội Công Binh và 1 Bộ Chỉ Huy. Ðợt thả thứ hai chỉ có thể trở lại mục tiêu sau 4 tiếng, nếu tính thời gian trở về lấy thêm 2 tiểu đoàn và tiếp xăng nhớt, Như vậy Ðại Tá Ducournau, người được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân, sẽ có tại chỗ vào ngày N bốn tiểu đoàn và những thành phần Công Binh chuyên môn đặt chất nổ. Nhưng kể từ N+2, ông cần thêm 3 tiểu đoàn tiếp ứng phải thả giữa Lạng Sơn và Tiên Yên. Ngoài ra, vào buổi sáng ngày N+3, 3 hoặc 4 tiểu đoàn Bộ Binh do Hải Quân chở tới Tiên Yên, sẽ xuất phát từ đây để bắt tay với quân Dù trên đường rút.
Hành quân mệnh danh “Chim Én” (operation Hirondelle) chỉ thành công nếu công tác phá hủy các kho tiếp vận và cuộc rút sau đó được thi hành nhanh chóng theo đúng kế hoạch. Ngày N, hai tiểu đoàn Dù sẽ nhảy xuống Lạng Sơn, trong khi những đơn vi Bộ Binh của Lữ Ðoàn 5 (GM5) sửa soạn lên đường từ Tiên Yên. Một tiểu đoàn Dù thứ ba sẻ nhảy xuống Lộc Bình, hay Lạng Sơn nếu 2 tiểu đoàn trước đụng độ nặng. Liên lạc truyền tin giữa Nhảy Dù và Bộ Binh dự trù vào buổi chiều N+1 trong vùng Ba Chung, hoặc chậm nhất là trong đêm N+1 sang N+2 trong vùng Ðình Lập. Sau đó, các cánh quân sẽ tuần tự triệt thoái đến ngày N+4.
Ý định hành quân đã được bảo mật tối đa. Trong 10 ngày, kế hoạch và các lệnh hành quân đã được Tướng Gilles viết tay với một sĩ quan cộng sự viên duy nhất. Sáng ngày 14 tháng 7, Quốc Khánh của Pháp, Phòng 3 mới được thông báo ý định hành quân. Chuẩn bị lễ duyệt binh tại bờ hồ Hoàn Kiếm cũng là cơ hội để đánh lạc hướng địch về sự có mặt đông đảo quân ND tại Hà Nội. Nhân cuộc duyệt binh này Tướng Gilles được gắn Ðệ nhị đẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh thưởng công ông sau trận đánh Nasan.
Chiều ngày 14, các đơn vị trưởng tham dự Hirondelle được mời đến nhận lệnh sơ khởi tại Bộ Tham Mưu đặt trong thành Hà Nội, họ được căn dặn giữ bí mật tuyệt đối ngay cả với các sĩ quan thuộc quyền. Ðại Tá Ducournau, người chỉ huy trận đánh viết tay các lệnh HQ mà Phòng 3 sẽ phổ biến đến các tiểu đoàn chiều ngày hôm sau 15. Lệnh cấm trại được thi hành từ 14 giờ cùng ngày. Lệnh cuối của Tướng Gilles là: “Hirondelle” sẽ khởi diễn vào sáng ngày 17 tháng 7, 1953.
Ngày 16 tháng 7 lúc 15 giờ, Ðại Tá Ducournau họp tham mưu với các tiểu đoàn trưởng cùng các sĩ quan Truyền Tin và An Ninh của 4 đơn vị tham chiến: TÐ2/Lê Dương ND (2èBEP), TÐ6ND Viễn Chinh (6è BPC), TÐ8ND Xung Kích (8è GCP) và TÐ2/Trung Ðoàn 1 ND (II/1erRCP). Các đại đội trưởng và trung đội trưởng liên hệ nhận lệnh từ 19 giờ đến 20 giờ cùng ngày. Lệnh cấm trại tuyệt đối được áp dũng và các binh sĩ không hay biết gì hết.
Ý định Hành Quân: 6è BPC (TÐT: Thiếu Tá Bigeard) và 8è GCP (TÐT: Ðại Úy Tourret) được dự trù thả xuống Lạng Sơn lúc 07 giờ 40, còn 2è BEP (TÐT: Ðại Úy Merglen) sẽ nhảy xuống Lộc Bình lúc 10 giờ 50. 
Tại Lạng Sơn, sau khi xuống đến đất, 2 đơn vị Dù phải đặt tuyến phòng thủ hướng về phía Bắc và Ðông Bắc nơi QL4 rẽ ngang, chiếm Kỳ Lừa và tìm kiếm các kho tiếp liệu. Sau khi hoàn tất công tác phá hủy các kho này là giai đoạn rút lui bằng QL4 về phía Ðông Nam, và bát tay với 2è BEP trong ngay đêm đó.
Nếu 2 tiểu đoàn thả xuống Lạng Sơn đụng nặng thì Tiểu Ðoàn 2 Lê Dương ND (2è Bep) sẽ được thả xuống Lạng Sơn và Tiểu Ðoàn 2/Trung đoàn 1 ND (II/1erRCP-TÐT: Thiếu Tá Bréchignac) sẽ nhảy xuống Lộc Bình thay thế. Ðó là kế hoạch 1 “Aronde.” Kế hoạch 2 “Cigogne” sẽ được áp dụng trong trường hợp 2è BEP bị đụng ở Lộc Bình thì đơn vị của Thiếu Tá Brechignac cũng vẫn sẽ nhảy xuống Lộc Bình để tiếp tay. Phải kể thêm một rủi ro khác là thời tiết xấu vì đang mùa mưa.
Chim Én “cất cánh bay”: 
Ngày N (17 tháng 7) lúc 04 giờ sáng, Lữ Ðoàn Lưu Ðộng 5 (GM5) bắt đầu đổ bộ lên bờ biển gần Tiên Yên. Một tiếng đồng hồ sau, các tiểu đoàn ND được tập họp tại 2 sân bay Bạch Mai và Gia Lâm. Lúc 05 giờ 50, máy bay thám sát khí tượng báo cho biết: thời tiết trên vùng hành quân rất tốt, và 58 máy bay Dakota tham dự chuyến thả đầu tiên bắt đầu nổ máy. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), 1 máy bay C119 chở 1 Toán LLÐÐB**, cũng sẽ cất cánh, sau khi 56 khu trục Bearcat và 10 máy bay thả bom B-26 rời phi đạo để yểm trợ cuộc hành quân này.
Các C-47 Dakota tuần tự cất cánh, chiếc nọ cách chiếc kia 15 giây, một chiếc bị tai nạn ở cuối phi đạo. Trên không các phi cơ vận tải bay vòng tròn, kết hợp thành từng nhóm 3 cái một, nối đuôi nhau bay về hướng Ðông sau khi được lệnh của Tướng Gilles có mặt trong chiếc Dakota PC. Một chiếc Dakota phải quay trở về vì trở ngại máy móc: những quân nhân trong máy bay này và trong máy bay vừa bị nạn khi cất cánh, được chuyển ngay sang 2 phi cơ “trừ bị” (spare) khác.
Ðoàn máy bay đến mục tiêu đúng giờ. Tiểu Ðoàn 6è BPC được thả trên cao độ 200 thước, xuống hai bên đường xe lửa cũ đi Vân Nam, cách Lạng Sơn 2km về phía Bắc. Nhưng Tiểu Ðoàn 8è GCP và Bộ Chỉ huy Hành Quân không rơi đúng mục tiêu ấn định vì đoàn phi cơ không giữ được lộ trình và bay hơi trệch về phía trái, kết quả là việc tập họp của 8è GCP hơi vất vả, vì ruộng đất bị ngập nước. Ðại Ðội 26è CIP* (Compagnie indochinoise de parachutistes) của Tiểu Ðoàn này đặt tuyến phòng thủ hai bên QL4 hướng về phía Bắc.
Việc thả dù bắt đầu từ 08 giờ 10 và kết thúc lúc 08 giờ 25. Xuống đến đất, các đơn vị dùng lựu đạn khói mầu để dễ tập họp. Ðến 09 giờ, các đơn vị tập họp xong và liên lạc vô tuyến được với máy bay PC lượn trên không. Trong khi đó, các khu trục cơ tiếp tục bắn phá các mục tiêu được ấn định trước hay vừa xuất hiện. Ðại Tá Ducournau thấy cuộc hành quân diễn tiến tốt đẹp, báo cáo không cần thêm Tiểu Ðoàn 2è BEP. Như vậy Tiểu Ðoàn II/1erRCP vẫn nằm ứng trực tại Bạch Mai.
09 giờ15, Thiếu Tá Bigeard ra lệnh các đại đội tiến về hướng các hang đá mệnh danh số 12 và 13. Một đại đội bị chặn đứng trước hang đá 13 bởi hỏa lực đại liên, một đại đội khác (6è CIP)* muốn đánh bọc hậu cũng không tiến nổi và bị tổn thất 1 chết, 2 bị thương. Sau khi SKZ 57 ly của Ðại Ðội Chỉ Huy không thanh toán nổi mục tiêu, Bigeard đành phải kêu Không Quân tiếp ứng bằng bom napalm. Ðịch chết 6 người và đến 12 giờ 25 các hang 12 và 13 bị quân ta chiếm: trong đó có rất nhiều khí giới đạn dược, xăng nhớt, lốp xe hơi.
Tiểu Ðoàn 8è GCP thì lục soát xong làng Kỳ Lừa vào lúc 10 giờ 15, có chạm địch nhẹ nhưng sau đó được dân chúng niềm nở tiếp đón. Theo dân tại đây cho biết, máy bay oanh tạc thêm một địa điểm tập trung quân địch gần xã Ma Lang. Sau đó các đại đội phân chia trách nhiệm canh gác địa điểm đóng quân.
Ðợt phi cơ thứ hai chở Tiểu Ðoàn 2è BEP cất cánh hồi 11 giờ và thả đơn vị này xuống vùng Lộc Bình, vì bãi nhảy ngắn nên mỗi lần chỉ thả được 1/2 stick. Vài binh sĩ rớt xuống nước nhưng không ai chết đuối, 27 người bỏ cuộc không nhảy vì kiệt sức sau khi đợi chờ quá lâu trong bầu không khí oi bức tại sân bay Bạch Mai. Tiểu đoàn tập hợp nhanh chóng và bố trí hai bên QL4.
Tổng cộng 2,001 quân nhân đã nhảy trong trận này, chỉ có 22 tai nạn nhẹ vì saut dù trong đó 12 trường hợp ở Lộc Bình, và 13 thương binh. Tất cả sẽ được di tản bằng trục thăng trong ngày hôm sau.
Còn cầu trên sông Kỳ Cùng bị chiếm không mất một viên đạn lúc 15 giờ và Công Binh ND dùng thuyền bằng cao xu cơ hữu chuyển Ðại Ðội 4 sang bên kia sông tiến chiếm Thị xã Lộc Bình. Lúc 16 giờ 45, Ðại Úy Merglen báo cáo là đã thanh toán được hết các mục tiêu, và tiểu đoàn chuẩn bị đóng quân đêm, Ðại Ðội 2 (2è CIP)* có trách nhiệm án ngữ phía Nam con sông giáp giới với QL4.
Tại Lạng Sơn, quân Pháp gặt hái được nhiều kết quả. Lúc 13 giờ, Tiểu Ðoàn 8è GCP báo cáo tìm được một kho tiếp vận quan trọng tại hang đá 309, có nhiều súng ống, đạn dược, lương thực. Chín (9) toán phụ trách phá hủy, mỗi toán 5 người với 1 tấn thuốc nổ, bình tĩnh thi hành nhiệm vụ. Lúc đó một toán nhỏ địch xuất hiện phía Bắc Kỳ Lừa nhưng bị máy bay xạ kích và giải tán.
Hang đá tiếp vận 309 bị nổ tung lúc 15 giờ 45 và 8è GCP sửa soạn lên đường và gài mìn lộ trình rút lui. Rồi đến lượt các kho 12 và 13 bị phá hủy. Một máy bay trực thăng đáp để di tản thương binh còn lại. Ðến 16 giờ 45, những bộ Dù không mang theo được đều bị đốt cháy. Phi cơ khu trục tiếp tục bay lượn trên vòm trời Lạng Sơn.
Ðúng 18 giờ, hành trình gian nan 80km trên QL4 bắt đầu với nhiều triển vọng gặp phục kích của địch. 6è BPC của Thiếu Tá Bigeard mở đường, 30 phút sau đến lượt Bộ Chỉ huy và các toán Lực lượng Ðặc Biệt**, sau cùng là 8è GCP mang theo gần 300 thường dân xin về “vùng tề” vì hết muốn sống với “Bác và đảng.” Ðại Ðội chót của 8è GCP rời khỏi thung lũng Lạng Sơn lúc 19 giờ 45. Ai cũng mệt nhoài, thời tiết thì nóng dữ dội, một binh sĩ Việt Nam tắt thở vì chịu hết nổi. Ðại Tá Ducournau yêu cầu Không Quân đừng thả hỏa châu để địch không đoán được lộ trình rút lui.
Ðoàn quân xuất phát từ Lạng Sơn bắt tay với Tiểu Ðoàn 2è BEP lúc 01 giờ 30 ngày 18 tháng 7. Một tiếng sau, họ vượt sông Kỳ Cùng và đến 08 giờ nghỉ chân tại phía Nam con sông. Tiểu Ðoàn 2è BEP có nhiệm vụ phòng thủ toàn thể khu vực đóng quân. Máy bay tới thả tiếp tế lương thực và đạn được, trực thăng di tản nốt thương binh của 2è BEP.
Trong khi đó Lữ Ðoàn GM5 xuất phát từ Tiên Yên, tiến dần trên QL4 về phía quân Dù. Lúc 16 giờ cùng ngày; binh sĩ của Tiểu Ðoàn 2/Trung Ðoàn 5 Lê Dương (II/5è REI) đã tới Ðình Lập và phải đóng đêm tại đây. Lý do là Công Binh không sửa nổi đường sá quá hư hỏng. Những bộ Dù của 2è BEP và những thuyền bằng cao su của Công Binh ND tại Lộc Bình đành phải tiêu hủy. Ðoàn quân Nhảy Dù lại lên đường, lần này 8è GPC mở dường, 6è BPC đi sau và 2è BEP bọc hậu. Còn 30km nữa mới tới Ðình Lập.
Thỉnh thoảng 1 công văn lại được máy bay “chuồn chuồn” L19 thả xuống đoàn người đang đi để cho biết vị trí những đơn vị của GM5 đang chờ hay những mật hiệu để nhận ra nhau. Ở Hanoi, một Ðại Ðội ND ứng chiến sẵn sàng nhảy trên quãng đường giữa Lộc Bình và Ðình Lập nếu xẩy trường hợp bất trắc hay phải tìm kiếm binh sĩ thất lạc. Lại thêm một lính Nhảy Dù người Pháp chết vì kiệt sức.
Gần nửa đêm ngày 18, Ðại Ðội 8 (8è CIP*) của 8è GCP bắt liên lạc được với Tiểu Ðoàn BMI Việt Nam (Bataillon de Marche Indochinois) tại Na Pa. Ngày 19 tháng 7 lúc 05 giờ sáng, toàn thể Liên Ðoàn ND tham dự Hành Quân “Hirondelle” đã tới Ðình Lập an toàn. Tất cả phương tiện chuyên chở được nhường cho đám quân nhân này để đưa họ về Tiên Yên. Ngày hôm sau 20 tháng 7-1953, 3 Tiểu Ðoàn Dù lên tầu thủy để về Hải Phòng.
Trong nhật lệnh, Tướng Cogny nhấn mạnh về kết quả to lớn gặt hái được so với tổn thất không đáng kể cho phe ta. Ông khen ngợi tất cả các quân nhân, Nhảy Dù cũng như Bộ Binh, đã tham dự Hành Quân Hirondelle: “...chưa bao giờ một cuộc hành quân được tổ chức độc đáo như vậy, mang lại một chiến thắng lẫy lừng không kém. Các bạn có thể hãnh diện đã tham dự...” Ðại Tướng Navarre thì rất hài lòng. Tổn thất địch thì rất quan trọng: 1,000 trung liên, 50 súng cối, 6 camions Molotova, lương thực, nhiên liệu, đạn dược vô số kể...



Ghi chú: *Sau khi Tướng De Lattre quyết định trong năm 1951 đẩy mạnh thành lập Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, chương trình “Việt Nam hóa” (jaunissement) được đẩy mạnh trong các đơn vi xung kích của Pháp như Nhảy Dù và Lê Dương. Mỗi tiểu đoàn (5 đại đội) phải có 2 đại đội người Việt hoặc 1 đại đội người Việt và mỗi đại đội kia phải có 1 trung đội người Việt hay người bản xứ như Nùng, Miên, Lào. Riêng trong 4 tiểu đoàn tham dự hành quân này, quân số người Việt khoảng 30%.
**Lực lượng Ðặc Biệt thời Pháp hay GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés) phần đông gồm đồng bào thiểu số như Nùng, Thái... Lực lượng này một thời rất hữu hiệu và có chiến khu trên các vùng mạn ngược như Lai Châu, Nghĩa Lộ, Hòa Bình.
nguoi-viet.com
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm