Di Sản Hồ Chí Minh
Bộ Chính trị có cảm thấy được áp lực từ xã hội không?
4-9-2016
Bài phỏng vấn Phó TBT Tạp chí Cộng sản về đổi mới hệ thống chính trị có khá nhiều chỉ dấu giúp những người quan sát chính trị Việt Nam có thể phần nào hình dung được lộ trình dự kiến trong những tính toán chiến lược ‘cầm quyền sau đổi mới’, ‘cầm quyền bằng đổi mới’ của lực lượng nắm quyền hiện nay.
Những người quan tâm tới sự phát triển của xã hội dân sự Việt Nam cũng có tìm thấy trong bài phỏng vấn thấp thoáng đâu đó một định nghĩa mới về không gian này, thay cho việc nhán dãn ‘công cụ diễn biến hòa bình’ một cách đơn giản và thô thiển trước đây.
Có người nói lời ông Phó TBT Tạp chí Cộng sản không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Chính trị. Tôi thì lại nghĩ nếu Bộ Chính trị không bật đèn xanh, cho kẹo ông ấy cũng không dám phát ngôn quả quyết như thế về một vấn đề cực kỳ hệ trọng là đổi mới chính trị.
Có người cũng bảo chả tin là các ông bà ấy tự đổi mới đâu. Không sai nhưng chưa đủ. Đúng là kẻ nắm quyền sẽ không bao giờ tự đổi mới, nhưng chỉ là khi không có áp lực đủ mạnh. Vì giữa MẤT và ĐƯỢC, đương nhiên họ phải chọn ĐƯỢC.
Còn khi họ cảm thấy rõ áp lực xã hội, nghĩa là đứng trước lựa chọn giữa MẤT CẢ và MẤT MỘT PHẦN, lẽ dĩ nhiên họ sẽ phải chọn MẤT MỘT PHẦN để giữ được phần còn lại.
Bằng cách nào? Bằng cách đổi mới, dĩ nhiên là không triệt để, chỉ vừa đủ để tiếp tục cầm quyền (như Đổi mới 1986).
Thế thì câu hỏi là liệu những người nắm quyền cao nhất, ở đây là Bộ Chính trị, có cảm thấy được áp lực từ xã hội không?
Tôi tin là có, không chỉ trong đời thực mà ngay cả trên mạng xã hội, ngay cả trong trường hợp đa số họ không dùng Facebook đi chăng nữa.
Nghe đâu Viettel có viết phần mềm thu thập dữ liệu về đánh giá của người dân đối với chính quyền trên các mạng xã hội (được tiết lộ trong clip nói chuyện giữa Phạm Nhật Vượng với Viettel). Hệ quả là, trước đây họ có thể tự huyễn hoặc mình là những lời phê phán trên mạng chắc đa số đến từ hải ngoại, lưu vong nuôi dưỡng hận thù gì đấy, thì giờ đây với những kết quả từ phần mềm của Viettel, hơn ai hết, họ thừa hiểu lòng dân đang thế nào. (Họ có kết quả thống kê cả đấy, chỉ là không công bố thôi)
Vậy thì lựa chọn như trong bài phỏng vấn cũng khá hợp lý đấy chứ.
Và cũng dĩ nhiên việc những kẻ nắm quyền có tự đổi mới hay không kỳ thực cũng không quá quan trọng, từ góc độ những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Cứ phải tiếp tục những việc đang làm và coi khả năng tự đổi mới của kẻ nắm quyền như trò may rủi vậy. May thì nhanh hơn tí, rủi thì lâu hơn tẹo.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Bộ Chính trị có cảm thấy được áp lực từ xã hội không?
4-9-2016
Bài phỏng vấn Phó TBT Tạp chí Cộng sản về đổi mới hệ thống chính trị có khá nhiều chỉ dấu giúp những người quan sát chính trị Việt Nam có thể phần nào hình dung được lộ trình dự kiến trong những tính toán chiến lược ‘cầm quyền sau đổi mới’, ‘cầm quyền bằng đổi mới’ của lực lượng nắm quyền hiện nay.
Những người quan tâm tới sự phát triển của xã hội dân sự Việt Nam cũng có tìm thấy trong bài phỏng vấn thấp thoáng đâu đó một định nghĩa mới về không gian này, thay cho việc nhán dãn ‘công cụ diễn biến hòa bình’ một cách đơn giản và thô thiển trước đây.
Có người nói lời ông Phó TBT Tạp chí Cộng sản không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Chính trị. Tôi thì lại nghĩ nếu Bộ Chính trị không bật đèn xanh, cho kẹo ông ấy cũng không dám phát ngôn quả quyết như thế về một vấn đề cực kỳ hệ trọng là đổi mới chính trị.
Có người cũng bảo chả tin là các ông bà ấy tự đổi mới đâu. Không sai nhưng chưa đủ. Đúng là kẻ nắm quyền sẽ không bao giờ tự đổi mới, nhưng chỉ là khi không có áp lực đủ mạnh. Vì giữa MẤT và ĐƯỢC, đương nhiên họ phải chọn ĐƯỢC.
Còn khi họ cảm thấy rõ áp lực xã hội, nghĩa là đứng trước lựa chọn giữa MẤT CẢ và MẤT MỘT PHẦN, lẽ dĩ nhiên họ sẽ phải chọn MẤT MỘT PHẦN để giữ được phần còn lại.
Bằng cách nào? Bằng cách đổi mới, dĩ nhiên là không triệt để, chỉ vừa đủ để tiếp tục cầm quyền (như Đổi mới 1986).
Thế thì câu hỏi là liệu những người nắm quyền cao nhất, ở đây là Bộ Chính trị, có cảm thấy được áp lực từ xã hội không?
Tôi tin là có, không chỉ trong đời thực mà ngay cả trên mạng xã hội, ngay cả trong trường hợp đa số họ không dùng Facebook đi chăng nữa.
Nghe đâu Viettel có viết phần mềm thu thập dữ liệu về đánh giá của người dân đối với chính quyền trên các mạng xã hội (được tiết lộ trong clip nói chuyện giữa Phạm Nhật Vượng với Viettel). Hệ quả là, trước đây họ có thể tự huyễn hoặc mình là những lời phê phán trên mạng chắc đa số đến từ hải ngoại, lưu vong nuôi dưỡng hận thù gì đấy, thì giờ đây với những kết quả từ phần mềm của Viettel, hơn ai hết, họ thừa hiểu lòng dân đang thế nào. (Họ có kết quả thống kê cả đấy, chỉ là không công bố thôi)
Vậy thì lựa chọn như trong bài phỏng vấn cũng khá hợp lý đấy chứ.
Và cũng dĩ nhiên việc những kẻ nắm quyền có tự đổi mới hay không kỳ thực cũng không quá quan trọng, từ góc độ những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Cứ phải tiếp tục những việc đang làm và coi khả năng tự đổi mới của kẻ nắm quyền như trò may rủi vậy. May thì nhanh hơn tí, rủi thì lâu hơn tẹo.