Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Bộ Tư Lệnh Hành Quân QĐ1: Trận Phản Công 9/72

Như đã trình bày, ngày 27 tháng 7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh cuộc
* Tổng lược về cuộc hành quân Lam Sơn 72 tại Quảng Trị trong tháng 7 và 8/1972.
Như đã trình bày, ngày 27 tháng 7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh cuộc hành quân Lam sơn 72, điều động vào thay thế Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục các cuộc phản công để tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Từ ngày đó cho đến cuối tháng 8/1972, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Thủy quân Lục chiến (TQLC) và Cộng quân quanh khu vực Cổ Thành.

Theo nhận định của trung tướng Trưởng được ghi lại trong bài viết dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ thì đến đầu tháng 9/1972, chiến dịch phản công đã bước vào tuần thứ 10 nhưng “vẫn chưa tạo được kết quả cụ thể nào”, ông nghĩ rằng sự giằng co kéo dài trong nhiều tuần thế là đã quá đủ, lực lượng Cộng quân vào lúc dó đã bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực hùng hậu được tung ra từ các pháo đài không quân B 52, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ, Pháo binh VNCH và Hải pháo từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ông tin tưởng rằng một nỗ lực mới bởi Quân đoàn 1 và các đơn vị tổng trừ bị tăng phái sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Từ đó, vị tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định tung cuộc tổng phản công quyết định, ông cho tiến hành giai đoạn 3 của chiến dịch, với lực lượng tấn công chính là 2 lữ đoàn của Sư đoàn TQLC: Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258.

Sau đây là bài lược trình cuộc phản công tại mặt trận Quảng Trị trong thượng tuần tháng 9/1972 của lực lượng VNCH do bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 1 tổng chỉ huy. Phần này được biên soạn dựa theo bài viết của trung tướng Ngô Quang Trưởng dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trần Phan Anh, bài viết của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC, một số bài viết đăng trong tạp chí KBC và đặc san Sóng Thần.

* Ba cuộc hành quân yểm trợ cho mục tiêu chính
Trước khi cho lệnh khởi động cuộc tổng phản công vào mặt trận Cổ Thành Quảng Trị, ngày 8 tháng 9/1972, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã tung ra ba cuộc hành quân riêng rẽ để yểm trợ cho mục đích chính:

- Cuộc hành quân thứ nhất khai triển ở phía Tây Quảng Trị do một lực lượng của Sư đoàn Nhảy Dù đảm trách; nhiệm vụ của lực lượng này là tái chiếm 3 vị trí quân sự VNCH bị CQ chiếm giữ tại yếu khu La Vang, ở hướng Tây Nam Cổ Thành Quảng Trị, từ đó, lực lượng Nhảy Dù sẽ tạo một vòng đai bảo vệ hữu hiệu hướng Nam cho các đơn vị TQLC, đồng thời lập tuyến ngăn chận địch quân từ hướng Tây xâm nhập vào thị xã để tăng viện cho các đơn vị CSBV đang cố thủ quanh Cổ Thành.

- Cuộc hành quân thứ hai ở hướng Đông Bắc Quảng Trị với lực lượng chính là Liên đoàn 1 Biệt động quân. Nhiệm vụ của liên đoàn này là truy cản các đơn vị trên hương lộ 560, trục lộ tiếp vận huyết mạch của CQ vào Quảng Trị.

- Cuộc hành quân thứ ba tiến hành ở vùng biển Quảng Trị: nỗ lực chính là một đơn vị TQLC VNCH được di chuyển ra Hạm đội 7 để phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ mang tính cách nghi binh vào bãi Bắc cửa Việt.

* TQLC khởi động cuộc tổng phản công
Ngày 9 tháng 9/1972, cùng lúc với cuộc hành quân nghi binh đang diễn ra tại vùng biển Quảng Trị, cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị đã khởi động. Sư đoàn TQLC sử dụng Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258 làm nỗ lực chính cho cuộc tổng phản công. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 147 Thủy quân điều động 2 tiểu đoàn 3 và 7 TQLC tấn công từ hướng Đông Bắc xuống; Lữ đoàn 258 TQLC điều động các tiểu đoàn 2, 6, 9 tấn công từ hướng Đông Nam, Tiểu đoàn 1 TQLC từ hướng Tây Nam. Trong 9 tiểu đoàn bộ chiến của Sư đoàn TQLC thì đã có 6 tiểu đoàn được điều động tham chiến trong kế hoạch tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.

Về Tiểu đoàn 1 TQLC (đơn vị có biệt danh là tiểu đoàn Quái Điểu), từ ngày 11 tháng 7/1972 đến ngày 31 tháng 8/1972, đơn vị này được phân nhiệm lập tuyến án ngữ ở phía Bắc Thạch Hãn, cách tỉnh lỵ 2 km để ngăn chận trục lộ tiếp vận của CSBV vào Quảng Trị theo hương lộ 560. Trong 52 ngày chiến đấu tại vị trí nói trên, Tiểu đoàn 1 TQLC đã bị các trung đoàn CSBV thay nhau tấn công và bao vây liên tục, nhưng đơn vị Cọp Biển này đã quyết chiến, tử thủ được cứ điểm cho đến ngày bàn giao lại cho 1 tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt động quân.

Trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành khởi động vào ngày 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC, thì Tiểu đoàn 1 TQLC là một trong những mũi tấn công chính, thuộc quyền điều động của bộ chỉ huy Lữ đoàn 258 TQLC thay vì Lữ đoàn 147 TQLC như tại mặt trận Đông Bắc Quảng Trị trong tháng 7 và tháng 8/1972.

* Hai tiểu đoàn Quái Điểu và Trâu Điên trong ngày N...
Rạng sáng ngày 9 tháng 9/1972, trong khi lực lượng Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục truy kích các đơn vị CSBV ở phía Tây Quảng Trị gần yếu khu La Vang, thì dọc theo vùng núi tỉnh Quảng Trị từ phía Tây Nam cho đến phía Tây Bắc, hàng loạt phi vụ B-52 trải thảm lửa xuống các vị trí được ghi nhận là có cụm pháo binh và pháo của Cộng quân. Cùng lúc đó, tại thị xã Quảng Trị, 6 tiểu đoàn TQLC đồng loạt tấn công CSBV từ nhiều hướng. Từ ga Quảng Trị, Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu do thiếu tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy đã điều động các đại đội xuất quân tấn công vào khu vực gần bệnh viện Quân Dân Y Hỗn Hợp và khu vực trường Bồ Đề.

Tại ngã ba Long Hưng, Tiểu đoàn 2 TQLC có biệt danh là Tiểu đoàn Trâu Điên do thiếu tá Trần Văn Hợp làm tiểu đoàn trưởng đã tung 2 đại đội tấn công vào các chốt chận của CSBV trong làng Thạch Hãn. Như đã trình bày, Thạch Hãn là một làng giàu có nằm sát thị xã Quảng Trị về phía Nam, được bao bọc bởi những lũy tre xanh (trồng đã lâu năm) nối tiếp nhau. Tận dụng địa thế, lợi dụng từng cụm tre, Cộng quân đã đào hầm theo chữ A và chữ T rất kiên cố để ngăn chận các cuộc tấn công của VNCH.

Cũng cần ghi nhận rằng từ ngày 7 tháng 7/1972 cho đến trước ngày 9/9/1972, các đơn vị Nhảy Dù và sau đó là TQLC đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào làng này, nhưng đã gặp sự kháng cự quyết liệt của Cộng quân từ các hầm bắn trả. Trong cuộc tấn công sáng ngày 9/9/1972, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên đã đổi cách tấn công, các đại đội trưởng Cọp Biển và tiền sát viên Pháo binh đã điều chỉnh mục tiêu tác xạ cho từng khẩu pháo 105 ly với đầu đạn nổ chậm về trái hay phải, xa hơn hay gần lại từng 10 mét một (chứ không phải 50 mét theo quy định an toàn khi gọi Pháo binh bắn yểm trợ) để bật tung từng hầm kháng cự của Cộng quân.

Một cánh quân của tiểu đoàn Trâu Điên từ ngã từ ngã tư Quang Trung+Duy Tân+Lê Huấn+Hồ Đắc Hanh với sự yểm trợ của Pháo binh và chiến xa M-48 đã tấn công “dọn sạch” các chốt Cộng quân ở bên đường Quang Trung, để từ đây đánh chiếm cụm điểm phòng ngự của Cộng quân ở rạp chiếu bóng Đại chúng và các mục tiêu dọc theo đường Lý Thái Tổ, ở phía Nam Cổ Thành Quảng Trị.

* Mặt trận hướng Đông Bắc của tiểu đoàn 3 và 7 Thủy quân Lục chiến...
Tại hướng Đông Bắc, các tiểu đoàn 3 và 7 TQLC đã tiến chiếm các vị trí trọng điểm để tiến sát đến Cổ Thành. Tại phía Đông Nam, tiểu đoàn 6 TQLC Thần Ưng (do thiếu tá Đỗ Hữu Tùng chỉ huy) được đại tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng 258 TQLC, giao trọng trách là phải vào Cổ Thành bằng mọi giá.

Tại phòng tuyến ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Trị, ở khu vực quanh trục lộ tiếp vận của Cộng quân (hương lộ 560), lực lượng tăng cường cho Sư đoàn TQLC là Liên đoàn 1 Biệt động quân đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân khi liên đoàn tung 2 tiểu đoàn bung rộng khu vực kiểm soát về phía Đông. Không quân Việt-Mỹ đã xuất trận để yểm trợ cho Biệt động quân đánh bật Cộng quân ra khỏi trận địa.

Trở lại với cuộc hành quân thủy bộ ở duyên hải Quảng Trị, khi tiến hành cuộc hành quân này là bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 muốn đánh lạc hướng phán đoán của bộ tư lệnh CSBV tại Trị Thiên, đồng thời sử dụng hỏa lực của Không quân và Hải pháo Hạm đội 7 Hoa Kỳ triệt hạ các cụm phòng ngự của Cộng quân dọc theo bờ biển Quảng Trị. Đây là một cuộc hành quân không cần phải hoàn tất việc tiến chiếm các mục tiêu mà chỉ mang tính cách nghi binh. Do đó, trong binh thư của khối quân sử Hoa Kỳ phần nói về chiến cuộc Mùa Hè 1972 tại Việt Nam, đã gọi cuộc hành quân này là cuộc hành quân “không hoàn tất”.

Ghi nhận tổng quát, trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị, cùng với kế hoạch sử dụng Sư đoàn TQLC làm nỗ lực chính tại mặt trận Cổ Thành, trung tướng Ngô Quang Trưởng và bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 1 đã tung ra ba cuộc hành quân biệt lập từ 3 hướng, và các cuộc hành quân đã góp phần đáng kể vào chiến thắng chung của Lực lượng VNCH tại chiến trường Quảng Trị trong tháng 9/1972.

vietbao.com

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bộ Tư Lệnh Hành Quân QĐ1: Trận Phản Công 9/72

Như đã trình bày, ngày 27 tháng 7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh cuộc
* Tổng lược về cuộc hành quân Lam Sơn 72 tại Quảng Trị trong tháng 7 và 8/1972.
Như đã trình bày, ngày 27 tháng 7/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến được trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh cuộc hành quân Lam sơn 72, điều động vào thay thế Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục các cuộc phản công để tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Từ ngày đó cho đến cuối tháng 8/1972, giao tranh đã diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị Thủy quân Lục chiến (TQLC) và Cộng quân quanh khu vực Cổ Thành.

Theo nhận định của trung tướng Trưởng được ghi lại trong bài viết dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ thì đến đầu tháng 9/1972, chiến dịch phản công đã bước vào tuần thứ 10 nhưng “vẫn chưa tạo được kết quả cụ thể nào”, ông nghĩ rằng sự giằng co kéo dài trong nhiều tuần thế là đã quá đủ, lực lượng Cộng quân vào lúc dó đã bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực hùng hậu được tung ra từ các pháo đài không quân B 52, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ, Pháo binh VNCH và Hải pháo từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ông tin tưởng rằng một nỗ lực mới bởi Quân đoàn 1 và các đơn vị tổng trừ bị tăng phái sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Từ đó, vị tư lệnh Quân đoàn 1 quyết định tung cuộc tổng phản công quyết định, ông cho tiến hành giai đoạn 3 của chiến dịch, với lực lượng tấn công chính là 2 lữ đoàn của Sư đoàn TQLC: Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258.

Sau đây là bài lược trình cuộc phản công tại mặt trận Quảng Trị trong thượng tuần tháng 9/1972 của lực lượng VNCH do bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 1 tổng chỉ huy. Phần này được biên soạn dựa theo bài viết của trung tướng Ngô Quang Trưởng dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trần Phan Anh, bài viết của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC, một số bài viết đăng trong tạp chí KBC và đặc san Sóng Thần.

* Ba cuộc hành quân yểm trợ cho mục tiêu chính
Trước khi cho lệnh khởi động cuộc tổng phản công vào mặt trận Cổ Thành Quảng Trị, ngày 8 tháng 9/1972, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã tung ra ba cuộc hành quân riêng rẽ để yểm trợ cho mục đích chính:

- Cuộc hành quân thứ nhất khai triển ở phía Tây Quảng Trị do một lực lượng của Sư đoàn Nhảy Dù đảm trách; nhiệm vụ của lực lượng này là tái chiếm 3 vị trí quân sự VNCH bị CQ chiếm giữ tại yếu khu La Vang, ở hướng Tây Nam Cổ Thành Quảng Trị, từ đó, lực lượng Nhảy Dù sẽ tạo một vòng đai bảo vệ hữu hiệu hướng Nam cho các đơn vị TQLC, đồng thời lập tuyến ngăn chận địch quân từ hướng Tây xâm nhập vào thị xã để tăng viện cho các đơn vị CSBV đang cố thủ quanh Cổ Thành.

- Cuộc hành quân thứ hai ở hướng Đông Bắc Quảng Trị với lực lượng chính là Liên đoàn 1 Biệt động quân. Nhiệm vụ của liên đoàn này là truy cản các đơn vị trên hương lộ 560, trục lộ tiếp vận huyết mạch của CQ vào Quảng Trị.

- Cuộc hành quân thứ ba tiến hành ở vùng biển Quảng Trị: nỗ lực chính là một đơn vị TQLC VNCH được di chuyển ra Hạm đội 7 để phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ mang tính cách nghi binh vào bãi Bắc cửa Việt.

* TQLC khởi động cuộc tổng phản công
Ngày 9 tháng 9/1972, cùng lúc với cuộc hành quân nghi binh đang diễn ra tại vùng biển Quảng Trị, cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị đã khởi động. Sư đoàn TQLC sử dụng Lữ đoàn 147 và Lữ đoàn 258 làm nỗ lực chính cho cuộc tổng phản công. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 147 Thủy quân điều động 2 tiểu đoàn 3 và 7 TQLC tấn công từ hướng Đông Bắc xuống; Lữ đoàn 258 TQLC điều động các tiểu đoàn 2, 6, 9 tấn công từ hướng Đông Nam, Tiểu đoàn 1 TQLC từ hướng Tây Nam. Trong 9 tiểu đoàn bộ chiến của Sư đoàn TQLC thì đã có 6 tiểu đoàn được điều động tham chiến trong kế hoạch tổng phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.

Về Tiểu đoàn 1 TQLC (đơn vị có biệt danh là tiểu đoàn Quái Điểu), từ ngày 11 tháng 7/1972 đến ngày 31 tháng 8/1972, đơn vị này được phân nhiệm lập tuyến án ngữ ở phía Bắc Thạch Hãn, cách tỉnh lỵ 2 km để ngăn chận trục lộ tiếp vận của CSBV vào Quảng Trị theo hương lộ 560. Trong 52 ngày chiến đấu tại vị trí nói trên, Tiểu đoàn 1 TQLC đã bị các trung đoàn CSBV thay nhau tấn công và bao vây liên tục, nhưng đơn vị Cọp Biển này đã quyết chiến, tử thủ được cứ điểm cho đến ngày bàn giao lại cho 1 tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt động quân.

Trong cuộc tổng phản công tái chiếm Cổ Thành khởi động vào ngày 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC, thì Tiểu đoàn 1 TQLC là một trong những mũi tấn công chính, thuộc quyền điều động của bộ chỉ huy Lữ đoàn 258 TQLC thay vì Lữ đoàn 147 TQLC như tại mặt trận Đông Bắc Quảng Trị trong tháng 7 và tháng 8/1972.

* Hai tiểu đoàn Quái Điểu và Trâu Điên trong ngày N...
Rạng sáng ngày 9 tháng 9/1972, trong khi lực lượng Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục truy kích các đơn vị CSBV ở phía Tây Quảng Trị gần yếu khu La Vang, thì dọc theo vùng núi tỉnh Quảng Trị từ phía Tây Nam cho đến phía Tây Bắc, hàng loạt phi vụ B-52 trải thảm lửa xuống các vị trí được ghi nhận là có cụm pháo binh và pháo của Cộng quân. Cùng lúc đó, tại thị xã Quảng Trị, 6 tiểu đoàn TQLC đồng loạt tấn công CSBV từ nhiều hướng. Từ ga Quảng Trị, Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu do thiếu tá Nguyễn Đăng Hòa chỉ huy đã điều động các đại đội xuất quân tấn công vào khu vực gần bệnh viện Quân Dân Y Hỗn Hợp và khu vực trường Bồ Đề.

Tại ngã ba Long Hưng, Tiểu đoàn 2 TQLC có biệt danh là Tiểu đoàn Trâu Điên do thiếu tá Trần Văn Hợp làm tiểu đoàn trưởng đã tung 2 đại đội tấn công vào các chốt chận của CSBV trong làng Thạch Hãn. Như đã trình bày, Thạch Hãn là một làng giàu có nằm sát thị xã Quảng Trị về phía Nam, được bao bọc bởi những lũy tre xanh (trồng đã lâu năm) nối tiếp nhau. Tận dụng địa thế, lợi dụng từng cụm tre, Cộng quân đã đào hầm theo chữ A và chữ T rất kiên cố để ngăn chận các cuộc tấn công của VNCH.

Cũng cần ghi nhận rằng từ ngày 7 tháng 7/1972 cho đến trước ngày 9/9/1972, các đơn vị Nhảy Dù và sau đó là TQLC đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào làng này, nhưng đã gặp sự kháng cự quyết liệt của Cộng quân từ các hầm bắn trả. Trong cuộc tấn công sáng ngày 9/9/1972, Tiểu đoàn 2 Trâu Điên đã đổi cách tấn công, các đại đội trưởng Cọp Biển và tiền sát viên Pháo binh đã điều chỉnh mục tiêu tác xạ cho từng khẩu pháo 105 ly với đầu đạn nổ chậm về trái hay phải, xa hơn hay gần lại từng 10 mét một (chứ không phải 50 mét theo quy định an toàn khi gọi Pháo binh bắn yểm trợ) để bật tung từng hầm kháng cự của Cộng quân.

Một cánh quân của tiểu đoàn Trâu Điên từ ngã từ ngã tư Quang Trung+Duy Tân+Lê Huấn+Hồ Đắc Hanh với sự yểm trợ của Pháo binh và chiến xa M-48 đã tấn công “dọn sạch” các chốt Cộng quân ở bên đường Quang Trung, để từ đây đánh chiếm cụm điểm phòng ngự của Cộng quân ở rạp chiếu bóng Đại chúng và các mục tiêu dọc theo đường Lý Thái Tổ, ở phía Nam Cổ Thành Quảng Trị.

* Mặt trận hướng Đông Bắc của tiểu đoàn 3 và 7 Thủy quân Lục chiến...
Tại hướng Đông Bắc, các tiểu đoàn 3 và 7 TQLC đã tiến chiếm các vị trí trọng điểm để tiến sát đến Cổ Thành. Tại phía Đông Nam, tiểu đoàn 6 TQLC Thần Ưng (do thiếu tá Đỗ Hữu Tùng chỉ huy) được đại tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng 258 TQLC, giao trọng trách là phải vào Cổ Thành bằng mọi giá.

Tại phòng tuyến ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Trị, ở khu vực quanh trục lộ tiếp vận của Cộng quân (hương lộ 560), lực lượng tăng cường cho Sư đoàn TQLC là Liên đoàn 1 Biệt động quân đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân khi liên đoàn tung 2 tiểu đoàn bung rộng khu vực kiểm soát về phía Đông. Không quân Việt-Mỹ đã xuất trận để yểm trợ cho Biệt động quân đánh bật Cộng quân ra khỏi trận địa.

Trở lại với cuộc hành quân thủy bộ ở duyên hải Quảng Trị, khi tiến hành cuộc hành quân này là bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 muốn đánh lạc hướng phán đoán của bộ tư lệnh CSBV tại Trị Thiên, đồng thời sử dụng hỏa lực của Không quân và Hải pháo Hạm đội 7 Hoa Kỳ triệt hạ các cụm phòng ngự của Cộng quân dọc theo bờ biển Quảng Trị. Đây là một cuộc hành quân không cần phải hoàn tất việc tiến chiếm các mục tiêu mà chỉ mang tính cách nghi binh. Do đó, trong binh thư của khối quân sử Hoa Kỳ phần nói về chiến cuộc Mùa Hè 1972 tại Việt Nam, đã gọi cuộc hành quân này là cuộc hành quân “không hoàn tất”.

Ghi nhận tổng quát, trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị, cùng với kế hoạch sử dụng Sư đoàn TQLC làm nỗ lực chính tại mặt trận Cổ Thành, trung tướng Ngô Quang Trưởng và bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 1 đã tung ra ba cuộc hành quân biệt lập từ 3 hướng, và các cuộc hành quân đã góp phần đáng kể vào chiến thắng chung của Lực lượng VNCH tại chiến trường Quảng Trị trong tháng 9/1972.

vietbao.com

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm