Cà Kê Dê Ngỗng

Bộ mặt thật của Đế Quốc Thực Dân Tàu.

Trong thập niên qua khi Mỹ chăm chú vào Trung Đông và các nước Âu Châu ngủ vùi thì Trung Quốc tiến hành kế hoạch trở thành một cường quốc bằng cách xâm lấn Phi châu và Nam Mỹ


Tác giả :

Trong thập niên qua khi Mỹ chăm chú vào Trung Đông và các nước Âu Châu ngủ vùi thì Trung Quốc tiến hành kế hoạch trở thành một cường quốc bằng cách xâm lấn Phi châu và Nam Mỹ để độc quyền chiếm nguyên liệu chiến lược, và các thị trường mới nổi. Khi các nước Tây Phương đang đối phó với nạn suy thoái kinh tế thì TQ đã vung tiền “câu mồi” ở những quốc gia nghèo nàn để củng cố thế lực thương mại toàn cầu.

 

Với chủ trương này, TQ làm ăn với bất cứ một chính quyền ngoại quốc nào, dù tàn ác bạo ngược đến đâu. Trái hẳn với các nước Tây Phương, TQ không hề chỉ trích, đặt ra điều kiện nhân quyền nào, hoặc đòi hỏi sổ sách minh bạch. Vì vậy trong lãnh vực ngoại giao TQ có lợi thế nhiều hơn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Đức, và Nhật. Những nước văn minh hành động đơn độc hoặc qua một thực thể quốc tế như LHQ, dùng các biện pháp ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, và cắt viện trợ, để buộc các bạo chúa phải tôn trọng nhân quyền. Trong khi các nước văn minh tạo áp lực chính trị thì TQ lợi dụng cơ hội lén vào cửa sau cung cấp cho các bạo chúa đủ thứ, từ máy vi tính, phương tiện truyền thông, chiến đấu cơ, và vũ khí súng ống AK47 để đàn áp người dân.

Hình thức "câu mồi" của TQ ở Phi Châu và Nam Mỹ là hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hải cảng, xa lộ, và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Các công ty Tàu đã ký những hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng béo mỡ trị giá $50 tỉ một năm. Đổi lại, TQ đòi được độc quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên và số tiền vay phải dùng trong việc thương mại với các công ty TQ, có nghĩa là phải mở cửa cho hàng hóa Tàu tràn vào thị trường thuộc địa. Vì tình thế chính trị xung đột bất ổn như nội chiến thường xảy ra nên các lãnh tụ Phi Châu chấp nhận điều kiện của TQ để bám víu quyền lực. Nhờ sự giao dịch này nên trong 2 năm qua TQ đã cho các nước Phi Châu nghèo nàn vay tiền nhiều hơn Ngân Hàng Thế Giới và cũng do đó mà TQ càng ngày thâu tóm nhiều tài nguyên. Điều này đưa TQ vào vị thế thao túng giá tài nguyên, chiếm lĩnh thị trường để đủ sức hất Mỹ khỏi ngôi cường quốc số 1. Ở các thuộc địa nghèo nàn này, tài nguyên thiên nhiên là tài sản duy nhất, là kho báu của quốc gia, nhưng TQ lại muốn chiếm hết để độc quyền sử dụng và mang về TQ hầu giúp phát triển kinh tế và kỹ nghệ sản xuất.

Thoạt đầu người Phi Châu rất hồ hởi vì TQ tạo công ăn việc làm và giảm nạn thất nghiệp. Tuy nhiên người dân chỉ được hưởng những việc khai thác mỏ nguy hiểm với lương thấp, còn các việc sản xuất thì được đưa về TQ. Trong khi đó người thuộc địa phải gánh chịu các vấn nạn như tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường. Sự lật lọng của TQ đã lộ khi bắt đầu các công trình xây dựng; TQ đưa cả triệu công nhân Tàu qua để làm, thay vì thuê Kiến trúc sư, Kỹ sư, công nhân, xe tải, tại địa phương, TQ chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu. TQ không chỉ xuất cảng công nhân xây dựng qua Phi Châu và Nam Mỹ, mà còn đưa qua nông dân, thương nhân, cùng hàng rẻ tiền khiến các cơ sở thương mại địa phương phải dẹp tiệm. Hàng trăm hãng dệt vải ở Nigeria phải đóng cửa và mấy ngàn người bị thất nghiệp vì không cạnh tranh nổi vời hàng rẻ từ TQ. TQ đang biến cải Phi Châu thành một thuộc địa mới.

Ở Phi Châu hiện đang có khoảng 1 triệu nông dân Tàu cày đất, trồng trọt, và sản xuất thực phẩm cung cấp cho dân lao động Tàu hoặc xuất cảng ngược về TQ để nuôi dân Tàu, trong khi dân địa phương vẫn đói nghèo. Sự xuất hiện của các lái buôn Tàu đã khiến giá thịt gà giảm phân nửa, bắp cải giảm 65% khiến thương nhân địa phương phải than phiền với chính quyền vì không cạnh tranh nổi. Cũng vì thế nên tại Dar es Salaam, Tanzania người Tàu bị cấm bán hàng ở chợ; vào đầu năm chính quyền tuyên bố TQ được nghênh đón với tư cách nhà đầu tư chứ không phải nhà buôn. Dù gì đi nữa thì việc xâm lấn Phi Châu trong thập niên qua đã tiến hành đúng như ý của TQ với hậu quả là cờ TQ tung bay trên khắp Phi Châu, tầng lớp thượng lưu Tàu mọc như nấm. Thành phần này ở trong các khu đô thị biệt lập với hàng rào bao quanh, cấm người địa phương không được lai vãng, họ mua sắm ở các cửa hàng đắt tiền, và cho con học trường tư. Đây chính là thực dân kiểu mới.

Ngoài ra người Tàu còn mang theo thêm lề lối làm ăn bê bối, hối lộ, bóc lột, coi thường công nhân và luật lệ, ô nhiễm môi trường, xây dựng cẩu thả thiếu tiêu chuẩn. Một bệnh viện ở Luanda, Angola sau vài tháng khánh thành rầm rộ đã hiện nhiều đường rạn nứt khiến bệnh viện phải đóng cửa. Ở Zambia, một xa lộ dài 130 km dẫn đến thủ đô Chirundu, do đoàn công nhân TQ xây đã bị cuốn trôi sau cơn mưa. Công nhân làm việc ở mỏ đồng thuộc một công ty TQ phải làm 2 năm mới được cấp mũ an toàn, với hệ thống dẫn không khí tồi tệ và tai nạn lao động xảy ra hàng ngày, trung bình 17 ca tử vong. Ở nơi khác khi các lãnh tụ công đoàn đòi đóng cửa các mỏ vì công ty Tàu trả lương thấp hơn quy định tối thiểu thì chủ nhân phớt lờ hoặc giả vờ không biết tiếng Anh. Còn có những trường hợp hối lộ các lãnh tụ công đoàn bằng cách gởi họ đi dự những khóa "tu nghiệp" tại các tiệm đấm bóp bên TQ. Công nhân lên tiếng thưa kiện thường bị đuổi việc, nếu các vụ kiện được đưa ra tòa xử thì nhân chứng bị hăm dọa. Năm ngoái ở Sinazongwe, Zambia tình trạng trở nên căng thẳng khi những thợ mỏ đình công để phản đối điều kiện làm việc nhiều giờ, lương thấp, và thiếu an toàn. Hai ông sếp Tàu hung tàn đã dùng shotgun bắn vào đám đông khiến 11 người bị thương. Cho dù đã cố gắng, các chính quyền Phi Châu vẫn không kiểm soát nổi khối lượng thương nghiệp TQ càng ngày càng đông. Có luật pháp bảo vệ công nhân và môi trường tuy nhiên các cơ quan chính quyền địa phương không đủ khả năng thi hành. Các thanh tra lao động ở Lusaka chỉ có một chiếc xe để đi thanh tra các xưởng may, có lần xe bị hư máy không dùng được trong 4 tháng; trong 4 tháng đó thương nhân Tàu đã dựng thêm hàng loạt các xưởng may.

Trung Quốc còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân Tàu qua các xứ thuộc địa ở Phi Châu và Nam Mỹ để giảm dân số quá đông ở Tàu. Sanou Mbaye, một cựu viên chức cao cấp tại Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu cho biết trong 10 năm qua dân Tàu tràn ngập Phi Châu để định cư đã vượt số dân Âu Châu trong 400 năm. Một khoa học gia Tàu giải thích nhu cầu xuất cảng dân Tàu như sau: TQ có 600 con sông mà 400 sông chết vì ô nhiễm trầm trọng. TQ phải dời ít nhất 300 triệu dân qua Phi Châu thì may ra mới giải quyết được tình trạng.

Thái độ của chính quyền và người dân Phi Châu đã bắt đầu thay đổi đối với TQ, họ không xem TQ như một cứu tinh nữa mà là thành phần bóc lột. Tổng thống Angola đã thẳng thắng cảnh cáo, “Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất của chúng tôi.” Cựu TT Nam Phi Thabo Mbeki nhận xét, “Nếu Nam Phi chỉ xuất cảng nguyên liệu thô qua Tàu và nhập cảng hàng thành phẩm từ Tàu, Phi châu sẽ bị kẹt mãi mãi trong điều kiện kém phát triển”.

TQ đang áp dụng chế độ thực dân tại Phi Châu, Á Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ nhờ vào khoản tiền đầu tư khổng lồ. Ngày nay vốn đầu tư của TQ tại Phi Châu được rải rắc ở 49 nước và bao gồm các lãnh vực đào mỏ, tài chánh, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sản xuất. Trong khi các nước văn minh đang tìm cách giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế nội địa và dửng dưng trước sự kiện này thì thế lực TQ càng ngày càng lớn mạnh. Đến một ngày nào chợt thức tỉnh thì có thể đã quá muộn.

Diễm Quyên

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bộ mặt thật của Đế Quốc Thực Dân Tàu.

Trong thập niên qua khi Mỹ chăm chú vào Trung Đông và các nước Âu Châu ngủ vùi thì Trung Quốc tiến hành kế hoạch trở thành một cường quốc bằng cách xâm lấn Phi châu và Nam Mỹ


Tác giả :

Trong thập niên qua khi Mỹ chăm chú vào Trung Đông và các nước Âu Châu ngủ vùi thì Trung Quốc tiến hành kế hoạch trở thành một cường quốc bằng cách xâm lấn Phi châu và Nam Mỹ để độc quyền chiếm nguyên liệu chiến lược, và các thị trường mới nổi. Khi các nước Tây Phương đang đối phó với nạn suy thoái kinh tế thì TQ đã vung tiền “câu mồi” ở những quốc gia nghèo nàn để củng cố thế lực thương mại toàn cầu.

 

Với chủ trương này, TQ làm ăn với bất cứ một chính quyền ngoại quốc nào, dù tàn ác bạo ngược đến đâu. Trái hẳn với các nước Tây Phương, TQ không hề chỉ trích, đặt ra điều kiện nhân quyền nào, hoặc đòi hỏi sổ sách minh bạch. Vì vậy trong lãnh vực ngoại giao TQ có lợi thế nhiều hơn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Đức, và Nhật. Những nước văn minh hành động đơn độc hoặc qua một thực thể quốc tế như LHQ, dùng các biện pháp ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, và cắt viện trợ, để buộc các bạo chúa phải tôn trọng nhân quyền. Trong khi các nước văn minh tạo áp lực chính trị thì TQ lợi dụng cơ hội lén vào cửa sau cung cấp cho các bạo chúa đủ thứ, từ máy vi tính, phương tiện truyền thông, chiến đấu cơ, và vũ khí súng ống AK47 để đàn áp người dân.

Hình thức "câu mồi" của TQ ở Phi Châu và Nam Mỹ là hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hải cảng, xa lộ, và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Các công ty Tàu đã ký những hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng béo mỡ trị giá $50 tỉ một năm. Đổi lại, TQ đòi được độc quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên và số tiền vay phải dùng trong việc thương mại với các công ty TQ, có nghĩa là phải mở cửa cho hàng hóa Tàu tràn vào thị trường thuộc địa. Vì tình thế chính trị xung đột bất ổn như nội chiến thường xảy ra nên các lãnh tụ Phi Châu chấp nhận điều kiện của TQ để bám víu quyền lực. Nhờ sự giao dịch này nên trong 2 năm qua TQ đã cho các nước Phi Châu nghèo nàn vay tiền nhiều hơn Ngân Hàng Thế Giới và cũng do đó mà TQ càng ngày thâu tóm nhiều tài nguyên. Điều này đưa TQ vào vị thế thao túng giá tài nguyên, chiếm lĩnh thị trường để đủ sức hất Mỹ khỏi ngôi cường quốc số 1. Ở các thuộc địa nghèo nàn này, tài nguyên thiên nhiên là tài sản duy nhất, là kho báu của quốc gia, nhưng TQ lại muốn chiếm hết để độc quyền sử dụng và mang về TQ hầu giúp phát triển kinh tế và kỹ nghệ sản xuất.

Thoạt đầu người Phi Châu rất hồ hởi vì TQ tạo công ăn việc làm và giảm nạn thất nghiệp. Tuy nhiên người dân chỉ được hưởng những việc khai thác mỏ nguy hiểm với lương thấp, còn các việc sản xuất thì được đưa về TQ. Trong khi đó người thuộc địa phải gánh chịu các vấn nạn như tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường. Sự lật lọng của TQ đã lộ khi bắt đầu các công trình xây dựng; TQ đưa cả triệu công nhân Tàu qua để làm, thay vì thuê Kiến trúc sư, Kỹ sư, công nhân, xe tải, tại địa phương, TQ chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu. TQ không chỉ xuất cảng công nhân xây dựng qua Phi Châu và Nam Mỹ, mà còn đưa qua nông dân, thương nhân, cùng hàng rẻ tiền khiến các cơ sở thương mại địa phương phải dẹp tiệm. Hàng trăm hãng dệt vải ở Nigeria phải đóng cửa và mấy ngàn người bị thất nghiệp vì không cạnh tranh nổi vời hàng rẻ từ TQ. TQ đang biến cải Phi Châu thành một thuộc địa mới.

Ở Phi Châu hiện đang có khoảng 1 triệu nông dân Tàu cày đất, trồng trọt, và sản xuất thực phẩm cung cấp cho dân lao động Tàu hoặc xuất cảng ngược về TQ để nuôi dân Tàu, trong khi dân địa phương vẫn đói nghèo. Sự xuất hiện của các lái buôn Tàu đã khiến giá thịt gà giảm phân nửa, bắp cải giảm 65% khiến thương nhân địa phương phải than phiền với chính quyền vì không cạnh tranh nổi. Cũng vì thế nên tại Dar es Salaam, Tanzania người Tàu bị cấm bán hàng ở chợ; vào đầu năm chính quyền tuyên bố TQ được nghênh đón với tư cách nhà đầu tư chứ không phải nhà buôn. Dù gì đi nữa thì việc xâm lấn Phi Châu trong thập niên qua đã tiến hành đúng như ý của TQ với hậu quả là cờ TQ tung bay trên khắp Phi Châu, tầng lớp thượng lưu Tàu mọc như nấm. Thành phần này ở trong các khu đô thị biệt lập với hàng rào bao quanh, cấm người địa phương không được lai vãng, họ mua sắm ở các cửa hàng đắt tiền, và cho con học trường tư. Đây chính là thực dân kiểu mới.

Ngoài ra người Tàu còn mang theo thêm lề lối làm ăn bê bối, hối lộ, bóc lột, coi thường công nhân và luật lệ, ô nhiễm môi trường, xây dựng cẩu thả thiếu tiêu chuẩn. Một bệnh viện ở Luanda, Angola sau vài tháng khánh thành rầm rộ đã hiện nhiều đường rạn nứt khiến bệnh viện phải đóng cửa. Ở Zambia, một xa lộ dài 130 km dẫn đến thủ đô Chirundu, do đoàn công nhân TQ xây đã bị cuốn trôi sau cơn mưa. Công nhân làm việc ở mỏ đồng thuộc một công ty TQ phải làm 2 năm mới được cấp mũ an toàn, với hệ thống dẫn không khí tồi tệ và tai nạn lao động xảy ra hàng ngày, trung bình 17 ca tử vong. Ở nơi khác khi các lãnh tụ công đoàn đòi đóng cửa các mỏ vì công ty Tàu trả lương thấp hơn quy định tối thiểu thì chủ nhân phớt lờ hoặc giả vờ không biết tiếng Anh. Còn có những trường hợp hối lộ các lãnh tụ công đoàn bằng cách gởi họ đi dự những khóa "tu nghiệp" tại các tiệm đấm bóp bên TQ. Công nhân lên tiếng thưa kiện thường bị đuổi việc, nếu các vụ kiện được đưa ra tòa xử thì nhân chứng bị hăm dọa. Năm ngoái ở Sinazongwe, Zambia tình trạng trở nên căng thẳng khi những thợ mỏ đình công để phản đối điều kiện làm việc nhiều giờ, lương thấp, và thiếu an toàn. Hai ông sếp Tàu hung tàn đã dùng shotgun bắn vào đám đông khiến 11 người bị thương. Cho dù đã cố gắng, các chính quyền Phi Châu vẫn không kiểm soát nổi khối lượng thương nghiệp TQ càng ngày càng đông. Có luật pháp bảo vệ công nhân và môi trường tuy nhiên các cơ quan chính quyền địa phương không đủ khả năng thi hành. Các thanh tra lao động ở Lusaka chỉ có một chiếc xe để đi thanh tra các xưởng may, có lần xe bị hư máy không dùng được trong 4 tháng; trong 4 tháng đó thương nhân Tàu đã dựng thêm hàng loạt các xưởng may.

Trung Quốc còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân Tàu qua các xứ thuộc địa ở Phi Châu và Nam Mỹ để giảm dân số quá đông ở Tàu. Sanou Mbaye, một cựu viên chức cao cấp tại Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu cho biết trong 10 năm qua dân Tàu tràn ngập Phi Châu để định cư đã vượt số dân Âu Châu trong 400 năm. Một khoa học gia Tàu giải thích nhu cầu xuất cảng dân Tàu như sau: TQ có 600 con sông mà 400 sông chết vì ô nhiễm trầm trọng. TQ phải dời ít nhất 300 triệu dân qua Phi Châu thì may ra mới giải quyết được tình trạng.

Thái độ của chính quyền và người dân Phi Châu đã bắt đầu thay đổi đối với TQ, họ không xem TQ như một cứu tinh nữa mà là thành phần bóc lột. Tổng thống Angola đã thẳng thắng cảnh cáo, “Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất của chúng tôi.” Cựu TT Nam Phi Thabo Mbeki nhận xét, “Nếu Nam Phi chỉ xuất cảng nguyên liệu thô qua Tàu và nhập cảng hàng thành phẩm từ Tàu, Phi châu sẽ bị kẹt mãi mãi trong điều kiện kém phát triển”.

TQ đang áp dụng chế độ thực dân tại Phi Châu, Á Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ nhờ vào khoản tiền đầu tư khổng lồ. Ngày nay vốn đầu tư của TQ tại Phi Châu được rải rắc ở 49 nước và bao gồm các lãnh vực đào mỏ, tài chánh, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sản xuất. Trong khi các nước văn minh đang tìm cách giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế nội địa và dửng dưng trước sự kiện này thì thế lực TQ càng ngày càng lớn mạnh. Đến một ngày nào chợt thức tỉnh thì có thể đã quá muộn.

Diễm Quyên

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm