Mỗi Ngày Một Chuyện
Bỏ mẹ! Chết mẹ! Thấy mẹ! - BQC ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bỏ mẹ! Chết mẹ! Thấy mẹ!
Đep Chết… người!
*
Chúng ta thường nghe một người cha miền Bắc cảnh giác con:
- Rắn ấy độc lắm,tới gần nó cắn là bỏ mẹ.
Một người mẹ miền Nam hăm dọa con:
- Mầy làm bể chậu kiểng phải hông? Tía mầy dìa là chết mẹ mầy.
Hoặc chồng than thở với vợ:
Ta thử giải đáp mấy thành ngữ Bỏ mẹ, Chết mẹ, Thấy mẹ.
BỎ MẸ
Thử tìm cách giải nghĩa qua truyện của một em bé như sau:
Có
em bé mới sinh được 3 tháng, bụ bẫm và kháu khỉnh. Người quen hoặc lạ
tới gần làm bộ hỏi chuyện, em đều vui mừng quơ tay chân và nhoẻn miệng
cười.
Một
bữa kia em được mẹ cho bú no và nằm ngủ ngon trong võng. Thấy con ngủ
đã lâu, linh tính cho mẹ biết có chuyện chẳng lành. Khi rờ tới con, mẹ
phát hiện ra con chết từ bao giờ. Thế là mẹ lăn ra gào khóc:
"Ơí con ơi, con bỏ mẹ đi đâu?"
Như vậy đứa trẻ chết là nó “bỏ mẹ” nó, từ đó có thành ngữ “chết bỏ mẹ” (?)
Để thành ngữ được ngắn gọn người ta bỏ bớt chữ “chết” chỉ còn “bỏ mẹ.” Nhưng thành ngữ “bỏ mẹ” không có nghĩa là chết mà chỉ gợi ý về sự chết (mất mạng) thôi.
“Rắn ấy độc lắm, tới gần nó cắn là bỏ mẹ!” (Sẽ chết / mất mạng).
Hai chữ “Bố / Mẹ” thường đi đôi với nhau cho nên cũng có thành ngữ “bỏ bố.”
Thí dụ:
- Xe lên tới lưng chừng đèo thì hết xăng, thế có bỏ bố không! (Thế có chết không!)
“Bỏ bố” và “bỏ mẹ” chỉ được dùng trong vài trường hợp như sau:
- Cảnh giác. Thí dụ. Mẹ mắng con gái “Mày đi làm vẫn tật đủng đỉnh, bây giờ người khôn của khó, người ta sa thải mày để tuyển người khác là bỏ bố mày.”
- Răn đe. Thí dụ: Bố hăm dọa con: “Lần sau còn thấy mày hút cần sa là tao đánh bỏ mẹ mày."
- Dùng như trạng từ (adverb). Thí dụ “Cuối tuần trời mưa suốt, nằm nhà buồn bỏ mẹ.” (Buồn bỏ mẹ = Buồn chết được). “Chết được” và “bỏ mẹ” trong trường hợp này được dùng như trạng từ làm nổi bật tính từ buồn.
- Dùng như thán từ (exclamation): Thí dụ: “Bỏ bố rồi! Tao bỏ quên kính mát ở tiệm phở.” (Bỏ bố rồi = Chết rồi!). Cách dùng như thán từ rất đa dạng. Thí dụ: “Tao mời đào đi ăn, khi trả tiền tao rờ tới ví mới biết là bị mất cắp. Thế có bỏ mẹ không!” (Thế có chết không!). Một thí dụ khác: Em nhỏ chơi dao bị đứt tay, thấy máu em sợ khóc ré lên, mẹ lên tiếng mắng con: “Bỏ mẹ mày chưa! Đưa tay đây coi.” (Bỏ mẹ mày chưa = Chết chưa!).
CHẾT MẸ
Tiếng Việt vào tới miền Nam biến đổi đôi chút (?).
Thành ngữ “chết bỏ mẹ” cũng được rút ngắn, nhưng người Nam loại bớt chữ “bỏ” giữ lại chữ “chết” thành “chết mẹ.” Nếu phân tích theo ngữ pháp, “bỏ mẹ” có nghĩa khác với “chết mẹ.”
Thí dụ:
“Tía mầy dìa là chết mẹ mầy.” (Mẹ nó muốn nói cha nó sẽ đánh nó chết).
Nhưng
hiểu đúng ngữ pháp thì mẹ nó chết (?) chứ không phải nó. Tuy nhiên chỉ
có người nước ngoài học tiếng Việt mới thắc mắc chứ người Việt dù Nam
hay Bắc đều hiểu “chết mẹ” là “chết bỏ mẹ.”
Tiếng Anh cũng có một cách đặt câu nghịch lý như vậy: Câu có dạng khẳng định nhưng ý nghĩa lại là phủ định. Thí dụ:
“It's too hot to eat.” (Cay lắm không ăn được).
Đi đôi với “chết mẹ” là “chết cha.” Cũng như “bỏ mẹ / bỏ bố,” ta dùng “chết mẹ / chết cha” để cánh giác, răn đe, hoặc như trạng từ và thán từ.
- Rắn đó độc lắm, tới gần nó cắn là chết mẹ mầy.
- Lần sau thấy mầy hút cần sa là tao uýnh chết cha mầy.
- Cuối tuần trời mưa suốt, nằm nhà buồn chết mẹ.
- Chết cha! Tao bỏ quên kiếng mát ở tiệm phở.
THẤY MẸ
Người
xưa tin rằng chết là về cõi âm, tương phản với cõi dương là cõi ta đang
sống. Về cõi âm ta sẽ gặp tiền nhân chết trước ta. Do đó người Bắc dùng
thành ngữ “thấy ông bà ông vải” để ám chỉ về cõi âm gặp ông bà. (Ông vải là tổ tiên).
Ta thử tưởng tượng là có một con sông làm ranh giới giữa cõi dương và cõi âm. Khi em bé chết, nó "bỏ mẹ / bỏ bố " ở bờ sông cõi dương để xuống đò sang cõi âm. Tới bờ sông cõi âm nó “thấy ông bà ông vải” đang đứng chờ nó.
Vậy “thấy ông bà ông vải” cũng ngụ ý là chết.
Thí dụ:
"Lên cao thấy toàn cảnh có đẹp hơn, nhưng leo dốc mệt thấy ông bà ông vải." (Mệt chết được)
Tương tự như người Bắc, người Nam dùng thành ngữ “thấy ông nội / thấy bà nội.”
Thí dụ:
“Đêm qua tao đi qua nghĩa địa, sợ thấy bà nội.” (Sợ chết được)
Người Nam còn có thành ngữ “thấy mẹ”" dù mẹ còn sống. Có lẽ ông bà nội chết đã lâu nên thành ngữ “thấy ông nội / thấy bà nội” không mạnh bằng “thấy mẹ,” bất kể mẹ còn sống hoặc đã chết. Nếu thay đổi thí dụ trên ta sẽ thấy “hiệu quả” khác nhau:
"Đêm qua tao đi qua nghã địa sợ thấy mẹ." (Nghe rùng rợn hơn).
Người Trung không cần dùng cõi âm để ám chỉ sự chết. Chỉ cần “thấy mồ tổ” cũng đủ ngụ ý chết.
Thí dụ:
"Đêm khuya nghe tiếng hò trên sông Hương buồn thấy mồ tổ." (Buồn chết được).
Có khi thành ngữ này rút ngắn chỉ còn “Thấy mồ"”
Thí dụ:
“Tuổi này đi du lịch ngại thấy mồ.”
Tất cả thành ngữ có chữ “thấy” kể trên đều được dùng như trạng từ.
CHẾT BỎ BU
Vào thời của Tú Xương người ta dùng thành ngữ “chết bỏ bu.” (Ở miền Bắc, nhiều chỗ gọi Mẹ là Bu).
Tú Xương có bài thơ như sau:
Sơ khảo khoa này có Cử Nhu
Thật là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương đâu phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên sằng chết bỏ bu.
Tất
nhiên phải đậu cử nhân ông Nhu mới được gọi là Cử Nhu. Ông không làm
quan, chỉ ở nhà làm thày lang.Hẳn ông có uy tín trong giới khoa bảng mới
được cử làm giám khảo. Khi chấm bài thấy đoạn văn hay, giám khảo dùng
bút son khuyên một vòng tròn nhỏ bên đoạn văn ấy.
Thày lang khi kê đơn thuốc cũng dùng bút son khuyên một vòng tròn nhỏ bên vị thuốc quan trọng.
Tú
Xương lận đận việc thi cử nên cay cú với quan trường. Ông cảnh cáo Cử
Nhu đừng lầm văn chương với đơn thuốc; dùng bút son khuyên bậy bạ là... “chết bỏ bu!”
Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ!
BQC
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bỏ mẹ! Chết mẹ! Thấy mẹ! - BQC ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bỏ mẹ! Chết mẹ! Thấy mẹ!
Đep Chết… người!
*
Chúng ta thường nghe một người cha miền Bắc cảnh giác con:
- Rắn ấy độc lắm,tới gần nó cắn là bỏ mẹ.
Một người mẹ miền Nam hăm dọa con:
- Mầy làm bể chậu kiểng phải hông? Tía mầy dìa là chết mẹ mầy.
Hoặc chồng than thở với vợ:
Ta thử giải đáp mấy thành ngữ Bỏ mẹ, Chết mẹ, Thấy mẹ.
BỎ MẸ
Thử tìm cách giải nghĩa qua truyện của một em bé như sau:
Có
em bé mới sinh được 3 tháng, bụ bẫm và kháu khỉnh. Người quen hoặc lạ
tới gần làm bộ hỏi chuyện, em đều vui mừng quơ tay chân và nhoẻn miệng
cười.
Một
bữa kia em được mẹ cho bú no và nằm ngủ ngon trong võng. Thấy con ngủ
đã lâu, linh tính cho mẹ biết có chuyện chẳng lành. Khi rờ tới con, mẹ
phát hiện ra con chết từ bao giờ. Thế là mẹ lăn ra gào khóc:
"Ơí con ơi, con bỏ mẹ đi đâu?"
Như vậy đứa trẻ chết là nó “bỏ mẹ” nó, từ đó có thành ngữ “chết bỏ mẹ” (?)
Để thành ngữ được ngắn gọn người ta bỏ bớt chữ “chết” chỉ còn “bỏ mẹ.” Nhưng thành ngữ “bỏ mẹ” không có nghĩa là chết mà chỉ gợi ý về sự chết (mất mạng) thôi.
“Rắn ấy độc lắm, tới gần nó cắn là bỏ mẹ!” (Sẽ chết / mất mạng).
Hai chữ “Bố / Mẹ” thường đi đôi với nhau cho nên cũng có thành ngữ “bỏ bố.”
Thí dụ:
- Xe lên tới lưng chừng đèo thì hết xăng, thế có bỏ bố không! (Thế có chết không!)
“Bỏ bố” và “bỏ mẹ” chỉ được dùng trong vài trường hợp như sau:
- Cảnh giác. Thí dụ. Mẹ mắng con gái “Mày đi làm vẫn tật đủng đỉnh, bây giờ người khôn của khó, người ta sa thải mày để tuyển người khác là bỏ bố mày.”
- Răn đe. Thí dụ: Bố hăm dọa con: “Lần sau còn thấy mày hút cần sa là tao đánh bỏ mẹ mày."
- Dùng như trạng từ (adverb). Thí dụ “Cuối tuần trời mưa suốt, nằm nhà buồn bỏ mẹ.” (Buồn bỏ mẹ = Buồn chết được). “Chết được” và “bỏ mẹ” trong trường hợp này được dùng như trạng từ làm nổi bật tính từ buồn.
- Dùng như thán từ (exclamation): Thí dụ: “Bỏ bố rồi! Tao bỏ quên kính mát ở tiệm phở.” (Bỏ bố rồi = Chết rồi!). Cách dùng như thán từ rất đa dạng. Thí dụ: “Tao mời đào đi ăn, khi trả tiền tao rờ tới ví mới biết là bị mất cắp. Thế có bỏ mẹ không!” (Thế có chết không!). Một thí dụ khác: Em nhỏ chơi dao bị đứt tay, thấy máu em sợ khóc ré lên, mẹ lên tiếng mắng con: “Bỏ mẹ mày chưa! Đưa tay đây coi.” (Bỏ mẹ mày chưa = Chết chưa!).
CHẾT MẸ
Tiếng Việt vào tới miền Nam biến đổi đôi chút (?).
Thành ngữ “chết bỏ mẹ” cũng được rút ngắn, nhưng người Nam loại bớt chữ “bỏ” giữ lại chữ “chết” thành “chết mẹ.” Nếu phân tích theo ngữ pháp, “bỏ mẹ” có nghĩa khác với “chết mẹ.”
Thí dụ:
“Tía mầy dìa là chết mẹ mầy.” (Mẹ nó muốn nói cha nó sẽ đánh nó chết).
Nhưng
hiểu đúng ngữ pháp thì mẹ nó chết (?) chứ không phải nó. Tuy nhiên chỉ
có người nước ngoài học tiếng Việt mới thắc mắc chứ người Việt dù Nam
hay Bắc đều hiểu “chết mẹ” là “chết bỏ mẹ.”
Tiếng Anh cũng có một cách đặt câu nghịch lý như vậy: Câu có dạng khẳng định nhưng ý nghĩa lại là phủ định. Thí dụ:
“It's too hot to eat.” (Cay lắm không ăn được).
Đi đôi với “chết mẹ” là “chết cha.” Cũng như “bỏ mẹ / bỏ bố,” ta dùng “chết mẹ / chết cha” để cánh giác, răn đe, hoặc như trạng từ và thán từ.
- Rắn đó độc lắm, tới gần nó cắn là chết mẹ mầy.
- Lần sau thấy mầy hút cần sa là tao uýnh chết cha mầy.
- Cuối tuần trời mưa suốt, nằm nhà buồn chết mẹ.
- Chết cha! Tao bỏ quên kiếng mát ở tiệm phở.
THẤY MẸ
Người
xưa tin rằng chết là về cõi âm, tương phản với cõi dương là cõi ta đang
sống. Về cõi âm ta sẽ gặp tiền nhân chết trước ta. Do đó người Bắc dùng
thành ngữ “thấy ông bà ông vải” để ám chỉ về cõi âm gặp ông bà. (Ông vải là tổ tiên).
Ta thử tưởng tượng là có một con sông làm ranh giới giữa cõi dương và cõi âm. Khi em bé chết, nó "bỏ mẹ / bỏ bố " ở bờ sông cõi dương để xuống đò sang cõi âm. Tới bờ sông cõi âm nó “thấy ông bà ông vải” đang đứng chờ nó.
Vậy “thấy ông bà ông vải” cũng ngụ ý là chết.
Thí dụ:
"Lên cao thấy toàn cảnh có đẹp hơn, nhưng leo dốc mệt thấy ông bà ông vải." (Mệt chết được)
Tương tự như người Bắc, người Nam dùng thành ngữ “thấy ông nội / thấy bà nội.”
Thí dụ:
“Đêm qua tao đi qua nghĩa địa, sợ thấy bà nội.” (Sợ chết được)
Người Nam còn có thành ngữ “thấy mẹ”" dù mẹ còn sống. Có lẽ ông bà nội chết đã lâu nên thành ngữ “thấy ông nội / thấy bà nội” không mạnh bằng “thấy mẹ,” bất kể mẹ còn sống hoặc đã chết. Nếu thay đổi thí dụ trên ta sẽ thấy “hiệu quả” khác nhau:
"Đêm qua tao đi qua nghã địa sợ thấy mẹ." (Nghe rùng rợn hơn).
Người Trung không cần dùng cõi âm để ám chỉ sự chết. Chỉ cần “thấy mồ tổ” cũng đủ ngụ ý chết.
Thí dụ:
"Đêm khuya nghe tiếng hò trên sông Hương buồn thấy mồ tổ." (Buồn chết được).
Có khi thành ngữ này rút ngắn chỉ còn “Thấy mồ"”
Thí dụ:
“Tuổi này đi du lịch ngại thấy mồ.”
Tất cả thành ngữ có chữ “thấy” kể trên đều được dùng như trạng từ.
CHẾT BỎ BU
Vào thời của Tú Xương người ta dùng thành ngữ “chết bỏ bu.” (Ở miền Bắc, nhiều chỗ gọi Mẹ là Bu).
Tú Xương có bài thơ như sau:
Sơ khảo khoa này có Cử Nhu
Thật là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương đâu phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên sằng chết bỏ bu.
Tất
nhiên phải đậu cử nhân ông Nhu mới được gọi là Cử Nhu. Ông không làm
quan, chỉ ở nhà làm thày lang.Hẳn ông có uy tín trong giới khoa bảng mới
được cử làm giám khảo. Khi chấm bài thấy đoạn văn hay, giám khảo dùng
bút son khuyên một vòng tròn nhỏ bên đoạn văn ấy.
Thày lang khi kê đơn thuốc cũng dùng bút son khuyên một vòng tròn nhỏ bên vị thuốc quan trọng.
Tú
Xương lận đận việc thi cử nên cay cú với quan trường. Ông cảnh cáo Cử
Nhu đừng lầm văn chương với đơn thuốc; dùng bút son khuyên bậy bạ là... “chết bỏ bu!”
Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ!
BQC
Trần Văn Giang (ghi lại)