Quán Bên Đường
Bỏ môn lịch sử - Hà Thượng Thủ
Lịch sử Việt Nam vốn chống Tàu
Tất nhiên cần loại bỏ càng mau
Trước thì hù dọa cho thần phục
Sau sẽ khỏi lo phải đối đầu
Mã Viện cột đồng đau một thuở
Thành Đô hội nghị hận ngàn sau
Một mai sát nhập vào phương bắc
Hán Việt một nhà có khác đâu !
Hà Thượng Thủ ( HNPD )
*****************
Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ !
Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".
Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", giáo sư Phan Huy Lê nói.
Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này.
GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT |
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông.
Trên thế giới, hầu hết nước văn minh xem Lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", G.S Lê nói.
Bỏ môn lịch sử - Hà Thượng Thủ
Lịch sử Việt Nam vốn chống Tàu
Tất nhiên cần loại bỏ càng mau
Trước thì hù dọa cho thần phục
Sau sẽ khỏi lo phải đối đầu
Mã Viện cột đồng đau một thuở
Thành Đô hội nghị hận ngàn sau
Một mai sát nhập vào phương bắc
Hán Việt một nhà có khác đâu !
Hà Thượng Thủ ( HNPD )
*****************
Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ !
Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".
Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", giáo sư Phan Huy Lê nói.
Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này.
GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT |
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông.
Trên thế giới, hầu hết nước văn minh xem Lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", G.S Lê nói.