Cà Kê Dê Ngỗng
Bộ phim gây sốc về những điều ‘Khó tin’ của thảm kịch nhân quyền tại Trung Quốc
Một tội ác diệt chủng được ví như Phát xít đang âm thầm diễn ra suốt nhiều năm qua mà không phải ai cũng biết đến. Bộ phim “Hard to Believe” của đạo diễn Ken Stone đã động chạm đến những điều tưởng chừng như không thể tin nổi về tội ác này.
Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” (tạm dịch: Khó tin) đã nêu lên thảm kịch nhân quyền lớn nhất trong lịch sử: Mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau khi gây sốc đối với hàng triệu khán giả trong 60 lượt công chiếu trên toàn thế giới, được phát sóng trên Đài truyền hình PBS của Mỹ, và nhận được nhiều giải thưởng điện ảnh, bộ phim đã được phát hành dưới dạng kỹ thuật số.
Trước khi thực hiện bộ phim, đạo diễn Stone không hề biết gì về Pháp Luân Công. Ban đầu ông cũng hoài nghi trước thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, ông phát hiện ra mình đã đụng phải một bí mật ghê rợn mà ít người chú ý.
Chính quyền mổ cướp nội tạng của dân
Chính quyền Trung Quốc có lịch sử thu hoạch nội tạng các tù nhân từ nhiều thập kỷ trước, nhưng chỉ đến khi Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, số lượng các ca cấy ghép mới tăng như vũ bão. Từ ngày đầu tiên của cuộc đàn áp đến nay, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Họ trở thành kho nội tạng sống khổng lồ cho hoạt động ghép tạng siêu lợi nhuận của Trung Quốc.
Xuất hiện trong bộ phim, nhà báo điều tra Ethan Gutmann khẳng định rằng nhiều người thích mua nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, lý do là vì họ có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu. Lập luận này đã được củng cố bằng một loạt bằng chứng thu thập được từ các đoạn ghi âm cuộc gọi điện thoại tới hơn 100 bệnh viện Trung Quốc, trong đó bác sĩ cam đoan với người gọi điện thoại rằng ca cấy ghép sẽ được tiến hành với nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công khỏe mạnh.
Nhà báo Gutmann cũng phát hiện rằng khách hàng của hoạt động ghép tạng này thường là người nước ngoài hoặc là những người Trung Quốc giàu có và quyền lực. Trong bộ phim, một bác sỹ ở Israel đã kể lại một trường hợp du lịch ghép tạng ở Trung Quốc.
Bác sỹ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel đã sốc khi một bệnh nhân kể với ông rằng ông ta sắp đến Trung Quốc để ghép tim theo lịch hẹn trước. Theo ông Lavee, một ca ghép tim bình thường không thể lên lịch trước vì không biết khi nào người hiến tim sẽ chết. Ông còn đau khổ hơn khi biết ca ghép tim được thực hiện đúng lịch – nghĩa là ai đó sẽ bị giết đúng hẹn để lấy tim, và thậm chí tất cả các chi phí y tế của bệnh nhân còn được bảo hiểm chi trả.
Với hàng loạt bằng chứng và những tình tiết sống động, bộ phim gây chấn động đối với khán giả nhiều nước. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là: Tại sao tội ác diệt chủng kinh hoàng như vậy lại ít được chú ý đến – dù đã diễn ra nhiều năm?
Khi cái ác được chính quyền bảo trợ, người ta không còn nhận ra cái ác nữa
“Bộ phim Hard to Believe cho chúng ta thấy rằng không khó gì khi các chuyên gia y tế tham gia vào một hành vi vô đạo đức mà không nhận ra điều đó mãi cho đến sau này”, Tiến sỹ Esma Paljevic, giảng viên Khoa Điều dưỡng Lienhard, Đại học Pace (Mỹ) nhận định sau khi xem bộ phim.
Hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc được chính quyền bảo trợ và có liên quan đến những bộ máy quyền lực nhất: quân đội, cảnh sát. Hơn nữa, hoạt động này làm đầy túi tiền của những người tham gia và giúp Trung Quốc thu được nguồn ngoại tệ khổng lồ. Trong khi đó, nạn nhân – các học viên Pháp Luân Công – liên tục bị tuyên truyền bôi nhọ trong suốt 17 năm qua. Thậm chí đàn áp Pháp Luân Công còn được tuyên dương và trở thành con đường tiến thân của nhiều quan chức. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người Trung Quốc không còn nhận ra việc mổ cướp nội tạng là một tội ác. Một số người phải đến khi ra nước ngoài sinh sống mới nhận ra tội ác này.
Một trong số đó là ông Enver Tohti, người từng là bác sỹ ở Tân Cương (Trung Quốc) trước khi tị nạn sang Anh. Trong bộ phim, ông đã thú nhận: “Sau khi tôi rời khỏi Trung Quốc, quan niệm của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi bỗng nhận ra rằng ‘ Trời ơi, mình đã phạm phải một tội ác’”.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc vẫn có nhiều bác sỹ chưa nhận ra điều đó. Hôm nay (18/8) hàng loạt các bác sỹ Trung Quốc bị cáo buộc mổ cướp nội tạng đang đường hoàng trình bày những nghiên cứu của họ tại một hội nghị quốc tế về cấy ghép tạng ở Hồng Kông. Nhiều nghiên cứu này bị nghi ngờ có sử dụng nội tạng thu hoạch cưỡng bức.
Sự im lặng đáng sợ của những người tốt
Ông Lance F. Howard, một giảng viên cao cấp về Địa lý tại Đại học Clemson (Mỹ) đã sốc khi xem bộ phim Hard to Believe, ông quyết định đưa bộ phim vào chương trình giảng dạy. Ông cho biết: “Tôi từng chiếu những bộ phim tài liệu gây sốc về vi phạm nhân quyền trong các lớp học Địa lý Thế giới của tôi trước đây, nhưng điều tôi thích ở Hard to Believe là bộ phim không chỉ đề cập đến bản thân điều gây sốc, mà còn đề cập đến thực tế khó tin rằng chúng ta lại không muốn nói cho ai biết về điều đó.”
Đây cũng là điều mà đạo diễn Stone gửi gắm trong bộ phim. Ông nói: “Câu chuyện mà tôi muốn nói là: tại sao không có ai chú ý đến? Nó nhắc tôi nhớ đến Mục sư Martin Luther King, Jr., viết về thời kỳ dân quyền tại Hoa Kỳ.”:
“Lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng thảm kịch lớn nhất của giai đoạn chuyển đổi xã hội này không phải là tiếng ồn ào đinh tai nhức óc của những người xấu , mà là sự im lặng đáng sợ của những người tốt. “
http://dannews.info/2016/12/10/bo-phim-gay-soc-ve-nhung-dieu-kho-tin-cua-tham-kich-nhan-quyen-tai-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bộ phim gây sốc về những điều ‘Khó tin’ của thảm kịch nhân quyền tại Trung Quốc
Một tội ác diệt chủng được ví như Phát xít đang âm thầm diễn ra suốt nhiều năm qua mà không phải ai cũng biết đến. Bộ phim “Hard to Believe” của đạo diễn Ken Stone đã động chạm đến những điều tưởng chừng như không thể tin nổi về tội ác này.
Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” (tạm dịch: Khó tin) đã nêu lên thảm kịch nhân quyền lớn nhất trong lịch sử: Mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau khi gây sốc đối với hàng triệu khán giả trong 60 lượt công chiếu trên toàn thế giới, được phát sóng trên Đài truyền hình PBS của Mỹ, và nhận được nhiều giải thưởng điện ảnh, bộ phim đã được phát hành dưới dạng kỹ thuật số.
Trước khi thực hiện bộ phim, đạo diễn Stone không hề biết gì về Pháp Luân Công. Ban đầu ông cũng hoài nghi trước thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, ông phát hiện ra mình đã đụng phải một bí mật ghê rợn mà ít người chú ý.
Chính quyền mổ cướp nội tạng của dân
Chính quyền Trung Quốc có lịch sử thu hoạch nội tạng các tù nhân từ nhiều thập kỷ trước, nhưng chỉ đến khi Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, số lượng các ca cấy ghép mới tăng như vũ bão. Từ ngày đầu tiên của cuộc đàn áp đến nay, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Họ trở thành kho nội tạng sống khổng lồ cho hoạt động ghép tạng siêu lợi nhuận của Trung Quốc.
Xuất hiện trong bộ phim, nhà báo điều tra Ethan Gutmann khẳng định rằng nhiều người thích mua nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, lý do là vì họ có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu. Lập luận này đã được củng cố bằng một loạt bằng chứng thu thập được từ các đoạn ghi âm cuộc gọi điện thoại tới hơn 100 bệnh viện Trung Quốc, trong đó bác sĩ cam đoan với người gọi điện thoại rằng ca cấy ghép sẽ được tiến hành với nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công khỏe mạnh.
Nhà báo Gutmann cũng phát hiện rằng khách hàng của hoạt động ghép tạng này thường là người nước ngoài hoặc là những người Trung Quốc giàu có và quyền lực. Trong bộ phim, một bác sỹ ở Israel đã kể lại một trường hợp du lịch ghép tạng ở Trung Quốc.
Bác sỹ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel đã sốc khi một bệnh nhân kể với ông rằng ông ta sắp đến Trung Quốc để ghép tim theo lịch hẹn trước. Theo ông Lavee, một ca ghép tim bình thường không thể lên lịch trước vì không biết khi nào người hiến tim sẽ chết. Ông còn đau khổ hơn khi biết ca ghép tim được thực hiện đúng lịch – nghĩa là ai đó sẽ bị giết đúng hẹn để lấy tim, và thậm chí tất cả các chi phí y tế của bệnh nhân còn được bảo hiểm chi trả.
Với hàng loạt bằng chứng và những tình tiết sống động, bộ phim gây chấn động đối với khán giả nhiều nước. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là: Tại sao tội ác diệt chủng kinh hoàng như vậy lại ít được chú ý đến – dù đã diễn ra nhiều năm?
Khi cái ác được chính quyền bảo trợ, người ta không còn nhận ra cái ác nữa
“Bộ phim Hard to Believe cho chúng ta thấy rằng không khó gì khi các chuyên gia y tế tham gia vào một hành vi vô đạo đức mà không nhận ra điều đó mãi cho đến sau này”, Tiến sỹ Esma Paljevic, giảng viên Khoa Điều dưỡng Lienhard, Đại học Pace (Mỹ) nhận định sau khi xem bộ phim.
Hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc được chính quyền bảo trợ và có liên quan đến những bộ máy quyền lực nhất: quân đội, cảnh sát. Hơn nữa, hoạt động này làm đầy túi tiền của những người tham gia và giúp Trung Quốc thu được nguồn ngoại tệ khổng lồ. Trong khi đó, nạn nhân – các học viên Pháp Luân Công – liên tục bị tuyên truyền bôi nhọ trong suốt 17 năm qua. Thậm chí đàn áp Pháp Luân Công còn được tuyên dương và trở thành con đường tiến thân của nhiều quan chức. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người Trung Quốc không còn nhận ra việc mổ cướp nội tạng là một tội ác. Một số người phải đến khi ra nước ngoài sinh sống mới nhận ra tội ác này.
Một trong số đó là ông Enver Tohti, người từng là bác sỹ ở Tân Cương (Trung Quốc) trước khi tị nạn sang Anh. Trong bộ phim, ông đã thú nhận: “Sau khi tôi rời khỏi Trung Quốc, quan niệm của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi bỗng nhận ra rằng ‘ Trời ơi, mình đã phạm phải một tội ác’”.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc vẫn có nhiều bác sỹ chưa nhận ra điều đó. Hôm nay (18/8) hàng loạt các bác sỹ Trung Quốc bị cáo buộc mổ cướp nội tạng đang đường hoàng trình bày những nghiên cứu của họ tại một hội nghị quốc tế về cấy ghép tạng ở Hồng Kông. Nhiều nghiên cứu này bị nghi ngờ có sử dụng nội tạng thu hoạch cưỡng bức.
Sự im lặng đáng sợ của những người tốt
Ông Lance F. Howard, một giảng viên cao cấp về Địa lý tại Đại học Clemson (Mỹ) đã sốc khi xem bộ phim Hard to Believe, ông quyết định đưa bộ phim vào chương trình giảng dạy. Ông cho biết: “Tôi từng chiếu những bộ phim tài liệu gây sốc về vi phạm nhân quyền trong các lớp học Địa lý Thế giới của tôi trước đây, nhưng điều tôi thích ở Hard to Believe là bộ phim không chỉ đề cập đến bản thân điều gây sốc, mà còn đề cập đến thực tế khó tin rằng chúng ta lại không muốn nói cho ai biết về điều đó.”
Đây cũng là điều mà đạo diễn Stone gửi gắm trong bộ phim. Ông nói: “Câu chuyện mà tôi muốn nói là: tại sao không có ai chú ý đến? Nó nhắc tôi nhớ đến Mục sư Martin Luther King, Jr., viết về thời kỳ dân quyền tại Hoa Kỳ.”:
“Lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng thảm kịch lớn nhất của giai đoạn chuyển đổi xã hội này không phải là tiếng ồn ào đinh tai nhức óc của những người xấu , mà là sự im lặng đáng sợ của những người tốt. “
http://dannews.info/2016/12/10/bo-phim-gay-soc-ve-nhung-dieu-kho-tin-cua-tham-kich-nhan-quyen-tai-trung-quoc/