Thân Hữu Tiếp Tay...
Bố thí tiền mặt cho người nghèo - Trần Văn Giang
( HNPD )Vào mỗi mùa lễ lạc và lạnh lẽo cuối năm, chúng ta không thể không động lòng trắc ẩn và cho / bố thí một ít tiền lẻ khi nhìn thấy người nghèo - ăn mày, vô gia cư – thuộc đủ hạng người, đủ tuổi
“Người quân tử thông cảm sự khó khăn của
người nghèo khó. Kẻ tiểu nhân không thể hiểu được điều đó.”
-Khuyết danh
*
Vào
mỗi mùa lễ lạc và lạnh lẽo cuối năm, chúng ta không thể không động lòng
trắc ẩn và cho / bố thí một ít tiền lẻ khi nhìn thấy
người nghèo - ăn mày, vô gia cư – thuộc đủ hạng người, đủ tuổi, lang
thang vất vưởng trên đường phố, hay đứng trước các chợ hay góc đường xin
tiền.
Các
chuyên gia về vấn đề xã hội lại khuyên người hảo tâm đừng nên cho những
người bất hạnh này tiền mặt bởi vì luôn luôn có sẵn những
cơ sở xã hội giúp đỡ họ (?) Cho họ bao nhiêu tiền cũng
không đủ; họ xài tiền nhanh bằng thời gian quý vị đưa tiền mặt cho họ;
họ sẽ dùng tiền không phải để mua thực phẩm và những thứ cần thiết cho
đời sống thường nhật
mà để mua rượu, thuốc lá, ma túy hay sổ xố.
Câu châm ngôn vẫn là chân lý muôn thuở cũng cần được nhắc lại ở đây:
“Cho người nghèo một con cá, anh ta ăn xong ngày mai lại thấy đói và mong nhận được con cá
khác… Nên dạy cho anh ta biết cách bắt cá để anh tạ tự tìm bắt cá khi đói.”
Các
chuyên gia xã hội đề nghị chúng ta nên cho tiền các Hội đoàn Từ thiện
(Local Providers), “Ngân hàng Thực phẩm” (Food Banks),
Cơ sở Cứu đói (Missions) mà ngân sách của họ đã từng chứng minh
(proven) là số tiền từ thiện nhận được đã dùng phần lớn (trên 85%) để
giúp thẳng đến người nghèo, chứ không phải để dung trả lương cho nhân
viên ban điều hành (chẳng hạn “Clinton
Foundation” dùng 85% để trả nhân viên và chi phí điều hành).
Người vô gia cư với đời sống nghiệp ngã, đầy sợ hãi thường bị
bệnh tâm thần. Nhận tiền mặt của người bố thí, họ không biết dùng cho
đúng chỗ; tệ hơn nữa là có thể bị các người vô gia cư khác khẻo mạnh hơn
cướp mất…
Thực ra vấn đề cho người nghèo tiền mặt rất phức tạp.
Tôi sẽ lần lượt nhìn vào thực tế của việc bố thí bằng tiền mặt này qua vài khía cạnh điển hình khác nhau như sau đây:
1- Trên đất Mỹ, “Nghèo” có phải là sự lựa chọn của dân nghèo?
Cho câu trả lời “Đúng như vậy” – Người nghèo tự ý chọn số phận nghèo -
Người “bị” nghèo vì kết quả của chính cách sống của họ: Lười
biếng không thích làm việc; tiêu xài phung phí nhiều hơn mức lợi tức
kiếm được; lâm vào tình trạng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy và cờ bạc..
Cho câu trả lời “Không phải như vậy”
– Người nghèo không có sự lựa chọn
- Người nghèo vốn dĩ kém may mắn, có sẵn số phận nghèo: Chẳng hạn như
họ được sinh ra từ một gia đình nghèo (thống kê cho thấy chỉ có độ 3% số
người sinh ra trong gia đình nghèo có thể thoát ra khỏi cảnh nghèo);
gia đình có người mang bệnh nan y hay tàn tật
không có hoặc thiếu khả năng làm việc kiếm tiến; gia đình bỗng nhiên đổ
vỡ vì cảnh góa bụa, ly dị hay tai nạn…
Hệ thống An Sinh Xã Hội (Welfare System) của chính phủ không hiệu quả.
“Welfare” chỉ cung cấp đủ tiền để người nhận tiếp tục sống trong cảnh nghèo.
Tôi gặp một ông già Mỹ trắng mặc quần áo gọn ghẽ, chống gậy đứng ngay trước cửa tiệm “Winchell Donuts” xin tiền.
Sau khi cho ông ta 5 đô la, tôi cũng tò mò hỏi qua là:
- Tôi nghĩ là ông phải có tiền già, hay tiền trợ cấp xã hội (Social Security Benefits) gì đó
chứ? Sao vào tuổi này lại phải đứng đây xin tiền?
(With your age, you must have some sources of Social Security Benefits?)
Ông ta khe khẽ trả lời là:
-
Vâng.
Tôi có; nhưng không đủ.
(Yes! I do have Social Security Benefits; however, they are not enough).
Sống
lâu năm ở Hoa kỳ, chúng ta thấy dân “vô gia cư” ít khi sống ở vùng quê,
thôn dã (rural areas) bởi vì dân cư thôn quê cũng nghèo
và thưa thớt; đồng thời các chương trình cứu đói của chính phủ thường
không đến (reached out) nơi xa xôi chỗ họ đang sinh sống được.
Có nhiều người nghèo Mỹ ở thôn quê hay các dân Mỹ gốc Da đỏ ở các “Reservation” hẻo lánh chết đói mà chẳng có ai biết đến.
Dân vô gia cư phần lớn phải dời về sống ở thành phố vì thành phố
có nhiều người qua lại dễ cho việc xin tiền (ăn mày) và có hệ thống
“welfare” đã thiết lập sẵn để giúp họ.
2- Có “ăn mày chuyên nghiệp” (loại “lường gạt” – Scam) không?
Nhiều
anh (hay chị) “tài tử” rất khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn nhưng có tính
lười biếng không thích làm việc, lại có nhiều sáng kiến
độc đáo để lợi dụng sự hảo tâm của người đi đường.
Ở
quanh quẩn Little Saigon, vài anh vô gia cư biết tâm lý người Việt tị
nạn cộng sản mình đang sinh sống và làm việc trong vùng Quận
Cam (Orange County, California) có ít nhiều thiện cảm với cựu chiến
binh Hoa kỳ từng tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975.
Các anh “vô gia cư” nhìn còn khá khỏe mạnh, đứng ở các đầu đường
ngay chỗ đèn đỏ hoặc các “Stop Sign” giơ cao tấm bảng đề hàng chữ “Vietnam Vet Needs help” (Cựu chiến binh
ở Việt Nam cần sự giúp đỡ). Tôi thấy rất nhiều đồng bào tị nạn cộng sản phe ta dừng xe cho tiền.
Điểm đáng lưu ý là có vài anh “vô gia cư” nhìn chỉ trạc hơn 40
tuổi; tức là vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam (trước 1975) anh ta còn
mang tã thì làm “cựu chiến binh của chiến tranh Viêt Nam” bằng cách nào
đây hả trời ?!
Cũng
ở Quận Cam, mấy tuần nay tôi nhận ra một anh thanh niên Mỹ trắng nhìn
rất mạnh giỏi, đứng ở ngay tại “Stop Sign” của các “Exit”
từ “Freeways,” tay cầm và giơ cao một thùng trống (empty container)
bằng “plastic” màu đỏ, loại thùng đựng xăng.
Ý của anh ta là xin khách đi đường vài đồng để đổ xăng vì lỡ hết xăng giữa đường và cũng hết tiền.
Tôi thấy rất nhiều người hảo tâm động lòng cho tiền giấy chứ không phải tiền bạc cắc (!)
Điểu đáng lưu ý là mỗi ngày anh ta đứng ở một “Freeway’s Exit” khác nhau mới chết người!
Một anh vô gia cư xin tiền chuyên nghiệp loại này có thể kiếm được từ 70 đô la (ngày xấu) đến 300 đô la (ngày tốt) mỗi ngày.
Kể cũng đáng đồng tiền bát gạo…
Vào dịp lễ lạc cuối năm này, có vô số các cú điện thoại giả danh hội đoàn cảnh sát này, cứu hỏa nọ gọi thẳng đến nhà; hoặc “Junk
Mail” của các hội đoàn từ thiện loại “trời ơi đất hỡi” cũng gời đến tận nhà để xin tiền loạn xà ngầu, tối tăm mặt mũi.
Nếu là điện thoại gọi thẳng đến nhà mà quý vị đã lỡ nhắc máy thì xin quý vị nhớ và trả lời họ dùm tôi đơn giản 3 chữ “Hold On Please” rồi cứ để cái điện thoại trên bàn cho đến khi nó tự cắt đường dây (vì chờ
lâu quá - “phone’s timeout”) thì hãy đến gác máy; Riêng cho các “Junk Mails” xin tiền, quý vị nhớ đừng mở thơ ra làm gì;
chỉ việc viết trên bao thơ 3 chữ “Return To Sender” và gởi trả (hoàn toan miễn phí) qua bưu điện.
Như vậy người gởi (Hội từ thiện?) sẽ phải trả tiền cước phí cho
thơ bị trả lại và cam đoan họ sẽ lấy tên và địa chỉ của quý vị ra khỏi
“mailing list” cho kỳ gởi kế tới.
3- Người
xin tiền bố thí là người “Vô Gia Cư”?
Không hẳn như vậy, nhất là người trẻ tuổi đứng xin tiền bên đường.
Truyền hình Mỹ trong chương trình phô bày gian lận (Fraud / Scam)
đã có chiếu lần bắt gặp tại trận một anh đứng “xin tiền theo giờ hành
chánh” như sau:
Camera quay “video” anh ta lái và đậu xe SUV khá mới từ đằng xa
chỗ anh ta vẫn đứng xin tiền; anh ta thay vội bộ quần áo bảnh bao đang
mặc, rồi đi ra đứng ở góc đường xin tiền.
Hết giờ hành chánh, anh đi trở lại chỗ đậu xe, thay bộ quần áo sạch sẽ và lái xe đi…
Có nhiều trẻ vị thành niên (teenagers) đứng xin tiền để có đủ tiền trả cho một cái “xâm mình” (tattoo) mới đã lấy hẹn từ trước?!
Gần đây, tôi có dịp phải chở thằng con trai ra chợ “Target” gần nhà để mua một ít vật dụng dùng cho lớp học của cháu.
Sau khi mua sắm xong, vừa lái xe ra khỏi “parking” thì cha con
tôi thấy một cố bé da trắng tóc vàng dộ 17 tuổi cầm một cài bảng đề chữ “Teenager Mom needs money to buy ‘Similac’ for the baby. Please help.” (“Mẹ
vị thành niên cần tiền để mua sữa cho con.
Xin vui lòng giúp đỡ”)
Lời cuối
Giúp đỡ người hoạn nạn, sa cơ lỡ vận, người không thể tự giúp mình là chuyện nên làm.
Tôn giáo nào cũng khuyến khích chuyện làm nhân đạo đó.
Tuy nhiên phải chi ra cho việc từ thiện bằng đồng tiền khó kiếm của gia đình mình thì cũng cần phải đắn đo.
Theo
tôi, một khi đã quyết định bố thí tiền mặt thì chỉ việc cho tiền làm từ
thiện, hảo tâm mà không cần phải có kỳ vọng là người
nhận tiền sẽ dùng số tiền đó như thế nào vì ngay chính chúng ta cũng có
rất nhiều chuyện tiêu xài rất hoang phí (?)
Cũng nên biết thêm, không phải chỉ có người nghèo mới nghiện rượu hay ma túy.
Ở các nước tân tiến giàu có, người giàu (có thừa tiền của, đã có
đầy đủ các tiện nghi tối thiểu của đời sống) vẫn lâm vào cảnh nghiện
ngập (rượu, ma túy, cờ bạc) với tỉ lệ cao hơn dân nước nghèo.
Ở Mỹ, hoàn cảnh nghèo và nhất là vô gia cư, tương tự như một bản án tử hình.
Mặc dù có biết chỗ để xin trợ cấp; nhưng vì trợ cấp nhỏ giọt và nhiêu khê.
Chẳng bao lâu sau, người vô gia cư phải sống đời lây lất, lần mòn
sẽ kiệt sức và chết bên lề đường, dưới gầm cầu giống như một tử tù ngồi
chờ tới ngày bị hành quyết…
Đời là vô thường…
Trần Văn Giang ( HNPĐ )
Mùa Giáng Sinh năm 2016
Bố thí tiền mặt cho người nghèo - Trần Văn Giang
( HNPD )Vào mỗi mùa lễ lạc và lạnh lẽo cuối năm, chúng ta không thể không động lòng trắc ẩn và cho / bố thí một ít tiền lẻ khi nhìn thấy người nghèo - ăn mày, vô gia cư – thuộc đủ hạng người, đủ tuổi
“Người quân tử thông cảm sự khó khăn của
người nghèo khó. Kẻ tiểu nhân không thể hiểu được điều đó.”
-Khuyết danh
*
Vào
mỗi mùa lễ lạc và lạnh lẽo cuối năm, chúng ta không thể không động lòng
trắc ẩn và cho / bố thí một ít tiền lẻ khi nhìn thấy
người nghèo - ăn mày, vô gia cư – thuộc đủ hạng người, đủ tuổi, lang
thang vất vưởng trên đường phố, hay đứng trước các chợ hay góc đường xin
tiền.
Các
chuyên gia về vấn đề xã hội lại khuyên người hảo tâm đừng nên cho những
người bất hạnh này tiền mặt bởi vì luôn luôn có sẵn những
cơ sở xã hội giúp đỡ họ (?) Cho họ bao nhiêu tiền cũng
không đủ; họ xài tiền nhanh bằng thời gian quý vị đưa tiền mặt cho họ;
họ sẽ dùng tiền không phải để mua thực phẩm và những thứ cần thiết cho
đời sống thường nhật
mà để mua rượu, thuốc lá, ma túy hay sổ xố.
Câu châm ngôn vẫn là chân lý muôn thuở cũng cần được nhắc lại ở đây:
“Cho người nghèo một con cá, anh ta ăn xong ngày mai lại thấy đói và mong nhận được con cá
khác… Nên dạy cho anh ta biết cách bắt cá để anh tạ tự tìm bắt cá khi đói.”
Các
chuyên gia xã hội đề nghị chúng ta nên cho tiền các Hội đoàn Từ thiện
(Local Providers), “Ngân hàng Thực phẩm” (Food Banks),
Cơ sở Cứu đói (Missions) mà ngân sách của họ đã từng chứng minh
(proven) là số tiền từ thiện nhận được đã dùng phần lớn (trên 85%) để
giúp thẳng đến người nghèo, chứ không phải để dung trả lương cho nhân
viên ban điều hành (chẳng hạn “Clinton
Foundation” dùng 85% để trả nhân viên và chi phí điều hành).
Người vô gia cư với đời sống nghiệp ngã, đầy sợ hãi thường bị
bệnh tâm thần. Nhận tiền mặt của người bố thí, họ không biết dùng cho
đúng chỗ; tệ hơn nữa là có thể bị các người vô gia cư khác khẻo mạnh hơn
cướp mất…
Thực ra vấn đề cho người nghèo tiền mặt rất phức tạp.
Tôi sẽ lần lượt nhìn vào thực tế của việc bố thí bằng tiền mặt này qua vài khía cạnh điển hình khác nhau như sau đây:
1- Trên đất Mỹ, “Nghèo” có phải là sự lựa chọn của dân nghèo?
Cho câu trả lời “Đúng như vậy” – Người nghèo tự ý chọn số phận nghèo -
Người “bị” nghèo vì kết quả của chính cách sống của họ: Lười
biếng không thích làm việc; tiêu xài phung phí nhiều hơn mức lợi tức
kiếm được; lâm vào tình trạng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy và cờ bạc..
Cho câu trả lời “Không phải như vậy”
– Người nghèo không có sự lựa chọn
- Người nghèo vốn dĩ kém may mắn, có sẵn số phận nghèo: Chẳng hạn như
họ được sinh ra từ một gia đình nghèo (thống kê cho thấy chỉ có độ 3% số
người sinh ra trong gia đình nghèo có thể thoát ra khỏi cảnh nghèo);
gia đình có người mang bệnh nan y hay tàn tật
không có hoặc thiếu khả năng làm việc kiếm tiến; gia đình bỗng nhiên đổ
vỡ vì cảnh góa bụa, ly dị hay tai nạn…
Hệ thống An Sinh Xã Hội (Welfare System) của chính phủ không hiệu quả.
“Welfare” chỉ cung cấp đủ tiền để người nhận tiếp tục sống trong cảnh nghèo.
Tôi gặp một ông già Mỹ trắng mặc quần áo gọn ghẽ, chống gậy đứng ngay trước cửa tiệm “Winchell Donuts” xin tiền.
Sau khi cho ông ta 5 đô la, tôi cũng tò mò hỏi qua là:
- Tôi nghĩ là ông phải có tiền già, hay tiền trợ cấp xã hội (Social Security Benefits) gì đó
chứ? Sao vào tuổi này lại phải đứng đây xin tiền?
(With your age, you must have some sources of Social Security Benefits?)
Ông ta khe khẽ trả lời là:
-
Vâng.
Tôi có; nhưng không đủ.
(Yes! I do have Social Security Benefits; however, they are not enough).
Sống
lâu năm ở Hoa kỳ, chúng ta thấy dân “vô gia cư” ít khi sống ở vùng quê,
thôn dã (rural areas) bởi vì dân cư thôn quê cũng nghèo
và thưa thớt; đồng thời các chương trình cứu đói của chính phủ thường
không đến (reached out) nơi xa xôi chỗ họ đang sinh sống được.
Có nhiều người nghèo Mỹ ở thôn quê hay các dân Mỹ gốc Da đỏ ở các “Reservation” hẻo lánh chết đói mà chẳng có ai biết đến.
Dân vô gia cư phần lớn phải dời về sống ở thành phố vì thành phố
có nhiều người qua lại dễ cho việc xin tiền (ăn mày) và có hệ thống
“welfare” đã thiết lập sẵn để giúp họ.
2- Có “ăn mày chuyên nghiệp” (loại “lường gạt” – Scam) không?
Nhiều
anh (hay chị) “tài tử” rất khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn nhưng có tính
lười biếng không thích làm việc, lại có nhiều sáng kiến
độc đáo để lợi dụng sự hảo tâm của người đi đường.
Ở
quanh quẩn Little Saigon, vài anh vô gia cư biết tâm lý người Việt tị
nạn cộng sản mình đang sinh sống và làm việc trong vùng Quận
Cam (Orange County, California) có ít nhiều thiện cảm với cựu chiến
binh Hoa kỳ từng tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975.
Các anh “vô gia cư” nhìn còn khá khỏe mạnh, đứng ở các đầu đường
ngay chỗ đèn đỏ hoặc các “Stop Sign” giơ cao tấm bảng đề hàng chữ “Vietnam Vet Needs help” (Cựu chiến binh
ở Việt Nam cần sự giúp đỡ). Tôi thấy rất nhiều đồng bào tị nạn cộng sản phe ta dừng xe cho tiền.
Điểm đáng lưu ý là có vài anh “vô gia cư” nhìn chỉ trạc hơn 40
tuổi; tức là vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam (trước 1975) anh ta còn
mang tã thì làm “cựu chiến binh của chiến tranh Viêt Nam” bằng cách nào
đây hả trời ?!
Cũng
ở Quận Cam, mấy tuần nay tôi nhận ra một anh thanh niên Mỹ trắng nhìn
rất mạnh giỏi, đứng ở ngay tại “Stop Sign” của các “Exit”
từ “Freeways,” tay cầm và giơ cao một thùng trống (empty container)
bằng “plastic” màu đỏ, loại thùng đựng xăng.
Ý của anh ta là xin khách đi đường vài đồng để đổ xăng vì lỡ hết xăng giữa đường và cũng hết tiền.
Tôi thấy rất nhiều người hảo tâm động lòng cho tiền giấy chứ không phải tiền bạc cắc (!)
Điểu đáng lưu ý là mỗi ngày anh ta đứng ở một “Freeway’s Exit” khác nhau mới chết người!
Một anh vô gia cư xin tiền chuyên nghiệp loại này có thể kiếm được từ 70 đô la (ngày xấu) đến 300 đô la (ngày tốt) mỗi ngày.
Kể cũng đáng đồng tiền bát gạo…
Vào dịp lễ lạc cuối năm này, có vô số các cú điện thoại giả danh hội đoàn cảnh sát này, cứu hỏa nọ gọi thẳng đến nhà; hoặc “Junk
Mail” của các hội đoàn từ thiện loại “trời ơi đất hỡi” cũng gời đến tận nhà để xin tiền loạn xà ngầu, tối tăm mặt mũi.
Nếu là điện thoại gọi thẳng đến nhà mà quý vị đã lỡ nhắc máy thì xin quý vị nhớ và trả lời họ dùm tôi đơn giản 3 chữ “Hold On Please” rồi cứ để cái điện thoại trên bàn cho đến khi nó tự cắt đường dây (vì chờ
lâu quá - “phone’s timeout”) thì hãy đến gác máy; Riêng cho các “Junk Mails” xin tiền, quý vị nhớ đừng mở thơ ra làm gì;
chỉ việc viết trên bao thơ 3 chữ “Return To Sender” và gởi trả (hoàn toan miễn phí) qua bưu điện.
Như vậy người gởi (Hội từ thiện?) sẽ phải trả tiền cước phí cho
thơ bị trả lại và cam đoan họ sẽ lấy tên và địa chỉ của quý vị ra khỏi
“mailing list” cho kỳ gởi kế tới.
3- Người
xin tiền bố thí là người “Vô Gia Cư”?
Không hẳn như vậy, nhất là người trẻ tuổi đứng xin tiền bên đường.
Truyền hình Mỹ trong chương trình phô bày gian lận (Fraud / Scam)
đã có chiếu lần bắt gặp tại trận một anh đứng “xin tiền theo giờ hành
chánh” như sau:
Camera quay “video” anh ta lái và đậu xe SUV khá mới từ đằng xa
chỗ anh ta vẫn đứng xin tiền; anh ta thay vội bộ quần áo bảnh bao đang
mặc, rồi đi ra đứng ở góc đường xin tiền.
Hết giờ hành chánh, anh đi trở lại chỗ đậu xe, thay bộ quần áo sạch sẽ và lái xe đi…
Có nhiều trẻ vị thành niên (teenagers) đứng xin tiền để có đủ tiền trả cho một cái “xâm mình” (tattoo) mới đã lấy hẹn từ trước?!
Gần đây, tôi có dịp phải chở thằng con trai ra chợ “Target” gần nhà để mua một ít vật dụng dùng cho lớp học của cháu.
Sau khi mua sắm xong, vừa lái xe ra khỏi “parking” thì cha con
tôi thấy một cố bé da trắng tóc vàng dộ 17 tuổi cầm một cài bảng đề chữ “Teenager Mom needs money to buy ‘Similac’ for the baby. Please help.” (“Mẹ
vị thành niên cần tiền để mua sữa cho con.
Xin vui lòng giúp đỡ”)
Lời cuối
Giúp đỡ người hoạn nạn, sa cơ lỡ vận, người không thể tự giúp mình là chuyện nên làm.
Tôn giáo nào cũng khuyến khích chuyện làm nhân đạo đó.
Tuy nhiên phải chi ra cho việc từ thiện bằng đồng tiền khó kiếm của gia đình mình thì cũng cần phải đắn đo.
Theo
tôi, một khi đã quyết định bố thí tiền mặt thì chỉ việc cho tiền làm từ
thiện, hảo tâm mà không cần phải có kỳ vọng là người
nhận tiền sẽ dùng số tiền đó như thế nào vì ngay chính chúng ta cũng có
rất nhiều chuyện tiêu xài rất hoang phí (?)
Cũng nên biết thêm, không phải chỉ có người nghèo mới nghiện rượu hay ma túy.
Ở các nước tân tiến giàu có, người giàu (có thừa tiền của, đã có
đầy đủ các tiện nghi tối thiểu của đời sống) vẫn lâm vào cảnh nghiện
ngập (rượu, ma túy, cờ bạc) với tỉ lệ cao hơn dân nước nghèo.
Ở Mỹ, hoàn cảnh nghèo và nhất là vô gia cư, tương tự như một bản án tử hình.
Mặc dù có biết chỗ để xin trợ cấp; nhưng vì trợ cấp nhỏ giọt và nhiêu khê.
Chẳng bao lâu sau, người vô gia cư phải sống đời lây lất, lần mòn
sẽ kiệt sức và chết bên lề đường, dưới gầm cầu giống như một tử tù ngồi
chờ tới ngày bị hành quyết…
Đời là vô thường…
Trần Văn Giang ( HNPĐ )
Mùa Giáng Sinh năm 2016