Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?

Vào ngày 03/12/2014, một bồi thẩm đoàn ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở

67-how-a-grand-jury-works

Nguồn:How a grand jury works“, The Economist, 07/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 03/12/2014, một bồi thẩm đoàn ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở và giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang. Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra tiếp sau một quyết định của một bồi thẩm đoàn khác không khởi tố một nhân viên cảnh sát da trắng vì đã giết Michael Brown, một thanh niên da đen không vũ trang ở Ferguson, Missouri. Trong vụ đó, viên sĩ quan cảnh sát đã tuyên bố tự vệ và không có video nào để minh chứng cho những gì đã xảy ra. Nhưng những người đi đường đã quay được phim về cái chết của Eric Garner, người bị giết ở New York. Đòn khóa cổ (chokehold) được sử dụng trong vụ này đã bị cấm bởi Sở cảnh sát New York (NYPD) từ năm 1993. Một số sĩ quan cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường; không có dấu hiệu cho thấy họ đang đối mặt với mối nguy hiểm từ Garner. Tất cả những điều này khiến cho quyết định của bồi thẩm đoàn về việc không khởi tố viên sĩ quan cảnh sát là đặc biệt khó hiểu. Vậy, bồi thẩm đoàn là gì, và họ làm việc như thế nào?

Mỹ là một trong số ít các quốc gia sử dụng bồi thẩm đoàn (grand jury). Tu chính án thứ năm yêu cầu hệ thống tư pháp liên bang sử dụng các bồi thẩm đoàn cho tất cả các tội phạm liên quan đến tử hình và “khét tiếng”. Các bồi thẩm đoàn được thành lập nhằm mục đích loại bỏ các vụ án được khởi tố thiếu căn cứ và đặc biệt hữu ích trong các vụ khủng bố, tham nhũng công và tội phạm có tổ chức.

Hầu hết người Mỹ biết rất ít về quy trình này, bởi thủ tục tố tụng không được công khai cho công chúng hoặc giới truyền thông. Việc giữ bí mật như vậy là nhằm đảm bảo rằng việc điều tra tránh được những ảnh hưởng bên ngoài và nhân chứng có thể sẵn lòng đưa ra lời khai hơn. Quy định của các bang không giống nhau: chỉ có khoảng một nửa số bang sử dụng bồi thẩm đoàn. Và thực tiễn áp dụng có thể rất khác nhau. Ví dụ, quy mô của một bồi thẩm đoàn là khác nhau ở mỗi nơi: ở Missouri, bồi thẩm đoàn bao gồm 12 người. Tại New York, có khoảng 23 người ngồi trong bồi thẩm đoàn.

Một phiên tòa thông thường sẽ có hai luật sư (một người cho mỗi bên), một thẩm phán chủ tọa và một ban hội thẩm (jury) 12 người, những người này phải kết án khi không còn nghi ngờ hợp lý (beyond a reasonable doubt – BRD). Công việc của bồi thẩm đoàn thì dễ dàng hơn. Tất cả những gì mà họ phải quyết định là liệu có đủ bằng chứng để đưa vụ án ra xét xử hay không – họ không quyết định một người là có tội hay vô tội.

Không giống như trong các phiên tòa thông thường, thẩm phán sẽ không có mặt để giám sát một bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, chủ toạ là các luật sư truy tố, đây cũng là người hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn về pháp luật. Điều này có nghĩa rằng luật sư truy tố có nhiều ảnh hưởng. Vào năm 1985, Sol Wachtler, một cựu chánh thẩm phán New York, trả lời tờ New York Daily News rằng “các luật sư quận hiện nay có ảnh hưởng quá nhiều lên các bồi thẩm đoàn khiến cho “nói chung”  họ có thể khiến bồi thẩm đoàn quyết định khởi tố cả một cái bánh sandwich giăm bông.” Trong gần ba thập niên, có rất ít trường hợp mà một bồi thẩm đoàn không đồng ý đưa ra một bản truy tố. Theo một tính toán, các luật sư liên bang đã đưa 162.000 vụ án ra trước bồi thẩm đoàn liên bang trong năm 2010. Chỉ có 11 vụ trong số đó không dẫn đến việc truy tố đương sự.

Các sĩ quan cảnh sát hiếm khi bị buộc tội giết người khi đang thi hành công vụ. Trong năm 2011, Bộ Tư pháp thống kê được rằng cảnh sát, những người thường phải ứng phó với mối đe dọa bạo lực, giết khoảng một người mỗi ngày. Nhưng từ năm 2005 đến 2011, chỉ có 41 sĩ quan cảnh sát bị buộc tội giết người hay ngộ sát vì đã nổ súng khi đang làm nhiệm vụ, theo nghiên cứu của Philip Stinson tại Trường Đại học Bowling Green. Mặc dù vậy, có vẻ gây sốc khi video về việc sĩ quan cảnh sát sử dụng đòn kẹp cổ gây chết người lại không đủ để đảm bảo dẫn đến một bản cáo trạng.

Một giả thuyết về việc tại sao viên sĩ quan cảnh sát không bị truy tố là bởi các công tố viên địa phương phải làm việc chặt chẽ với cảnh sát địa phương nên muốn giữ quan hệ tốt với họ. Điều này có nghĩa là bồi thẩm đoàn nhiều khả năng tin tưởng hơn vào cảnh sát. Một số người đang kêu gọi các công tố viên đặc biệt đứng ra chủ trì bồi thẩm đoàn trong các vụ án liên quan tới cảnh sát. Còn những người khác đang kêu gọi loại bỏ hoàn toàn hệ thống bồi thẩm đoàn.

http://nghiencuuquocte.org/2016/09/24/boi-tham-doan-lam-viec-nhu-nao/


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
ĂN THEO HƯƠNG ĐÈO * Thăng Long lật đật trật đường ray Quần chúng thông tin tức hàng ngày Vỡ bờ tức nước lung lay đảng Khốn nạn quan tham lẩu thịt cầy * Bọ hung phân bắc bọ rầy bầy đàn bọ xít chưa đầy hầm Củ Chi Kỳ Anh chia sẻ làm gì Bí thư lý luận bắc kì phẩn Bắc Kinh Mường Thanh cấm chụp núp rình Đinh La Thăng đóng động Đình Hồ Tập Chương * Trời mưa đại tướng lại xuống đường Bác tài xế cõng chủ khẩn trương Áo ướt nhà thương nhường Kim Tiến Nội Y cục bộ Quốc Trung Dương * Khiết Trì Liên kết cúng dường Kim Ngân chống lụt rãnh mương quỷ vô thường Sài Gòn Tòng Thị Phóng hương Ruồi bầu bèo muỗi nhuận trường lẫn cứt heo Đinh Thế Huynh muội ăn theo dân oan xóa đói giảm nghèo Formosa * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?

Vào ngày 03/12/2014, một bồi thẩm đoàn ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở

67-how-a-grand-jury-works

Nguồn:How a grand jury works“, The Economist, 07/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 03/12/2014, một bồi thẩm đoàn ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở và giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang. Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra tiếp sau một quyết định của một bồi thẩm đoàn khác không khởi tố một nhân viên cảnh sát da trắng vì đã giết Michael Brown, một thanh niên da đen không vũ trang ở Ferguson, Missouri. Trong vụ đó, viên sĩ quan cảnh sát đã tuyên bố tự vệ và không có video nào để minh chứng cho những gì đã xảy ra. Nhưng những người đi đường đã quay được phim về cái chết của Eric Garner, người bị giết ở New York. Đòn khóa cổ (chokehold) được sử dụng trong vụ này đã bị cấm bởi Sở cảnh sát New York (NYPD) từ năm 1993. Một số sĩ quan cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường; không có dấu hiệu cho thấy họ đang đối mặt với mối nguy hiểm từ Garner. Tất cả những điều này khiến cho quyết định của bồi thẩm đoàn về việc không khởi tố viên sĩ quan cảnh sát là đặc biệt khó hiểu. Vậy, bồi thẩm đoàn là gì, và họ làm việc như thế nào?

Mỹ là một trong số ít các quốc gia sử dụng bồi thẩm đoàn (grand jury). Tu chính án thứ năm yêu cầu hệ thống tư pháp liên bang sử dụng các bồi thẩm đoàn cho tất cả các tội phạm liên quan đến tử hình và “khét tiếng”. Các bồi thẩm đoàn được thành lập nhằm mục đích loại bỏ các vụ án được khởi tố thiếu căn cứ và đặc biệt hữu ích trong các vụ khủng bố, tham nhũng công và tội phạm có tổ chức.

Hầu hết người Mỹ biết rất ít về quy trình này, bởi thủ tục tố tụng không được công khai cho công chúng hoặc giới truyền thông. Việc giữ bí mật như vậy là nhằm đảm bảo rằng việc điều tra tránh được những ảnh hưởng bên ngoài và nhân chứng có thể sẵn lòng đưa ra lời khai hơn. Quy định của các bang không giống nhau: chỉ có khoảng một nửa số bang sử dụng bồi thẩm đoàn. Và thực tiễn áp dụng có thể rất khác nhau. Ví dụ, quy mô của một bồi thẩm đoàn là khác nhau ở mỗi nơi: ở Missouri, bồi thẩm đoàn bao gồm 12 người. Tại New York, có khoảng 23 người ngồi trong bồi thẩm đoàn.

Một phiên tòa thông thường sẽ có hai luật sư (một người cho mỗi bên), một thẩm phán chủ tọa và một ban hội thẩm (jury) 12 người, những người này phải kết án khi không còn nghi ngờ hợp lý (beyond a reasonable doubt – BRD). Công việc của bồi thẩm đoàn thì dễ dàng hơn. Tất cả những gì mà họ phải quyết định là liệu có đủ bằng chứng để đưa vụ án ra xét xử hay không – họ không quyết định một người là có tội hay vô tội.

Không giống như trong các phiên tòa thông thường, thẩm phán sẽ không có mặt để giám sát một bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, chủ toạ là các luật sư truy tố, đây cũng là người hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn về pháp luật. Điều này có nghĩa rằng luật sư truy tố có nhiều ảnh hưởng. Vào năm 1985, Sol Wachtler, một cựu chánh thẩm phán New York, trả lời tờ New York Daily News rằng “các luật sư quận hiện nay có ảnh hưởng quá nhiều lên các bồi thẩm đoàn khiến cho “nói chung”  họ có thể khiến bồi thẩm đoàn quyết định khởi tố cả một cái bánh sandwich giăm bông.” Trong gần ba thập niên, có rất ít trường hợp mà một bồi thẩm đoàn không đồng ý đưa ra một bản truy tố. Theo một tính toán, các luật sư liên bang đã đưa 162.000 vụ án ra trước bồi thẩm đoàn liên bang trong năm 2010. Chỉ có 11 vụ trong số đó không dẫn đến việc truy tố đương sự.

Các sĩ quan cảnh sát hiếm khi bị buộc tội giết người khi đang thi hành công vụ. Trong năm 2011, Bộ Tư pháp thống kê được rằng cảnh sát, những người thường phải ứng phó với mối đe dọa bạo lực, giết khoảng một người mỗi ngày. Nhưng từ năm 2005 đến 2011, chỉ có 41 sĩ quan cảnh sát bị buộc tội giết người hay ngộ sát vì đã nổ súng khi đang làm nhiệm vụ, theo nghiên cứu của Philip Stinson tại Trường Đại học Bowling Green. Mặc dù vậy, có vẻ gây sốc khi video về việc sĩ quan cảnh sát sử dụng đòn kẹp cổ gây chết người lại không đủ để đảm bảo dẫn đến một bản cáo trạng.

Một giả thuyết về việc tại sao viên sĩ quan cảnh sát không bị truy tố là bởi các công tố viên địa phương phải làm việc chặt chẽ với cảnh sát địa phương nên muốn giữ quan hệ tốt với họ. Điều này có nghĩa là bồi thẩm đoàn nhiều khả năng tin tưởng hơn vào cảnh sát. Một số người đang kêu gọi các công tố viên đặc biệt đứng ra chủ trì bồi thẩm đoàn trong các vụ án liên quan tới cảnh sát. Còn những người khác đang kêu gọi loại bỏ hoàn toàn hệ thống bồi thẩm đoàn.

http://nghiencuuquocte.org/2016/09/24/boi-tham-doan-lam-viec-nhu-nao/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm