Cà Kê Dê Ngỗng
Bom bất ổn đã kích hoạt
Ngay sau vụ đánh bom sập trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện ở Sơn Tây thì sảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở Thanh Đảo, làm gần 50 người chết và hơn một
Ngay sau vụ đánh bom sập trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện ở Sơn Tây thì sảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở Thanh Đảo, làm gần 50 người chết và hơn một trăm người bị thương. Lúc đầu nói khủng bố sau nói là tai nạn. Dù cách nói thế nào cũng bộc lộ vấn đề xã hội Trung Quốc đang bất ổn, chẳng khác gì hệ thống bom đang kích hoạt dây chuyền.
Mới chỉ cách đó không lâu hàng chục tay súng ở Tân Cương đã nã đạn xố xả vào công an, kế đến hàng ngàn người ở thủ phủ Lasha nổi dậy đốt trạm gác trên đường phố, rồi một chiếc xe vượt qua bao nhiêu hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt, nổ tung giữa trung tâm của trung tâm quyền lực ,quảng trường Thiên An Môn thủ đô Bắc Kinh... Không còn đếm trên đầu ngón tay nữa!
Những vụ bất ổn rò rỉ ra ngoài ở đất nước rất giỏi bưng bít như Trung Quốc , đã lên con số hàng chục mỗi tháng. Nó đã và đang làm các nhà lãnh đạo chóp bu nước này hoảng sợ và tìm cách đối phó. Từ 9 đến 11-11-2013; 376 Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp hội nghị lần thứ 3, một hội nghị luôn mang ý nghĩa định hướng trong các kỳ đại hội. Danh chính ngôn thuận là để : “ Cải cách sâu sắc thể chế tài chính , kiện toàn , thúc đẩy kinh tề vĩ mô, ổn định và nâng cao hệ thống tài chính hiện đại góp phần phát triển kinh tế thị trường vốn đa tầng”, nhưng nội hàm quan trọng nhất lại là : “Thành lập Uỷ ban an ninh nhà nước dưới sự quản lý trực tiếp của thường vụ Bộ chính trị”
Tại sao Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bao nhiêu năm nay, đã có lực lượng quân đội, công an và một guồng máy bảo vệ chính quyền hoàn chỉnh , bây giờ lại phải đẻ thêm ra một cơ quan an ninh đặc biệt bao trùm lên hết thảy? Đó là vì vấn để bất ổn đã nghiêm trọng , và cơ quan lãnh đạo chóp bu không còn đặt hết niềm tin vào chính quyền địa phương , và ngay cả những người đồng chí thân cận của mình. Vụ Bạc Hỷ Lai xây dựng chính sách riêng ở Trùng Khánh, nhập lậu hàng chục ngàn khẩu súng, rắp tâm tạo phản, mà Hồ Cẩm Đào phải vất vả mới dẹp được trước khi tiến hành Đại hội đảng lần thứ 18 là ví dụ điển hình về mâu thuẫn nội bộ ở Trung Quốc . Mâu thuẫn ngấm ngầm đã bộc lộ gay gắt, sẵn sàng bùng nổ như lịch sử từng sảy ra ở đất nước này. Nỗi sợ hãi tràn ngập bầu không khí Trung Nam Hải . Sự bất ổn hiện nay không chỉ đơn thuần từ vấn đề sắc tộc , từ các vùng đất đòi tự trị như Tân Cương, Tây Tạng, từ các phong trào dân chủ, nhân quyền , mà là sự phân hóa trong nội bộ đảng và sự bất bình của nhân dân .
Điều gì đã khiến Trung Quốc bất ổn như vậy?
Vào cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước,Trung Quốc đã rơi xuống đáy vực khủng hoảng. Nội bộ lãnh đạo nát như tương sau cuộc đại cách mạng văn hóa , nền kinh tế tụt hậu, bị bao vây bốn phía, hơn 200 triệu người chiếm 1/5 dân số đói rách. Đăng Tiểu Bình, một nhân vật kiệt xuất, sau một thời gian dài bị trù dập đã giành lại vị trí lãnh đạo, đề ra chính sách mở cửa. Ông là người đầu tiên trong giới lãnh đạo Trung Quốc thăm Nhật Bản, bắt tay với kẻ thù truyền kiếp, kế đó là hữu hảo với phương tây, phá vỡ tảng băng ý thức hệ ngăn cách suốt mấy chục năm.
Mười bốn năm, Đặng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt Trung Quốc bằng đường lối phát triền kinh tế thị trường, nhờ vậy mà 200 triệu người thoát khỏi đói nghèo, và sau đó nước này trở thành một cường quốc.
Càng giàu thì sự phân cực trong xã hội Trung Quốc càng lớn. Theo hội đồng cải cách kinh tế Trung Quốc (CSPR) chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc hơn 20 lần, giữa người giàu và người nghèo trung bình 60 lần . Tầng lớp cực giàu xuất hiện ngày càng nhiều , không phải bằng tài năng, hoặc sức lao động mà nhờ đặc quyền đặc lợi. Chỉ một khoản gọi là “Thu nhập xám” ở Bắc Kinh năm 2012 đã lên tới 6.200 tỷ nhân dân tệ bằng 1.000 tỷ đô la, chiếm 12% GDP. Đó là những hợp đồng xây dựng , những dịch vụ công, những gói thầu chì định... lọt vào tay những nhóm lợi ích.
Nhưng cái đó chưa thấm vào đâu với vấn nạn tham nhũng , hối lộ từ trung ương đến địa phương.
Thu nhập xám chỉ tạo nên những triệu phú, tỷ phú , tầng lớp “Đại tư bản đỏ” , là những “Con hổ”. Tháng 7 vừa qua, thành phố Thượng Hải sửng sốt vì một cán bộ công an cấp tá bị phát giác trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” khi khám xét nhà riêng, cơ quan điều tra đã thu được 2 tỷ đô la tiền mặt. Nhưng so với chủ tịch tập đoàn đường sắt thì anh này không thấm vào đâu, vì chỉ riêng tiền bao gái ông chủ tịch tập đã chi 600 triệu đô la. Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, đó chỉ là hai “con ruồi” nhỏ hiếm hoi bị diệt,còn hàng triệu con ruổi bự hơn vẫn tồn tại. Còn hổ thì duy nhất mới có vợ chồng Bạc Hỷ Lai , nhưng lý do chính lại là vấn đề chính trị.
Hàng trăm triệu người dân và cả đàng viên cấp thấp Trung Quốc đang bức xúc trước vấn đề dân chủ, nhân quyền, trước vấn nạn tham nhũng và sự bất công . Một sự thật là Trung Quốc đang song song hiện hữu một tầng lớp giàu sụ sống như vua chúa , được bao che , nhởn nhơ trước pháp luật, và tầng lớp dân nghèo bị khinh rẻ và thẳng tay trừng phạt khi phạm tội.
Ngày 25-9-2013, Hà Tuấn Phong, một thanh niên ít học, nhà nghèo , phài đẩy chiếc xe bán bánh mỳ kẹp thịt trên đường phố , kiếm tiền nuôi mẹ đang mắc bệnh hiểm nghèo, bị hai công an đuổi bắt tịch thu xe. Hạ Tuấn Phong quỳ xuống đường van xin, bị hai công an đánh mấy bạt tai, và giật khỏi tay chiếc xe bánh mỳ đẩy đi. Trong lúc giằng co Hạ đã liều mình chống lại, dùng con dao chặt thịt đâm chết hai công an ấy. Hạ bị toà tuyên án tử hình và xử tử ngay .
Cái chết cùa Hạ Tuấn Phong dấy lên sự bất bình. Người dân Trung Quốc bất bình vì , Cốc Khai Lai vợ Bạc Hỷ Lai , đã có âm mưu và giết doanh nhân người Anh là Neil Heywoot, gây hậu quả nghiêm trọng , bị tuyên án tử hình , nhưng được hưởng án treo, tức là không xử tử. Còn Hạ Tuấn Phong, vì chống lại sự áp bức mà ngộ sát, lại không được hưởng ân huệ đó. Sự bất bình đã trở thành cực đoan. Trạng thái hả hê khi những người thuộc “Phú nhị đại”, “ Quan nhị đại” bị pháp luật trừng trị, hoặc bị giết hại không chỉ trên mạng, mà ngay cả trong những cuộc reo hò trên đường phố đã trở thành phổ biến. Ví dụ như hàng trăm người đã xuống đường hoan hô khi tòa đưa ra phán quyết 10 năm tù đối với Lý Thiện Nhất , mười bảy tuổi , con viên tướng Lý Song Giang , vì đã cùng 4 thanh niên khác hãm hiếp một cô gái. Ngược lại dân Thượng Hải lại làm lễ cầu siêu và gọi Dương Giai là “Võ Tòng” khi người thanh niên này xông vào một đồn công an đâm chết 6 người, vì trước đó anh ta đi xe đạp không có giấy phép bị công an đồn này đánh dập giã man...
Theo kết quả của thăm dò của nhiều trang mạng, 65% người Trung Quốc được hỏi đã trả lời là gét người giàu, vì cho rằng giàu nhờ tham nhũng và đặc quyền đặc lợi. Doanh nhân Vương Công Quyền , người ủng hộ một xã hội dân sự ở Trung Quốc, đã phát biểu trên đài VOA : “Hàng triệu quan chức trở nên vô cùng giàu có, được hưởng đặc quyền đặc lợi, trong khi hàng triệu ngưởi khác phải chấp nhận điều kiện lao động tồi tệ với mong muốn vươn lên nhưng bất lực”
Mỗi ngày qua đi những người có chức quyền ở Trung Quốc lại giàu thêm, nhưng nỗi sợ hãi bị phanh phui, bị nhân dân trừng trị cũng tăng lên. Bởi thế 62% người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống, hoặc đã làm đầy đủ các thủ tục để chuồn khi có biến cố , và 85% cán bộ cao cấp đã cho con học ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Úc...
Tháng 11-2012 , Tổng bí thư Tập Cận Bình đề ra chính sách triệt để phòng chống tham nhũng, hối lộ, cụ thể là hạn chế quyền hành các doanh nghiệp nhà nước, cấm hội hè, cấm tặng quà , cấm xây cung điện nguy nga, cấm đi xe sang, cấm các món ăn sơn hào hải vị...và đồng thời hủy bỏ các trại lao cải , mở rộng quyền tự do dân chủ. Nhưng ông đã thất bại.
Với “Ủy ban an ninh nhà nước” vừa thành lập , liệu Tập Cận Bình có giài quyết được vấn đề bất ổn ở Trung Quốc?
Rất khó, bởi nền kinh tế Trung Quốc đã khựng lại, từ tăng trưởng hai con số chỉ còn dưới 8%, thay vào đó đang phải trả giá cho thời kỳ phát triển nóng về môi trường, khí hậu , phải đối phó với chính sách quay lại Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Quan trong hơn những điều đó, là Tập Cận Bình , cũng như người tiền nhiệm, bây giờ nằm giữa một ốc đảo được bao vây bởi các quần thần xu nịnh và quan liêu. Những quần thần đó hiểu sâu sắc rằng , nếu cải cách triệt để thì bản thân họ mất quyền lợi vốn đã trở thành bản chất của chế độ.
Người dân Trung Quốc đã từng dùng hình thức ôn hòa để đối thoại với chính quyền. Nhưng lịch sử còn ghi đậm cái ngày 19-5-1989, Triệu Tử Dương xuất hiện lần cuối cùng ở Quảng trường Thiên An Môn với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, nói với dân rằng, ông đã cố gắng hết sức nhưng không lay chuyển được phe cứng rắn trong đảng của mình. Ông đã phải trả giá cho trái tim nhân hậu, bằng việc bị giam lỏng rồi cách hết các chức vụ sau khi phe cứng rắn áp dụng biện pháp “Tắt đèn nổ súng” , điều xe tăng và quân đội đàn áp biểu tình khiến máu chảy thành sông .
Người dân Trung Quốc bây giờ hình không tin còn có một “Triệu Tử Dương” khác, và nếu có cũng chỉ như Triệu Tử Dương 24 năm trước mà thôi, nên họ đã có sự chọn lựa khác . Sự lựa chọn đó , mỉa mai thay, chính là sản phẩm của đảng cầm quyền: Dùng bạo lực giải quyết bạo lực! Thắng thua chưa biết thế nào nhưng nó đã gây nên sự bất ổn xã hội và chắc chắn nhiều người vô tội chết oan trong cuộc đối đầu này.
Minh Diện
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bom bất ổn đã kích hoạt
Ngay sau vụ đánh bom sập trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện ở Sơn Tây thì sảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở Thanh Đảo, làm gần 50 người chết và hơn một
Ngay sau vụ đánh bom sập trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện ở Sơn Tây thì sảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt ở Thanh Đảo, làm gần 50 người chết và hơn một trăm người bị thương. Lúc đầu nói khủng bố sau nói là tai nạn. Dù cách nói thế nào cũng bộc lộ vấn đề xã hội Trung Quốc đang bất ổn, chẳng khác gì hệ thống bom đang kích hoạt dây chuyền.
Mới chỉ cách đó không lâu hàng chục tay súng ở Tân Cương đã nã đạn xố xả vào công an, kế đến hàng ngàn người ở thủ phủ Lasha nổi dậy đốt trạm gác trên đường phố, rồi một chiếc xe vượt qua bao nhiêu hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt, nổ tung giữa trung tâm của trung tâm quyền lực ,quảng trường Thiên An Môn thủ đô Bắc Kinh... Không còn đếm trên đầu ngón tay nữa!
Những vụ bất ổn rò rỉ ra ngoài ở đất nước rất giỏi bưng bít như Trung Quốc , đã lên con số hàng chục mỗi tháng. Nó đã và đang làm các nhà lãnh đạo chóp bu nước này hoảng sợ và tìm cách đối phó. Từ 9 đến 11-11-2013; 376 Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã họp hội nghị lần thứ 3, một hội nghị luôn mang ý nghĩa định hướng trong các kỳ đại hội. Danh chính ngôn thuận là để : “ Cải cách sâu sắc thể chế tài chính , kiện toàn , thúc đẩy kinh tề vĩ mô, ổn định và nâng cao hệ thống tài chính hiện đại góp phần phát triển kinh tế thị trường vốn đa tầng”, nhưng nội hàm quan trọng nhất lại là : “Thành lập Uỷ ban an ninh nhà nước dưới sự quản lý trực tiếp của thường vụ Bộ chính trị”
Tại sao Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bao nhiêu năm nay, đã có lực lượng quân đội, công an và một guồng máy bảo vệ chính quyền hoàn chỉnh , bây giờ lại phải đẻ thêm ra một cơ quan an ninh đặc biệt bao trùm lên hết thảy? Đó là vì vấn để bất ổn đã nghiêm trọng , và cơ quan lãnh đạo chóp bu không còn đặt hết niềm tin vào chính quyền địa phương , và ngay cả những người đồng chí thân cận của mình. Vụ Bạc Hỷ Lai xây dựng chính sách riêng ở Trùng Khánh, nhập lậu hàng chục ngàn khẩu súng, rắp tâm tạo phản, mà Hồ Cẩm Đào phải vất vả mới dẹp được trước khi tiến hành Đại hội đảng lần thứ 18 là ví dụ điển hình về mâu thuẫn nội bộ ở Trung Quốc . Mâu thuẫn ngấm ngầm đã bộc lộ gay gắt, sẵn sàng bùng nổ như lịch sử từng sảy ra ở đất nước này. Nỗi sợ hãi tràn ngập bầu không khí Trung Nam Hải . Sự bất ổn hiện nay không chỉ đơn thuần từ vấn đề sắc tộc , từ các vùng đất đòi tự trị như Tân Cương, Tây Tạng, từ các phong trào dân chủ, nhân quyền , mà là sự phân hóa trong nội bộ đảng và sự bất bình của nhân dân .
Điều gì đã khiến Trung Quốc bất ổn như vậy?
Vào cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước,Trung Quốc đã rơi xuống đáy vực khủng hoảng. Nội bộ lãnh đạo nát như tương sau cuộc đại cách mạng văn hóa , nền kinh tế tụt hậu, bị bao vây bốn phía, hơn 200 triệu người chiếm 1/5 dân số đói rách. Đăng Tiểu Bình, một nhân vật kiệt xuất, sau một thời gian dài bị trù dập đã giành lại vị trí lãnh đạo, đề ra chính sách mở cửa. Ông là người đầu tiên trong giới lãnh đạo Trung Quốc thăm Nhật Bản, bắt tay với kẻ thù truyền kiếp, kế đó là hữu hảo với phương tây, phá vỡ tảng băng ý thức hệ ngăn cách suốt mấy chục năm.
Mười bốn năm, Đặng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt Trung Quốc bằng đường lối phát triền kinh tế thị trường, nhờ vậy mà 200 triệu người thoát khỏi đói nghèo, và sau đó nước này trở thành một cường quốc.
Càng giàu thì sự phân cực trong xã hội Trung Quốc càng lớn. Theo hội đồng cải cách kinh tế Trung Quốc (CSPR) chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc hơn 20 lần, giữa người giàu và người nghèo trung bình 60 lần . Tầng lớp cực giàu xuất hiện ngày càng nhiều , không phải bằng tài năng, hoặc sức lao động mà nhờ đặc quyền đặc lợi. Chỉ một khoản gọi là “Thu nhập xám” ở Bắc Kinh năm 2012 đã lên tới 6.200 tỷ nhân dân tệ bằng 1.000 tỷ đô la, chiếm 12% GDP. Đó là những hợp đồng xây dựng , những dịch vụ công, những gói thầu chì định... lọt vào tay những nhóm lợi ích.
Nhưng cái đó chưa thấm vào đâu với vấn nạn tham nhũng , hối lộ từ trung ương đến địa phương.
Thu nhập xám chỉ tạo nên những triệu phú, tỷ phú , tầng lớp “Đại tư bản đỏ” , là những “Con hổ”. Tháng 7 vừa qua, thành phố Thượng Hải sửng sốt vì một cán bộ công an cấp tá bị phát giác trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” khi khám xét nhà riêng, cơ quan điều tra đã thu được 2 tỷ đô la tiền mặt. Nhưng so với chủ tịch tập đoàn đường sắt thì anh này không thấm vào đâu, vì chỉ riêng tiền bao gái ông chủ tịch tập đã chi 600 triệu đô la. Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, đó chỉ là hai “con ruồi” nhỏ hiếm hoi bị diệt,còn hàng triệu con ruổi bự hơn vẫn tồn tại. Còn hổ thì duy nhất mới có vợ chồng Bạc Hỷ Lai , nhưng lý do chính lại là vấn đề chính trị.
Hàng trăm triệu người dân và cả đàng viên cấp thấp Trung Quốc đang bức xúc trước vấn đề dân chủ, nhân quyền, trước vấn nạn tham nhũng và sự bất công . Một sự thật là Trung Quốc đang song song hiện hữu một tầng lớp giàu sụ sống như vua chúa , được bao che , nhởn nhơ trước pháp luật, và tầng lớp dân nghèo bị khinh rẻ và thẳng tay trừng phạt khi phạm tội.
Ngày 25-9-2013, Hà Tuấn Phong, một thanh niên ít học, nhà nghèo , phài đẩy chiếc xe bán bánh mỳ kẹp thịt trên đường phố , kiếm tiền nuôi mẹ đang mắc bệnh hiểm nghèo, bị hai công an đuổi bắt tịch thu xe. Hạ Tuấn Phong quỳ xuống đường van xin, bị hai công an đánh mấy bạt tai, và giật khỏi tay chiếc xe bánh mỳ đẩy đi. Trong lúc giằng co Hạ đã liều mình chống lại, dùng con dao chặt thịt đâm chết hai công an ấy. Hạ bị toà tuyên án tử hình và xử tử ngay .
Cái chết cùa Hạ Tuấn Phong dấy lên sự bất bình. Người dân Trung Quốc bất bình vì , Cốc Khai Lai vợ Bạc Hỷ Lai , đã có âm mưu và giết doanh nhân người Anh là Neil Heywoot, gây hậu quả nghiêm trọng , bị tuyên án tử hình , nhưng được hưởng án treo, tức là không xử tử. Còn Hạ Tuấn Phong, vì chống lại sự áp bức mà ngộ sát, lại không được hưởng ân huệ đó. Sự bất bình đã trở thành cực đoan. Trạng thái hả hê khi những người thuộc “Phú nhị đại”, “ Quan nhị đại” bị pháp luật trừng trị, hoặc bị giết hại không chỉ trên mạng, mà ngay cả trong những cuộc reo hò trên đường phố đã trở thành phổ biến. Ví dụ như hàng trăm người đã xuống đường hoan hô khi tòa đưa ra phán quyết 10 năm tù đối với Lý Thiện Nhất , mười bảy tuổi , con viên tướng Lý Song Giang , vì đã cùng 4 thanh niên khác hãm hiếp một cô gái. Ngược lại dân Thượng Hải lại làm lễ cầu siêu và gọi Dương Giai là “Võ Tòng” khi người thanh niên này xông vào một đồn công an đâm chết 6 người, vì trước đó anh ta đi xe đạp không có giấy phép bị công an đồn này đánh dập giã man...
Theo kết quả của thăm dò của nhiều trang mạng, 65% người Trung Quốc được hỏi đã trả lời là gét người giàu, vì cho rằng giàu nhờ tham nhũng và đặc quyền đặc lợi. Doanh nhân Vương Công Quyền , người ủng hộ một xã hội dân sự ở Trung Quốc, đã phát biểu trên đài VOA : “Hàng triệu quan chức trở nên vô cùng giàu có, được hưởng đặc quyền đặc lợi, trong khi hàng triệu ngưởi khác phải chấp nhận điều kiện lao động tồi tệ với mong muốn vươn lên nhưng bất lực”
Mỗi ngày qua đi những người có chức quyền ở Trung Quốc lại giàu thêm, nhưng nỗi sợ hãi bị phanh phui, bị nhân dân trừng trị cũng tăng lên. Bởi thế 62% người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống, hoặc đã làm đầy đủ các thủ tục để chuồn khi có biến cố , và 85% cán bộ cao cấp đã cho con học ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Úc...
Tháng 11-2012 , Tổng bí thư Tập Cận Bình đề ra chính sách triệt để phòng chống tham nhũng, hối lộ, cụ thể là hạn chế quyền hành các doanh nghiệp nhà nước, cấm hội hè, cấm tặng quà , cấm xây cung điện nguy nga, cấm đi xe sang, cấm các món ăn sơn hào hải vị...và đồng thời hủy bỏ các trại lao cải , mở rộng quyền tự do dân chủ. Nhưng ông đã thất bại.
Với “Ủy ban an ninh nhà nước” vừa thành lập , liệu Tập Cận Bình có giài quyết được vấn đề bất ổn ở Trung Quốc?
Rất khó, bởi nền kinh tế Trung Quốc đã khựng lại, từ tăng trưởng hai con số chỉ còn dưới 8%, thay vào đó đang phải trả giá cho thời kỳ phát triển nóng về môi trường, khí hậu , phải đối phó với chính sách quay lại Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Quan trong hơn những điều đó, là Tập Cận Bình , cũng như người tiền nhiệm, bây giờ nằm giữa một ốc đảo được bao vây bởi các quần thần xu nịnh và quan liêu. Những quần thần đó hiểu sâu sắc rằng , nếu cải cách triệt để thì bản thân họ mất quyền lợi vốn đã trở thành bản chất của chế độ.
Người dân Trung Quốc đã từng dùng hình thức ôn hòa để đối thoại với chính quyền. Nhưng lịch sử còn ghi đậm cái ngày 19-5-1989, Triệu Tử Dương xuất hiện lần cuối cùng ở Quảng trường Thiên An Môn với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, nói với dân rằng, ông đã cố gắng hết sức nhưng không lay chuyển được phe cứng rắn trong đảng của mình. Ông đã phải trả giá cho trái tim nhân hậu, bằng việc bị giam lỏng rồi cách hết các chức vụ sau khi phe cứng rắn áp dụng biện pháp “Tắt đèn nổ súng” , điều xe tăng và quân đội đàn áp biểu tình khiến máu chảy thành sông .
Người dân Trung Quốc bây giờ hình không tin còn có một “Triệu Tử Dương” khác, và nếu có cũng chỉ như Triệu Tử Dương 24 năm trước mà thôi, nên họ đã có sự chọn lựa khác . Sự lựa chọn đó , mỉa mai thay, chính là sản phẩm của đảng cầm quyền: Dùng bạo lực giải quyết bạo lực! Thắng thua chưa biết thế nào nhưng nó đã gây nên sự bất ổn xã hội và chắc chắn nhiều người vô tội chết oan trong cuộc đối đầu này.
Minh Diện