Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Bọn sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn *
Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh
Câu “Đồ lừa thầy phản bạn” xưa nay là một lời mắng chửi thậm tệ.
Vậy mà bọn sinh viên Việt Cộng còn tệ hơn thế nữa. Vì cuồng tín theo
đảng Cộng sản, bọn này sẵn sàng giết thầy giết bạn một cách tàn ác.
Hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
Đêm
Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân tràn vào thành phố Huế và làm chủ
Huế suốt 25 ngày đêm. Trong thời gian này, bọn Cộng sản đã biến Huế
thành địa ngục trần gian. Nhiều ngàn người dân Huế bị thảm sát, trong đó
có những nạn nhân là thanh niên, sinh viên, học sinh và cả trẻ em, phụ
nữ. Chúng giết dân bằng đủ cách: đâm bằng lưỡi lê, dùng cuốc đập bể sọ,
dùng súng bắn, chôn sống tập thể đang khi nạn nhân bị trói bằng dây điện
hoặc lạt tre…Sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi Huế, lần lượt các nấm
mồ tập thể đã được tìm thấy ở trường Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Therevada,
phía sau Tiểu chủng viện, gần cửa Đông ba, Cồn Hến, Nam Giao, Phú Xuân,
cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu
Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần chùa Linh Mụ,
truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài, Khe Lụ,
sau làng Đình Môn…
Người dân Huế đã nhận diện trong số những đao
phủ thủ, có những tên vốn là giáo chức, là sinh viên, học sinh ở Huế:
Hầu hết những tên này đã từng tham gia vào Lực lượng Học sinh, Sinh viên
Quyết tử hồi Phong trào Phật giáo 1966. Đứng đầu là các tên Hoàng Phủ
Ngọc Tường (dạy Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa năm 2),
Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên
Dược), Trần Quang Long (sinh viên Sư phạm), Phan Chánh Dinh, tức Phan
Duy Nhân, Hoàng Văn Giàu (phụ khảo Văn khoa), Nguyễn Thiết (sinh viên
Luật), Bửu Chỉ (họa sĩ), Trần Vàng Sao (sinh viên), Ngô Yên Thy (sinh
viên Văn khoa), Trương Quang Ân (học sinh), Nguyễn Văn Mễ (học sinh)…
Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Hoàng
Phủ Ngọc Tường là một thầy giáo trẻ, dậy Văn giỏi, được giới sinh viên,
học sinh Huế ngưỡng mộ, nhưng Tường đã đi theo Cộng sản và trở nên một
thành phần cực đoan và tàn bạo. Đến nỗi một số nhà cầm bút gốc Huế xếp
Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng hàng đầu trong danh sách những đao phủ thủ sát
hại dân Huế hồi tết Mậu Thân 1968. Trong cuốn Biến Động Miền Trung
(Trang 110 – 112), tác giả Liên Thành trưng ra 6 bằng chứng để khẳng
định: “Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng, minh bạch, tôi xác nhận Hoàng
Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân của chính quyền
Cách Mạng, và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc
Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968” (Liên Thành. Biến Động Miền
Trung. Tập san Biệt Động Quân xuất bản. Trang 110). Trong sách, tác giả
Liên Thành sung sướng tung hê thầy Tường của mình có “khuôn mặt hiền
từ”, “thầy còn giảng dạy cho chúng tôi những lẽ phải, trái, tư cách làm
người, đạo đức, và tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…” (Sđd. Trang
107). Ngay sau đó, tác giả Liên Thành thắc mắc hỏi cái gì làm thầy Tường
của ông “mù quáng say mê chủ nghĩa Cộng Sản”, để trở “thành một tên ác
qủy giết người không gớm tay, say máu người còn hơn qủy dữ” (Sđd.Trang
108). Thêm vào đó, trong bữa tiệc họp mặt sau 1975, bạn của Tường là Gs.
Bửu Ý chỉ mặt Tường mà nói: “Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu,
hèn hạ, giờ này mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay
sao” (Sđd.Trang 109).
Trong bộ phim 10 tập Vietnam History do một
đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982 (Roll 29 of Vietnam
Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer),
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được hỏi như sau: “Ông có thể mô tả biến cố về
cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông
có mặt tại đây”? Để trả lời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho đế quốc
Mĩ cố tình dựng nên câu chuyện “thảm sát Mậu Thân Huế”. Tường xác nhận
có một số bị giết vì: Một là họ bắn vào lực lượng cách mạng; hai là vì
họ đã phạm tội bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người theo cách mạng cho nên nay
bị trả thù. Nhưng Tường cáo giác đa số những xác chết sau này khai quật
được ở Huế là nạn nhân đạn bom của Mĩ, cộng với những xác chết bộ đội
giải phóng. Tường nói tiếp : “Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh
viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị
thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi
đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp
mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi,
những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù
của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”. Xin chú ý trong câu trả lời
này, Tường xác nhận y có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong bài
Thảm Sát Mậu Thân 1968 Và Luận Điệu Gian Dối Của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
nhà văn Huy Phương cũng đặc biệt nhấn mạnh 2 điểm đáng chú ý về câu trả
lời trên đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông viết: “Chính câu hỏi của
phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường
không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu
hỏi được đặt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã
thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm
1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng
Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một
chứng nhân” nghe rất rõ ràng” (bacaytruc.com).
Nhưng qua năm
1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì thấy có
2 điểm quan trọng khác hẳn câu trả lời phỏng vấn năm 1982. Một là Tường
chối không có mặt tại Huế khi đang diễn ra cuộc thảm sát. Hai là Tường
xác nhận có “những tang tóc thê thảm” ở Huế do “quân nổi dậy” và nhìn
nhận đó là “một sai lầm không thể nào biện bác được”. Nguyên văn câu trả
lời của Tường như sau: “Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở
Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là
tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và
chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong
thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn
lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi
và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về
những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho
hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân.
Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc
và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng” (Bằng Phong Đặng Văn Âu.
Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân. Batkhuat.net).
Tiền hậu bất nhất. Cái lưỡi (Cộng sản bao giờ cũng) không xương (cho nên) nhiều đường lắt léo!
Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Phan:
Hoàng
Phủ Ngọc Phan, em của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Y khoa năm 2 Huế,
đã phạm tội đồng lõa giết chết các giáo sư bác sĩ người Đức (Bs. Slois
Alterkoster, Bs. Raimund Discher, Bs. Hort Gunther Kranick và vợ) là
thầy của y, bằng cách chôn sống.
Chính tên Hoàng Phủ Ngọc Phan
bắn chết 3 anh em ruột: Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, Y khoa Huế, bị bắn
chết tại nhà ông nội), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật Huế,
bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn
khoa Huế, bị bắn chết tại trường Văn khoa). Giết các cháu xong, Phan
còn đang tâm bắn chết cả ông nội của 3 sinh viên này là cụ Nguyễn Tín,
70 tuổi. Sau khi bắt sinh viên Lê Tuấn Văn (sinh viên Văn khoa Huế, là
bạn của sinh viên Hải) đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Nguyễn Tín để chôn
cụ và 3 người cháu của cụ (xác sinh viên Hải đã được em gái là sinh viên
Ban Cán sự điều dưỡng Nguyễn Thị Thái Hòa đưa về đây), tên Hoàng Phủ
Ngọc Phan hành quyết nốt sinh viên Văn. (Mậu Thân Huế. Câu Chuyện Của
Nguyễn Thị Thái Hòa. WordPress.com).
Tội ác của Nguyễn Thị Đoan Trinh:
Nguyễn
Thị Đoan Trinh, con gái Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược Sài Gòn về Huế ăn
Tết. (Hiện nay Đoan Trinh là nữ đại gia tại SàiGòn). Nguyễn Thị Đoan
Trinh được mô tả là “nhất hạng… nữ sát nhân, nữ sát thủ…, y thị cỡi xe
Honda, vai mang AK, bất kỳ ai y thị chận hỏi, nếu trả lời là lính, là
Cảnh Sát, cán bộ Chính quyền, không cần một câu trả lời thứ hai, y thị
nổ sung bắn chết ngay” (Liên Thành. Sđd. Trang 114).
Tội ác của Nguyễn Đắc Xuân:
Xuân
nổi bật lên trong Đoàn Học sinh, Sinh viên Quyết tử với hàng ngàn đoàn
viên hồi phong trào Phật giáo Huế 1966. Rồi “nhảy núi”, hay “lên xanh”,
theo Việt Cộng. Tết Mậu Thân 1968 trở về chỉ huy Lực lượng Học sinh,
Sinh viên Giải phóng Huế. Đồng thời Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan
chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự
vệ Thành). Lực lượng này đã gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong 3
tuần lễ Cộng quân tạm chiếm thành phố này. Xuân và Phan còn dự phần xét
xử trong Tòa án Nhân dân do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và chúng đã
kết án tử hình 204 người dân Huế. Trong hồi kí Giải Khăn Sô Cho Huế, tác
giả Nhã Ca đã kể về tội ác giết bạn của Nguyễn Đắc Xuân như sau:
“Nguyễn Đắc Xuân, một sinh viên Huế. Thập niên 60 trong phong trào thanh
niên sinh viên bị Việt Cộng nằm vùng giật giây, Nguyễn Đắc Xuân làm
thơ, tranh đấu, rồi bỏ vào khu theo Việt Cộng. Để rồi MÙA XUÂN 1968 theo
Việt Cộng trở lại Huế có mặt trong những phiên tòa nhân dân, kêu án tử
hình hàng loạt người dân Huế
với tội “phản cách mạng”. Đích thân
Xuân đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích với Xuân từ trước,
ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Nguyễn Đắc Xuân, tên Tý, dơ cái
băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Nguyễn Đắc Xuân :
- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm…
Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Nguyễn Đắc Xuân vẫn lạnh lùng nổ súng vào người bạn nhỏ của mình không chút đắn đo…”.
Mấy
năm trước đây, Nguyễn Đắc Xuân đã viết bài Nguyễn Đắc Xuân Đọc Hồi Ký
Nhã Ca để phản bác mọi cáo buộc tội giết dân, giết bạn của y. Trong đó
có đoạn như sau: “…bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không
có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký
những điều ác nhơn đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền
pháp luật tôi sẽ đưa bà ra tòa về tội vu khống”. (Nguyễn Đắc Xuân đọc
hồi ký Nhã Ca. lethieunhon.com).
Thế nhưng, từ Houston, tác giả
Bằng Phong Đặng Văn Âu, xưa là bạn “ngồi cùng bàn, cùng lớp” của Nguyễn
Đắc Xuân, đã gửi emails qua lại với Xuân. Hai bên trao đổi quan điểm lập
trường thẳng thắn với nhau. Trong thư thứ 2 viết ngày 14.01.2011, tác
giả Đặng Văn Âu nói với Nguyễn Đắc Xuân: “Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lẽ
ra mày phải tỏ ra ăn năn, hối hận về việc mày gây tang tóc cho đồng bào
ở Huế để nghiệp chướng của mày vơi đi. Mày đã không làm, mày lại càng
gây thêm nghiệp chướng. Mày muốn được người ta gọi là nhà sử học, nhà
Huế học phải không? Cộng sản là một tuồng nói dối từ trên xuống dưới, ai
dám nói thật thì bị bỏ tù. Mày có đủ cái dũng để viết SỰ THẬT không, mà
đòi viết sử?…… Nguyễn Đắc Xuân à! Tao không thèm chửi mày đâu! Mày là
thứ cộng sản tép riu. Mang tiếng giết bạn bè (Trần Mậu Tý) mà mày chỉ
được cộng sản thí cho cái chức hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Thừa Thiên thì
danh giá gì?! Hãy sám hối đi! Đừng huyênh hoang cái giọng “chưa biết con
ngựa nào tới đích”, nghe lố bịch lắm! Những “trí tuệ hàng đầu” còn chưa
biết đàng trước hình thù cái đích ra sao. Cỡ mày mà đòi thách thức thì
chú Ba Trương Tấn Sang lên làm Chủ Tịch Nước cũng chẳng có gì lấy làm
lạ!” (danchimviet.info).
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyễn Thị Đoan Trinh. Hoàng Phủ Ngọc Phan, Vũ Quang Hùng
Tội ác của bọn sinh viên, học sinh trong Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế (LLHSSVGP Huế):
Trước
khi tấn chiếm Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, để chuẩn bị cho công tác
tạm quản thành phố này, Cộng sản đã lập ra cái gọi là Lực Lượng Liên
Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Đứng đầu là:
Gs. Lê Văn Hảo: Chủ
tịch, kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách Mạng Thành phố Huế; Thích Đôn
Hậu: Phó Chủ tịch; Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tổng Thư ký; Nguyễn Đắc Xuân:
Phụ trách LLHSSVGP Huế, kiêm Trưởng Đoàn Thanh niên Võ trang An Ninh bảo
vệ Khu phố; Đào Thị Xuân Yến tức Bà Tuần Chi: Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân
dân Cách Mạng Thành phố Huế. Ngoài ra còn có những thành viên cốt cán
như: Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa và con gái là
Nguyễn Thị Đoan Trinh, v.v…
Chính bọn học sinh viên, sinh viên
trong LLHSSVGP Huế đã hết sức hung hăng trong việc chỉ điểm giúp Cộng
quân lùng bắt và giết hại các bạn học của mình. Sau này, khi khai quật
những mồ chôn tập thể, người ta đã tìm thấy nhiều nạn nhân là học sinh,
sinh viên của Huế. Chẳng hạn như bọn chúng đã dắt bộ đội CS vào nhà thờ
Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, rồi gọi tên các sinh viên theo một
danh sách và bắt họ mang đi biệt tăm. Sinh viên Lê Hữu Bôi, cựu Chủ
tịch Tổng hội SVSG về Huế ăn Tết cũng bị giết trong dịp này. Trong bài
Mậu Thân Huế, Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng thuật lại như sau: “Có hơn 300
người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá… hai người nầy từ Nam
Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà
thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại
khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên.
Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và
xương lẫn lộn. Tháng 10-1969, sau gần hai năm mới tìm được chỗ đó. Thân
nhân đến nhận các dấu vết như thẻ căn cước bọc nhựa, quần áo, đồ dùng,
tràng hạt, tượng ảnh. Trong số các di vật nầy có thẻ căn cước của Lê Hữu
Bôi (Bôi là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sai gòn, năm 1963 nổi tiếng qua
phong trào tranh đấu của Phật tử chống TT. Ngô Đình Diệm). Có những em
học sinh bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam, cũng bị giết chết tập thể bằng
đại liên, bằng mìn tại Khe Đá Mài như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16
tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi), v.v… (Nguyễn Lý Tưởng. Mậu Thân Huế.
Những Hành Động Dã Man của Việt Cộng. toquocvietnam.org).
Tội ác sinh viên Việt Cộng ở Sài Gòn
Như
trên đã thấy, tại Huế, nơi mà hầu hết những tội ác giết thầy, giết bạn
mà bọn sinh viên, học sinh theo Việt Cộng đã phạm phải đều diễn ra công
khai, trong thế mạnh của những kẻ đang tạm nắm được quyền hành (khoảng 3
tuần lễ). Khác với Huế, tại Sài Gòn, bọn sinh viên, học sinh Việt Cộng
cũng giết thầy giết bạn, nhưng giết riêng lẻ, theo từng trường hợp có
tính toán và do lệnh của cấp chỉ huy từ mật khu và dĩ nhiên giết bằng
cách ám sát vì chúng còn ở thế hoạt động bí mật.
Để độc giả biết
qua về hệ thống chỉ huy và điều hành công tác của Cộng sản tại Miền Nam
và tại Sài Gòn – Gia Định, xin tóm lược vài hàng như sau:
Thời
chiến tranh Quốc – Cộng, lãnh đạo cao nhất của Cộng sản tại miền Nam là
Trung ương Cục miền Nam (bí danh Cục R). Vào lúc chiến tranh sôi động,
Phạm Hùng (Sáu Hồng), rồi Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư Cục R.
Trung ương Cục chỉ huy trực tiếp và hết sức chặt chẽ tổ chức bù nhìn do
CSBV đẻ ra là Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam.
Dưới
Trung ương Cục là các khu: Khu 7 (miền Đông Nam bộ), Khu 8 (vùng giữa
sông Vàm Cỏ và sông Tiền), Khu 9 (đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau) và
Đặc khu Sàigòn – Gia Định.
Đặc khu Sàigòn – Gia Định: Năm 1965,
Bí thư: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư (sau đó lên Bí thư) Võ Văn Kiệt (Sáu
Dân). Trần Bạch Đằng là ủy viên thường trực phụ trách Tuyên huấn, Mặt
trận, Trí vận, Hoa vận, Thanh niên (bao gồm cả công tác Sinh viên Học
sinh) và Ban cán sự nội thành.
Cuối 1969, Võ Văn Kiệt giao Bí thư Đặc khu cho Trần Bạch Đằng để đi làm Bí thư Khu 9.
Xin
đặc biệt chú ý đến nhân vật Trần Bạch Đằng (bí danh Tư Ánh và nhiều bút
hiệu). Chính ông ta là người chỉ huy trực tiếp công tác nội thành nói
chung, công tác Thanh niên, Sinh viên, Học sinh nói riêng.
Để tập
hợp và kết nạp thanh niên, sinh viên, học sinh hoạt động nội thành Sài
Gòn – Gia Định, Cục R thành lập ra Thành đoàn. Thành Đoàn là tên tắt của
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hay Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách
mạng, tức là Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì hoạt động
nội thành Sài Gòn – Gia Định cho nên gọi tắt là Thành đoàn.
Tổ chức Thành đoàn có 2 hệ thống: bí mật và công khai.
Tổ
chức bí mật: Là tổ chức mặt chìm, quần chúng không thể biết được. Họ ở
cấp cao hơn, quyền hành hơn và thực sự chỉ đạo các tổ chức công khai
hoặc bán công khai. Đó là Ban chấp hành Thành đoàn, các ủy viên Ban Chấp
hành, các Đoàn ủy sinh viên, các Đoàn ủy học sinh và các ban ngành
khác, như: Ban Tuyên huấn, Ban Vận động Thanh niên Trí thức, Ban Quân
sự, Ban Phụ nữ, Ban An ninh vũ trang. Xin lưu ý Ban An ninh vũ trang, vì
chính Ban này ra lệnh cho biệt động thành thi hành lệnh ám sát các giáo
sư và sinh viên.
Tổ chức công khai (và bán công khai) là các tổ
chức mặt nổi, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các cán bộ thừa hành
nhưng lại được dư luận biết đến nhiều hơn. Đó là các tổ chức đại diện
sinh viên, học sinh trong học đường hoặc tôn giáo và các đoàn văn nghệ,
xã hội…như: Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (Tổng hội SVSG), một số Ban Đại
diện các Phân khoa Đại học và Trường cao đẳng, Tổng hội Sinh viên Vạn
Hạnh, Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử, Thanh lao Công
Vườn Xoài, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh, Đoàn Công tác Xã hội Sinh
viên Học sinh Sài Gòn, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh, Ủy ban Đòi
Quyền Sống Đồng bào và chiến dịch đốt xe Mĩ, Mặt trận Nhân dân Cứu Đói…
Thành
đoàn Cộng sản đánh giá vai trò của Ban Đại diện các phân khoa, nhất là
Tổng hội SVSG, là hết sức quan trọng trong mặt trận đô thị nói chung,
mặt trận Đại học nói riêng, cho nên họ tìm mọi cách để nắm lấy. Khi nắm
được các tổ chức công khai này, họ có quyền hợp pháp, công khai dùng
danh nghĩa của cả tập thể để ra tuyên cáo, kháng thư, kêu gọi bãi khóa,
bãi thi, tổ chức văn nghệ báo chí, triển lãm, xuống đường ôn hòa, xuống
đường bạo động…gây rối loạn triền miên ngay giữa Thủ đô Sài Gòn và tạo
ảnh hưởng dư luận xấu về chính quyển VNCH.
Trong nỗ lực chiếm lấy
quyền kiểm soát Tổng hội SVSG và Ban Đại diện các phân khoa, khi gặp
khó khăn, Thành đoàn Cộng sản dùng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực để đạt
thắng lợi. Trên thực tế, Thành đoàn Cộng sản đã xử dụng các hình thức
khủng bố như : gửi thư nặc danh đe dọa, rải truyền đơn lên án tử hình,
cuối cùng là “khủng bố trắng”, tức là ám sát bằng súng, lựu đạn, bom…
Họ
đã thành công và nắm giữ được tổ chức hợp pháp quan trọng là Tổng hội
SVSG suốt 4 nhiệm kì liên tiếp: Niên khóa 1966-67: Hồ Hữu Nhựt, 1967-68:
Nguyễn Đăng Trừng, 1968-69: Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm. Xin
lấy một thí dụ: BCH Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kì 1968-1969 có 7
thành viên thì 4 là Việt Cộng, đó là Chủ tịch Nguyễn Văn Qùy (Nông Lâm
Súc), Phó Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm (Y khoa), Phó TTK Nguyễn Hoàng Trúc
(Cao đẳng Thú y) và Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Văn khoa). Và Tổng hội SVSG
có 7 Ủy ban trực thuộc thì Việt Cộng nắm được 3 với các ủy viên: Ủy viên
Văn Nghệ: Nguyễn Văn Sanh, Ủy viên Báo chí, Phát thanh: Tô Thị Thủy; Ủy
viên Liên lạc: Nguyễn Tuấn Kiệt.
Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, trong
cương vị là Chủ tịch Tổng hội SVSG (1969-1970), đã được dư luận trong và
ngoài nước biết tới như là một biểu tượng của phong trào sinh viên phản
chiến, tranh đấu đòi hòa bình theo đúng kế hoạch của lãnh đạo Trung
ương Cục. Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp đảng ngày 03.02.1966 do Chín Kế,
tức Phan Văn Dinh, tại nhà một cơ sở ở Bà Quẹo (Diệu Ân. Huỳnh Tấn Mẫm
Một Đời Sôi Nổi. Trang 38). Mẫm cũng là Bí thư chi bộ đảng đoàn Tổng hội
SVSG (Diệu Ân. Sđd. Trang 144). Trần Bạch Đằng viết về Huỳnh Tấn Mẫm:
“Trong thư riêng mà tôi còn giữ, có một mảnh giấy ghi thế này “Xin đoàn
thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ”-L.71- L.71 là mật hiệu của Huỳnh
Tấn Mẫm. Anh viết cho tôi lúc anh đang chễm chệ ở nhà “Quốc khách” do
Nguyễn Cao Kỳ mâu thuẫn với Thiệu mà đón anh về, coi nơi này như trụ sở
Tổng hội Sinh viện” (Thành Đoàn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ tái bản
lần thứ nhất. Trang 19).
Trước khi đề cập các vụ ám sát sinh viên
và giáo sư tại Sài Gòn do Thành đoàn Cộng sản chủ trương, xin mời độc
giả xem một đoạn hồi tưởng của Bs. Ngô Thế Vinh, Tổng Thư kí Nguyệt san
Tình Thường của sinh viên Y khoa Đại học Sài gòn (1964) viết tóm tắt về
giai đoạn sôi động này: “Cũng nên ghi lại một số sự kiện nay đã thuộc về
lịch sử: chỉ riêng với trường Y Khoa, đã có hai giáo sư bị sát hại [Gs
Trần Anh, Cơ Thể học và Gs Lê Minh Trí chuyên khoa Tai Mũi Họng], rồi
đến sinh viên Y khoa II Trần Quốc Chương [con của Thẩm phán Trần Thúc
Linh] có một giai đoạn vào bưng, sau trở về học lại thì bị trói tay bịt
miệng ném từ lầu ba xuống đất ngay trong vòng thành trường Y Khoa trên
đường Hồng Bàng, một cái chết rất thảm khốc. Sinh viên Luật khoa Lê Khắc
Sinh Nhật cũng bị bắn chết. Hai sinh viên khác bên Văn Khoa cũng bị
nhóm Biệt Động Thành bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót là Ngô
Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, hai anh ấy hiện đang sống ở Mỹ.
Rõ ràng
có một cái giá phải trả của giới làm báo kể cả làm báo sinh viên trong
suốt giai đoạn đó [nói tới sinh hoạt báo chí của Miền Nam 1954- 1975,
không thể không nhắc tới sự hy sinh của các nhà báo như Từ Chung ký giả
nhật báo Chính Luận [1965], một nạn nhân nổi tiếng khác bị ám sát nhưng
thoát chết là nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống [1966]…” (Ngô Thế
Vinh. Nguyệt San Tình Thương 1963 – 1967. Gửi Nghiêm Sỹ Tuấn và Các Bạn
Nhóm Tình Thương. Diễn đàn Cựu Sinh viên Quân Y. svqy.org/tinhthuong).
Tính mạng của Sinh viên Lê Hữu Bôi và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản:
Sinh
viên Lê Hữu Bôi (Khóa 10 Quốc Gia Hành Chánh) và Sinh viên Nguyễn Trọng
Nho (Nông Lâm Súc) nắm Tổng Hội SVSG hồi 1964-1965. Mặc dù hai sinh
viên này ngả theo khuynh hướng Phật giáo đấu tranh chống các chính quyền
Quốc gia, nhưng họ không phải là Cộng sản. Do đó họ trở thành chướng
ngại cho ý đồ nắm lấy quyền lãnh đạo sinh viên Sài Gòn của Thành đoàn
Cộng sản. Cũng vì vậy mà sinh mạng của họ đã từng được đưa ra thảo luận
trong mật khu của Cộng sản.
Trần Bạch Đằng kể lại: “Chị Ba Võ –
mang bầu sắp đẻ – nằng nặc đòi diệt các tên lính kín cầm đầu các tổ chức
công khai như L.H.B (Lê Hữu Bội), N.T.N.(Nguyễn Trọng Nho). Thuyết phục
chị thật vất vả! Anh Chín Dũng (tức Võ Văn Kiệt) bảo tôi: Bà “bầu” này
dữ thiệt!”. (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần
thứ nhất. Trang 14).
Sinh viên Ngô Thế Vinh và danh sách 17 sinh viên nằm trong sổ bìa đen:
Thực
ra, chính Bs. Ngô Thế Vinh, khi còn là sinh viên sinh hoạt báo chí tại Y
khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản ghi vào “sổ bìa đen”. Gs.
Nguyễn Văn Trung kể lại: “Tôi vẫn còn giữ một danh sách của đội quyết tử
cảnh cáo một số sinh viên thuộc các phân khoa như Ngô Thế Vinh (Y
khoa)”. (Nguyễn Văn Trung. Đôi điều trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc.
Văn Học số 124, Hoa Kì. Trang 68). Sau khi ra trường, Bs. Ngô Thế Vinh
phục vụ tại Liên đoàn 81 Biệt cách Dù lẫy lừng; hiện điều trị và giảng
dạy tại Nam California; là tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng
(Văn Nghệ, 2001). Bs. Ngô Thế Vinh còn là tác giả của 6 cuốn tiểu
thuyết.
Trong lần tái bản cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam mới đây, nhà
văn Song Nhị đã bổ túc thêm một số sinh viên nữa cũng nằm trong danh
sách bị Thành đoàn Cộng sản lên án tử hình: “Ngoài những sinh viên đã bị
“thi hành án”, đã bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đã lãnh đạn như Ngô
Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị
cộng sản lên án tử hình còn có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm
Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh,
Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sĩ”. (Song Nhị. Nửa Thế Kỷ Việt
Nam. Cội Nguồn, ấn bản lần thứ hai, 2010. Tr. 98) Chú thích của Nhà văn
Song Nhị về tài liệu nêu trên: “Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong
cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một
cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài
viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàigòn Nhỏ tuần báo số 961,
23-4-2010, trA6-A7)”.
Việt Cộng bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Nguyễn Văn Tấn:
Để
chuẩn bị mùa bầu cử Ban Đại diện Sinh viên, một chương trình nhạc Trịnh
Công Sơn – Khánh Ly được tổ chức tại Văn khoa đêm ngày 20.12.1967. Giữa
lúc tạm nghỉ, hai tên thuộc tổ vũ trang tuyên truyền của Thành đoàn
Cộng sản nhảy lên cướp diễn đàn, tuyên bố kỉ niệm 7 năm ngày thành lập
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Mặt trận DTGPMN). Sinh viên Ngô
Vương Toại, trong Ban tổ chức, vội giật lại micro, và lập tức anh bị bắn
trọng thương vào bụng. Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thuật lại biến cố này như
sau: “Giờ giải lao, xuất hiện một đôi nam nữ ăn bận khá lịch sự từ từ
tiến lên diễn đàn. Nam: quần màu sậm, sơ mi trắng, tay thọc túi quần.
Nữ: áo dài xanh lá mạ, đeo kính gọng xếch mắt mèo, tay ôm một chiếc cặp
lớn, căng phồng. Ngô Vương Toại đang ở trên sân khấu nói qua về công
việc bầu bán ban đại diện sinh viên văn khoa sắp tới.
Nam ngỏ ý xin
được góp lời. Nữ đứng sát bên kéo khóa mở cặp. Và rồi trờ tới. Trờ tới
nguyên văn: “Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đã bố trí chung
quanh cả rồi – Hôm nay, nhân ngày kỷ niện 7 năm thành lập Mặt trận Giải
phóng Miền Nam . . .” Cái gì mặt trận!? Nam nói chưa dứt câu, Toại phản
ứng lẹ như chớp; nhanh tay giật lại micro: “Ẩu nà, câm mồm! . . . ”
Quát: “Đứng im!” Và đoàng đoàng, hai phát súng nổ liên tiếp. Tôi hoa mắt
thấy thân hình Toại văng bật vào tường dưới bảng đen. Nhiều phát súng
nổ liên tiếp sau đó. Nguyễn Văn Tấn tự Tấn Mốc cầm chiếc ghế nhào lên
cứu bạn. Và rồi cũng ăn đạn vào chân té qụy xuống bục sau đó” (Hoàng
Xuân Sơn. Chạm Mặt Tử Thần. damau.org).
Sinh viên Nguyễn Văn Tấn,
tức Tấn Mốc (nay là nhà báo Cao Sơn, chủ biên tuần báo Tin Viet News),
trước khi xẩy ra biến cố Ngô Vương Toại, đã từng lận lưng 2 con chủy
thủ, ‘một mình một ngựa’, liểu mạng tới cứu bạn Trần Lam Giang đang bị
bọn sinh viên Việt Cộng xử tử bằng cách đóng đinh 10 li vào đầu vì chống
lại chúng trong cuộc hội thảo chuẩn bị xuống đường chống chính phủ tại
Dược khoa. Trên vantholacviet, trong Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử
Thần, Chu Long Hoa kể về tác phong anh hùng của Tấn Mốc như sau: “Từ trụ
sở Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở số 4 Duy Tân, Tấn hay tin do Lê Thành
Khôi tức Khôi què, cũng là Sinh Viên Văn Khoa báo, vội một mình lận theo
2 lưỡi lê chạy đến hiện trường để cứu Trần Lam Giang. Trước một rừng du
đãng do nhóm Sinh Viên thân Cộng thuê, Nguyễn văn Tấn phải dùng dao đâm
hai tên du đảng phụ trách đóng đinh vào đầu anh Trần Lam Giang trên sân
khấu để cảnh cáo những người khác trong hội trường rồi dìu Trần Lam
Giang ra tận đường Cường Để dưới làn mưa đá do nhóm sinh viên thân Cộng
ném vào hai người. Nhưng họ không dám xáp lai gần để tấn công vì Tấn
từng tuyên bố ở trong Hội Trường là “chỉ muốn đưa Trần Lam Giang đi cấp
cứu, còn ai muốn ngăn cản thì phải chấp nhận “mạng đổi mạng” (Chu Long
Hoa. Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần. vantholacviet).
Bắn sinh viên Bùi Hồng Sỹ
Sinh
viên Bùi Hồng Sỹ, Ban Triết Đông, là Chủ tịch Ban Đại diện sinh viên
Văn khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản thanh toán ngay tại Đại
học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong tài liệu trên, Nhà văn Song Nhị thuật
lại: “Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức
một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu.
Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin
văn phòng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đã bị nhóm sinh viên VC
vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đò đi thẳng về đại học Văn Khoa.
Sĩ vừa bước vào cửa văn phòng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ,
nhưng không chết.
Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới
Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn
không rõ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đã bắn chết SV Bùi
Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm
nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, vì
Tổng thống đã “khai tử” anh SV này!”.
(Song Nhị. Sđd. Tr.98).
Cái chết đầy nghi vấn của sinh viên Y khoa Trần Quốc Chương năm 1967:
Trần
Quốc Chương là con trai của Thẩm phán Trần Thúc Linh. Trần Thúc Linh là
Tổng Thư kí Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt
Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo, là lực lượng do Cộng sản giật dây. Chưa
có tài liệu nào về nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương.
Do đó, chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Một là phe quốc gia giết Chương
để dằn mặt ông Linh vì ông Linh đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả
thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức Miền Nam làm tay sai đắc lực
cho Việt Cộng, vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, đang
khi hưởng bổng lộc Quốc gia mà vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia!
Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc
Linh? Giả thuyết 2: Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Chương “có
một giai đoạn vào bưng”, nay về thành đi học lại. Việc bỏ bưng biền về
thành của Chương có được sự chấp thuận của bưng biền hay là một sự đào
thoát? Nếu mà đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng giao công
tác hoạt động trong môi trường Đại học mà Chương không chấp hành. Như
thế là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để
làm gương. Ba là: Có thể trong bưng biền ra lệnh giết Chương, và tìm
cách đổ tội cho chính quyền Quốc gia, để Trần Thúc Linh không còn lựa
chọn nào khác hơn là căm thù Quốc gia và riu ríu nghe theo sự sai bảo
của Cộng sản.
Giết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật
Ngày
28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại
hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2
tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc
Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên
học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một
giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang
trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc
Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát
trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và
nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát
đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn
quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.
Vừa
nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác
ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của
Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.
Thành
đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lí do: Một là để răn đe các sinh
viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do
Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban
(Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa
70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm
(Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành
lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức
tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971.
Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn
sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá
thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn (Trần Bạch Đằng.
Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
Bị thất bại trong
cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ
đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai
là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ
Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để
bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt
Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư kí.
Quyết
định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê
tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm1975, mặc
dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu
tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công
khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật.
Giết Gs. Nguyễn Văn Bông
Ngày
10.11.1971, sinh viên Việt Cộng Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Điệp, năm 3
Khoa học) và tên Lê Văn Châu dùng chất nổ ám sát chết Gs. Nguyễn Văn
Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, tại ngã tư Cao Thắng –
Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Đội trinh sát võ trang mang
bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn / Ban An ninh T4. Hùng và
Châu đều bị bắt, ra tòa và thụ án tại Côn Đảo. Sau 30.4.1975, tên sát
nhân Hùng đã viết bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” hãnh
diện kể về thành tích ám sát của mình và đăng trên một số tờ báo, trong
đó có tạp chí Đứng Dậy (Đối Diện, Đồng Dao) của Lm. Chân Tín. Tác giả
Khánh Dung viết: “ ‘Chiến công’ của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta
kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín
năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30
tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh
Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực
của Nguyễn Hữu Thái” (Khánh
Dung. Những người giết Gs. Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu? vantuyen.net).
Cũng
trong bài báo của mình, tên Hùng đã giải thích lí do ám sát Gs. Nguyễn
Văn Bông như sau: “Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh
T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt
cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức
tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm
chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và
nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn
Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự
sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Sau 30.4.1975,
Hùng nắm chức Phó Tổng biên tập báo Công An Thành phố HCM, Tổng biên tập
tạp chí Người Du Lịch và biên tập cho báo Pháp Luật Thành phố HCM.
Giết Gs. Lê Minh Trí và Gs. Trần Anh
Ngày
06.01.1969, lúc 7:50 sáng, bọn ám sát Thành đoàn liệng lựu đạn M6 vào
xe của Bs. Lê Minh Trí, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên và đã giết chết
ông tại khúc đường Nguyễn Du rẽ sang Hai Bà Trưng. Sau đó 2 tháng, đến
lượt Bs. Trần Anh, Giám đốc Viện Cơ thể học Sài Gòn kiêm tân Viện trưởng
Viện Đại học Sài Gòn (lên thay Viện trưởng Trần Quang Đệ bị cách chức
vì đào nhiệm), bị bắn chết trước cổng Trường Trung học Chu Văn An, trên
đường đi bộ từ Đại học Y khoa về nhà ông, cạnh Đại học xá Minh Mạng,
ngang hông nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Chỉ có suy đoán chứ chưa biết đích
xác ai là thủ phạm vụ ám sát Gs. Trần Anh.
Sự thực, khoảng thời
gian đó, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, đang có sự chuyển mình sinh ra
tranh chấp giữa hai hệ thống giáo dục Pháp và Mĩ, khiến có dư luận: “Ai
ai cũng nghĩ rằng cái chết của Bộ trưởng Lê Minh Trí và Giáo sư Trần
Anh, Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn đều có liên quan đến sự can thiệp
của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ vào nội tình của trường Đại Học Y Khoa Sài
Gòn”. (Bs. Lê Ánh bút hiệu Lê Phú Thọ. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn
(1966-1971) Chiến tranh và Chính trị. ninh-hoa.com).
Thế nhưng
sau 30.4.1975, Thành đoàn Cộng sản ra sách xác nhận và kể lại “thành
tích” vụ ám sát Bộ trưởng Lê Minh Trí của chúng như sau: “Đến năm 1968
lại xuất hiện một tên tay sai có tầm cỡ hơn: Bộ trưởng giáo dục và thanh
niên L.M.T. (Bác sĩ Lê Minh Trí, giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng). Là
một trí thức tay sai đế quốc Mỹ, T. có nhiều bản lãnh trong việc đem văn
hóa trụy lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố. Hắn đòi giải tán
các tổ chức hợp pháp của sinh viên, học sinh. Hắn cũng đã chủ trương
chiếm và tiến tới dẹp bỏ trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân. Trừng
trị kịp thời con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh.
Ban quân sự Thành đoàn được Thành ủy giao cho nhiệm vụ vinh quang ấy.
Đồng chí Ba Tung, phó ban, đội trưởng đội ba trực tiếp đánh…” (Hàng Chức
Nguyên. Những Tiếng Nổ Trong Lòng Sài Gòn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB
Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang160).
Kết bài
Chiến
tranh để lại những vết thương mà thời gian không thể xóa mờ và những
mất mát không bao giờ có thể bù đắp. Những vụ sinh viên Việt Cộng giết
thầy giết bạn xẩy ra đã trên 40 năm.
Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn
nhớ như in cặp mắt lộ hung tinh của tên sinh viên Việt Cộng Nguyễn Thị
Yến, vẫn còn nhớ thị gọi Bùi Hồng Sỹ là “con dê núi”… Và hình ảnh Sinh
viên Ngô Vương Toại vui vẻ, hoạt bát vào các giảng đường vận động bầu cử
vẫn còn sinh động như mới hôm qua! Rồi quang cảnh hỗn loạn tại Giảng
đường 4 Văn khoa đêm hôm xẩy ra vụ Tổ Vũ trang Tuyên truyền Thành đoàn
Cộng sản cướp diễn đàn và bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Sinh viên
Nguyễn Văn Tấn…
Đã hơn 40 năm, nhưng những nạn nhân như bà Lê Thị
Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn
Văn Bông bị tên Sinh viên Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên
nổi biến cố bi thương bỗng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của
bà năm xưa, nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên
Hùng, kẻ đã giết chồng bà)” và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”,
“mở tấm lòng ra” (Kí giả Mạc Lâm, RFA, phỏng vấn Bà Lê Thị Thu Vân.
Viettop10.com ngày 05.05.2011).
Đang khi đó sau 30.4.1975, với tư
thế của kẻ thắng trận, Thành đoàn Cộng sản vẫn còn ra sách, hãnh diện
khoe khoang những tội ác giết người của chúng. Đến bây giờ mà chúng vẫn
còn ghép tội chết cho Bộ trưởng Giáo dục Lê Minh Trí (bác sĩ, giáo sư)
là “tay sai đế quốc Mĩ”, “ đem văn hóa truỵ lạc, ngoại lai đầu độc thanh
niên thành phố” và “Trừng trị con rắn độc này là một nhiệm vụ chính
nghĩa, quang vinh”! Với cách kết án và hành xử như thế, thì trước những
quốc nạn tày trời mà bọn lãnh đạo Cộng sản Hà Nội gây ra cho đất nước,
cho đồng bào ngày nay, thì chúng phải bị trừng trị như thế nào cho công
bình, cho cân xứng?
Riêng tên sinh viên Khoa học Vũ Quang Hùng,
can phạm chủ chốt sát hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông, đến nay vẫn không
chút ân hận. Tên Hùng đã giết người mà không chịu rửa sạch bàn tay vấy
máu. Giữa thời đại khắp thế giới lên án khủng bố, mà tên Hùng vẫn nhiều
lần đưa lên một số tờ báo trong nước bài Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ
Tướng Sài Gòn. Coi như hắn muốn tiếp tục giết chết nạn nhân của hắn
nhiều lần nữa cho thỏa thú tính. Không biết ngày nay có ai đọc bài viết
của Vũ Quang Hùng mà còn khen y là anh hùng hay không, nhưng rõ ràng là
có những bài viết, những phản hồi, cả trong nước lẫn ngoài nước, phê
phán bài viết của tên Hùng là “phản cảm”, là “khó nuốt…distasteful” (Ts.
Nguyễn Văn Tuấn. Ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới.
ngoclinhvugia.wordpress.com).
Cuộc chiến Quốc- Cộng dù giải thích nguyên nhân ra sao, thực tế vẫn là một thảm họa nồi da xáo thịt của dân tộc Việt Nam.
Nhìn
ngắm cách giải quyết cuộc nội chiến Nam Bắc Mĩ, cuộc giải thể chế độ
Cộng sản ở Nga và Đông Âu trong tình dân tộc, có người Việt Nam yêu nước
chân chính nào mà không tiếc xót cho vận nước? Càng xót xa cho nước
non, càng “tỏ tường rồi” (Nhạc sĩ yêu nước Việt Khang) những tội ác Cộng
sản Việt Nam đem tới cho quê hương đất nước trong 80 năm qua và hệ lụy
có thể sẽ còn kéo dài hàng trăm năm nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam xúi giục
hận thù để đạt chiến thắng, chiến thắng rồi vẫn tiếp tục chính sách thù
hận.
Cộng sản Hà Nội còn nắm được quyền cho tới nay, không phải
vì họ có chính nghĩa, có công hoặc là có tài làm cho dân giàu nước mạnh
mà chính là vì họ là bậc thầy về nói dối và sẵn sàng dùng bạo lực. Thật
đúng như câu nói: “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên
bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của
toàn thể nhân loại”.
Xuân-Tường
Bạch Diện Thư Sinh
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Bọn sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn *
Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh
Câu “Đồ lừa thầy phản bạn” xưa nay là một lời mắng chửi thậm tệ.
Vậy mà bọn sinh viên Việt Cộng còn tệ hơn thế nữa. Vì cuồng tín theo
đảng Cộng sản, bọn này sẵn sàng giết thầy giết bạn một cách tàn ác.
Hồi Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
Đêm
Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân tràn vào thành phố Huế và làm chủ
Huế suốt 25 ngày đêm. Trong thời gian này, bọn Cộng sản đã biến Huế
thành địa ngục trần gian. Nhiều ngàn người dân Huế bị thảm sát, trong đó
có những nạn nhân là thanh niên, sinh viên, học sinh và cả trẻ em, phụ
nữ. Chúng giết dân bằng đủ cách: đâm bằng lưỡi lê, dùng cuốc đập bể sọ,
dùng súng bắn, chôn sống tập thể đang khi nạn nhân bị trói bằng dây điện
hoặc lạt tre…Sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi Huế, lần lượt các nấm
mồ tập thể đã được tìm thấy ở trường Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Therevada,
phía sau Tiểu chủng viện, gần cửa Đông ba, Cồn Hến, Nam Giao, Phú Xuân,
cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu
Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần chùa Linh Mụ,
truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài, Khe Lụ,
sau làng Đình Môn…
Người dân Huế đã nhận diện trong số những đao
phủ thủ, có những tên vốn là giáo chức, là sinh viên, học sinh ở Huế:
Hầu hết những tên này đã từng tham gia vào Lực lượng Học sinh, Sinh viên
Quyết tử hồi Phong trào Phật giáo 1966. Đứng đầu là các tên Hoàng Phủ
Ngọc Tường (dạy Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa năm 2),
Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên
Dược), Trần Quang Long (sinh viên Sư phạm), Phan Chánh Dinh, tức Phan
Duy Nhân, Hoàng Văn Giàu (phụ khảo Văn khoa), Nguyễn Thiết (sinh viên
Luật), Bửu Chỉ (họa sĩ), Trần Vàng Sao (sinh viên), Ngô Yên Thy (sinh
viên Văn khoa), Trương Quang Ân (học sinh), Nguyễn Văn Mễ (học sinh)…
Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Hoàng
Phủ Ngọc Tường là một thầy giáo trẻ, dậy Văn giỏi, được giới sinh viên,
học sinh Huế ngưỡng mộ, nhưng Tường đã đi theo Cộng sản và trở nên một
thành phần cực đoan và tàn bạo. Đến nỗi một số nhà cầm bút gốc Huế xếp
Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng hàng đầu trong danh sách những đao phủ thủ sát
hại dân Huế hồi tết Mậu Thân 1968. Trong cuốn Biến Động Miền Trung
(Trang 110 – 112), tác giả Liên Thành trưng ra 6 bằng chứng để khẳng
định: “Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng, minh bạch, tôi xác nhận Hoàng
Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân của chính quyền
Cách Mạng, và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc
Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968” (Liên Thành. Biến Động Miền
Trung. Tập san Biệt Động Quân xuất bản. Trang 110). Trong sách, tác giả
Liên Thành sung sướng tung hê thầy Tường của mình có “khuôn mặt hiền
từ”, “thầy còn giảng dạy cho chúng tôi những lẽ phải, trái, tư cách làm
người, đạo đức, và tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…” (Sđd. Trang
107). Ngay sau đó, tác giả Liên Thành thắc mắc hỏi cái gì làm thầy Tường
của ông “mù quáng say mê chủ nghĩa Cộng Sản”, để trở “thành một tên ác
qủy giết người không gớm tay, say máu người còn hơn qủy dữ” (Sđd.Trang
108). Thêm vào đó, trong bữa tiệc họp mặt sau 1975, bạn của Tường là Gs.
Bửu Ý chỉ mặt Tường mà nói: “Tường, mi là một thằng trí thức sắt máu,
hèn hạ, giờ này mi chưa sáng mắt, còn chạy theo liếm đít Đảng nữa hay
sao” (Sđd.Trang 109).
Trong bộ phim 10 tập Vietnam History do một
đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982 (Roll 29 of Vietnam
Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer),
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được hỏi như sau: “Ông có thể mô tả biến cố về
cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông
có mặt tại đây”? Để trả lời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho đế quốc
Mĩ cố tình dựng nên câu chuyện “thảm sát Mậu Thân Huế”. Tường xác nhận
có một số bị giết vì: Một là họ bắn vào lực lượng cách mạng; hai là vì
họ đã phạm tội bắt bớ, tra tấn, bỏ tù người theo cách mạng cho nên nay
bị trả thù. Nhưng Tường cáo giác đa số những xác chết sau này khai quật
được ở Huế là nạn nhân đạn bom của Mĩ, cộng với những xác chết bộ đội
giải phóng. Tường nói tiếp : “Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh
viện nhỏ, gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị
thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi
đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp
mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi,
những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù
của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn”. Xin chú ý trong câu trả lời
này, Tường xác nhận y có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong bài
Thảm Sát Mậu Thân 1968 Và Luận Điệu Gian Dối Của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
nhà văn Huy Phương cũng đặc biệt nhấn mạnh 2 điểm đáng chú ý về câu trả
lời trên đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông viết: “Chính câu hỏi của
phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường
không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu
hỏi được đặt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã
thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm
1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng
Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một
chứng nhân” nghe rất rõ ràng” (bacaytruc.com).
Nhưng qua năm
1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì thấy có
2 điểm quan trọng khác hẳn câu trả lời phỏng vấn năm 1982. Một là Tường
chối không có mặt tại Huế khi đang diễn ra cuộc thảm sát. Hai là Tường
xác nhận có “những tang tóc thê thảm” ở Huế do “quân nổi dậy” và nhìn
nhận đó là “một sai lầm không thể nào biện bác được”. Nguyên văn câu trả
lời của Tường như sau: “Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở
Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là
tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và
chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong
thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn
lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi
và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về
những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho
hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân.
Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc
và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng” (Bằng Phong Đặng Văn Âu.
Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân. Batkhuat.net).
Tiền hậu bất nhất. Cái lưỡi (Cộng sản bao giờ cũng) không xương (cho nên) nhiều đường lắt léo!
Tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Phan:
Hoàng
Phủ Ngọc Phan, em của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh viên Y khoa năm 2 Huế,
đã phạm tội đồng lõa giết chết các giáo sư bác sĩ người Đức (Bs. Slois
Alterkoster, Bs. Raimund Discher, Bs. Hort Gunther Kranick và vợ) là
thầy của y, bằng cách chôn sống.
Chính tên Hoàng Phủ Ngọc Phan
bắn chết 3 anh em ruột: Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, Y khoa Huế, bị bắn
chết tại nhà ông nội), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật Huế,
bị bắn chết tại nhà ông nội), Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn
khoa Huế, bị bắn chết tại trường Văn khoa). Giết các cháu xong, Phan
còn đang tâm bắn chết cả ông nội của 3 sinh viên này là cụ Nguyễn Tín,
70 tuổi. Sau khi bắt sinh viên Lê Tuấn Văn (sinh viên Văn khoa Huế, là
bạn của sinh viên Hải) đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Nguyễn Tín để chôn
cụ và 3 người cháu của cụ (xác sinh viên Hải đã được em gái là sinh viên
Ban Cán sự điều dưỡng Nguyễn Thị Thái Hòa đưa về đây), tên Hoàng Phủ
Ngọc Phan hành quyết nốt sinh viên Văn. (Mậu Thân Huế. Câu Chuyện Của
Nguyễn Thị Thái Hòa. WordPress.com).
Tội ác của Nguyễn Thị Đoan Trinh:
Nguyễn
Thị Đoan Trinh, con gái Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược Sài Gòn về Huế ăn
Tết. (Hiện nay Đoan Trinh là nữ đại gia tại SàiGòn). Nguyễn Thị Đoan
Trinh được mô tả là “nhất hạng… nữ sát nhân, nữ sát thủ…, y thị cỡi xe
Honda, vai mang AK, bất kỳ ai y thị chận hỏi, nếu trả lời là lính, là
Cảnh Sát, cán bộ Chính quyền, không cần một câu trả lời thứ hai, y thị
nổ sung bắn chết ngay” (Liên Thành. Sđd. Trang 114).
Tội ác của Nguyễn Đắc Xuân:
Xuân
nổi bật lên trong Đoàn Học sinh, Sinh viên Quyết tử với hàng ngàn đoàn
viên hồi phong trào Phật giáo Huế 1966. Rồi “nhảy núi”, hay “lên xanh”,
theo Việt Cộng. Tết Mậu Thân 1968 trở về chỉ huy Lực lượng Học sinh,
Sinh viên Giải phóng Huế. Đồng thời Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan
chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự
vệ Thành). Lực lượng này đã gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong 3
tuần lễ Cộng quân tạm chiếm thành phố này. Xuân và Phan còn dự phần xét
xử trong Tòa án Nhân dân do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và chúng đã
kết án tử hình 204 người dân Huế. Trong hồi kí Giải Khăn Sô Cho Huế, tác
giả Nhã Ca đã kể về tội ác giết bạn của Nguyễn Đắc Xuân như sau:
“Nguyễn Đắc Xuân, một sinh viên Huế. Thập niên 60 trong phong trào thanh
niên sinh viên bị Việt Cộng nằm vùng giật giây, Nguyễn Đắc Xuân làm
thơ, tranh đấu, rồi bỏ vào khu theo Việt Cộng. Để rồi MÙA XUÂN 1968 theo
Việt Cộng trở lại Huế có mặt trong những phiên tòa nhân dân, kêu án tử
hình hàng loạt người dân Huế
với tội “phản cách mạng”. Đích thân
Xuân đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích với Xuân từ trước,
ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Nguyễn Đắc Xuân, tên Tý, dơ cái
băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Nguyễn Đắc Xuân :
- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm…
Nhưng mặc Tý năn nỉ, hoan hô, Nguyễn Đắc Xuân vẫn lạnh lùng nổ súng vào người bạn nhỏ của mình không chút đắn đo…”.
Mấy
năm trước đây, Nguyễn Đắc Xuân đã viết bài Nguyễn Đắc Xuân Đọc Hồi Ký
Nhã Ca để phản bác mọi cáo buộc tội giết dân, giết bạn của y. Trong đó
có đoạn như sau: “…bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không
có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký
những điều ác nhơn đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền
pháp luật tôi sẽ đưa bà ra tòa về tội vu khống”. (Nguyễn Đắc Xuân đọc
hồi ký Nhã Ca. lethieunhon.com).
Thế nhưng, từ Houston, tác giả
Bằng Phong Đặng Văn Âu, xưa là bạn “ngồi cùng bàn, cùng lớp” của Nguyễn
Đắc Xuân, đã gửi emails qua lại với Xuân. Hai bên trao đổi quan điểm lập
trường thẳng thắn với nhau. Trong thư thứ 2 viết ngày 14.01.2011, tác
giả Đặng Văn Âu nói với Nguyễn Đắc Xuân: “Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lẽ
ra mày phải tỏ ra ăn năn, hối hận về việc mày gây tang tóc cho đồng bào
ở Huế để nghiệp chướng của mày vơi đi. Mày đã không làm, mày lại càng
gây thêm nghiệp chướng. Mày muốn được người ta gọi là nhà sử học, nhà
Huế học phải không? Cộng sản là một tuồng nói dối từ trên xuống dưới, ai
dám nói thật thì bị bỏ tù. Mày có đủ cái dũng để viết SỰ THẬT không, mà
đòi viết sử?…… Nguyễn Đắc Xuân à! Tao không thèm chửi mày đâu! Mày là
thứ cộng sản tép riu. Mang tiếng giết bạn bè (Trần Mậu Tý) mà mày chỉ
được cộng sản thí cho cái chức hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Thừa Thiên thì
danh giá gì?! Hãy sám hối đi! Đừng huyênh hoang cái giọng “chưa biết con
ngựa nào tới đích”, nghe lố bịch lắm! Những “trí tuệ hàng đầu” còn chưa
biết đàng trước hình thù cái đích ra sao. Cỡ mày mà đòi thách thức thì
chú Ba Trương Tấn Sang lên làm Chủ Tịch Nước cũng chẳng có gì lấy làm
lạ!” (danchimviet.info).
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyễn Thị Đoan Trinh. Hoàng Phủ Ngọc Phan, Vũ Quang Hùng
Tội ác của bọn sinh viên, học sinh trong Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế (LLHSSVGP Huế):
Trước
khi tấn chiếm Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, để chuẩn bị cho công tác
tạm quản thành phố này, Cộng sản đã lập ra cái gọi là Lực Lượng Liên
Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Đứng đầu là:
Gs. Lê Văn Hảo: Chủ
tịch, kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách Mạng Thành phố Huế; Thích Đôn
Hậu: Phó Chủ tịch; Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tổng Thư ký; Nguyễn Đắc Xuân:
Phụ trách LLHSSVGP Huế, kiêm Trưởng Đoàn Thanh niên Võ trang An Ninh bảo
vệ Khu phố; Đào Thị Xuân Yến tức Bà Tuần Chi: Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân
dân Cách Mạng Thành phố Huế. Ngoài ra còn có những thành viên cốt cán
như: Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa và con gái là
Nguyễn Thị Đoan Trinh, v.v…
Chính bọn học sinh viên, sinh viên
trong LLHSSVGP Huế đã hết sức hung hăng trong việc chỉ điểm giúp Cộng
quân lùng bắt và giết hại các bạn học của mình. Sau này, khi khai quật
những mồ chôn tập thể, người ta đã tìm thấy nhiều nạn nhân là học sinh,
sinh viên của Huế. Chẳng hạn như bọn chúng đã dắt bộ đội CS vào nhà thờ
Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, rồi gọi tên các sinh viên theo một
danh sách và bắt họ mang đi biệt tăm. Sinh viên Lê Hữu Bôi, cựu Chủ
tịch Tổng hội SVSG về Huế ăn Tết cũng bị giết trong dịp này. Trong bài
Mậu Thân Huế, Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng thuật lại như sau: “Có hơn 300
người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá… hai người nầy từ Nam
Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà
thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại
khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên.
Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và
xương lẫn lộn. Tháng 10-1969, sau gần hai năm mới tìm được chỗ đó. Thân
nhân đến nhận các dấu vết như thẻ căn cước bọc nhựa, quần áo, đồ dùng,
tràng hạt, tượng ảnh. Trong số các di vật nầy có thẻ căn cước của Lê Hữu
Bôi (Bôi là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sai gòn, năm 1963 nổi tiếng qua
phong trào tranh đấu của Phật tử chống TT. Ngô Đình Diệm). Có những em
học sinh bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam, cũng bị giết chết tập thể bằng
đại liên, bằng mìn tại Khe Đá Mài như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16
tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi), v.v… (Nguyễn Lý Tưởng. Mậu Thân Huế.
Những Hành Động Dã Man của Việt Cộng. toquocvietnam.org).
Tội ác sinh viên Việt Cộng ở Sài Gòn
Như
trên đã thấy, tại Huế, nơi mà hầu hết những tội ác giết thầy, giết bạn
mà bọn sinh viên, học sinh theo Việt Cộng đã phạm phải đều diễn ra công
khai, trong thế mạnh của những kẻ đang tạm nắm được quyền hành (khoảng 3
tuần lễ). Khác với Huế, tại Sài Gòn, bọn sinh viên, học sinh Việt Cộng
cũng giết thầy giết bạn, nhưng giết riêng lẻ, theo từng trường hợp có
tính toán và do lệnh của cấp chỉ huy từ mật khu và dĩ nhiên giết bằng
cách ám sát vì chúng còn ở thế hoạt động bí mật.
Để độc giả biết
qua về hệ thống chỉ huy và điều hành công tác của Cộng sản tại Miền Nam
và tại Sài Gòn – Gia Định, xin tóm lược vài hàng như sau:
Thời
chiến tranh Quốc – Cộng, lãnh đạo cao nhất của Cộng sản tại miền Nam là
Trung ương Cục miền Nam (bí danh Cục R). Vào lúc chiến tranh sôi động,
Phạm Hùng (Sáu Hồng), rồi Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư Cục R.
Trung ương Cục chỉ huy trực tiếp và hết sức chặt chẽ tổ chức bù nhìn do
CSBV đẻ ra là Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam.
Dưới
Trung ương Cục là các khu: Khu 7 (miền Đông Nam bộ), Khu 8 (vùng giữa
sông Vàm Cỏ và sông Tiền), Khu 9 (đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau) và
Đặc khu Sàigòn – Gia Định.
Đặc khu Sàigòn – Gia Định: Năm 1965,
Bí thư: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư (sau đó lên Bí thư) Võ Văn Kiệt (Sáu
Dân). Trần Bạch Đằng là ủy viên thường trực phụ trách Tuyên huấn, Mặt
trận, Trí vận, Hoa vận, Thanh niên (bao gồm cả công tác Sinh viên Học
sinh) và Ban cán sự nội thành.
Cuối 1969, Võ Văn Kiệt giao Bí thư Đặc khu cho Trần Bạch Đằng để đi làm Bí thư Khu 9.
Xin
đặc biệt chú ý đến nhân vật Trần Bạch Đằng (bí danh Tư Ánh và nhiều bút
hiệu). Chính ông ta là người chỉ huy trực tiếp công tác nội thành nói
chung, công tác Thanh niên, Sinh viên, Học sinh nói riêng.
Để tập
hợp và kết nạp thanh niên, sinh viên, học sinh hoạt động nội thành Sài
Gòn – Gia Định, Cục R thành lập ra Thành đoàn. Thành Đoàn là tên tắt của
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hay Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách
mạng, tức là Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì hoạt động
nội thành Sài Gòn – Gia Định cho nên gọi tắt là Thành đoàn.
Tổ chức Thành đoàn có 2 hệ thống: bí mật và công khai.
Tổ
chức bí mật: Là tổ chức mặt chìm, quần chúng không thể biết được. Họ ở
cấp cao hơn, quyền hành hơn và thực sự chỉ đạo các tổ chức công khai
hoặc bán công khai. Đó là Ban chấp hành Thành đoàn, các ủy viên Ban Chấp
hành, các Đoàn ủy sinh viên, các Đoàn ủy học sinh và các ban ngành
khác, như: Ban Tuyên huấn, Ban Vận động Thanh niên Trí thức, Ban Quân
sự, Ban Phụ nữ, Ban An ninh vũ trang. Xin lưu ý Ban An ninh vũ trang, vì
chính Ban này ra lệnh cho biệt động thành thi hành lệnh ám sát các giáo
sư và sinh viên.
Tổ chức công khai (và bán công khai) là các tổ
chức mặt nổi, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các cán bộ thừa hành
nhưng lại được dư luận biết đến nhiều hơn. Đó là các tổ chức đại diện
sinh viên, học sinh trong học đường hoặc tôn giáo và các đoàn văn nghệ,
xã hội…như: Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (Tổng hội SVSG), một số Ban Đại
diện các Phân khoa Đại học và Trường cao đẳng, Tổng hội Sinh viên Vạn
Hạnh, Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử, Thanh lao Công
Vườn Xoài, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh, Đoàn Công tác Xã hội Sinh
viên Học sinh Sài Gòn, Đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh, Ủy ban Đòi
Quyền Sống Đồng bào và chiến dịch đốt xe Mĩ, Mặt trận Nhân dân Cứu Đói…
Thành
đoàn Cộng sản đánh giá vai trò của Ban Đại diện các phân khoa, nhất là
Tổng hội SVSG, là hết sức quan trọng trong mặt trận đô thị nói chung,
mặt trận Đại học nói riêng, cho nên họ tìm mọi cách để nắm lấy. Khi nắm
được các tổ chức công khai này, họ có quyền hợp pháp, công khai dùng
danh nghĩa của cả tập thể để ra tuyên cáo, kháng thư, kêu gọi bãi khóa,
bãi thi, tổ chức văn nghệ báo chí, triển lãm, xuống đường ôn hòa, xuống
đường bạo động…gây rối loạn triền miên ngay giữa Thủ đô Sài Gòn và tạo
ảnh hưởng dư luận xấu về chính quyển VNCH.
Trong nỗ lực chiếm lấy
quyền kiểm soát Tổng hội SVSG và Ban Đại diện các phân khoa, khi gặp
khó khăn, Thành đoàn Cộng sản dùng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực để đạt
thắng lợi. Trên thực tế, Thành đoàn Cộng sản đã xử dụng các hình thức
khủng bố như : gửi thư nặc danh đe dọa, rải truyền đơn lên án tử hình,
cuối cùng là “khủng bố trắng”, tức là ám sát bằng súng, lựu đạn, bom…
Họ
đã thành công và nắm giữ được tổ chức hợp pháp quan trọng là Tổng hội
SVSG suốt 4 nhiệm kì liên tiếp: Niên khóa 1966-67: Hồ Hữu Nhựt, 1967-68:
Nguyễn Đăng Trừng, 1968-69: Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm. Xin
lấy một thí dụ: BCH Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kì 1968-1969 có 7
thành viên thì 4 là Việt Cộng, đó là Chủ tịch Nguyễn Văn Qùy (Nông Lâm
Súc), Phó Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm (Y khoa), Phó TTK Nguyễn Hoàng Trúc
(Cao đẳng Thú y) và Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Văn khoa). Và Tổng hội SVSG
có 7 Ủy ban trực thuộc thì Việt Cộng nắm được 3 với các ủy viên: Ủy viên
Văn Nghệ: Nguyễn Văn Sanh, Ủy viên Báo chí, Phát thanh: Tô Thị Thủy; Ủy
viên Liên lạc: Nguyễn Tuấn Kiệt.
Riêng Huỳnh Tấn Mẫm, trong
cương vị là Chủ tịch Tổng hội SVSG (1969-1970), đã được dư luận trong và
ngoài nước biết tới như là một biểu tượng của phong trào sinh viên phản
chiến, tranh đấu đòi hòa bình theo đúng kế hoạch của lãnh đạo Trung
ương Cục. Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp đảng ngày 03.02.1966 do Chín Kế,
tức Phan Văn Dinh, tại nhà một cơ sở ở Bà Quẹo (Diệu Ân. Huỳnh Tấn Mẫm
Một Đời Sôi Nổi. Trang 38). Mẫm cũng là Bí thư chi bộ đảng đoàn Tổng hội
SVSG (Diệu Ân. Sđd. Trang 144). Trần Bạch Đằng viết về Huỳnh Tấn Mẫm:
“Trong thư riêng mà tôi còn giữ, có một mảnh giấy ghi thế này “Xin đoàn
thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ”-L.71- L.71 là mật hiệu của Huỳnh
Tấn Mẫm. Anh viết cho tôi lúc anh đang chễm chệ ở nhà “Quốc khách” do
Nguyễn Cao Kỳ mâu thuẫn với Thiệu mà đón anh về, coi nơi này như trụ sở
Tổng hội Sinh viện” (Thành Đoàn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ tái bản
lần thứ nhất. Trang 19).
Trước khi đề cập các vụ ám sát sinh viên
và giáo sư tại Sài Gòn do Thành đoàn Cộng sản chủ trương, xin mời độc
giả xem một đoạn hồi tưởng của Bs. Ngô Thế Vinh, Tổng Thư kí Nguyệt san
Tình Thường của sinh viên Y khoa Đại học Sài gòn (1964) viết tóm tắt về
giai đoạn sôi động này: “Cũng nên ghi lại một số sự kiện nay đã thuộc về
lịch sử: chỉ riêng với trường Y Khoa, đã có hai giáo sư bị sát hại [Gs
Trần Anh, Cơ Thể học và Gs Lê Minh Trí chuyên khoa Tai Mũi Họng], rồi
đến sinh viên Y khoa II Trần Quốc Chương [con của Thẩm phán Trần Thúc
Linh] có một giai đoạn vào bưng, sau trở về học lại thì bị trói tay bịt
miệng ném từ lầu ba xuống đất ngay trong vòng thành trường Y Khoa trên
đường Hồng Bàng, một cái chết rất thảm khốc. Sinh viên Luật khoa Lê Khắc
Sinh Nhật cũng bị bắn chết. Hai sinh viên khác bên Văn Khoa cũng bị
nhóm Biệt Động Thành bắn trọng thương nhưng may mắn sống sót là Ngô
Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, hai anh ấy hiện đang sống ở Mỹ.
Rõ ràng
có một cái giá phải trả của giới làm báo kể cả làm báo sinh viên trong
suốt giai đoạn đó [nói tới sinh hoạt báo chí của Miền Nam 1954- 1975,
không thể không nhắc tới sự hy sinh của các nhà báo như Từ Chung ký giả
nhật báo Chính Luận [1965], một nạn nhân nổi tiếng khác bị ám sát nhưng
thoát chết là nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống [1966]…” (Ngô Thế
Vinh. Nguyệt San Tình Thương 1963 – 1967. Gửi Nghiêm Sỹ Tuấn và Các Bạn
Nhóm Tình Thương. Diễn đàn Cựu Sinh viên Quân Y. svqy.org/tinhthuong).
Tính mạng của Sinh viên Lê Hữu Bôi và Sinh viên Nguyễn Trọng Nho đã từng được đưa ra thảo luận trong mật khu của Cộng sản:
Sinh
viên Lê Hữu Bôi (Khóa 10 Quốc Gia Hành Chánh) và Sinh viên Nguyễn Trọng
Nho (Nông Lâm Súc) nắm Tổng Hội SVSG hồi 1964-1965. Mặc dù hai sinh
viên này ngả theo khuynh hướng Phật giáo đấu tranh chống các chính quyền
Quốc gia, nhưng họ không phải là Cộng sản. Do đó họ trở thành chướng
ngại cho ý đồ nắm lấy quyền lãnh đạo sinh viên Sài Gòn của Thành đoàn
Cộng sản. Cũng vì vậy mà sinh mạng của họ đã từng được đưa ra thảo luận
trong mật khu của Cộng sản.
Trần Bạch Đằng kể lại: “Chị Ba Võ –
mang bầu sắp đẻ – nằng nặc đòi diệt các tên lính kín cầm đầu các tổ chức
công khai như L.H.B (Lê Hữu Bội), N.T.N.(Nguyễn Trọng Nho). Thuyết phục
chị thật vất vả! Anh Chín Dũng (tức Võ Văn Kiệt) bảo tôi: Bà “bầu” này
dữ thiệt!”. (Trần Bạch Đằng. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB Trẻ. Tái bản lần
thứ nhất. Trang 14).
Sinh viên Ngô Thế Vinh và danh sách 17 sinh viên nằm trong sổ bìa đen:
Thực
ra, chính Bs. Ngô Thế Vinh, khi còn là sinh viên sinh hoạt báo chí tại Y
khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản ghi vào “sổ bìa đen”. Gs.
Nguyễn Văn Trung kể lại: “Tôi vẫn còn giữ một danh sách của đội quyết tử
cảnh cáo một số sinh viên thuộc các phân khoa như Ngô Thế Vinh (Y
khoa)”. (Nguyễn Văn Trung. Đôi điều trao đổi với nhà văn Mai Kim Ngọc.
Văn Học số 124, Hoa Kì. Trang 68). Sau khi ra trường, Bs. Ngô Thế Vinh
phục vụ tại Liên đoàn 81 Biệt cách Dù lẫy lừng; hiện điều trị và giảng
dạy tại Nam California; là tác giả Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng
(Văn Nghệ, 2001). Bs. Ngô Thế Vinh còn là tác giả của 6 cuốn tiểu
thuyết.
Trong lần tái bản cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam mới đây, nhà
văn Song Nhị đã bổ túc thêm một số sinh viên nữa cũng nằm trong danh
sách bị Thành đoàn Cộng sản lên án tử hình: “Ngoài những sinh viên đã bị
“thi hành án”, đã bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đã lãnh đạn như Ngô
Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị
cộng sản lên án tử hình còn có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm
Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quý, Khổng Trọng Hinh,
Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sĩ”. (Song Nhị. Nửa Thế Kỷ Việt
Nam. Cội Nguồn, ấn bản lần thứ hai, 2010. Tr. 98) Chú thích của Nhà văn
Song Nhị về tài liệu nêu trên: “Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong
cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một
cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài
viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàigòn Nhỏ tuần báo số 961,
23-4-2010, trA6-A7)”.
Việt Cộng bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Nguyễn Văn Tấn:
Để
chuẩn bị mùa bầu cử Ban Đại diện Sinh viên, một chương trình nhạc Trịnh
Công Sơn – Khánh Ly được tổ chức tại Văn khoa đêm ngày 20.12.1967. Giữa
lúc tạm nghỉ, hai tên thuộc tổ vũ trang tuyên truyền của Thành đoàn
Cộng sản nhảy lên cướp diễn đàn, tuyên bố kỉ niệm 7 năm ngày thành lập
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Mặt trận DTGPMN). Sinh viên Ngô
Vương Toại, trong Ban tổ chức, vội giật lại micro, và lập tức anh bị bắn
trọng thương vào bụng. Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thuật lại biến cố này như
sau: “Giờ giải lao, xuất hiện một đôi nam nữ ăn bận khá lịch sự từ từ
tiến lên diễn đàn. Nam: quần màu sậm, sơ mi trắng, tay thọc túi quần.
Nữ: áo dài xanh lá mạ, đeo kính gọng xếch mắt mèo, tay ôm một chiếc cặp
lớn, căng phồng. Ngô Vương Toại đang ở trên sân khấu nói qua về công
việc bầu bán ban đại diện sinh viên văn khoa sắp tới.
Nam ngỏ ý xin
được góp lời. Nữ đứng sát bên kéo khóa mở cặp. Và rồi trờ tới. Trờ tới
nguyên văn: “Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đã bố trí chung
quanh cả rồi – Hôm nay, nhân ngày kỷ niện 7 năm thành lập Mặt trận Giải
phóng Miền Nam . . .” Cái gì mặt trận!? Nam nói chưa dứt câu, Toại phản
ứng lẹ như chớp; nhanh tay giật lại micro: “Ẩu nà, câm mồm! . . . ”
Quát: “Đứng im!” Và đoàng đoàng, hai phát súng nổ liên tiếp. Tôi hoa mắt
thấy thân hình Toại văng bật vào tường dưới bảng đen. Nhiều phát súng
nổ liên tiếp sau đó. Nguyễn Văn Tấn tự Tấn Mốc cầm chiếc ghế nhào lên
cứu bạn. Và rồi cũng ăn đạn vào chân té qụy xuống bục sau đó” (Hoàng
Xuân Sơn. Chạm Mặt Tử Thần. damau.org).
Sinh viên Nguyễn Văn Tấn,
tức Tấn Mốc (nay là nhà báo Cao Sơn, chủ biên tuần báo Tin Viet News),
trước khi xẩy ra biến cố Ngô Vương Toại, đã từng lận lưng 2 con chủy
thủ, ‘một mình một ngựa’, liểu mạng tới cứu bạn Trần Lam Giang đang bị
bọn sinh viên Việt Cộng xử tử bằng cách đóng đinh 10 li vào đầu vì chống
lại chúng trong cuộc hội thảo chuẩn bị xuống đường chống chính phủ tại
Dược khoa. Trên vantholacviet, trong Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử
Thần, Chu Long Hoa kể về tác phong anh hùng của Tấn Mốc như sau: “Từ trụ
sở Tổng Hội Sinh Viên Saigon ở số 4 Duy Tân, Tấn hay tin do Lê Thành
Khôi tức Khôi què, cũng là Sinh Viên Văn Khoa báo, vội một mình lận theo
2 lưỡi lê chạy đến hiện trường để cứu Trần Lam Giang. Trước một rừng du
đãng do nhóm Sinh Viên thân Cộng thuê, Nguyễn văn Tấn phải dùng dao đâm
hai tên du đảng phụ trách đóng đinh vào đầu anh Trần Lam Giang trên sân
khấu để cảnh cáo những người khác trong hội trường rồi dìu Trần Lam
Giang ra tận đường Cường Để dưới làn mưa đá do nhóm sinh viên thân Cộng
ném vào hai người. Nhưng họ không dám xáp lai gần để tấn công vì Tấn
từng tuyên bố ở trong Hội Trường là “chỉ muốn đưa Trần Lam Giang đi cấp
cứu, còn ai muốn ngăn cản thì phải chấp nhận “mạng đổi mạng” (Chu Long
Hoa. Lời giới thiệu bài Chạm Mặt Tử Thần. vantholacviet).
Bắn sinh viên Bùi Hồng Sỹ
Sinh
viên Bùi Hồng Sỹ, Ban Triết Đông, là Chủ tịch Ban Đại diện sinh viên
Văn khoa Sài Gòn, cũng đã bị Thành đoàn Cộng sản thanh toán ngay tại Đại
học Văn khoa Sài Gòn. Cũng trong tài liệu trên, Nhà văn Song Nhị thuật
lại: “Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức
một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu.
Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin
văn phòng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đã bị nhóm sinh viên VC
vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đò đi thẳng về đại học Văn Khoa.
Sĩ vừa bước vào cửa văn phòng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ,
nhưng không chết.
Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới
Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn
không rõ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đã bắn chết SV Bùi
Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm
nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, vì
Tổng thống đã “khai tử” anh SV này!”.
(Song Nhị. Sđd. Tr.98).
Cái chết đầy nghi vấn của sinh viên Y khoa Trần Quốc Chương năm 1967:
Trần
Quốc Chương là con trai của Thẩm phán Trần Thúc Linh. Trần Thúc Linh là
Tổng Thư kí Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt
Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo, là lực lượng do Cộng sản giật dây. Chưa
có tài liệu nào về nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương.
Do đó, chỉ có thể đưa ra các giả thuyết: Một là phe quốc gia giết Chương
để dằn mặt ông Linh vì ông Linh đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả
thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức Miền Nam làm tay sai đắc lực
cho Việt Cộng, vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, đang
khi hưởng bổng lộc Quốc gia mà vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia!
Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc
Linh? Giả thuyết 2: Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Chương “có
một giai đoạn vào bưng”, nay về thành đi học lại. Việc bỏ bưng biền về
thành của Chương có được sự chấp thuận của bưng biền hay là một sự đào
thoát? Nếu mà đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng giao công
tác hoạt động trong môi trường Đại học mà Chương không chấp hành. Như
thế là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để
làm gương. Ba là: Có thể trong bưng biền ra lệnh giết Chương, và tìm
cách đổ tội cho chính quyền Quốc gia, để Trần Thúc Linh không còn lựa
chọn nào khác hơn là căm thù Quốc gia và riu ríu nghe theo sự sai bảo
của Cộng sản.
Giết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật
Ngày
28.6.1971, biệt động thành bắn chết Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại
hành lang trường Luật Sài Gòn. Ban ám sát thuộc Thành Đoàn Cộng Sản cử 2
tên tới Đại học Luật khoa số 4, DuyTân, nhận là người nhà của Lê Khắc
Sinh Nhật và muốn gặp anh có việc cần. Lúc đó sắp tới mùa thi cuối niên
học, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thi cử tại một
giảng đường. Nghe báo có người nhà tìm, Nhật đi ra. Vừa tới hành lang
trước phòng Ban đại diện sinh viên, tên ám sát nhận diện đúng là Lê Khắc
Sinh Nhật, hắn mau lẹ móc súng từ trong áo jacket ra bắn liền 3 phát
trúng ngực Lê Khắc Sinh Nhật. Sau đó, hắn vội vàng phóng ra ngoài và
nhảy lên xe, do một tên khác lái, đang nổ máy chờ sẵn. Viên Cảnh sát
đứng gác bên ngoài bắn mấy phát chỉ thiên. Trên đường đào tẩu, chúng còn
quăng ngược lại một quả lựu đạn, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.
Vừa
nghe tin Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác
ngay một bài hát tưởng niệm, mở đầu như sau: ‘Anh sinh ngày sinh của
Chúa, Chúa gọi anh về giữa tuổi đôi mươi. Anh sinh ngày sinh của Trời…’.
Thành
đoàn CS giết Lê Khắc Sinh Nhật vì 2 lí do: Một là để răn đe các sinh
viên thuần túy có tinh thần quốc gia; hai là để trả mối hận gây nên do
Liên danh Lê Khắc Sinh Nhựt đã thắng liên danh Việt Cộng Trịnh Đình Ban
(Bảy Điểm) trong cuộc bầu cử Ban Đại diện sinh viên Luật khoa niên khóa
70-71; đồng thời Nhật còn đứng Phó Nội vụ trong liên danh Lý Bửu Lâm
(Kiến trúc) thắng cử trong cuộc bầu Ban Đại diện Tổng hội SVSG, giành
lại Tổng hội SVSG từ tay Thành đoàn Cộng sản. Cuộc bầu cử này tổ chức
tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) vào ngày 20.6.1971.
Sau khi biết kết quả kiểm phiếu nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn
sinh viên Việt Cộng dở ngay bản tính côn đồ, chúng nhảy lên bục “đá
thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ẩu đả hỗn loạn (Trần Bạch Đằng.
Trui Rèn Trong Lửa Đó. Tái bản 1. Trang 21).
Bị thất bại trong
cuộc bầu cử Tổng hội sinh viên, Thành Đoàn Cộng sản hết sức cay cú. Họ
đã đưa ra 2 quyết định: Một là sát hại sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật; hai
là chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ
Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để
bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có. Đó là ‘Tổng hội Sinh viên Việt
Nam’, do Huỳnh Tấn Mẫm làm chủ tịch và Nguyễn Thị Yến làm tổng thư kí.
Quyết
định hạ sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật là một quyết định tàn ác, đê
tiện của Thành Đoàn Cộng Sản. Vì thế, sau ngày 30 tháng 4 năm1975, mặc
dù họ tung ra nhiều tài liệu và sách báo khoe khoang thành tích đấu
tranh của các tổ chức Thành Đoàn, nhưng đặc biệt họ không hề dám công
khai nhắc tới ‘thành tích’ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật.
Giết Gs. Nguyễn Văn Bông
Ngày
10.11.1971, sinh viên Việt Cộng Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Điệp, năm 3
Khoa học) và tên Lê Văn Châu dùng chất nổ ám sát chết Gs. Nguyễn Văn
Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, tại ngã tư Cao Thắng –
Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Đội trinh sát võ trang mang
bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn / Ban An ninh T4. Hùng và
Châu đều bị bắt, ra tòa và thụ án tại Côn Đảo. Sau 30.4.1975, tên sát
nhân Hùng đã viết bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” hãnh
diện kể về thành tích ám sát của mình và đăng trên một số tờ báo, trong
đó có tạp chí Đứng Dậy (Đối Diện, Đồng Dao) của Lm. Chân Tín. Tác giả
Khánh Dung viết: “ ‘Chiến công’ của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta
kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín
năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30
tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh
Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực
của Nguyễn Hữu Thái” (Khánh
Dung. Những người giết Gs. Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu? vantuyen.net).
Cũng
trong bài báo của mình, tên Hùng đã giải thích lí do ám sát Gs. Nguyễn
Văn Bông như sau: “Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh
T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt
cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức
tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm
chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và
nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn
Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự
sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Sau 30.4.1975,
Hùng nắm chức Phó Tổng biên tập báo Công An Thành phố HCM, Tổng biên tập
tạp chí Người Du Lịch và biên tập cho báo Pháp Luật Thành phố HCM.
Giết Gs. Lê Minh Trí và Gs. Trần Anh
Ngày
06.01.1969, lúc 7:50 sáng, bọn ám sát Thành đoàn liệng lựu đạn M6 vào
xe của Bs. Lê Minh Trí, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên và đã giết chết
ông tại khúc đường Nguyễn Du rẽ sang Hai Bà Trưng. Sau đó 2 tháng, đến
lượt Bs. Trần Anh, Giám đốc Viện Cơ thể học Sài Gòn kiêm tân Viện trưởng
Viện Đại học Sài Gòn (lên thay Viện trưởng Trần Quang Đệ bị cách chức
vì đào nhiệm), bị bắn chết trước cổng Trường Trung học Chu Văn An, trên
đường đi bộ từ Đại học Y khoa về nhà ông, cạnh Đại học xá Minh Mạng,
ngang hông nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Chỉ có suy đoán chứ chưa biết đích
xác ai là thủ phạm vụ ám sát Gs. Trần Anh.
Sự thực, khoảng thời
gian đó, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, đang có sự chuyển mình sinh ra
tranh chấp giữa hai hệ thống giáo dục Pháp và Mĩ, khiến có dư luận: “Ai
ai cũng nghĩ rằng cái chết của Bộ trưởng Lê Minh Trí và Giáo sư Trần
Anh, Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn đều có liên quan đến sự can thiệp
của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ vào nội tình của trường Đại Học Y Khoa Sài
Gòn”. (Bs. Lê Ánh bút hiệu Lê Phú Thọ. Trường Đại học Y khoa Sài Gòn
(1966-1971) Chiến tranh và Chính trị. ninh-hoa.com).
Thế nhưng
sau 30.4.1975, Thành đoàn Cộng sản ra sách xác nhận và kể lại “thành
tích” vụ ám sát Bộ trưởng Lê Minh Trí của chúng như sau: “Đến năm 1968
lại xuất hiện một tên tay sai có tầm cỡ hơn: Bộ trưởng giáo dục và thanh
niên L.M.T. (Bác sĩ Lê Minh Trí, giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng). Là
một trí thức tay sai đế quốc Mỹ, T. có nhiều bản lãnh trong việc đem văn
hóa trụy lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố. Hắn đòi giải tán
các tổ chức hợp pháp của sinh viên, học sinh. Hắn cũng đã chủ trương
chiếm và tiến tới dẹp bỏ trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân. Trừng
trị kịp thời con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh.
Ban quân sự Thành đoàn được Thành ủy giao cho nhiệm vụ vinh quang ấy.
Đồng chí Ba Tung, phó ban, đội trưởng đội ba trực tiếp đánh…” (Hàng Chức
Nguyên. Những Tiếng Nổ Trong Lòng Sài Gòn. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB
Trẻ. Tái bản lần thứ nhất. Trang160).
Kết bài
Chiến
tranh để lại những vết thương mà thời gian không thể xóa mờ và những
mất mát không bao giờ có thể bù đắp. Những vụ sinh viên Việt Cộng giết
thầy giết bạn xẩy ra đã trên 40 năm.
Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn
nhớ như in cặp mắt lộ hung tinh của tên sinh viên Việt Cộng Nguyễn Thị
Yến, vẫn còn nhớ thị gọi Bùi Hồng Sỹ là “con dê núi”… Và hình ảnh Sinh
viên Ngô Vương Toại vui vẻ, hoạt bát vào các giảng đường vận động bầu cử
vẫn còn sinh động như mới hôm qua! Rồi quang cảnh hỗn loạn tại Giảng
đường 4 Văn khoa đêm hôm xẩy ra vụ Tổ Vũ trang Tuyên truyền Thành đoàn
Cộng sản cướp diễn đàn và bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Sinh viên
Nguyễn Văn Tấn…
Đã hơn 40 năm, nhưng những nạn nhân như bà Lê Thị
Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn
Văn Bông bị tên Sinh viên Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên
nổi biến cố bi thương bỗng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của
bà năm xưa, nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên
Hùng, kẻ đã giết chồng bà)” và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”,
“mở tấm lòng ra” (Kí giả Mạc Lâm, RFA, phỏng vấn Bà Lê Thị Thu Vân.
Viettop10.com ngày 05.05.2011).
Đang khi đó sau 30.4.1975, với tư
thế của kẻ thắng trận, Thành đoàn Cộng sản vẫn còn ra sách, hãnh diện
khoe khoang những tội ác giết người của chúng. Đến bây giờ mà chúng vẫn
còn ghép tội chết cho Bộ trưởng Giáo dục Lê Minh Trí (bác sĩ, giáo sư)
là “tay sai đế quốc Mĩ”, “ đem văn hóa truỵ lạc, ngoại lai đầu độc thanh
niên thành phố” và “Trừng trị con rắn độc này là một nhiệm vụ chính
nghĩa, quang vinh”! Với cách kết án và hành xử như thế, thì trước những
quốc nạn tày trời mà bọn lãnh đạo Cộng sản Hà Nội gây ra cho đất nước,
cho đồng bào ngày nay, thì chúng phải bị trừng trị như thế nào cho công
bình, cho cân xứng?
Riêng tên sinh viên Khoa học Vũ Quang Hùng,
can phạm chủ chốt sát hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông, đến nay vẫn không
chút ân hận. Tên Hùng đã giết người mà không chịu rửa sạch bàn tay vấy
máu. Giữa thời đại khắp thế giới lên án khủng bố, mà tên Hùng vẫn nhiều
lần đưa lên một số tờ báo trong nước bài Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ
Tướng Sài Gòn. Coi như hắn muốn tiếp tục giết chết nạn nhân của hắn
nhiều lần nữa cho thỏa thú tính. Không biết ngày nay có ai đọc bài viết
của Vũ Quang Hùng mà còn khen y là anh hùng hay không, nhưng rõ ràng là
có những bài viết, những phản hồi, cả trong nước lẫn ngoài nước, phê
phán bài viết của tên Hùng là “phản cảm”, là “khó nuốt…distasteful” (Ts.
Nguyễn Văn Tuấn. Ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới.
ngoclinhvugia.wordpress.com).
Cuộc chiến Quốc- Cộng dù giải thích nguyên nhân ra sao, thực tế vẫn là một thảm họa nồi da xáo thịt của dân tộc Việt Nam.
Nhìn
ngắm cách giải quyết cuộc nội chiến Nam Bắc Mĩ, cuộc giải thể chế độ
Cộng sản ở Nga và Đông Âu trong tình dân tộc, có người Việt Nam yêu nước
chân chính nào mà không tiếc xót cho vận nước? Càng xót xa cho nước
non, càng “tỏ tường rồi” (Nhạc sĩ yêu nước Việt Khang) những tội ác Cộng
sản Việt Nam đem tới cho quê hương đất nước trong 80 năm qua và hệ lụy
có thể sẽ còn kéo dài hàng trăm năm nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam xúi giục
hận thù để đạt chiến thắng, chiến thắng rồi vẫn tiếp tục chính sách thù
hận.
Cộng sản Hà Nội còn nắm được quyền cho tới nay, không phải
vì họ có chính nghĩa, có công hoặc là có tài làm cho dân giàu nước mạnh
mà chính là vì họ là bậc thầy về nói dối và sẵn sàng dùng bạo lực. Thật
đúng như câu nói: “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên
bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của
toàn thể nhân loại”.
Xuân-Tường
Bạch Diện Thư Sinh
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển