TIN CỘNG ĐỒNG
Bớt ăn thịt có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu
Một số các nhà khoa học mới đây đã khuyên mọi người thay đổi chế độ ăn uống để ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Họ nói rằng bớt ăn thịt có thể làm giảm bớt tác động của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.
Bớt ăn thịt có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu
Một số các nhà khoa học mới đây đã khuyên mọi người thay đổi chế độ ăn uống để ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Họ nói rằng bớt ăn thịt có thể làm giảm bớt tác động của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu. Tuy nhiên, đề nghị này được đưa ra trong lúc lượng thịt tiêu thụ trên thế giới đang trên đà gia tăng. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Joe de Capua.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh cho biết sự gia tăng nhanh chóng của dân số và nhu cầu thịt mỗi ngày một cao là một sự kết hợp xấu khi nói tới vấn đề biến đổi khí hậu. Họ cho rằng sự thay đổi cách sống, tái chế biến các vật liệu từ thảo mộc và bớt phung phí thức ăn có thể góp phần ngăn chận điều mà họ gọi là đại họa môi sinh.
Giáo sư Tim Lenton, người tham gia nhóm nghiên cứu này, cho biết như sau.
Giáo sư Lenton nói: "Với dân số ngày càng tăng và có phần chắc sẽ lên tới khoảng 9 tỉ rưỡi vào giữa thế kỷ này, và với xu hướng tiêu thụ thịt mỗi ngày một nhiều, mối nguy hiểm thật sự của chúng ta là chúng ta sẽ không còn đất đai để sản xuất lương thực và đặc biệt là để duy trì các hệ thống môi sinh.
Ông Lenton nói rằng thách thức trước mắt là làm thế nào để tiếp tục cải thiện hiệu suất sử dụng đất.
Giáo sư Lenton cho biết: "Theo sự tính toán của chúng tôi, nếu chúng ta không có được sự cải tiến kỹ thuật nào về hiệu suất của hoạt động canh tác và sản xuất lương thực, và đặc biệt là sản xuất thịt, thì diện tích đất mà chúng ta cần có để thỏa mãn nhu lương thực vào năm 2050 là vào khoảng 9 tỉ héc ta hay tương đương với gần 90% diện tích đất khả canh của trái đất và gần gấp đôi diện tích đất canh tác và đồng cỏ để nuôi gia súc hiện nay."
Nhu cầu thịt gia tăng không chỉ phát xuất từ các nước Tây phương mà còn đến từ các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Lenton nói: "Xu thế hiện nay, có thể nói là ngã theo Tây phương, có lẽ là điều dễ hiểu đối với những người như chúng ta vốn đã dùng nhiều thịt trong cá bữa ăn. Xu thế này tạo thêm áp lực lên hành tinh và trên bề mặt đất đai. Nhưng có một điều hay của xu thế này là sự gia tăng của nhu cầu thịt từ các nền kinh tế đang trỗi dậy đang được đáp ứng phần lớn bởi các loại thịt có hiệu suất cao nhất. Đó là ăn thịt heo và thịt gà thay vì ăn thịt bò."
Tuy nhiên, việc sử dụng những hình thức sản xuất thịt có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc có thêm những nông trại sản xuất qui mô lớn, nơi các gia súc được nuôi trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Những người chỉ trích nói rằng làm như vậy là dã man, thiếu nhân đạo và đó là một trong những lý do thường được nêu ra bởi những người cổ súy cho việc ăn chay.
Giáo sư Lenton nói tiếp: "Nếu sự hạn chế của diện tích đất đai trên trái đất đưa chúng ta tới chỗ phải áp dụng những cách thức sản xuất thịt như vậy thì chắc chắn là những mối quan tâm về phúc lợi của động vật sẽ gia tăng."
Kết quả cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cho thấy thịt bò là nguồn thịt có hiệu suất năng lượng thấp nhất. Tuy nhiên, giáo sư Lenton nói rằng sản xuất thịt một cách có hiệu quả hơn là một cách để ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một cách khác là bớt ăn thịt.
Giáo sư Lenton nói thêm như sau: "Nếu chúng ta có thể ngăn chận xu thế gia tăng của sở thích ăn thịt trên thế giới hoặc đảo ngược xu thế này thì điều đó sẽ là một sự đóng góp rất lớn. Chúng tôi chỉ nói tới chuyện quay lại với chế độ ăn uống trung bình của thế giới trong thập niên 1970 hoặc 1980. Nhưng đối với những người Tây phương trung bình thì điều đó có nghĩa là một sự thay đổi lớn -- có thể lượng thịt tiêu thụ sẽ giảm phân nửa và tôi nghĩ rằng đó không phải là điều mà chúng ta sẵn sàng để chấp nhận."
Cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cũng đề nghị tái chế biến chất thải thực vật để giúp chu kỷ carbon toàn cầu được cân bằng trở lại, trong đó có việc giữ cho carbon ở lại trong đất chứ không thải vào khí quyển.
Ông Lenton nói rằng: "Cách tốt nhất để làm điều này có thể là biến nó thành than và cho than vào trong đất của nông trại. Trong thuật ngữ chuyên môn việc này là bio-char hay sinh-than. Đối với những loại đất đai thiếu màu mỡ, đây là một cách để cải thiện phẩm chất đất, giúp cho đất giữ được nước nhiều hơn và giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn."
Kết quả cuộc nghiên cứu này được đăng tải trong tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh cho biết sự gia tăng nhanh chóng của dân số và nhu cầu thịt mỗi ngày một cao là một sự kết hợp xấu khi nói tới vấn đề biến đổi khí hậu. Họ cho rằng sự thay đổi cách sống, tái chế biến các vật liệu từ thảo mộc và bớt phung phí thức ăn có thể góp phần ngăn chận điều mà họ gọi là đại họa môi sinh.
Giáo sư Tim Lenton, người tham gia nhóm nghiên cứu này, cho biết như sau.
Giáo sư Lenton nói: "Với dân số ngày càng tăng và có phần chắc sẽ lên tới khoảng 9 tỉ rưỡi vào giữa thế kỷ này, và với xu hướng tiêu thụ thịt mỗi ngày một nhiều, mối nguy hiểm thật sự của chúng ta là chúng ta sẽ không còn đất đai để sản xuất lương thực và đặc biệt là để duy trì các hệ thống môi sinh.
Ông Lenton nói rằng thách thức trước mắt là làm thế nào để tiếp tục cải thiện hiệu suất sử dụng đất.
Giáo sư Lenton cho biết: "Theo sự tính toán của chúng tôi, nếu chúng ta không có được sự cải tiến kỹ thuật nào về hiệu suất của hoạt động canh tác và sản xuất lương thực, và đặc biệt là sản xuất thịt, thì diện tích đất mà chúng ta cần có để thỏa mãn nhu lương thực vào năm 2050 là vào khoảng 9 tỉ héc ta hay tương đương với gần 90% diện tích đất khả canh của trái đất và gần gấp đôi diện tích đất canh tác và đồng cỏ để nuôi gia súc hiện nay."
Nhu cầu thịt gia tăng không chỉ phát xuất từ các nước Tây phương mà còn đến từ các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Lenton nói: "Xu thế hiện nay, có thể nói là ngã theo Tây phương, có lẽ là điều dễ hiểu đối với những người như chúng ta vốn đã dùng nhiều thịt trong cá bữa ăn. Xu thế này tạo thêm áp lực lên hành tinh và trên bề mặt đất đai. Nhưng có một điều hay của xu thế này là sự gia tăng của nhu cầu thịt từ các nền kinh tế đang trỗi dậy đang được đáp ứng phần lớn bởi các loại thịt có hiệu suất cao nhất. Đó là ăn thịt heo và thịt gà thay vì ăn thịt bò."
Tuy nhiên, việc sử dụng những hình thức sản xuất thịt có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc có thêm những nông trại sản xuất qui mô lớn, nơi các gia súc được nuôi trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Những người chỉ trích nói rằng làm như vậy là dã man, thiếu nhân đạo và đó là một trong những lý do thường được nêu ra bởi những người cổ súy cho việc ăn chay.
Giáo sư Lenton nói tiếp: "Nếu sự hạn chế của diện tích đất đai trên trái đất đưa chúng ta tới chỗ phải áp dụng những cách thức sản xuất thịt như vậy thì chắc chắn là những mối quan tâm về phúc lợi của động vật sẽ gia tăng."
Kết quả cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cho thấy thịt bò là nguồn thịt có hiệu suất năng lượng thấp nhất. Tuy nhiên, giáo sư Lenton nói rằng sản xuất thịt một cách có hiệu quả hơn là một cách để ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một cách khác là bớt ăn thịt.
Giáo sư Lenton nói thêm như sau: "Nếu chúng ta có thể ngăn chận xu thế gia tăng của sở thích ăn thịt trên thế giới hoặc đảo ngược xu thế này thì điều đó sẽ là một sự đóng góp rất lớn. Chúng tôi chỉ nói tới chuyện quay lại với chế độ ăn uống trung bình của thế giới trong thập niên 1970 hoặc 1980. Nhưng đối với những người Tây phương trung bình thì điều đó có nghĩa là một sự thay đổi lớn -- có thể lượng thịt tiêu thụ sẽ giảm phân nửa và tôi nghĩ rằng đó không phải là điều mà chúng ta sẵn sàng để chấp nhận."
Cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cũng đề nghị tái chế biến chất thải thực vật để giúp chu kỷ carbon toàn cầu được cân bằng trở lại, trong đó có việc giữ cho carbon ở lại trong đất chứ không thải vào khí quyển.
Ông Lenton nói rằng: "Cách tốt nhất để làm điều này có thể là biến nó thành than và cho than vào trong đất của nông trại. Trong thuật ngữ chuyên môn việc này là bio-char hay sinh-than. Đối với những loại đất đai thiếu màu mỡ, đây là một cách để cải thiện phẩm chất đất, giúp cho đất giữ được nước nhiều hơn và giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn."
Kết quả cuộc nghiên cứu này được đăng tải trong tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Bớt ăn thịt có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu
Một số các nhà khoa học mới đây đã khuyên mọi người thay đổi chế độ ăn uống để ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Họ nói rằng bớt ăn thịt có thể làm giảm bớt tác động của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.
Bớt ăn thịt có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu
Một số các nhà khoa học mới đây đã khuyên mọi người thay đổi chế độ ăn uống để ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Họ nói rằng bớt ăn thịt có thể làm giảm bớt tác động của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu. Tuy nhiên, đề nghị này được đưa ra trong lúc lượng thịt tiêu thụ trên thế giới đang trên đà gia tăng. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Joe de Capua.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh cho biết sự gia tăng nhanh chóng của dân số và nhu cầu thịt mỗi ngày một cao là một sự kết hợp xấu khi nói tới vấn đề biến đổi khí hậu. Họ cho rằng sự thay đổi cách sống, tái chế biến các vật liệu từ thảo mộc và bớt phung phí thức ăn có thể góp phần ngăn chận điều mà họ gọi là đại họa môi sinh.
Giáo sư Tim Lenton, người tham gia nhóm nghiên cứu này, cho biết như sau.
Giáo sư Lenton nói: "Với dân số ngày càng tăng và có phần chắc sẽ lên tới khoảng 9 tỉ rưỡi vào giữa thế kỷ này, và với xu hướng tiêu thụ thịt mỗi ngày một nhiều, mối nguy hiểm thật sự của chúng ta là chúng ta sẽ không còn đất đai để sản xuất lương thực và đặc biệt là để duy trì các hệ thống môi sinh.
Ông Lenton nói rằng thách thức trước mắt là làm thế nào để tiếp tục cải thiện hiệu suất sử dụng đất.
Giáo sư Lenton cho biết: "Theo sự tính toán của chúng tôi, nếu chúng ta không có được sự cải tiến kỹ thuật nào về hiệu suất của hoạt động canh tác và sản xuất lương thực, và đặc biệt là sản xuất thịt, thì diện tích đất mà chúng ta cần có để thỏa mãn nhu lương thực vào năm 2050 là vào khoảng 9 tỉ héc ta hay tương đương với gần 90% diện tích đất khả canh của trái đất và gần gấp đôi diện tích đất canh tác và đồng cỏ để nuôi gia súc hiện nay."
Nhu cầu thịt gia tăng không chỉ phát xuất từ các nước Tây phương mà còn đến từ các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Lenton nói: "Xu thế hiện nay, có thể nói là ngã theo Tây phương, có lẽ là điều dễ hiểu đối với những người như chúng ta vốn đã dùng nhiều thịt trong cá bữa ăn. Xu thế này tạo thêm áp lực lên hành tinh và trên bề mặt đất đai. Nhưng có một điều hay của xu thế này là sự gia tăng của nhu cầu thịt từ các nền kinh tế đang trỗi dậy đang được đáp ứng phần lớn bởi các loại thịt có hiệu suất cao nhất. Đó là ăn thịt heo và thịt gà thay vì ăn thịt bò."
Tuy nhiên, việc sử dụng những hình thức sản xuất thịt có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc có thêm những nông trại sản xuất qui mô lớn, nơi các gia súc được nuôi trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Những người chỉ trích nói rằng làm như vậy là dã man, thiếu nhân đạo và đó là một trong những lý do thường được nêu ra bởi những người cổ súy cho việc ăn chay.
Giáo sư Lenton nói tiếp: "Nếu sự hạn chế của diện tích đất đai trên trái đất đưa chúng ta tới chỗ phải áp dụng những cách thức sản xuất thịt như vậy thì chắc chắn là những mối quan tâm về phúc lợi của động vật sẽ gia tăng."
Kết quả cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cho thấy thịt bò là nguồn thịt có hiệu suất năng lượng thấp nhất. Tuy nhiên, giáo sư Lenton nói rằng sản xuất thịt một cách có hiệu quả hơn là một cách để ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một cách khác là bớt ăn thịt.
Giáo sư Lenton nói thêm như sau: "Nếu chúng ta có thể ngăn chận xu thế gia tăng của sở thích ăn thịt trên thế giới hoặc đảo ngược xu thế này thì điều đó sẽ là một sự đóng góp rất lớn. Chúng tôi chỉ nói tới chuyện quay lại với chế độ ăn uống trung bình của thế giới trong thập niên 1970 hoặc 1980. Nhưng đối với những người Tây phương trung bình thì điều đó có nghĩa là một sự thay đổi lớn -- có thể lượng thịt tiêu thụ sẽ giảm phân nửa và tôi nghĩ rằng đó không phải là điều mà chúng ta sẵn sàng để chấp nhận."
Cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cũng đề nghị tái chế biến chất thải thực vật để giúp chu kỷ carbon toàn cầu được cân bằng trở lại, trong đó có việc giữ cho carbon ở lại trong đất chứ không thải vào khí quyển.
Ông Lenton nói rằng: "Cách tốt nhất để làm điều này có thể là biến nó thành than và cho than vào trong đất của nông trại. Trong thuật ngữ chuyên môn việc này là bio-char hay sinh-than. Đối với những loại đất đai thiếu màu mỡ, đây là một cách để cải thiện phẩm chất đất, giúp cho đất giữ được nước nhiều hơn và giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn."
Kết quả cuộc nghiên cứu này được đăng tải trong tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh cho biết sự gia tăng nhanh chóng của dân số và nhu cầu thịt mỗi ngày một cao là một sự kết hợp xấu khi nói tới vấn đề biến đổi khí hậu. Họ cho rằng sự thay đổi cách sống, tái chế biến các vật liệu từ thảo mộc và bớt phung phí thức ăn có thể góp phần ngăn chận điều mà họ gọi là đại họa môi sinh.
Giáo sư Tim Lenton, người tham gia nhóm nghiên cứu này, cho biết như sau.
Giáo sư Lenton nói: "Với dân số ngày càng tăng và có phần chắc sẽ lên tới khoảng 9 tỉ rưỡi vào giữa thế kỷ này, và với xu hướng tiêu thụ thịt mỗi ngày một nhiều, mối nguy hiểm thật sự của chúng ta là chúng ta sẽ không còn đất đai để sản xuất lương thực và đặc biệt là để duy trì các hệ thống môi sinh.
Ông Lenton nói rằng thách thức trước mắt là làm thế nào để tiếp tục cải thiện hiệu suất sử dụng đất.
Giáo sư Lenton cho biết: "Theo sự tính toán của chúng tôi, nếu chúng ta không có được sự cải tiến kỹ thuật nào về hiệu suất của hoạt động canh tác và sản xuất lương thực, và đặc biệt là sản xuất thịt, thì diện tích đất mà chúng ta cần có để thỏa mãn nhu lương thực vào năm 2050 là vào khoảng 9 tỉ héc ta hay tương đương với gần 90% diện tích đất khả canh của trái đất và gần gấp đôi diện tích đất canh tác và đồng cỏ để nuôi gia súc hiện nay."
Nhu cầu thịt gia tăng không chỉ phát xuất từ các nước Tây phương mà còn đến từ các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Lenton nói: "Xu thế hiện nay, có thể nói là ngã theo Tây phương, có lẽ là điều dễ hiểu đối với những người như chúng ta vốn đã dùng nhiều thịt trong cá bữa ăn. Xu thế này tạo thêm áp lực lên hành tinh và trên bề mặt đất đai. Nhưng có một điều hay của xu thế này là sự gia tăng của nhu cầu thịt từ các nền kinh tế đang trỗi dậy đang được đáp ứng phần lớn bởi các loại thịt có hiệu suất cao nhất. Đó là ăn thịt heo và thịt gà thay vì ăn thịt bò."
Tuy nhiên, việc sử dụng những hình thức sản xuất thịt có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc có thêm những nông trại sản xuất qui mô lớn, nơi các gia súc được nuôi trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Những người chỉ trích nói rằng làm như vậy là dã man, thiếu nhân đạo và đó là một trong những lý do thường được nêu ra bởi những người cổ súy cho việc ăn chay.
Giáo sư Lenton nói tiếp: "Nếu sự hạn chế của diện tích đất đai trên trái đất đưa chúng ta tới chỗ phải áp dụng những cách thức sản xuất thịt như vậy thì chắc chắn là những mối quan tâm về phúc lợi của động vật sẽ gia tăng."
Kết quả cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cho thấy thịt bò là nguồn thịt có hiệu suất năng lượng thấp nhất. Tuy nhiên, giáo sư Lenton nói rằng sản xuất thịt một cách có hiệu quả hơn là một cách để ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một cách khác là bớt ăn thịt.
Giáo sư Lenton nói thêm như sau: "Nếu chúng ta có thể ngăn chận xu thế gia tăng của sở thích ăn thịt trên thế giới hoặc đảo ngược xu thế này thì điều đó sẽ là một sự đóng góp rất lớn. Chúng tôi chỉ nói tới chuyện quay lại với chế độ ăn uống trung bình của thế giới trong thập niên 1970 hoặc 1980. Nhưng đối với những người Tây phương trung bình thì điều đó có nghĩa là một sự thay đổi lớn -- có thể lượng thịt tiêu thụ sẽ giảm phân nửa và tôi nghĩ rằng đó không phải là điều mà chúng ta sẵn sàng để chấp nhận."
Cuộc nghiên cứu của Đại học Exeter cũng đề nghị tái chế biến chất thải thực vật để giúp chu kỷ carbon toàn cầu được cân bằng trở lại, trong đó có việc giữ cho carbon ở lại trong đất chứ không thải vào khí quyển.
Ông Lenton nói rằng: "Cách tốt nhất để làm điều này có thể là biến nó thành than và cho than vào trong đất của nông trại. Trong thuật ngữ chuyên môn việc này là bio-char hay sinh-than. Đối với những loại đất đai thiếu màu mỡ, đây là một cách để cải thiện phẩm chất đất, giúp cho đất giữ được nước nhiều hơn và giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn."
Kết quả cuộc nghiên cứu này được đăng tải trong tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.