Trang lá cải
'Bún chửi' Việt Nam trong mắt người Mỹ
Chương trình Parts Unknown của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain trên kênh CNN ngày 25/9 đã đăng tải đoạn phim về một quán bún ở chợ Ngô Sĩ Liên, Hà Nội. Dường như không có gì đặc biệt nếu một đầu bếp nổi tiếng thế giới yêu thích ẩm thực đường phố của Việt Nam, cho đến khi người xem phát hiện ra đây là quán “bún chửi” nổi tiếng với thái độ phục vụ như “đuổi khách đi” của bà chủ.
Trong đoạn phim, đầu bếp Bourdain đã giới thiệu bà chủ quán là người “khét tiếng về cách giao tiếp thẳng thừng và sống sượng” với những câu đại loại như “gọi cái gì thì gọi nhanh lên”, “thôi tốt nhất là đi về nhà nấu lấy ăn nhé”…
“Chúng tôi chịu nghe những lời mắng để thưởng thức món này”, ông Bourdain cho biết, và miêu tả món ăn là “một tô bún nóng hổi, thơm ngon với mắm ớt cay cay, nước hầm xương và cả thịt chân giò”. Ông nói: “Đây là món nổi bật nhất trong thực đơn của quán và nó ngon tuyệt!”
Hiện tượng này không phải mới xuất hiện mà nó đã tồn tại hàng chục năm nay cùng với cụm từ “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” như một nét đặc trưng trong ẩm thực Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ nét “văn hóa” ẩm thực có một không hai này.
Nhà báo Trương Anh Ngọc đã viết trên trang Facebook cá nhân: “Các cụ nói, miếng ăn là miếng nhục, trong trường hợp này có lẽ không sai. Người ta sẵn sàng nghe bà chủ hầm hè với nhân viên bưng bê hoặc thậm chí văng vài thứ vào mặt mình và rồi chấp nhận, với lí do, ăn ở đó ngon. Mình không bao giờ chấp nhận một thứ dịch vụ thiếu văn hóa kiểu đó. Thứ văn hóa dịch vụ xuống cấp ấy sở dĩ vẫn tồn tại được và có thể sẽ còn phát triển, bởi người ta sẵn sàng chịu nhục (hoặc bịt tai lại, hoặc cho là ‘nó chừa mình ra’) để được miếng ngon.”
Tại Mỹ, nơi khách hàng luôn được đối đãi như “thượng đế”, sau khi xem đoạn phim, bà Holly, người từ tiểu bang Michigan tới thăm thủ đô Washington, cho biết: “Tôi thấy việc tới đó ăn rồi bị mắng chửi như thế khá là bất bình thường, nhưng nếu đó là chuyện thường ngày mà khách hàng vẫn quay trở lại ăn ở nhà hàng đó thì có lẽ đồ ăn ở đó phải ngon lắm. Nếu có cơ hội, tôi cũng muốn thử. Đó sẽ là trải nghiệm khác đối với tôi vì ở đây những người phục vụ rất lịch sự”. Còn bà Chloe, đến từ tiểu bang Virginia, chia sẻ: “Văn hóa khác nhau nên mọi thứ cũng khác. Chuyện đấy nghe cũng vui vui. Bà ấy trông có vẻ buồn cười”.
Trong khi đó, chị Ngọc Nguyễn, một người Việt sinh sống ở Mỹ gần 40 năm cho biết nếu có cơ hội về Việt Nam, chị cũng sẽ thử đến đây ăn bún và “coi bả dữ tới mức độ nào”. Chị Ngọc đã xem toàn bộ tập phim chứ không chỉ một clip riêng lẻ về quán “bún chửi” và nhận xét: “Mình không có đánh giá cả một dân tộc Việt Nam qua cái người bán hàng này được. Nếu bạn xem cả cái documentary (phim tài liệu) thì thấy ổng tới mấy cái chỗ nào khác cũng nice (tốt) lắm, mấy cô chiêu đãi viên cũng tốt chứ đâu phải, có mỗi cái bả đó mới lạ thôi à.”
Là một kế toán và có thời gian làm việc tại tiệm ăn của chị gái, chị Ngọc cho biết cách mà một quán của người Việt ở Mỹ đối đãi với khách hàng: “Khác hẳn. Nhất là mình thấy người ta tới là mình mời mọc liền, mình vội vã mời người ta vô, mình làm mọi cách để người ta thấy tới đây là chỗ tốt để thử món ăn của mình, rồi làm mọi cách cho người ta thấy người ta muốn trở lại ăn nữa chứ không phải người ta chưa tới bả đã chửi, bả kêu đi đi, đi chỗ khác ăn.”
Chị Ngọc cũng lo lắng nếu lần đầu tiên đưa các con về Việt Nam mà gặp những người như vậy sẽ khiến các con suy nghĩ “tại sao chỗ này là chỗ mẹ con lớn lên mà sao có những người kỳ quá”. Nhưng chị cho biết sẽ giải thích với các con rằng có người này người khác: “Chắc là mấy người buôn bán thì họ hơi có vẻ nghĩ sao nói vậy, đơn sơ chứ không giữ mồm giữ miệng”.
Trả lời báo Dân Trí hôm 10/10, bà Hán Thị Kim Thảo, chủ hàng “bún chửi”, thừa nhận mình là người "nóng tính, ăn nói có phần bỗ bã nên trong một vài tình huống có nói vài câu khó nghe với khách hàng", và sau khi được giới thiệu trên kênh CNN, bà Thảo hứa sẽ “cai chửi” để phục vụ khách hàng tốt hơn.
VOA
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
'Bún chửi' Việt Nam trong mắt người Mỹ
Chương trình Parts Unknown của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain trên kênh CNN ngày 25/9 đã đăng tải đoạn phim về một quán bún ở chợ Ngô Sĩ Liên, Hà Nội. Dường như không có gì đặc biệt nếu một đầu bếp nổi tiếng thế giới yêu thích ẩm thực đường phố của Việt Nam, cho đến khi người xem phát hiện ra đây là quán “bún chửi” nổi tiếng với thái độ phục vụ như “đuổi khách đi” của bà chủ.
Trong đoạn phim, đầu bếp Bourdain đã giới thiệu bà chủ quán là người “khét tiếng về cách giao tiếp thẳng thừng và sống sượng” với những câu đại loại như “gọi cái gì thì gọi nhanh lên”, “thôi tốt nhất là đi về nhà nấu lấy ăn nhé”…
“Chúng tôi chịu nghe những lời mắng để thưởng thức món này”, ông Bourdain cho biết, và miêu tả món ăn là “một tô bún nóng hổi, thơm ngon với mắm ớt cay cay, nước hầm xương và cả thịt chân giò”. Ông nói: “Đây là món nổi bật nhất trong thực đơn của quán và nó ngon tuyệt!”
Hiện tượng này không phải mới xuất hiện mà nó đã tồn tại hàng chục năm nay cùng với cụm từ “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” như một nét đặc trưng trong ẩm thực Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ nét “văn hóa” ẩm thực có một không hai này.
Nhà báo Trương Anh Ngọc đã viết trên trang Facebook cá nhân: “Các cụ nói, miếng ăn là miếng nhục, trong trường hợp này có lẽ không sai. Người ta sẵn sàng nghe bà chủ hầm hè với nhân viên bưng bê hoặc thậm chí văng vài thứ vào mặt mình và rồi chấp nhận, với lí do, ăn ở đó ngon. Mình không bao giờ chấp nhận một thứ dịch vụ thiếu văn hóa kiểu đó. Thứ văn hóa dịch vụ xuống cấp ấy sở dĩ vẫn tồn tại được và có thể sẽ còn phát triển, bởi người ta sẵn sàng chịu nhục (hoặc bịt tai lại, hoặc cho là ‘nó chừa mình ra’) để được miếng ngon.”
Tại Mỹ, nơi khách hàng luôn được đối đãi như “thượng đế”, sau khi xem đoạn phim, bà Holly, người từ tiểu bang Michigan tới thăm thủ đô Washington, cho biết: “Tôi thấy việc tới đó ăn rồi bị mắng chửi như thế khá là bất bình thường, nhưng nếu đó là chuyện thường ngày mà khách hàng vẫn quay trở lại ăn ở nhà hàng đó thì có lẽ đồ ăn ở đó phải ngon lắm. Nếu có cơ hội, tôi cũng muốn thử. Đó sẽ là trải nghiệm khác đối với tôi vì ở đây những người phục vụ rất lịch sự”. Còn bà Chloe, đến từ tiểu bang Virginia, chia sẻ: “Văn hóa khác nhau nên mọi thứ cũng khác. Chuyện đấy nghe cũng vui vui. Bà ấy trông có vẻ buồn cười”.
Trong khi đó, chị Ngọc Nguyễn, một người Việt sinh sống ở Mỹ gần 40 năm cho biết nếu có cơ hội về Việt Nam, chị cũng sẽ thử đến đây ăn bún và “coi bả dữ tới mức độ nào”. Chị Ngọc đã xem toàn bộ tập phim chứ không chỉ một clip riêng lẻ về quán “bún chửi” và nhận xét: “Mình không có đánh giá cả một dân tộc Việt Nam qua cái người bán hàng này được. Nếu bạn xem cả cái documentary (phim tài liệu) thì thấy ổng tới mấy cái chỗ nào khác cũng nice (tốt) lắm, mấy cô chiêu đãi viên cũng tốt chứ đâu phải, có mỗi cái bả đó mới lạ thôi à.”
Là một kế toán và có thời gian làm việc tại tiệm ăn của chị gái, chị Ngọc cho biết cách mà một quán của người Việt ở Mỹ đối đãi với khách hàng: “Khác hẳn. Nhất là mình thấy người ta tới là mình mời mọc liền, mình vội vã mời người ta vô, mình làm mọi cách để người ta thấy tới đây là chỗ tốt để thử món ăn của mình, rồi làm mọi cách cho người ta thấy người ta muốn trở lại ăn nữa chứ không phải người ta chưa tới bả đã chửi, bả kêu đi đi, đi chỗ khác ăn.”
Chị Ngọc cũng lo lắng nếu lần đầu tiên đưa các con về Việt Nam mà gặp những người như vậy sẽ khiến các con suy nghĩ “tại sao chỗ này là chỗ mẹ con lớn lên mà sao có những người kỳ quá”. Nhưng chị cho biết sẽ giải thích với các con rằng có người này người khác: “Chắc là mấy người buôn bán thì họ hơi có vẻ nghĩ sao nói vậy, đơn sơ chứ không giữ mồm giữ miệng”.
Trả lời báo Dân Trí hôm 10/10, bà Hán Thị Kim Thảo, chủ hàng “bún chửi”, thừa nhận mình là người "nóng tính, ăn nói có phần bỗ bã nên trong một vài tình huống có nói vài câu khó nghe với khách hàng", và sau khi được giới thiệu trên kênh CNN, bà Thảo hứa sẽ “cai chửi” để phục vụ khách hàng tốt hơn.
VOA