Truyện Ngắn & Phóng Sự
Buổi họp mặt khó quên - Phan Đức Minh
Bút ký : Buổi họp mặt khó quên
***
Phan Đức Minh
Trong một buổi họp mặt đông đảo , nhiều vị cao niên và một số bạn trẻ có hỏi Lão Phan tôi về cái điều : bên dưới các bài thơ song ngữ Anh - Việt của Lão tôi có ghi :
- Member of the International Society of Poets.
- Outstanding figure in Literature 2004 of Asian community & ASIA journal in San Diego, California.
là thế nào ? Do đâu mà có như vậy ? Lão tôi có giải thích sơ qua và nói tiếp : xin quý vị và các bạn vui lòng tìm đọc trên Báo…, sẽ biết rõ ràng, đầy đủ về chuyện này, chớ mình nói với nhau ở đây không thể nào rõ ràng để hiểu cho được trong khoảnh khắc ngắn ngủi như thế này…
Do đó, Lão Phan tôi xin phép trình bầy cùng quý vị và các bạn đã quan tâm tìm hỏi, đồng thời cũng là dịp để chia sẻ tâm tình cùng bạn đọc khắp nơi. ..
*
Một hôm, vì lý do chờ đợi người nhà vào Siêu Thị Vĩnh Hưng – Mira Mersa, mua đồ ăn, thức uống, Lão tôi lấy một tờ báo Anh Ngữ ở quầy để các loaị báo tặng Free cho bà con, rồi vào ngồi trong xe, đậu ở bóng mát, đọc cho qua thời gian. Ai ngờ tờ báo Anh Ngữ có tên ASIA này là cơ quan truyền thông cuả Cộng Đồng dân Á Châu tại thành phố biển êm đẹp, hiền hoà San Diego cuả tôi. Báo hay lắm , do nhiều cây viết nhà nghề, có trình độ kiến thức, nghề nghiệp rất đáng nể. Thế là khi về nhà, ngồi vào bàn máy, theo điạ chỉ email, tôi gửi luôn cho tờ báo này bài thơ ... ” ruột “ ưa thích nhất cuả tôi, viết bằng Anh Ngữ, đã từng đoạt giải hạng cao trong một cái “ Poetry Competition “ của Hội nhà Thơ Hoa Kỳ. Rồi năm sau, cũng bài đó tranh đua với hơn 5 ngàn Bài Thơ từ nhiều quốc gia gửi tới dự thi trong một cái “ International Poetry Contest “ của Hội nhà Thơ Quốc Tế. Cuối cùng, nó lọt vào hàng ngũ 6 tay “ Finalists “. Thế rồi, nó đoạt được cái giải kêu bằng “ Outstanding Poetry Prize - 1996 “, với bằng khen gửi tặng như dưới đây….
Văn bằng đủ loại !
Bài thơ “ My Fatherland – Đất Nước tôi “ đó đã từng được Hội Đồng Giám Khảo của 2 cuộc thi nói trên ghi lời khen tặng và gửi cho tôi : Bài Thơ rất dễ thương, gây xúc động lòng người, nhất là những người phải bỏ nước ra đi vì một lý do nào đó. Bài Thơ rất hay vì nó chưá đựng đầy đủ hồn thơ, gieo vần rất cẩn thận, theo lối thơ cổ điển, khó khăn, có cả tinh thần hội hoạ cuả một bức tranh với nhiều hình ảnh rõ ràng , gợi cảm, lãng mạn khi chiều tàn buông xuống và những làn khói lam mờ ảo bốc lên từ những mái nhà tranh lấp ló sau lũy tre xanh, từng đám trâu bò kéo nhau về chuồng, bước thong dong trên đường làng xóm quanh co ...
Tòa Sọan báo ASIA nhận được, liên lạc ngay với tôi bằng email, xin hỏi đôi điều rồi cho đăng ngay, thêm lời ghi chú như ở bên dưới phần chuyển dịch sang Việt ngữ….
My Fatherland
***
( Affectionately offered to my compatriots,
actually settling overseas )
*
I remember my lovely natal country
With very foggy autumnal mornings,
Covering the roofs of small houses.
That poetic scene disappeared soon after winter’s coming.
*
I love my too distant homeland,
Having long rivers and vast plains
Where there were a lot of cattle
Coming back to quiet villages at nightfall.
*
I love ancient, pointed church towers,
Silently standing in opaque, weak moonlight.
It seems they are now much farther
From me, both of heart and sight.
*
I love ranges of serrated mountains,
At their feet, columns of white-blurring smoke
Slowly rose from thatched huts in fine rains,
Surrounding clumps of trees and upstanding rocks.
*
I remember my beloved elementary school,
Where I was spending almost my childhood,
Learning how to write with my awkward hand
The two sacred words “ My Fatherland “.
*
I love earnestly my remote Fatherland.
From the other side of the Pacific Ocean,
I’d like to have my heart sent
To my childhood memories, relatives and friends…
*
San Diego, California
Phan Duc Minh
- Member of The International Society of Poets -
Phỏng dịch :
Đất Nước Tôi
*
̣- Thương mến tặng đồng bào cuả tôi hiện đang
định cư nơi hải ngoại -
*
Thương về quê cũ cuả tôi
Mờ sương những sớm giưã trời muà thu,
Phủ trên mái lá mịt mù,
Cảnh thơ mộng ấy giã từ, Đông sang.
*
Tôi yêu đất nước xa ngàn,
Có nhiều sông lớn, mênh mang ruộng đồng.
Những đàn mục súc thong dong
Trở về xóm vắng, dáng hồng chiều rơi..
*
Tôi thương thương quá đi thôi
Tháp chuông vời vợi nhìn trời lặng yên.
Sao tôi như thấy triền miên
Nỗi niềm xa vắng trong tim, trong lòng.
*
Tôi yêu dẫy núi cong cong,
Dưới chân khói biếc mênh mông một vùng.
Mái tranh mưa ướt rưng rưng,
Lùm cây, tảng đá khơi chung nỗi buồn
*
Nhớ sao trường học yêu thương,
Một thời thơ ấu vương vương lá vàng
Bàn tay tập viết dòng ngang:
“ Quê Hương, Tổ Quốc “ như mang trong hồn.
*
Ngồi đây mà thấy như còn
Bóng hình đất nước, núi non, ruộng đồng.
Bên kia Biển Thái mênh mông,
Quê Hương tôi đó, còn không bạn bè …
*
San Diego, California
Phan Đức Minh
Bên dưới bài thơ Anh Ngữ là phần ghi chú cuả Toà Soạn ASIA Magazine như thế này :
Editor’s note : Phan Duc Minh is a former national judge who served in a military court before the collapse of the South Vietnam Government in 1975. He came to the United States in 1992 after more than 12 years of being detained in various re- education camps by the communist government…
Said Minh: “ I think many other people leaving their beloved motherlands in similar circumstances, would like spending some time to long for their beloved ones after reading this poem.” ….( Phan Đức Minh là 1 cựu thẩm phán Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ tại 1 Tòa án quân sự trước khi Nam Việt Nam xụp đổ hồi năm 1975. Minh định cư tại Hoa Kỳ năm 1992, sau thời gian hơn 12 năm sống trong các trại tù cải tạo của cộng sản. Minh nói : “ Tôi nghĩ rằng nhiều người rời bỏ quê hương yêu dấu trong những trường hợp tương tự như tôi, sẽ sẵn lòng dành chút thì giờ để tưởng nhớ đến quê hương của họ, sau khi đọc bài thơ này ).
*
Thế rồi, ngày “ Mother’s Day - 2004 “ tới gần. Tôi gửi luôn bài thơ Anh Ngữ “ My Mother “ để nói lên niềm thương nhớ đối với Người Mẹ của tôi đã qua đời trong lúc tôi đang lăn mình và cuộc chiến tranh tàn khốc xẩy ra trên đất nước thân yêu của tôi. Khi Mẹ tôi qua đời, tôi đâu có được ở bên cạnh Người để nghe thấy những lời nói cuối cùng của một Bà Mẹ Việt Nam suốt đời quên mình vì chồng, vì con. Tôi đâu có được nhìn thấy người ta tiễn đưa Mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi còn nhớ rất rõ ràng những khi bị Cha tôi la rầy về cái tính tinh nghịch, ít chịu học hành, ưa đánh bi, đánh đáo, leo trèo lên cây ổi sau vườn ...thì chính Mẹ tôi là “ Luật Sư “ bênh vực, bào chữa cho tôi khỏi bị trừng phạt. Mẹ tôi bảo : Nó học giỏi, có bao giờ đứng dưới hạng 3 trong lớp đâu. Thôi “ nhất qủi, nhì ma, thứ ba học trò “ , nó là học trò giỏi thì nó có chơi nghịch một tí, Ông cũng tha cho nó…. Ôi, Mẹ thương con là như thế đó. Bài thơ tôi viết để kính tặng Mẹ tôi đã qua đời trong khi tôi đang lưu lạc giang hồ ở những vùng đất nước tràn ngập khói lửa của cuộc chiến tranh Việt - Pháp 1946 – 1954.
Verse: My Mother
( With affection, offered to all mothers, especially Vietnamese ones)
*
I grew up on a piece of land
Which, now, is very far from my sight.
About it,
I'd like to talk with you, my dear friends,
But I can't find out any words to write.
*
From this side of the Pacific Ocean,
Incessantly I have been thinking
Of my beloved natal country;
Like a battleship on the vast sea,
It had been, with sorrow, gradually sinking.
*
My Fatherland had been devastated by terrible wars
That also destroyed all my childhood's memories:
Valleys, villages. fields and cities,
But the greatest is surely My Mother,
The image of an oriental woman
Immolating her whole life for husband and children.
*
I've lost the most valuable part of my life,
Since the highest sweltering period of wars,
But she never disappears from my sight.
It made me cry at this moment: Oh, Mother!
San Diego, California
Phan Duc Minh.
- Member of the International Society of Poets -
Phỏng dịch: Mẹ Tôi
- Thương mến gửi tới tất cả các Bà Mẹ, nhất là các Bà Mẹ Việt Nam .
*
Lớn khôn từ một mảnh đất
Bây giờ xa quá đi thôi,
Tôi muốn nói lên với những người thân nhất
Mà sao tìm mãi vẫn chẳng ra lời.
*
Bên đây bờ Thái Bình Dương,
Tôi hoài nhớ đến Quê Hương,
Như một chiến thuyền nổi trên biển rộng
Dần dần chìm xuống một cách đau thương.
*
Cuộc chiến ngày nào thiêu hủy Quê tôi,
Phá tan thành thị, làng xóm, nương đồi.
Cướp mất cuả tôi biết bao kỷ niệm,
Nhưng cao quý nhất phải là hình bóng Mẹ tôi,
Hình ảnh Đông Phương cuả người phụ nữ,
Hạnh phúc chồng con, quên cả cuộc đời.
*
Tôi đã mất đi niềm cao quý nhất
Từ khi chiến tranh long trời lở đất,
Nhưng hình bóng Mẹ suốt đời còn mãi trong tôi,
Mỗi năm, giờ này, tôi gọi: Mẹ ơi!
*
San Diego - California
Phạm Ngọc Nhiễm(HNPD)
Toà Soạn gửi cho tôi một cái email, yêu cầu gửi ngay một bản “ Summary Biography " cho biết đôi điều về tiểu sử, cuộc đời, hoạt động văn học, nghệ thuật linh tinh. Vài ngày sau, khi lên mạng Internet theo dõi vụ này, tôi mới biết là : Nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập, cơ quan truyền thông này cũng như Cộng Đồng dân Á Châu tại thành phố San Diego yêu quý cuả tôi, có một cuộc “ Tuyển chọn nhân vật tiêu biểu, xuất sắc cuả Cộng Đồng năm 2004 mà cũng là năm đầu tiên, trong mọi lãnh vực hoạt động cuả Cộng Đồng tại Quê Hương, Đất Nước thứ hai là Hoa Kỳ“. Cuộc tuyển chọn. bằng cách “ Vote “ trên Internet, theo mẫu có sẵn. Tôi ngồi trước máy, “ Bình bầu, tuyển chọn “ nghiêm chỉnh cho các tổ chức, nhân vật theo những lời giới thiệu về ... tiểu sử, cuộc đời, hoạt động kèm theo bên cạnh. Chọn ai, Hội Đoàn, Tổ Chức nào ghi tên rõ ràng người hay tổ chức đo . ́Đến cái mục chọn nhân vật cho lãnh vực “ Arts, Literature, Philosophy “ , nhìn thấy tên mình trong đó, chẳng lẽ mình lại “ tuyển chọn, bầu cho mình “ . Bầu phiếu kín thì... sao cũng được, nhưng đằng này ... “ bầu phiếu...hở “ tức là “ không kín “ kia mà. Thế là tôi ghi “ No idea “ cho riêng mục đó.
Ít ngày sau, tôi ở nhà đưá con gái út, lái xe trở về thì nhận được cái bì thư trình bầy khác lạ, mỹ thuật đẹp đẽ. Mở ra thì thâý cái giấy mời nền đen, chữ vàng, chữ nghiã như sau :
ASIAN HERITAGE AWARDS
( In đè lên trên cái “ logo “ cũng mầu vàng. Bên dưới là những dòng tiếp theo ) :
ASIA, The journal of Culture and Commerce
Cordially invites you to
The First Annual ASIAN HERITAGE AWARDS
And Luncheon
honoring achievement and community service
*
Tuesday, May 18, 2004
Assembly begins 11:30 a.m.
In the Cunningham Room of
Point Loma Nazarenne University
3900 Lomaland Drive – San Diego, CA 92106
*
Lunch served at 12:00 p.m.
Emcee : Gina Lew
Keynote Speaker : Tom Fat
*
For more information and R.S.V.P. by May 14,2004
Please call
Ditas Yamane at Tel ........
*
Nominees are guests of ASIA
Other Guests $25 per person –
Space is very limited
*
Thế là cái tháng 5 này, tôi có vô số dịp để họp mặt vui vẻ và “ nhậu “ lai rai...ba sợi, mặc dầu tôi chỉ là một bô lão tay mơ, chuyên trị các loại rượu... Coca, Pepsi, 7 Up với …7 Down mà thôi. Đường xá , hồi đó, ở bản đồ vẽ theo MAPQUEST trên Internet, coi bộ tôi mà lái xe thì...không lạc sang Mễ cũng phải ... nhờ phú lít Mỹ kéo giùm mới có thể tới nơi, dù rằng cái trường Đại Ḥoc cổ nói trên cũng nằm trong lãnh thổ cuả thành phố San Diego thân yêu. Tôi liên lạc với Ban Tổ Chức và cho hay là : ngoài tôi ra, sẽ có 3 người thân trong gia đình cùng đi. Họ Ô Kê, vui vẻ, hân hoan đón mừng, hẹn gặp nhau ngày tới. Thế là: muốn chắc ăn, tôi bảo cậu con trai, một Businessman, ở đâu nó cũng tới dễ như mình làm một tô tái chín, nạm gầu, gân sách vậy, tới ngày giờ thì chở tôi cùng với thân nhân trong gia đình 3 người, cùng đi cho vui. Đúng ngày, anh con trai lái xe đưa tôi, bà nhà tôi, ghé tới Sở làm đón cô con dâu, 4 người cùng đi. Trời đất, đường xá đã xa lại loanh quanh, quẹo trái, quẹo phaỉ miết, xe hơi đâu mà lắm thế, nước Mỹ có khác, đèn xanh, đèn đỏ tùm lum, làm tôi quáng gà, mặc dầu tôi từng là Sĩ Quan cấp Tá, lái xe ỏ Việt Nam cỡ hai chục năm, rồi sang Mỹ, lái xe cũng đã 10 năm hơn, và được cơ quan DMV cấp bằng lái xe một cú 5 năm vì khen là ... Good Driver, chưa có húc nhau với ai và cũng chưa được dân phú-lít Mỹ âu yếm, thân ái tặng cho “ tíck-kít “ nào hết trơn.
Vùng biể̉n đẹp quá ! Con trai tôi lái xe, con dâu tôi ngồi ghế sau cứ phải ngó bản đồ ( hồi đó sài kiểu này ) nhắc chừng kẻo mất công quay xe, đầu đuôi, xuôi ngược lôi thôi vì đường xá vùng này coi bộ cổ kính, lên cao, xuống dốc, lòng vòng lại còn “ One Way “ tùm lum quá trời. Chạ̣y vòng vo miết rồi
- Xe hơi trên xa lộ của Mỹ đây, ớn quá ! -
cũng tới. Hỏi mấy ông nhân viên an ninh chỉ lối . Chạy rà rà lòng vòng một hồi rồi cũng tới cái Trường Đại Học hơi xa xôi này. Thiên hạ đã từng nhóm đàn ông, đàn bà, có cả thanh niên nam nữ chuyện trò vui vẻ. Một cái bàn kê trước cưả với vài nhân viên tiếp đón. Chúng tôi, bốn người tiến tới, những tiếng chào...” Hi ! Hi !…… ba, bốn... “ những cáí bắt tay, những cái “ hugs “ kiểu Mỹ thân mật tưng bừng. Người ta choàng vào cổ̉ tôi một vòng hoa, kiểu cách ...không giống ai, À ! Kiểu Hawaii chớ ! Tôi ký tên vào danh sách khách mời đặc biệt rồi ngoáy luôn vào chỗ dành cho 3 người thân cùng đi.
- University of Point Loma Nazarenne – San Diego -
Một Bà Mỹ gốc chi chi đó, trang phục kiểu Hawaii, chào đón ngay ở cưả, nói tên tôi trúng chóc cứ y như đã biết nhau từ ngày nảo, ngày nao. Chúng tôi vào trong, chào hỏi nhau tưng bừng hoa lá, chọn bàn, sau khi hỏi người hướng dẫn, chỗ ngồi sao cho thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh tôi còn trống chỗ cho nên người hướng dẫn mời một cặp thuộc loại cao niên, bô lão ngang ngưả cỡ tuổi tôi, tới ngồi. Cả hai Ông Bà đều đeo vòng toòng teng nơi cổ. Chuyện một lát tôi hân hạnh được biết ông là Giáo Sư J.E. Lindsay Carter, Ph.D. – râu tóc bạc phơ - cuả trường Đại Ḥoc SDSU ở San Diego, cái nơi con cháu cuả tôi, trước sau là bốn, năm đứa, đã từng theo họ̣c và tốt nghiệp taị đây.. Tôi khen ông...đẹp Lão quá trời ! Ông cho biết : trông vậy thôi, chớ 71 tuổi rồi, không khỏe lắm đâu. Thấy vui vui, tôi ...tới luôn Bác tài ... 71 tuổi ăn thua chi, còn thua tôi. Ông đoán coi tôi bao nhiêu ? Ông bạn già suy nghĩ cẩn thận rồi phán: nearly 80 ! – No, still much younger than what you said ! - So, hmm…75 ! – Ah ! I’ll be 75 in 2006 ! – Oh, I’m 2 years younger than you are! Ông cười vui, bắt tay tôi cái nưã vì có lẽ là mừng vì còn trẻ hơn tôi những 2 tuổi. Ông người Mỹ có Bà vợ người Phi Luật Tân cũng là nhân vật thành công trong lãnh vực giáo dục cuả Cộng Đồng Á Châu. Tôi bảo cậu con trai , có mang theo cái Camera Digital loại xịn, chụp cho 2 ông già bức ảnh kỷ niệm, mặc dầu chuyên viên nhiếp ảnh cuả buổi họp mặt đã chiã ống kính dài thoòng về phiá chúng tôi và bấm lia chia . Tôi cầm và liếc nhìn qua bản chương trình Sinh Hoạt mầu vàng để trên bàn : Phần đầu cũng trình bầy tương tự như giấy mời đã kể ở trên. Phần kế tiếp như sau :
Program
Introduction and Welcome Remarks: Joe Watkins
The Asian Heritage Awards, An overview: R.Carmen
Invitation to Lunch
Introduction of Keynote Speaker: Len Novarro
Keynote Speech : Tom Fat
Award Ceremony : Roz Carmen
Len Novarro
Recognition of Special Guest : Shigeru Yamada
Closing Remarks : Roz Carmen
Len Novarro
*
Bưã ăn trưa kiểu Mỹ, tất nhiên, được ḍon ra với món rau trộn truyền thống, vài thứ nước sauce linh tinh. Nước uống là trà và … drinking water, còn ai muốn uống giống gi khác, cứ liên lạc với nhân viên phục vụ, nam có mà nữ cũng có, ăn mặc chỉnh tề, vui vẻ lịch sự dư thưà. Kế đó là món ăn chính : thịt gà hầm với dăm thứ rau trái hầm bà làng.. Dân Việt bô lão, răng miệng sau nhiều năm trận mạc như tôi, ăn thấy cũng ô kê vì con cháu chúng nó cũng thường đưa đi ăn kiểu Mỹ, kiểu Thái, kiểu Nhật, kiểu Mễ, kiểu ” Ăn chết bỏ - All you can eat “ cho nên…chiến trận cũng quen quá rồi.
Món tráng miệng là caí bánh kem Chocolate to gần bằng … quả lựu đạn của dân…nhà lính, được mang ra thì hai xướng ngôn viên, 1 nam, 1 nữ, hai bên thay nhau giới thiệu nhân vật thuộc loại … VIP lên trước máy vi âm nói năng đôi điều ba chuyện, vui đáo để. Những tràng pháo tay nổ ào ào. Rồi đại diện các tổ chức, hôi đoàn có công đóng góp cho sự thành lập cũng như phát triển Cộng Đồng Á Châu tại thành phố biển San Diego, lên trước máy vi âm … a-lô vài lời, và lãnh tấm “ Plaque “ làm kỷ niệm. Kế đó là phần giới thiệu các nhân vật được bầu chọn là tiêu biểu, xuất sắc trong các lãnh vực sinh hoạt cuả Cộng Đồng Á Châu năm 2004, tại San Diego, California, Huê Kỳ, quê hương, đất nước thứ hai của tôi như sau :
- Community Service - Education
- Law - Performance
- Art, Philosophy, Literature - Cultural Preservation
- Entrepreneurship and Business Enterprise
- Medicine and Health
Tuy rằng Cộng Đồng Á Châu tại San Diego và cơ quan truyền thông cuả Cộng Đồng còn quá trẻ tính theo tuổi được thành lập, ra đời, cho nên không thể nào tập họp, nêu lên đầy đủ những khuôn mặt xứng đáng, nhưng tôi nghĩ rằng: bước đầu mà làm được như thế cũng đã là quý và đáng khích lệ lắm rồi bởi vì “ Vạn sự khởi đâù nan- It is the first step that costs / All things are difficult before they are easy “ kia mà. Những kỳ kế tiếp, chắc chắn sẽ đầy đủ, tốt đẹp hơn nhiều. Những nhân vật được giới thiệu, tuyển chọn kỳ này quả thực là số người thực sự xuất sắc trong lãnh vực hoạt động cuả họ, nữ cũng như nam. Nghe phần giới thiệu tiêu sử cuộc đời, thành quả hoạt động phục vụ Cộng Đồng, xã hội cuả những nhân vật được tuyển chọn năm nay, 2004, tôi thấy vô cùng thán phục. Tất cả đều được tường thuật đầy đủ trong số báo phát hành ghi ngày: May 21,2004 có tặng cho ṃoi người tham dự buổi họp mặt ngày hôm đó, cũng như sẽ được phát hành rộng rãi đi nhiều nơi. Rất tiếc khuôn khổ bài báo có hạn cho nên không thể ghi hết ra đây các nhân vật được tuyển chọn cũng như vài dòng vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp cuả quý vị đó, đã cống hiến cho Cộng Đồng, xã hội.
Riêng tôi, một “ Bô Lão hạng thường“ công trạng chưa có chi g̣oi là to tát, nhưng cũng được nữ xướng ngôn viên Gina Lew, trang phục kiểu dân Hawaii, tính tình vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi, giới thiệu vài dòng như sau và mời Lão tôi đứng lên cho bà con…chiêm ngưỡng dung nhan, sắc đẹp :
“ Duc Minh, Phan was born in Haiphong, Vietnam. As a national judge, he served in the South Vietnamese Army as a major and as an assistant military prosecutor for five northern provinces and the two cities of Hue and Da Nang and as a legal advisor for the Central Vietnam Association of journalists. Minh is the winner of numerous literary prizes for his work, and for three years straight was named Outstanding Poet by the American and International Societies of Poets. Minh came to the U.S. and San Diego in 1992 after serving 12 years plus in various re-education camps in Vietnam after the war.”… - " Phan Đức Minh sinh tại Hải Phòng, Việt Nam. Là một thẩm phán quốc gia, ông phục vụ trong quân đội miền Nam Việt Nam với cấp bậc Thiếu Tá và là một công tố viên trong Tòa án quân sự với lãnh thổ trách nhiệm là năm tỉnh phía Bắc và hai thành phố Huế, Đà Nẵng. Ông còn là Cố Vấn pháp luật cho nghiệp đoàn báo chí miền Trung Việt Nam …Minh là người đã đoạt nhiều giải thưởng văn học cho những sáng tác của mình, và trong ba năm liên tiếp, Ông được trao tặng danh hiệu “ Nhà thơ xuất sắc của các Hội nhà thơ Hoa Kỳ và Quốc Tế. “ Minh đến định cư tại Mỹ và ở San Diego vào năm 1992 sau khi đã trải qua hơn 12 năm sống trong các trại tù cải tạo ở Việt Nam, sau khi chấm dứt chiến tranh - Tháng 4 -1975 - . "...
*
Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. Xướng ngôn viên kết thúc bằng vài lời vui vẻ rồi mời tất cả các nhân vật được đề cử, tuyển chọn, có đeo cái vòng toòng teng nơi cổ, cùng nhau ra phiá trước cḥụp ảnh kỷ niệm. Trong cái cảnh ồn ào cuả buổi họp mặt vui vẻ đã tan hàng, chia tay ra về, có vài tiếng hô cuả mấy tay phó nhòm chuyên nghiệp : “ Everybody ! Everybody ! “ , nhưng liền đó lại có tiếng hô lớn hơn “ Nominees only ! Nominees only ! “ . Thế là các nhân vật cổ có đeo.... thòng lọng toòng teng chúng tôi xếp hàng cho dân phó nhòm nháy lia chia. Đội ngũ...tài tử đóng phim chúng tôi được xếp đặt lại để dân phó nhòm nháy tiếp. Mấy Anh Chị tương đối trẻ trung, gồm nhiều sắc tộc, nhưng bây giờ đã thành dân Mỹ ít nhất cũng ...từ thắt lưng trở lên, tình nguyện ngồi hàng trước cho bức ảnh thêm phần tươi trẻ, chắc chắn sẽ được trình bầy đầy đủ trong số báo phát hành kỳ tới.
Ông Chủ Tịch Cộng Đồng, gốc Nhật, cùng ông Chủ Bút tờ báo Anh ngữ ASIA, sáp đến cạnh tôi nói đôi điều ba chuyện rồi tán luôn : tờ báo của mình đang trên đà phát triển, nhưng thiếu mục “ Thơ “, nay gặp ông Minh, xin ông phụ trách cho trang Thơ này nghe ! – Lão tôi đáp : Quý vị muốn tôi mần chuyện này bao lâu ? Mình cũng có tuổi rồi, lại bận đủ thứ chuyện trên đời… - Thôi, ông cứ nhận cho 1 năm đi, 2004 – 2005 ! – Tôi sẽ cố gắng …bao vụ này 1 năm, sau đó xin “ tha “ cho Lão tôi nghe ! Cả 2 ông đều O.K. rồi bắt tay tôi cảm ơn lia lịa… Kể ra thì cũng thêm phần bận rộn nhưng cũng là cái dịp để Lão Phan tôi có cơ hội đem chút ít Thơ văn Anh ngữ nhưng đậm đà hương vị, mầu sắc Việt Nam của mình đi vào cộng đồng Á Châu. Trong môi trường này, mình sẽ có cơ hội để nói lên những điều người dân trong nước không được nói, mình sẽ cố gắng làm cho thiên hạ hiểu hơn về Cộng Đồng người Việt hải ngoại luôn hướng về đất nước cũng như dân tộc Việt Nam, để cùng nhau làm những gì có thể hầu giúp dân, cứu nước…Mình cũng có cái ước vọng đến gần và làm thân với vô số dân… gốc Mỹ, gốc… tùm lum không phải Á Châu, tham gia sinh hoạt trong Cộng đồng dân Á Châu bởi mối dây liên hệ từ chuyện hôn nhân, lấy vợ, lấy chồng…như trường hợp ông Giáo Sư Đại Học người Mỹ thứ thiệt vừa nói ở trên.
Tôi đã có khá nhiều dịp tham dự những buổi họp mặt vui vẻ với tính cách tương tự như thế này, nhiều khi lớn lao, đông đảo hơn nưã, kể từ khi còn ở Việt Nam trước năm 1975, ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, rồi ở Mỹ..Số giải thưởng lớn nhỏ thuộc lãnh vực Văn Học cuả tôi từ khi tới Mỹ, lúc đó - 2004 - đã dính con số mà người ta thường bảo là không có hên tí nào; Đó là con số ... “ Number Ten “. Giải Thưởng Việt, Mỹ, Quốc Tế …cũng có lai rai đủ cả... Phải cố ráng tí ti nưã cho xe vượt qua con số đó thì cuộc đời may ra mới ... hên được. Mà hên thế nào, hên cái giống gì thì quả thực là chịu chết, chẳng biết đâu mà mò... May mà tới bây giờ – 2017 – số giải thưởng lớn nhỏ, linh tinh, hầm bà làng của Lão tôi từ khi đến Quê Hương thứ 2 này, đã thêm con số 9, sau cái…Number Ten nói ở trên rồi, tức là đã dính con số 19, đâu còn ngán cái… ” không hên “ đó nữa….
Cuộc họp mặt vui vẻ cuả các “ Nominees “ – cùng thân nhân - để trở thành “ Candidates “ cho những cái gì vui vẻ sau này cuả Asian Community tại thành phố San Diego hiền hoà, thân thương cuả tôi sẽ là một trong những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời ba chìm bẩy nổi, chín cái lênh đênh cuả tôi, tới bây giờ đã được... 86 niên, tức là… thiếu 14 năm nưã là tròn 1 thế kỷ. .. Theo mấy tay Bác sĩ Mỹ trong cái bệnh viện hạng lớn ở San Diego mà tôi đã có dịp ra vào hơi nhiều trong mấy năm vừa qua, thì số tuổi 86 của tôi phải cộng thêm 12 tuổi nửa là…98, nghĩa là chỉ còn 2 năm nữa là tròn cái vụ…” sống lâu trăm tuổi “. Hơn 12 năm tù cải tạo của tôi, trước khi đến định cư ở Mỹ. nó vô cùng kinh khủng , làm tổn hại tinh thần và thể chất con người một cách ghê gớm lắm, khó mà ước tính cho đúng được. Ai không tin, xin cứ hỏi … ngài Senator John McCain thì rõ vì Ông này chỉ ở nhà tù ngay thành phố Hà Nội có 5 năm, ăn ở tương đối đàng hoàng, đầy đủ, để cho Báo chí, nhân vật này nọ của thế giới, của cả Hoa Kỳ lui tới quan sát, viếng thăm, ra cái điều …tù cộng sản, nhất là tù gốc Sĩ Quan Hoa Kỳ, đâu có chi là khổ sở, đâu có cái màn lên núi, lên rừng lao động bở hơi tai, sai cần cổ, khổ hơn giống chó, mà chó ở xã hội cộng sản, chớ không có phải thứ chó “ cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa “ ở xã hội Hoa kỳ đâu đấy nghe bà con !
San Diego, California
Phan Đức Minh (HNPD)
Buổi họp mặt khó quên - Phan Đức Minh
Bút ký : Buổi họp mặt khó quên
***
Phan Đức Minh
Trong một buổi họp mặt đông đảo , nhiều vị cao niên và một số bạn trẻ có hỏi Lão Phan tôi về cái điều : bên dưới các bài thơ song ngữ Anh - Việt của Lão tôi có ghi :
- Member of the International Society of Poets.
- Outstanding figure in Literature 2004 of Asian community & ASIA journal in San Diego, California.
là thế nào ? Do đâu mà có như vậy ? Lão tôi có giải thích sơ qua và nói tiếp : xin quý vị và các bạn vui lòng tìm đọc trên Báo…, sẽ biết rõ ràng, đầy đủ về chuyện này, chớ mình nói với nhau ở đây không thể nào rõ ràng để hiểu cho được trong khoảnh khắc ngắn ngủi như thế này…
Do đó, Lão Phan tôi xin phép trình bầy cùng quý vị và các bạn đã quan tâm tìm hỏi, đồng thời cũng là dịp để chia sẻ tâm tình cùng bạn đọc khắp nơi. ..
*
Một hôm, vì lý do chờ đợi người nhà vào Siêu Thị Vĩnh Hưng – Mira Mersa, mua đồ ăn, thức uống, Lão tôi lấy một tờ báo Anh Ngữ ở quầy để các loaị báo tặng Free cho bà con, rồi vào ngồi trong xe, đậu ở bóng mát, đọc cho qua thời gian. Ai ngờ tờ báo Anh Ngữ có tên ASIA này là cơ quan truyền thông cuả Cộng Đồng dân Á Châu tại thành phố biển êm đẹp, hiền hoà San Diego cuả tôi. Báo hay lắm , do nhiều cây viết nhà nghề, có trình độ kiến thức, nghề nghiệp rất đáng nể. Thế là khi về nhà, ngồi vào bàn máy, theo điạ chỉ email, tôi gửi luôn cho tờ báo này bài thơ ... ” ruột “ ưa thích nhất cuả tôi, viết bằng Anh Ngữ, đã từng đoạt giải hạng cao trong một cái “ Poetry Competition “ của Hội nhà Thơ Hoa Kỳ. Rồi năm sau, cũng bài đó tranh đua với hơn 5 ngàn Bài Thơ từ nhiều quốc gia gửi tới dự thi trong một cái “ International Poetry Contest “ của Hội nhà Thơ Quốc Tế. Cuối cùng, nó lọt vào hàng ngũ 6 tay “ Finalists “. Thế rồi, nó đoạt được cái giải kêu bằng “ Outstanding Poetry Prize - 1996 “, với bằng khen gửi tặng như dưới đây….
Văn bằng đủ loại !
Bài thơ “ My Fatherland – Đất Nước tôi “ đó đã từng được Hội Đồng Giám Khảo của 2 cuộc thi nói trên ghi lời khen tặng và gửi cho tôi : Bài Thơ rất dễ thương, gây xúc động lòng người, nhất là những người phải bỏ nước ra đi vì một lý do nào đó. Bài Thơ rất hay vì nó chưá đựng đầy đủ hồn thơ, gieo vần rất cẩn thận, theo lối thơ cổ điển, khó khăn, có cả tinh thần hội hoạ cuả một bức tranh với nhiều hình ảnh rõ ràng , gợi cảm, lãng mạn khi chiều tàn buông xuống và những làn khói lam mờ ảo bốc lên từ những mái nhà tranh lấp ló sau lũy tre xanh, từng đám trâu bò kéo nhau về chuồng, bước thong dong trên đường làng xóm quanh co ...
Tòa Sọan báo ASIA nhận được, liên lạc ngay với tôi bằng email, xin hỏi đôi điều rồi cho đăng ngay, thêm lời ghi chú như ở bên dưới phần chuyển dịch sang Việt ngữ….
My Fatherland
***
( Affectionately offered to my compatriots,
actually settling overseas )
*
I remember my lovely natal country
With very foggy autumnal mornings,
Covering the roofs of small houses.
That poetic scene disappeared soon after winter’s coming.
*
I love my too distant homeland,
Having long rivers and vast plains
Where there were a lot of cattle
Coming back to quiet villages at nightfall.
*
I love ancient, pointed church towers,
Silently standing in opaque, weak moonlight.
It seems they are now much farther
From me, both of heart and sight.
*
I love ranges of serrated mountains,
At their feet, columns of white-blurring smoke
Slowly rose from thatched huts in fine rains,
Surrounding clumps of trees and upstanding rocks.
*
I remember my beloved elementary school,
Where I was spending almost my childhood,
Learning how to write with my awkward hand
The two sacred words “ My Fatherland “.
*
I love earnestly my remote Fatherland.
From the other side of the Pacific Ocean,
I’d like to have my heart sent
To my childhood memories, relatives and friends…
*
San Diego, California
Phan Duc Minh
- Member of The International Society of Poets -
Phỏng dịch :
Đất Nước Tôi
*
̣- Thương mến tặng đồng bào cuả tôi hiện đang
định cư nơi hải ngoại -
*
Thương về quê cũ cuả tôi
Mờ sương những sớm giưã trời muà thu,
Phủ trên mái lá mịt mù,
Cảnh thơ mộng ấy giã từ, Đông sang.
*
Tôi yêu đất nước xa ngàn,
Có nhiều sông lớn, mênh mang ruộng đồng.
Những đàn mục súc thong dong
Trở về xóm vắng, dáng hồng chiều rơi..
*
Tôi thương thương quá đi thôi
Tháp chuông vời vợi nhìn trời lặng yên.
Sao tôi như thấy triền miên
Nỗi niềm xa vắng trong tim, trong lòng.
*
Tôi yêu dẫy núi cong cong,
Dưới chân khói biếc mênh mông một vùng.
Mái tranh mưa ướt rưng rưng,
Lùm cây, tảng đá khơi chung nỗi buồn
*
Nhớ sao trường học yêu thương,
Một thời thơ ấu vương vương lá vàng
Bàn tay tập viết dòng ngang:
“ Quê Hương, Tổ Quốc “ như mang trong hồn.
*
Ngồi đây mà thấy như còn
Bóng hình đất nước, núi non, ruộng đồng.
Bên kia Biển Thái mênh mông,
Quê Hương tôi đó, còn không bạn bè …
*
San Diego, California
Phan Đức Minh
Bên dưới bài thơ Anh Ngữ là phần ghi chú cuả Toà Soạn ASIA Magazine như thế này :
Editor’s note : Phan Duc Minh is a former national judge who served in a military court before the collapse of the South Vietnam Government in 1975. He came to the United States in 1992 after more than 12 years of being detained in various re- education camps by the communist government…
Said Minh: “ I think many other people leaving their beloved motherlands in similar circumstances, would like spending some time to long for their beloved ones after reading this poem.” ….( Phan Đức Minh là 1 cựu thẩm phán Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ tại 1 Tòa án quân sự trước khi Nam Việt Nam xụp đổ hồi năm 1975. Minh định cư tại Hoa Kỳ năm 1992, sau thời gian hơn 12 năm sống trong các trại tù cải tạo của cộng sản. Minh nói : “ Tôi nghĩ rằng nhiều người rời bỏ quê hương yêu dấu trong những trường hợp tương tự như tôi, sẽ sẵn lòng dành chút thì giờ để tưởng nhớ đến quê hương của họ, sau khi đọc bài thơ này ).
*
Thế rồi, ngày “ Mother’s Day - 2004 “ tới gần. Tôi gửi luôn bài thơ Anh Ngữ “ My Mother “ để nói lên niềm thương nhớ đối với Người Mẹ của tôi đã qua đời trong lúc tôi đang lăn mình và cuộc chiến tranh tàn khốc xẩy ra trên đất nước thân yêu của tôi. Khi Mẹ tôi qua đời, tôi đâu có được ở bên cạnh Người để nghe thấy những lời nói cuối cùng của một Bà Mẹ Việt Nam suốt đời quên mình vì chồng, vì con. Tôi đâu có được nhìn thấy người ta tiễn đưa Mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi còn nhớ rất rõ ràng những khi bị Cha tôi la rầy về cái tính tinh nghịch, ít chịu học hành, ưa đánh bi, đánh đáo, leo trèo lên cây ổi sau vườn ...thì chính Mẹ tôi là “ Luật Sư “ bênh vực, bào chữa cho tôi khỏi bị trừng phạt. Mẹ tôi bảo : Nó học giỏi, có bao giờ đứng dưới hạng 3 trong lớp đâu. Thôi “ nhất qủi, nhì ma, thứ ba học trò “ , nó là học trò giỏi thì nó có chơi nghịch một tí, Ông cũng tha cho nó…. Ôi, Mẹ thương con là như thế đó. Bài thơ tôi viết để kính tặng Mẹ tôi đã qua đời trong khi tôi đang lưu lạc giang hồ ở những vùng đất nước tràn ngập khói lửa của cuộc chiến tranh Việt - Pháp 1946 – 1954.
Verse: My Mother
( With affection, offered to all mothers, especially Vietnamese ones)
*
I grew up on a piece of land
Which, now, is very far from my sight.
About it,
I'd like to talk with you, my dear friends,
But I can't find out any words to write.
*
From this side of the Pacific Ocean,
Incessantly I have been thinking
Of my beloved natal country;
Like a battleship on the vast sea,
It had been, with sorrow, gradually sinking.
*
My Fatherland had been devastated by terrible wars
That also destroyed all my childhood's memories:
Valleys, villages. fields and cities,
But the greatest is surely My Mother,
The image of an oriental woman
Immolating her whole life for husband and children.
*
I've lost the most valuable part of my life,
Since the highest sweltering period of wars,
But she never disappears from my sight.
It made me cry at this moment: Oh, Mother!
San Diego, California
Phan Duc Minh.
- Member of the International Society of Poets -
Phỏng dịch: Mẹ Tôi
- Thương mến gửi tới tất cả các Bà Mẹ, nhất là các Bà Mẹ Việt Nam .
*
Lớn khôn từ một mảnh đất
Bây giờ xa quá đi thôi,
Tôi muốn nói lên với những người thân nhất
Mà sao tìm mãi vẫn chẳng ra lời.
*
Bên đây bờ Thái Bình Dương,
Tôi hoài nhớ đến Quê Hương,
Như một chiến thuyền nổi trên biển rộng
Dần dần chìm xuống một cách đau thương.
*
Cuộc chiến ngày nào thiêu hủy Quê tôi,
Phá tan thành thị, làng xóm, nương đồi.
Cướp mất cuả tôi biết bao kỷ niệm,
Nhưng cao quý nhất phải là hình bóng Mẹ tôi,
Hình ảnh Đông Phương cuả người phụ nữ,
Hạnh phúc chồng con, quên cả cuộc đời.
*
Tôi đã mất đi niềm cao quý nhất
Từ khi chiến tranh long trời lở đất,
Nhưng hình bóng Mẹ suốt đời còn mãi trong tôi,
Mỗi năm, giờ này, tôi gọi: Mẹ ơi!
*
San Diego - California
Phạm Ngọc Nhiễm(HNPD)
Toà Soạn gửi cho tôi một cái email, yêu cầu gửi ngay một bản “ Summary Biography " cho biết đôi điều về tiểu sử, cuộc đời, hoạt động văn học, nghệ thuật linh tinh. Vài ngày sau, khi lên mạng Internet theo dõi vụ này, tôi mới biết là : Nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập, cơ quan truyền thông này cũng như Cộng Đồng dân Á Châu tại thành phố San Diego yêu quý cuả tôi, có một cuộc “ Tuyển chọn nhân vật tiêu biểu, xuất sắc cuả Cộng Đồng năm 2004 mà cũng là năm đầu tiên, trong mọi lãnh vực hoạt động cuả Cộng Đồng tại Quê Hương, Đất Nước thứ hai là Hoa Kỳ“. Cuộc tuyển chọn. bằng cách “ Vote “ trên Internet, theo mẫu có sẵn. Tôi ngồi trước máy, “ Bình bầu, tuyển chọn “ nghiêm chỉnh cho các tổ chức, nhân vật theo những lời giới thiệu về ... tiểu sử, cuộc đời, hoạt động kèm theo bên cạnh. Chọn ai, Hội Đoàn, Tổ Chức nào ghi tên rõ ràng người hay tổ chức đo . ́Đến cái mục chọn nhân vật cho lãnh vực “ Arts, Literature, Philosophy “ , nhìn thấy tên mình trong đó, chẳng lẽ mình lại “ tuyển chọn, bầu cho mình “ . Bầu phiếu kín thì... sao cũng được, nhưng đằng này ... “ bầu phiếu...hở “ tức là “ không kín “ kia mà. Thế là tôi ghi “ No idea “ cho riêng mục đó.
Ít ngày sau, tôi ở nhà đưá con gái út, lái xe trở về thì nhận được cái bì thư trình bầy khác lạ, mỹ thuật đẹp đẽ. Mở ra thì thâý cái giấy mời nền đen, chữ vàng, chữ nghiã như sau :
ASIAN HERITAGE AWARDS
( In đè lên trên cái “ logo “ cũng mầu vàng. Bên dưới là những dòng tiếp theo ) :
ASIA, The journal of Culture and Commerce
Cordially invites you to
The First Annual ASIAN HERITAGE AWARDS
And Luncheon
honoring achievement and community service
*
Tuesday, May 18, 2004
Assembly begins 11:30 a.m.
In the Cunningham Room of
Point Loma Nazarenne University
3900 Lomaland Drive – San Diego, CA 92106
*
Lunch served at 12:00 p.m.
Emcee : Gina Lew
Keynote Speaker : Tom Fat
*
For more information and R.S.V.P. by May 14,2004
Please call
Ditas Yamane at Tel ........
*
Nominees are guests of ASIA
Other Guests $25 per person –
Space is very limited
*
Thế là cái tháng 5 này, tôi có vô số dịp để họp mặt vui vẻ và “ nhậu “ lai rai...ba sợi, mặc dầu tôi chỉ là một bô lão tay mơ, chuyên trị các loại rượu... Coca, Pepsi, 7 Up với …7 Down mà thôi. Đường xá , hồi đó, ở bản đồ vẽ theo MAPQUEST trên Internet, coi bộ tôi mà lái xe thì...không lạc sang Mễ cũng phải ... nhờ phú lít Mỹ kéo giùm mới có thể tới nơi, dù rằng cái trường Đại Ḥoc cổ nói trên cũng nằm trong lãnh thổ cuả thành phố San Diego thân yêu. Tôi liên lạc với Ban Tổ Chức và cho hay là : ngoài tôi ra, sẽ có 3 người thân trong gia đình cùng đi. Họ Ô Kê, vui vẻ, hân hoan đón mừng, hẹn gặp nhau ngày tới. Thế là: muốn chắc ăn, tôi bảo cậu con trai, một Businessman, ở đâu nó cũng tới dễ như mình làm một tô tái chín, nạm gầu, gân sách vậy, tới ngày giờ thì chở tôi cùng với thân nhân trong gia đình 3 người, cùng đi cho vui. Đúng ngày, anh con trai lái xe đưa tôi, bà nhà tôi, ghé tới Sở làm đón cô con dâu, 4 người cùng đi. Trời đất, đường xá đã xa lại loanh quanh, quẹo trái, quẹo phaỉ miết, xe hơi đâu mà lắm thế, nước Mỹ có khác, đèn xanh, đèn đỏ tùm lum, làm tôi quáng gà, mặc dầu tôi từng là Sĩ Quan cấp Tá, lái xe ỏ Việt Nam cỡ hai chục năm, rồi sang Mỹ, lái xe cũng đã 10 năm hơn, và được cơ quan DMV cấp bằng lái xe một cú 5 năm vì khen là ... Good Driver, chưa có húc nhau với ai và cũng chưa được dân phú-lít Mỹ âu yếm, thân ái tặng cho “ tíck-kít “ nào hết trơn.
Vùng biể̉n đẹp quá ! Con trai tôi lái xe, con dâu tôi ngồi ghế sau cứ phải ngó bản đồ ( hồi đó sài kiểu này ) nhắc chừng kẻo mất công quay xe, đầu đuôi, xuôi ngược lôi thôi vì đường xá vùng này coi bộ cổ kính, lên cao, xuống dốc, lòng vòng lại còn “ One Way “ tùm lum quá trời. Chạ̣y vòng vo miết rồi
- Xe hơi trên xa lộ của Mỹ đây, ớn quá ! -
cũng tới. Hỏi mấy ông nhân viên an ninh chỉ lối . Chạy rà rà lòng vòng một hồi rồi cũng tới cái Trường Đại Học hơi xa xôi này. Thiên hạ đã từng nhóm đàn ông, đàn bà, có cả thanh niên nam nữ chuyện trò vui vẻ. Một cái bàn kê trước cưả với vài nhân viên tiếp đón. Chúng tôi, bốn người tiến tới, những tiếng chào...” Hi ! Hi !…… ba, bốn... “ những cáí bắt tay, những cái “ hugs “ kiểu Mỹ thân mật tưng bừng. Người ta choàng vào cổ̉ tôi một vòng hoa, kiểu cách ...không giống ai, À ! Kiểu Hawaii chớ ! Tôi ký tên vào danh sách khách mời đặc biệt rồi ngoáy luôn vào chỗ dành cho 3 người thân cùng đi.
- University of Point Loma Nazarenne – San Diego -
Một Bà Mỹ gốc chi chi đó, trang phục kiểu Hawaii, chào đón ngay ở cưả, nói tên tôi trúng chóc cứ y như đã biết nhau từ ngày nảo, ngày nao. Chúng tôi vào trong, chào hỏi nhau tưng bừng hoa lá, chọn bàn, sau khi hỏi người hướng dẫn, chỗ ngồi sao cho thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh tôi còn trống chỗ cho nên người hướng dẫn mời một cặp thuộc loại cao niên, bô lão ngang ngưả cỡ tuổi tôi, tới ngồi. Cả hai Ông Bà đều đeo vòng toòng teng nơi cổ. Chuyện một lát tôi hân hạnh được biết ông là Giáo Sư J.E. Lindsay Carter, Ph.D. – râu tóc bạc phơ - cuả trường Đại Ḥoc SDSU ở San Diego, cái nơi con cháu cuả tôi, trước sau là bốn, năm đứa, đã từng theo họ̣c và tốt nghiệp taị đây.. Tôi khen ông...đẹp Lão quá trời ! Ông cho biết : trông vậy thôi, chớ 71 tuổi rồi, không khỏe lắm đâu. Thấy vui vui, tôi ...tới luôn Bác tài ... 71 tuổi ăn thua chi, còn thua tôi. Ông đoán coi tôi bao nhiêu ? Ông bạn già suy nghĩ cẩn thận rồi phán: nearly 80 ! – No, still much younger than what you said ! - So, hmm…75 ! – Ah ! I’ll be 75 in 2006 ! – Oh, I’m 2 years younger than you are! Ông cười vui, bắt tay tôi cái nưã vì có lẽ là mừng vì còn trẻ hơn tôi những 2 tuổi. Ông người Mỹ có Bà vợ người Phi Luật Tân cũng là nhân vật thành công trong lãnh vực giáo dục cuả Cộng Đồng Á Châu. Tôi bảo cậu con trai , có mang theo cái Camera Digital loại xịn, chụp cho 2 ông già bức ảnh kỷ niệm, mặc dầu chuyên viên nhiếp ảnh cuả buổi họp mặt đã chiã ống kính dài thoòng về phiá chúng tôi và bấm lia chia . Tôi cầm và liếc nhìn qua bản chương trình Sinh Hoạt mầu vàng để trên bàn : Phần đầu cũng trình bầy tương tự như giấy mời đã kể ở trên. Phần kế tiếp như sau :
Program
Introduction and Welcome Remarks: Joe Watkins
The Asian Heritage Awards, An overview: R.Carmen
Invitation to Lunch
Introduction of Keynote Speaker: Len Novarro
Keynote Speech : Tom Fat
Award Ceremony : Roz Carmen
Len Novarro
Recognition of Special Guest : Shigeru Yamada
Closing Remarks : Roz Carmen
Len Novarro
*
Bưã ăn trưa kiểu Mỹ, tất nhiên, được ḍon ra với món rau trộn truyền thống, vài thứ nước sauce linh tinh. Nước uống là trà và … drinking water, còn ai muốn uống giống gi khác, cứ liên lạc với nhân viên phục vụ, nam có mà nữ cũng có, ăn mặc chỉnh tề, vui vẻ lịch sự dư thưà. Kế đó là món ăn chính : thịt gà hầm với dăm thứ rau trái hầm bà làng.. Dân Việt bô lão, răng miệng sau nhiều năm trận mạc như tôi, ăn thấy cũng ô kê vì con cháu chúng nó cũng thường đưa đi ăn kiểu Mỹ, kiểu Thái, kiểu Nhật, kiểu Mễ, kiểu ” Ăn chết bỏ - All you can eat “ cho nên…chiến trận cũng quen quá rồi.
Món tráng miệng là caí bánh kem Chocolate to gần bằng … quả lựu đạn của dân…nhà lính, được mang ra thì hai xướng ngôn viên, 1 nam, 1 nữ, hai bên thay nhau giới thiệu nhân vật thuộc loại … VIP lên trước máy vi âm nói năng đôi điều ba chuyện, vui đáo để. Những tràng pháo tay nổ ào ào. Rồi đại diện các tổ chức, hôi đoàn có công đóng góp cho sự thành lập cũng như phát triển Cộng Đồng Á Châu tại thành phố biển San Diego, lên trước máy vi âm … a-lô vài lời, và lãnh tấm “ Plaque “ làm kỷ niệm. Kế đó là phần giới thiệu các nhân vật được bầu chọn là tiêu biểu, xuất sắc trong các lãnh vực sinh hoạt cuả Cộng Đồng Á Châu năm 2004, tại San Diego, California, Huê Kỳ, quê hương, đất nước thứ hai của tôi như sau :
- Community Service - Education
- Law - Performance
- Art, Philosophy, Literature - Cultural Preservation
- Entrepreneurship and Business Enterprise
- Medicine and Health
Tuy rằng Cộng Đồng Á Châu tại San Diego và cơ quan truyền thông cuả Cộng Đồng còn quá trẻ tính theo tuổi được thành lập, ra đời, cho nên không thể nào tập họp, nêu lên đầy đủ những khuôn mặt xứng đáng, nhưng tôi nghĩ rằng: bước đầu mà làm được như thế cũng đã là quý và đáng khích lệ lắm rồi bởi vì “ Vạn sự khởi đâù nan- It is the first step that costs / All things are difficult before they are easy “ kia mà. Những kỳ kế tiếp, chắc chắn sẽ đầy đủ, tốt đẹp hơn nhiều. Những nhân vật được giới thiệu, tuyển chọn kỳ này quả thực là số người thực sự xuất sắc trong lãnh vực hoạt động cuả họ, nữ cũng như nam. Nghe phần giới thiệu tiêu sử cuộc đời, thành quả hoạt động phục vụ Cộng Đồng, xã hội cuả những nhân vật được tuyển chọn năm nay, 2004, tôi thấy vô cùng thán phục. Tất cả đều được tường thuật đầy đủ trong số báo phát hành ghi ngày: May 21,2004 có tặng cho ṃoi người tham dự buổi họp mặt ngày hôm đó, cũng như sẽ được phát hành rộng rãi đi nhiều nơi. Rất tiếc khuôn khổ bài báo có hạn cho nên không thể ghi hết ra đây các nhân vật được tuyển chọn cũng như vài dòng vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp cuả quý vị đó, đã cống hiến cho Cộng Đồng, xã hội.
Riêng tôi, một “ Bô Lão hạng thường“ công trạng chưa có chi g̣oi là to tát, nhưng cũng được nữ xướng ngôn viên Gina Lew, trang phục kiểu dân Hawaii, tính tình vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi, giới thiệu vài dòng như sau và mời Lão tôi đứng lên cho bà con…chiêm ngưỡng dung nhan, sắc đẹp :
“ Duc Minh, Phan was born in Haiphong, Vietnam. As a national judge, he served in the South Vietnamese Army as a major and as an assistant military prosecutor for five northern provinces and the two cities of Hue and Da Nang and as a legal advisor for the Central Vietnam Association of journalists. Minh is the winner of numerous literary prizes for his work, and for three years straight was named Outstanding Poet by the American and International Societies of Poets. Minh came to the U.S. and San Diego in 1992 after serving 12 years plus in various re-education camps in Vietnam after the war.”… - " Phan Đức Minh sinh tại Hải Phòng, Việt Nam. Là một thẩm phán quốc gia, ông phục vụ trong quân đội miền Nam Việt Nam với cấp bậc Thiếu Tá và là một công tố viên trong Tòa án quân sự với lãnh thổ trách nhiệm là năm tỉnh phía Bắc và hai thành phố Huế, Đà Nẵng. Ông còn là Cố Vấn pháp luật cho nghiệp đoàn báo chí miền Trung Việt Nam …Minh là người đã đoạt nhiều giải thưởng văn học cho những sáng tác của mình, và trong ba năm liên tiếp, Ông được trao tặng danh hiệu “ Nhà thơ xuất sắc của các Hội nhà thơ Hoa Kỳ và Quốc Tế. “ Minh đến định cư tại Mỹ và ở San Diego vào năm 1992 sau khi đã trải qua hơn 12 năm sống trong các trại tù cải tạo ở Việt Nam, sau khi chấm dứt chiến tranh - Tháng 4 -1975 - . "...
*
Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. Xướng ngôn viên kết thúc bằng vài lời vui vẻ rồi mời tất cả các nhân vật được đề cử, tuyển chọn, có đeo cái vòng toòng teng nơi cổ, cùng nhau ra phiá trước cḥụp ảnh kỷ niệm. Trong cái cảnh ồn ào cuả buổi họp mặt vui vẻ đã tan hàng, chia tay ra về, có vài tiếng hô cuả mấy tay phó nhòm chuyên nghiệp : “ Everybody ! Everybody ! “ , nhưng liền đó lại có tiếng hô lớn hơn “ Nominees only ! Nominees only ! “ . Thế là các nhân vật cổ có đeo.... thòng lọng toòng teng chúng tôi xếp hàng cho dân phó nhòm nháy lia chia. Đội ngũ...tài tử đóng phim chúng tôi được xếp đặt lại để dân phó nhòm nháy tiếp. Mấy Anh Chị tương đối trẻ trung, gồm nhiều sắc tộc, nhưng bây giờ đã thành dân Mỹ ít nhất cũng ...từ thắt lưng trở lên, tình nguyện ngồi hàng trước cho bức ảnh thêm phần tươi trẻ, chắc chắn sẽ được trình bầy đầy đủ trong số báo phát hành kỳ tới.
Ông Chủ Tịch Cộng Đồng, gốc Nhật, cùng ông Chủ Bút tờ báo Anh ngữ ASIA, sáp đến cạnh tôi nói đôi điều ba chuyện rồi tán luôn : tờ báo của mình đang trên đà phát triển, nhưng thiếu mục “ Thơ “, nay gặp ông Minh, xin ông phụ trách cho trang Thơ này nghe ! – Lão tôi đáp : Quý vị muốn tôi mần chuyện này bao lâu ? Mình cũng có tuổi rồi, lại bận đủ thứ chuyện trên đời… - Thôi, ông cứ nhận cho 1 năm đi, 2004 – 2005 ! – Tôi sẽ cố gắng …bao vụ này 1 năm, sau đó xin “ tha “ cho Lão tôi nghe ! Cả 2 ông đều O.K. rồi bắt tay tôi cảm ơn lia lịa… Kể ra thì cũng thêm phần bận rộn nhưng cũng là cái dịp để Lão Phan tôi có cơ hội đem chút ít Thơ văn Anh ngữ nhưng đậm đà hương vị, mầu sắc Việt Nam của mình đi vào cộng đồng Á Châu. Trong môi trường này, mình sẽ có cơ hội để nói lên những điều người dân trong nước không được nói, mình sẽ cố gắng làm cho thiên hạ hiểu hơn về Cộng Đồng người Việt hải ngoại luôn hướng về đất nước cũng như dân tộc Việt Nam, để cùng nhau làm những gì có thể hầu giúp dân, cứu nước…Mình cũng có cái ước vọng đến gần và làm thân với vô số dân… gốc Mỹ, gốc… tùm lum không phải Á Châu, tham gia sinh hoạt trong Cộng đồng dân Á Châu bởi mối dây liên hệ từ chuyện hôn nhân, lấy vợ, lấy chồng…như trường hợp ông Giáo Sư Đại Học người Mỹ thứ thiệt vừa nói ở trên.
Tôi đã có khá nhiều dịp tham dự những buổi họp mặt vui vẻ với tính cách tương tự như thế này, nhiều khi lớn lao, đông đảo hơn nưã, kể từ khi còn ở Việt Nam trước năm 1975, ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, rồi ở Mỹ..Số giải thưởng lớn nhỏ thuộc lãnh vực Văn Học cuả tôi từ khi tới Mỹ, lúc đó - 2004 - đã dính con số mà người ta thường bảo là không có hên tí nào; Đó là con số ... “ Number Ten “. Giải Thưởng Việt, Mỹ, Quốc Tế …cũng có lai rai đủ cả... Phải cố ráng tí ti nưã cho xe vượt qua con số đó thì cuộc đời may ra mới ... hên được. Mà hên thế nào, hên cái giống gì thì quả thực là chịu chết, chẳng biết đâu mà mò... May mà tới bây giờ – 2017 – số giải thưởng lớn nhỏ, linh tinh, hầm bà làng của Lão tôi từ khi đến Quê Hương thứ 2 này, đã thêm con số 9, sau cái…Number Ten nói ở trên rồi, tức là đã dính con số 19, đâu còn ngán cái… ” không hên “ đó nữa….
Cuộc họp mặt vui vẻ cuả các “ Nominees “ – cùng thân nhân - để trở thành “ Candidates “ cho những cái gì vui vẻ sau này cuả Asian Community tại thành phố San Diego hiền hoà, thân thương cuả tôi sẽ là một trong những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời ba chìm bẩy nổi, chín cái lênh đênh cuả tôi, tới bây giờ đã được... 86 niên, tức là… thiếu 14 năm nưã là tròn 1 thế kỷ. .. Theo mấy tay Bác sĩ Mỹ trong cái bệnh viện hạng lớn ở San Diego mà tôi đã có dịp ra vào hơi nhiều trong mấy năm vừa qua, thì số tuổi 86 của tôi phải cộng thêm 12 tuổi nửa là…98, nghĩa là chỉ còn 2 năm nữa là tròn cái vụ…” sống lâu trăm tuổi “. Hơn 12 năm tù cải tạo của tôi, trước khi đến định cư ở Mỹ. nó vô cùng kinh khủng , làm tổn hại tinh thần và thể chất con người một cách ghê gớm lắm, khó mà ước tính cho đúng được. Ai không tin, xin cứ hỏi … ngài Senator John McCain thì rõ vì Ông này chỉ ở nhà tù ngay thành phố Hà Nội có 5 năm, ăn ở tương đối đàng hoàng, đầy đủ, để cho Báo chí, nhân vật này nọ của thế giới, của cả Hoa Kỳ lui tới quan sát, viếng thăm, ra cái điều …tù cộng sản, nhất là tù gốc Sĩ Quan Hoa Kỳ, đâu có chi là khổ sở, đâu có cái màn lên núi, lên rừng lao động bở hơi tai, sai cần cổ, khổ hơn giống chó, mà chó ở xã hội cộng sản, chớ không có phải thứ chó “ cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa “ ở xã hội Hoa kỳ đâu đấy nghe bà con !
San Diego, California
Phan Đức Minh (HNPD)