Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Burma hay Myanmar?

Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao?

Năm 1989, chính quyền quân sự cầm quyền lúc đó đã đổi tên đất nước, một năm sau khi tàn nhẫn đàn áp một cuộc nổi dậy, và một năm trước khi bà Aung San Suu Kyi thắng lớn trong một cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự lúc đó chỉ đơn giản là ngó lơ không công nhận. Chính quyền quân sự tuyên bố hai điều rằng Burma (Miến Điện) là một cái tên được áp đặt từ thời thuộc địa và, như tờ The Economist đã giải thích vào năm 2013, rằng cái tên này “phản ánh sự phân biệt của sắc tộc chiếm ưu thế, vì nó hàm ý đó là đất nước của dân tộc Burman (Miến) (trong khi Myanmar có nhiều dân tộc thiểu số – NBT).”

Lập luận thứ hai không thật vững: bởi một lẽ bất cứ điều gì mà chủ nghĩa ưu thế sắc tộc được ngụ ý trong cái tên gọi Miến Điện đều trở nên mờ nhạt nếu so với chính sách thực tế của chính quyền quân sự.

Ngoài ra, hai cái tên này chia sẻ một nguồn gốc chung. Mặc dù hai từ này trông hoàn toàn khác nhau nếu viết bằng tiếng Anh, nhưng ở Miến Điện chúng được phát âm gần giống nhau: với âm tiết đầu đọc nhanh, không nhấn trọng âm, hoặc là “buh” hoặc một âm gần giống như “munn”, theo sau là một âm “MA” dài hơn. Trong cả hai cái tên đều không có âm “r” nặng. Nó không bao giờ được phát âm là “MAI-an-marr”. Gustaaf Houtman, một nhà nhân học chuyên nghiên cứu về quốc gia này, giải thích rằng người bản xứ sử dụng cả hai từ: Myanmar là hình thức chính thức, được sử dụng trong văn viết, và Burma được sử dụng hàng ngày. Burma có ưu điểm là dễ phát âm (đối với người nước ngoài), và nhất quán về hình thức: hình thức tính từ là Burmese, còn không có tính từ Myanmarese.

Vậy cái tên nào nên được sử dụng? Trong nhiều năm, điều đó phụ thuộc vào quan điểm chính trị của người nói (hoặc người viết). Bà Suu Kyi và những người đồng tình với cuộc đấu tranh của bà hiển nhiên từ chối việc gọi đất nước này là “Myanmar”, bởi vì làm như vậy sẽ là thừa nhận tính hợp pháp trong lựa chọn tên gọi của chính quyền quân sự , nghĩa là thừa nhận bản thân chính quyền đó. Vì vậy, các quốc gia đồng tình với cuộc đấu tranh của bà, chủ yếu là ở châu Âu và châu Mỹ, cũng làm điều tương tự.

Nhưng kể từ khi nhậm chức với vai trò là Hạ Nghị sĩ vào bốn năm trước – và chắc chắn kể từ khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào tháng 3/2016 – những phản đối của bà đối với cái tên mới đã dịu lại. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc với cương vị là nhà lãnh đạo đất nước mình, bà chủ yếu dùng tên gọi “Myanmar”.

Người viết bài này thường đến thăm đất nước này cứ khoảng mỗi sáu tuần. Trong các bản in tạp chí, tôi tuân thủ sách hướng dẫn văn phong, và gọi quốc gia này là “Myanmar”. Trong nói chuyện, tôi sử dụng cả hai cái tên tùy lúc. Ngoài một vài du khách châu Âu lớn tuổi quá câu nệ, chưa có ai từng sửa lời tôi. Cuộc chiến về tên gọi bắt nguồn từ những ngày khi các từ Myanmar/Burma mang nhiều ý nghĩa về chính trị hơn là tên gọi một quốc gia – khi lựa chọn cách gọi “Burma” đồng nghĩa với tuyên bố đứng về bên chính nghĩa trong một cuộc đấu tranh vì tự do và công lý.

Những ngày ấy đã qua. Vấn đề của đất nước này hiện nay phức tạp hơn nhiều: không phải là làm thế nào để thuyết phục một chế độ độc tài thừa nhận ý nguyện của người dân, mà là làm thế nào để đưa hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo cùng cực càng nhanh càng tốt, và làm thế nào để dập tắt những cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ và thiết lập một nhà nước hiệu quả, công bằng với quyền lực mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ. Những vấn đề đó không hề trở nên kém phần gai góc dù bạn có sử dụng bất cứ tên gọi nào để chỉ đất nước này.

( Nghiên Cứu Quốc Tế )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Burma hay Myanmar?

Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao?

Năm 1989, chính quyền quân sự cầm quyền lúc đó đã đổi tên đất nước, một năm sau khi tàn nhẫn đàn áp một cuộc nổi dậy, và một năm trước khi bà Aung San Suu Kyi thắng lớn trong một cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự lúc đó chỉ đơn giản là ngó lơ không công nhận. Chính quyền quân sự tuyên bố hai điều rằng Burma (Miến Điện) là một cái tên được áp đặt từ thời thuộc địa và, như tờ The Economist đã giải thích vào năm 2013, rằng cái tên này “phản ánh sự phân biệt của sắc tộc chiếm ưu thế, vì nó hàm ý đó là đất nước của dân tộc Burman (Miến) (trong khi Myanmar có nhiều dân tộc thiểu số – NBT).”

Lập luận thứ hai không thật vững: bởi một lẽ bất cứ điều gì mà chủ nghĩa ưu thế sắc tộc được ngụ ý trong cái tên gọi Miến Điện đều trở nên mờ nhạt nếu so với chính sách thực tế của chính quyền quân sự.

Ngoài ra, hai cái tên này chia sẻ một nguồn gốc chung. Mặc dù hai từ này trông hoàn toàn khác nhau nếu viết bằng tiếng Anh, nhưng ở Miến Điện chúng được phát âm gần giống nhau: với âm tiết đầu đọc nhanh, không nhấn trọng âm, hoặc là “buh” hoặc một âm gần giống như “munn”, theo sau là một âm “MA” dài hơn. Trong cả hai cái tên đều không có âm “r” nặng. Nó không bao giờ được phát âm là “MAI-an-marr”. Gustaaf Houtman, một nhà nhân học chuyên nghiên cứu về quốc gia này, giải thích rằng người bản xứ sử dụng cả hai từ: Myanmar là hình thức chính thức, được sử dụng trong văn viết, và Burma được sử dụng hàng ngày. Burma có ưu điểm là dễ phát âm (đối với người nước ngoài), và nhất quán về hình thức: hình thức tính từ là Burmese, còn không có tính từ Myanmarese.

Vậy cái tên nào nên được sử dụng? Trong nhiều năm, điều đó phụ thuộc vào quan điểm chính trị của người nói (hoặc người viết). Bà Suu Kyi và những người đồng tình với cuộc đấu tranh của bà hiển nhiên từ chối việc gọi đất nước này là “Myanmar”, bởi vì làm như vậy sẽ là thừa nhận tính hợp pháp trong lựa chọn tên gọi của chính quyền quân sự , nghĩa là thừa nhận bản thân chính quyền đó. Vì vậy, các quốc gia đồng tình với cuộc đấu tranh của bà, chủ yếu là ở châu Âu và châu Mỹ, cũng làm điều tương tự.

Nhưng kể từ khi nhậm chức với vai trò là Hạ Nghị sĩ vào bốn năm trước – và chắc chắn kể từ khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào tháng 3/2016 – những phản đối của bà đối với cái tên mới đã dịu lại. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc với cương vị là nhà lãnh đạo đất nước mình, bà chủ yếu dùng tên gọi “Myanmar”.

Người viết bài này thường đến thăm đất nước này cứ khoảng mỗi sáu tuần. Trong các bản in tạp chí, tôi tuân thủ sách hướng dẫn văn phong, và gọi quốc gia này là “Myanmar”. Trong nói chuyện, tôi sử dụng cả hai cái tên tùy lúc. Ngoài một vài du khách châu Âu lớn tuổi quá câu nệ, chưa có ai từng sửa lời tôi. Cuộc chiến về tên gọi bắt nguồn từ những ngày khi các từ Myanmar/Burma mang nhiều ý nghĩa về chính trị hơn là tên gọi một quốc gia – khi lựa chọn cách gọi “Burma” đồng nghĩa với tuyên bố đứng về bên chính nghĩa trong một cuộc đấu tranh vì tự do và công lý.

Những ngày ấy đã qua. Vấn đề của đất nước này hiện nay phức tạp hơn nhiều: không phải là làm thế nào để thuyết phục một chế độ độc tài thừa nhận ý nguyện của người dân, mà là làm thế nào để đưa hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo cùng cực càng nhanh càng tốt, và làm thế nào để dập tắt những cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ và thiết lập một nhà nước hiệu quả, công bằng với quyền lực mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ. Những vấn đề đó không hề trở nên kém phần gai góc dù bạn có sử dụng bất cứ tên gọi nào để chỉ đất nước này.

( Nghiên Cứu Quốc Tế )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm