Đoạn Đường Chiến Binh
Bút ký: Người pháo thủ thành Carol
Di tích cổng thành Carol ngày nay
Khi Cố vấn bỏ Trung đoàn:
Một trong những quy luật quan trọng là cố vấn không được bỏ đơn vị tại chiến trường nếu không có phép của cấp trên. Cách đây 37 năm, ngày 2 tháng 4-1972 trung tá William Camper, cố vấn trưởng trung đoàn 56 đóng tại Camp Carroll điện về ban cố vấn sư đoàn 3 xin di tản. Ông được lệnh phải ở lại, nhưng trung tá Camper cúp máy và tìm đường thoát thân
30 năm sau, năm 1972, vị cố vấn trung đoàn, William Camper đã viết lại câu chuyện vì sao cố vấn Hoa Kỳ phải bỏ đơn vị.
Lúc đó Trung tá Camper đã là 1 tay đầy kinh nghiệm. Nhiệm kỳ 1964 ông cố vấn cho Trung đoàn 2 tại Vùng I. Tình nguyện thêm nhiệm kỳ thứ hai năm 1972 ông làm cố vấn trưởng cho Trung tá Phạm văn Ðính, trung đoàn trưởng 56 thuộc sư đoàn 3 Bộ binh. Ðây là trung đoàn yếu của sư đoàn hỏa tuyến. Nhưng trung đoàn trưởng lại được coi là 1 sỹ quan xuất sắc. Anh hùng Tết Mậu thân, chỉ huy đơn vị Hắc báo Sư đoàn 1, lính của ông được vinh dự kéo cờ trong bức hình lịch sử 1968 tại Thành Nội. Trung tá Trung đoàn trưởng 28 tuổi, vừa đem đơn vị vào nhận căn cứ Carroll được mấy ngày. Cố vấn Camper cũng là tay cừ khôi. Có phụ tá là thiếu tá Brown lỳ lợm. Camp Carroll nằm ở phía nam Cam Lộ, trên đường 9, lối đi vào Hạ Lào.
Trước đây Carroll là căn cứ của sư đoàn Nhẩy dù Hoa Kỳ 101 có cả tiểu đoàn pháo binh cơ động 175 ly. Ðây là một căn cứ hỏa lực mạnh nhất vùng I chiến thuật yểm trợ cho Khe Sanh và bao vùng toàn thể mặt trận tây bắc Quảng Trị.
Cho đến cuối tháng 3-1972 báo cáo của trung tá William Camper ghi nhận căn cứ Carroll có 1.800 binh sĩ, 1 tiểu đoàn bộ binh, Bộ chỉ huy trung đoàn, và nhiều đơn vị trực thuộc. Một tiểu đoàn pháo 155 tăng cường gồm 4 pháo đội 4 góc. Hai pháo đội 105. 1 pháo đội 155. Ðặc biệt có 1 pháo đội 175 với súng đại bác nòng dài được gọi là vua chiến trường. Quân dụng này do pháo binh Hoa Kỳ khi rút khỏi Carroll đã bàn giao lại.
Nội trong tháng 3-72 địch đã uy hiếp các tiền đồn quanh căn cứ Carroll phải rút. Gần như không còn đơn vị nào ở phía Bắc và Tây bắc. Trại Carroll đã ngửi thấy mùi của Bắc quân. Vào lúc 11:30 ngày 30-3-1972 toàn bộ trung đoàn pháo Bông Lau của cộng sản với 40 đại bác 130 và 122 tập trung hỏa lực dứt điểm Carroll.
Sau 1 ngày 1 đêm, tinh thần binh sĩ giao động nhưng ban cố vấn nghĩ rằng vẫn còn chịu đựng được. Sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng khi bộ binh cộng sản tấn công.
Lúc đó trung tá Camper đang nóng lòng chờ đợi thiếu tá cố vấn phó Joseph Brow đi lãnh tiếp tế chưa thấy về đồn. Ðến chiều ông này vượt vòng vây về được Carroll.
Hai anh sĩ quan Mỹ hết sức cô đơn giữa đơn vị Việt Nam, có cả anh trung đoàn phó Việt Nam thù Mỹ ra mặt. Tương lai chưa biết ra sao. Bèn lấy 2 lon coca nguội cuối cùng uống mừng lễ Easter tháng 4-1972. Chưa bao giờ những chiến binh Hoa Kỳ phiêu lưu này có được ngày lễ Phục sinh lạ lùng như vậy. Quay đi quay lại chợt Camper không thấy có sỹ quan Việt Nam. Họ đi đâu hết. Vội vàng nhào lên bộ chỉ huy trung đoàn và được biết ông trung tá Ðính họp bộ tham mưu khẩn cấp và loan báo Camp Carroll sẽ đầu hàng.
Căn cứ Carrol.
Trong câu chuyện kể lại 30 năm sau, Trung tá Camper cho biết, ông từ chối việc đầu hàng và liên lạc về Sư đoàn 3 xin lệnh cố vấn trưởng cho phép tìm đường máu mà ra đi. Lệnh từ cố vấn sư đoàn bắt phải ở lại vì nghĩ rằng viên cố vấn trung đoàn mất tinh thần nên tìm đường trốn khỏi đơn vị.
Sau cùng, cứ như phim ciné, 2 tay cố vấn liều chết được trực thăng Mỹ vô tình bay ngang có phản lực hộ tống đáp xuống cứu thoát, đem theo hơn 30 binh sĩ Việt Nam cùng thoát hiểm với vũ khí đầy đủ.
Khi về đến Ái Tử rồi đến Quảng Trị, cố vấn trưởng và tướng Giai, tư lệnh sư đoàn 3 vẫn không tin là trung đoàn 56 đầu hàng. Về sau khi binh sĩ chạy về kể chuyện đơn vị treo cờ trắng và cho đến khi nghe tiếng của trung tá Ðính trên đài phát thanh Hà Nội, tướng Giai ngỏ lời xin lỗi trung tá Camper.
Tuy nhiên, trong báo cáo tường trình của viên cố vấn có 1 đoạn viết như sau: “Khi trực thăng cấp cứu đưa được cố vấn ra khỏi trại, phi công nhìn thấy cả trung đoàn đang chuẩn bị đầu hàng. Vải trắng bay phất phới mọi nơi. Trung tá Camper cảm thấy hết sức bất mãn, quả là thảm kịch. Chưa bao giờ quân miền Nam lại đầu hàng cả trung đoàn. Tuy nhiên, ông viết tiếp, phải ghi nhận rằng không phải tất cả các chiến binh Việt Nam tại đồn Carroll đã lựa chọn giải pháp đầu hàng. Một pháo đội thủy quân lục chiến Việt Nam duy nhất đóng tại Carroll với nhiệm vụ yểm trợ bao vùng. Ðơn vị này đã gửi điện văn về Mai Lộc cho biết họ sẽ không đầu hàng. Khi Bắc quân tiến vào cổng trại, pháo đội B của lính mũ xanh hạ ngang nòng súng tiếp tục chiến đấu đến giờ phút cuối cùng. Rồi cũng chẳng phải tất cả các lính bộ binh khác đều theo lệnh trung tá Ðính. Trên 300 binh sĩ của tiểu đoàn đã phá vòng vây để tìm đường tự giải thoát. Cho đến giữa tháng 4-1972 đã có gần 1.000 chiến binh của trung đoàn 56 vượt qua phòng tuyến của Bắc quân mà về miền Nam.”
Ðó là nguyên văn báo cáo của Camper mới được phổ biến mấy năm gần đây.
Người anh hùng và kẻ phản bội trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Trên đường đi ngược dòng lịch sử, tìm về cuộc chiến mùa Phục sinh năm 1972, chúng tôi đọc tất cả tài liệu và đi hỏi rất nhiều người. Ðặc biệt muốn tìm cho ra, ai là nhân chứng cho thủy quân lục chiến của pháo đội B, trấn thủ Camp Carroll vào tháng 4 năm 1972. Và ai là người pháo đội trưởng đã không chịu đầu hàng. Ai đã từ chối treo vải trắng trong khu vực trách nhiệm. Nếu giờ này còn sống thì anh ở đâu.
Lang thang trong rừng lịch sử chiến tranh trên sách báo Mỹ, tôi tìm thấy tác phẩm Người anh hùng và kẻ phản bội, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa(Heroism and Betrayal in The ARVN) Tác giả Andrew A. Wiest.
Cuốn sách này viết về 2 nhân vật của quân lực miền Nam. Ðó là trung tá Huế và trung tá Ðính.
Cả hai đều là chiến hữu xuất thân từ miền Trung Việt Nam. Hoàn cảnh đưa đẩy cùng vào sinh ra tử trong nhiều trận. Trung tá Ðính, như chúng ta đã biết, đầu hàng cộng sản đầu tháng tư 72, và được tuyên dương rất ồn ào. Ðược phong cấp bậc trung tá “quân đội nhân dân”. Về sau lên thượng tá, và ngày nay giải ngũ về sống tại Huế.
Trung tá Huế thì đi tù cộng sản và được HO qua sống tại Hoa Kỳ. Ông Huế lẫm liệt từ đầu tới cuối, anh dũng trong chiến tranh, can trường trong chiến bại khi đi tù cải tạo. Sau cùng qua Mỹ làm lại cuộc đời. Hoàn cảnh của ông cũng như hàng ngàn chiến sĩ miền Nam và tác giả gọi là anh hùng.
Phần ông trung tá Ðính, với ngọn cờ trắng tại Camp Carroll và những lời xu nịnh kẻ thù trên radio, tác giả xếp ông vào loại phản bội. Dù trước đó ông Ðính đã từng là anh hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðã được gọi là “Young lion”. Xếp hạng sĩ quan trẻ xuất sắc như các tiểu mãnh sư.
Tuy nhiên, toàn bộ cuốn sách vẫn không tìm thấy bóng dáng của Pháo đội B thủy quân lục chiến tại Camp Carroll vào tháng 4-1972.
Ngoài ra, quyết định đầu hàng của Trại Carroll và trung tá Ðính là một mất mát đau thương chưa từng xẩy ra cho miền Nam. Dù cho có sự tuyên bố phản bội rõ ràng, nhưng thật sự cũng còn nhiều lý do rất phức tạp chưa ai hiểu rõ.
Chuyện “Mùa hè Cháy“
Tháp canh thành Carol trước năm 1972
Cuộc chiến mùa phục sinh 1972, phe ta gọi là mùa hè đỏ lửa theo tác phẩm rất nổi tiếng của Phan Nhật Nam. Phe miền Bắc cũng có tác phẩm của đại tá pháo binh Quý Hải.
Sách có tựa đề là Mùa Hè Cháy. Ðây là cuốn nhật ký chiến tranh gần 300 trang viết về đọan đường hành quân kéo pháo từ miền Bắc vào đánh trận Quảng Trị. Ðơn vị pháo của tác giả có tên là trung đoàn Bông Lau, trực tiếp bắn pháo tập trung vào căn cứ Carroll và sau cùng chính trung đoàn pháo này được coi như có công đầu trong việc thúc ép Carroll đầu hàng.
Tác phẩm này đã tả chi tiết con đường của miền Bắc đưa pháo vào chiến trường và chính khả năng pháo binh rất mảnh liệt từ 122 đến 130 và 152 ly của khối Cộng đã đạt được thắng lợi trong giai đoạn đầu của chiến dịch Quảng Trị mùa hè 72. Trang 211 tác giả đã có dịp ghi rõ vào ngày 1 tháng 5 năm 1972 Bắc quân tràn vào thị xã Quảng Trị, sau khi sư đoàn 3 tan hàng rút đi. Chính vào giờ phút đó lính và dân chạy loạn chen chúc trên quốc lộ số 1 thì pháo 122 và 130 của trung đoàn 38 bắn chụp lên toàn bộ đoạn đường Quảng trị-La Vang và làm thành 1 thảm cảnh mà chính cộng sản cũng biết là rất tàn khốc, khủng khiếp.
Ðó là nguyên văn tài liệu của đại tá pháo binh cộng sản Nguyễn Quý Hải tả về con đường mà sau này báo chí miền Nam gọi là Ðại lộ Kinh hoàng. Trong cuốn sách này, tác giả của pháo binh miền Bắc đã xử dụng nhiều bài viết của người Việt tại hải ngoại để dành đọc thêm phần tham khảo.
Chúng ta có dịp thấy rõ văn chương của phe cộng sản dù cố viết trung thực, vẫn còn nhiều đoạn tuyên truyền giáo điều làm hỏng giá trị lịch sử của tác phẩm.
Trong khi đó bài viết của người Việt tự do rất đơn giản và khách quan. Không có đoạn nào tuyên truyền bình luận chính trị làm người đọc chán nản.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là khi viết về vụ đầu hàng của căn cứ Carroll, không có hàng chữ nào của cộng sản viết về hành động không chịu đầu hàng của pháo đội thủy quân lục chiến.
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục đi tìm.
Lời rao đã gởi lên các báo, radio, và các trang điện toán. Vẫn còn phải đi tìm người pháo thủ của thành Carroll
Người pháo thủ Thành Carroll
Pháo 175 ly khai hỏa từ camp Carol (ảnh chụp 1968) từ HP SĐ3 TQLC Mỹ
Khi tôi gọi điện từ California về Florida lần đầu, nghe tiếng trả lời rất từ tốn. Vâng, tôi là Tâm đây. Ðúng vậy, 37 năm trước tôi là đại úy Tâm, pháo đội trưởng pháo đội B thủy quân lục chiến ở Camp Carroll.
Và như vậy là chúng tôi đã tìm được người pháo thủ thành Carroll của trận Mùa Hè 1972.
Ðầu đuôi như thế này: Tại thành phố Lutz của tiểu bang Florida có anh Thịnh là chiến hữu của anh Bẩy Saigon. Ðây là tên hiệu của đại úy Nguyễn văn Tâm.
Anh Thịnh đọc bản tin trên điện báo thấy có người hỏi về pháo binh thủy quân lục chiến ở Camp Carroll bèn liên lạc với ông Bẩy và mặt khác nhắn tin cho chúng tôi.
Và bây giờ là chuyện của của người pháo binh mũ xanh tự coi như quân đội và cả cuộc đời bỏ quên anh từ 1972.
Anh Tâm cho biết là dân Bắc kỳ di cư, cả nhà đạo gốc, đi Thủ Ðức khóa 12 ra trường năm 1962 về thủy quân lục chiến rồi đi học pháo binh. Du học Mỹ 1 năm, lập gia đình. Ðầu năm 1972 đem pháo đội B của tiểu đoàn 1 pháo binh TQLC ra Huế, đóng tại Camp Carroll, yểm trợ cho lữ đoàn 259.
Nói đến căn cứ Carroll, người pháo thủ của chúng ta hết sức dè dặt. Anh cho biết khi các cố vấn Mỹ thấy ông Ðính ra lệnh đầu hàng thì chỉ có đơn vị pháo binh thủy quân lục chiến không chấp nhận. Cả hai ông cố vấn bèn tìm đến khu vực của pháo đội B nói chuyện. Anh Tâm cũng muốn thảo luận để phối hợp hành động. Tuy nhiên bên cố vấn cũng chưa biết tính đường nào. Có thể họ nghĩ rằng phá vây đơn lẻ thì dễ thoát. Do đó mạnh ai tính lấy chuyện của mình.
Ðại úy Tâm về họp các sĩ quan, và hạ sĩ quan nòng cốt. Tất cả đồng ý không hàng. Anh Tâm bèn chia ra nhiều toán và chỉ thị sẽ tùy nghi chiến đấu tìm đường tẩu thoát. Anh ủy cho 1 sỹ quan người địa phương biết địa lý. Cố thoát về được để báo cáo cho Bộ chỉ huy TQLC. Tất cả anh em đều đồng ý không chịu kéo cờ hàng.
Sau cùng kết cục cũng không phải là trận đẫm máu như đã dự trù. Trong lúc các đơn vị bộ binh đầu hàng, địch ở ngay sau lưng thủy quân lục chiến nên hầu hết các sỹ quan pháo binh của pháo đội đều bị bắt làm tù binh. Trên 50% lính phá rào chạy thoát cùng với 1 sỹ quan đã được ông Tâm ủy nhiệm dẫn anh em chạy.
Vì là sỹ quan thủy quân lục chiến cao cấp nhất trong nhóm, lại không chịu cộng tác nên đại úy Tâm được coi là tù binh, bị tách riêng và giải đi 10 ngày 11 đêm đường bộ vào Quảng Bình rồi đưa lên xe ra Hà nội.
Suốt từ đầu tháng 4-1972 anh hoàn toàn biệt lập, giao về ở chung với các tù binh VNCH bị bắt ở Hạ Lào. Ðến 1973 cũng không được trao trả tù binh theo Hiệp Ðịnh Paris.
Cộng sản nói là miền Nam nếu muốn thì phải nói chuyện với Pathet Lào. Ðã có lúc anh bị đưa vào Hỏa lò Hà Nội rồi lại đưa lên miền Bắc. Ðến 1975 anh củng vẫn không được đưa về cùng trại với các sỹ quan tập trung cải tạo. Vì không ở chung với anh em nên anh chàng pháo binh thủy quân lục chiến hết sức cô đơn và hoàn toàn không có tin tức gì về thế giới miền Nam. Chỉ biết sống với đói rét. Vợ anh ở nhà không biết tin tức gì để thăm nuôi. Nghe đồn chồng đã chết ngay từ tháng 4-72 tại căn cứ Carroll.
Nhưng nàng không tin và vẫn chờ đợi. Hai vợ chồng mới cưới, chưa có con, bà xã làm cho Hội Việt Mỹ Saigon, năm 1975 đã có giấy cho cả nhà ra đi nhưng vẫn cố ở lại với hy vọng. Lúc đó anh bị giam ngoài Bắc chẳng hề biết tin tức gì về cuộc di tản tại Saigon. Tuy nhiên, con người vẫn có phần số riêng. Năm 1978 một số anh em cấp úy diện tù binh được đưa vào miền Nam ngay tại trại Suối Máu.
Lúc đó anh mới tìm cách báo tin về cho gia đình.
Tuy nhiên, ngay đến lúc được tha cũng không biết trước. Anh phải tự lần mò tìm đường về. Về đến Sài gòn, bỏ gói đồ đầu ngõ, lén đi qua nhà. Anh em bạn tù chỉ dẫn. Mày rình bên ngoài, ngó vào nhà thấy người lạ, có nón cối, thì đi ngay chỗ khác chơi cho khỏi bẽ bàng.
Anh Tâm làm đúng như lời dặn. Thấy trong nhà không có nón cối. Thấy vợ còn ngồi với bố mẹ. Anh bèn quay lại đầu ngõ để lấy túi xách. Yên tâm trở về.
Ông bố nói rằng: “Ai như tao thấy bóng thằng Tâm trở về.
Hóa ra Tâm về thật.
Bây giờ ở đọan cuối thì chuyện nhà ai cũng tương tự.
Ông bà HO 5 (1991).
Cô vợ của Hội Việt Mỹ một thời vẫn chung thủy chờ đợi anh. May quá, chỉ xa cách có 6 năm. Xem ra từ lúc nhập ngũ 62 đến 72 là 10 năm pháo thủ cho thủy quân lục chiến.
Lại không chịu treo cờ trắng đầu hàng mà chỉ bị tù binh 6 năm cũng là nhẹ. Anh không cho rằng vì cộng sãn nhân đạo đối với cá nhân. Tất cả là nhờ ơn Thiên Chúa. Cả nhà anh theo đạo gốc. Ðức tin giữ cho anh sống để chờ đoàn tụ. Ðức tin cũng giữ cho vợ anh sống để chờ đoàn tụ. Anh phải sống thêm 3 năm biệt lập ở kinh tế mới Hố Nai.
Trốn tránh đi theo phục quốc nhưng chuyện bất thành. Sau xoay được hộ khẩu Sài Gòn, mười năm nội trợ nuôi con cho vợ đi làm. Dù sống khó khăn nhưng rồi vợ chồng cũng HO được hai con trai qua Mỹ năm 91. Các cháu học hành đỗ đạt, có nghề chuyên môn vững chắc. Cha mẹ cũng vậy. Chuyện cũ bao năm qua anh không hề nhắc đến một lần. Ðời binh nghiệp vẫn cảm thấy lẻ loi, cô đơn như 37 năm về trước. Những ngày bị bắt, rồi bị xếp loại tù binh Hạ Lào hết sức vô lý. Ðại úy Tâm dè dặt tâm sự. Dù vậy, anh cũng có đôi điều muốn nói thêm. Anh cảm ơn sự chờ đợi thủy chung của bà xã. Hoàn cảnh của chị cũng hết sức đặc biệt. Ða số vợ con người ta đều biết tin để thăm nuôi. Riêng anh Tâm của chị hoàn toàn không có tin tức ngay từ tháng tư năm 1972. Hiệp định Paris 1973 đem lại chút hy vọng mong manh nhưng rồi lại tuyệt vọng. Có tin anh đã chết tại Carroll. Lại có tin anh đầu hàng đi theo cộng sản. Từ 72 cho đến 75, miền Nam sống trong cơn hồng thủy nên gia đình cũng chẳng nhận được tin tức. Cho đến khi người tù thực sự trở về. Chị vẫn tiếp tục giữ các kỷ niệm của anh cho đến ngày nay. Ngồi bên người vợ đã tuyên hứa một đời theo thánh lễ, anh nói lời cảm ơn vợ hiền qua điện thoại để xin niên trưởng viết thành câu, in thành chữ cho nhà em đọc.
Đoạn cuối một chuyện tình.
Phần thứ hai có thể còn quan trọng hơn khi anh hết sức ca ngợi các sỹ quan và binh sĩ Thủy quân lục chiến của pháo đội B rất nhỏ bé gần như bị bỏ quên tại căn cứ Carroll từ tháng 3 năm 1972. Cũng là lính mũ xanh, cũng mặc áo rằn mầu biển, những anh lính trẻ thủy quân lục chiến cũng xâm trên tay hai chữ Sát Cộng và trong ngực đủ 4 chữ Thương nhớ mẹ hiền. Những cậu lính vừa tròn 18 tuổi, chết không sợ, nhưng rất sợ bị địch bắt. Sát Cộng mà đầu hàng thì quê biết chừng nào.
Ngày 2 tháng 4-1972, trong khi toàn thể căn cứ Carroll đều bỏ súng, treo vải trắng, chuẩn bị đầu hàng thì riêng 100 TQLC của pháo đội B vẫn cầm súng. Tất cả đều đồng ý với anh là không đầu hàng. Dù sau đó không phải là pháo đội đã chiến đấu hy sinh cho đến người lính cuối cùng như bài tuyên dương huyền thoại của trung tá Camper. Sự thực một nửa vượt rào chạy thoát, một nửa bị bắt. Các sĩ quan của pháo đội B đều ở lại để lính phá rào vượt trại. Ngoại trừ một trung úy dân miền Trung, được anh ủy nhiệm phải tìm mọi cách đi thoát để báo cáo cho lữ đoàn. Nhưng sau cùng anh sỹ quan này cũng bị bắt trở lại.
Ðại úy Tâm còn nhớ như mới hôm qua, khi anh họp đơn vị báo tin trung đoàn đầu hàng, nhưng anh quyết định Thủy quân lục chiến sẽ không hàng. Pháo thủ của anh đều biết rằng cả trại gần 2000 binh sĩ đều bỏ súng thì 100 lính mũ xanh ăn nhằm gì. Ðịch bao vây chung quanh. Hơn 40 đại bác 130 và 122 của cộng sản đã bắn mở màn vào ngày 30 tháng 3. Súng lớn của bên ta hoàn toàn vô dụng vì các tiền đồn làm hàng rào phòng thủ đã rút hết. Vả lại, pháo đội B chỉ toàn súng 105 ly chẳng giúp gì cho cận chiến. Hàng ngũ sĩ quan cán bộ toàn thiếu úy mới ra trường. Ai biết gì đâu mà góp ý kiến.
Người pháo thủ thành Carroll.
Chính trong cái giây phút đó, tình chiến hữu của đơn vị, làm anh nhớ mãi đến hôm nay. Rất bình tĩnh và cương quyết, anh em hoàn toàn trông cậy vào ông đại úy Bắc kỳ di cư 54. Trong tinh thần đó, anh đã quyết định không hàng. Pháo đội B chạy thoát được một nửa. Một nửa bị bắt, nhưng được gọi là tù binh, không phải là hàng binh, vẫn còn vinh quang một chút cho mầu cờ sắc áo.
Anh muốn nhắn tin và hỏi han từng người một, nhưng mà suốt 37 năm qua sao chẳng gặp ai. Pháo đội B, TD 1 PB/TQLC của Camp Carroll 1972, ai còn nghe được tiếng gọi năm xưa, xin hãy đáp lời.
“Ðây là Bẩy Sài Gòn, pháo đội trưởng, pháo đội B thành Carroll, các anh có nghe tôi rõ không? Trả lời...”
Giao Chỉ, San Jose
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Bút ký: Người pháo thủ thành Carol
Di tích cổng thành Carol ngày nay
Khi Cố vấn bỏ Trung đoàn:
Một trong những quy luật quan trọng là cố vấn không được bỏ đơn vị tại chiến trường nếu không có phép của cấp trên. Cách đây 37 năm, ngày 2 tháng 4-1972 trung tá William Camper, cố vấn trưởng trung đoàn 56 đóng tại Camp Carroll điện về ban cố vấn sư đoàn 3 xin di tản. Ông được lệnh phải ở lại, nhưng trung tá Camper cúp máy và tìm đường thoát thân
30 năm sau, năm 1972, vị cố vấn trung đoàn, William Camper đã viết lại câu chuyện vì sao cố vấn Hoa Kỳ phải bỏ đơn vị.
Lúc đó Trung tá Camper đã là 1 tay đầy kinh nghiệm. Nhiệm kỳ 1964 ông cố vấn cho Trung đoàn 2 tại Vùng I. Tình nguyện thêm nhiệm kỳ thứ hai năm 1972 ông làm cố vấn trưởng cho Trung tá Phạm văn Ðính, trung đoàn trưởng 56 thuộc sư đoàn 3 Bộ binh. Ðây là trung đoàn yếu của sư đoàn hỏa tuyến. Nhưng trung đoàn trưởng lại được coi là 1 sỹ quan xuất sắc. Anh hùng Tết Mậu thân, chỉ huy đơn vị Hắc báo Sư đoàn 1, lính của ông được vinh dự kéo cờ trong bức hình lịch sử 1968 tại Thành Nội. Trung tá Trung đoàn trưởng 28 tuổi, vừa đem đơn vị vào nhận căn cứ Carroll được mấy ngày. Cố vấn Camper cũng là tay cừ khôi. Có phụ tá là thiếu tá Brown lỳ lợm. Camp Carroll nằm ở phía nam Cam Lộ, trên đường 9, lối đi vào Hạ Lào.
Trước đây Carroll là căn cứ của sư đoàn Nhẩy dù Hoa Kỳ 101 có cả tiểu đoàn pháo binh cơ động 175 ly. Ðây là một căn cứ hỏa lực mạnh nhất vùng I chiến thuật yểm trợ cho Khe Sanh và bao vùng toàn thể mặt trận tây bắc Quảng Trị.
Cho đến cuối tháng 3-1972 báo cáo của trung tá William Camper ghi nhận căn cứ Carroll có 1.800 binh sĩ, 1 tiểu đoàn bộ binh, Bộ chỉ huy trung đoàn, và nhiều đơn vị trực thuộc. Một tiểu đoàn pháo 155 tăng cường gồm 4 pháo đội 4 góc. Hai pháo đội 105. 1 pháo đội 155. Ðặc biệt có 1 pháo đội 175 với súng đại bác nòng dài được gọi là vua chiến trường. Quân dụng này do pháo binh Hoa Kỳ khi rút khỏi Carroll đã bàn giao lại.
Nội trong tháng 3-72 địch đã uy hiếp các tiền đồn quanh căn cứ Carroll phải rút. Gần như không còn đơn vị nào ở phía Bắc và Tây bắc. Trại Carroll đã ngửi thấy mùi của Bắc quân. Vào lúc 11:30 ngày 30-3-1972 toàn bộ trung đoàn pháo Bông Lau của cộng sản với 40 đại bác 130 và 122 tập trung hỏa lực dứt điểm Carroll.
Sau 1 ngày 1 đêm, tinh thần binh sĩ giao động nhưng ban cố vấn nghĩ rằng vẫn còn chịu đựng được. Sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng khi bộ binh cộng sản tấn công.
Lúc đó trung tá Camper đang nóng lòng chờ đợi thiếu tá cố vấn phó Joseph Brow đi lãnh tiếp tế chưa thấy về đồn. Ðến chiều ông này vượt vòng vây về được Carroll.
Hai anh sĩ quan Mỹ hết sức cô đơn giữa đơn vị Việt Nam, có cả anh trung đoàn phó Việt Nam thù Mỹ ra mặt. Tương lai chưa biết ra sao. Bèn lấy 2 lon coca nguội cuối cùng uống mừng lễ Easter tháng 4-1972. Chưa bao giờ những chiến binh Hoa Kỳ phiêu lưu này có được ngày lễ Phục sinh lạ lùng như vậy. Quay đi quay lại chợt Camper không thấy có sỹ quan Việt Nam. Họ đi đâu hết. Vội vàng nhào lên bộ chỉ huy trung đoàn và được biết ông trung tá Ðính họp bộ tham mưu khẩn cấp và loan báo Camp Carroll sẽ đầu hàng.
Căn cứ Carrol.
Trong câu chuyện kể lại 30 năm sau, Trung tá Camper cho biết, ông từ chối việc đầu hàng và liên lạc về Sư đoàn 3 xin lệnh cố vấn trưởng cho phép tìm đường máu mà ra đi. Lệnh từ cố vấn sư đoàn bắt phải ở lại vì nghĩ rằng viên cố vấn trung đoàn mất tinh thần nên tìm đường trốn khỏi đơn vị.
Sau cùng, cứ như phim ciné, 2 tay cố vấn liều chết được trực thăng Mỹ vô tình bay ngang có phản lực hộ tống đáp xuống cứu thoát, đem theo hơn 30 binh sĩ Việt Nam cùng thoát hiểm với vũ khí đầy đủ.
Khi về đến Ái Tử rồi đến Quảng Trị, cố vấn trưởng và tướng Giai, tư lệnh sư đoàn 3 vẫn không tin là trung đoàn 56 đầu hàng. Về sau khi binh sĩ chạy về kể chuyện đơn vị treo cờ trắng và cho đến khi nghe tiếng của trung tá Ðính trên đài phát thanh Hà Nội, tướng Giai ngỏ lời xin lỗi trung tá Camper.
Tuy nhiên, trong báo cáo tường trình của viên cố vấn có 1 đoạn viết như sau: “Khi trực thăng cấp cứu đưa được cố vấn ra khỏi trại, phi công nhìn thấy cả trung đoàn đang chuẩn bị đầu hàng. Vải trắng bay phất phới mọi nơi. Trung tá Camper cảm thấy hết sức bất mãn, quả là thảm kịch. Chưa bao giờ quân miền Nam lại đầu hàng cả trung đoàn. Tuy nhiên, ông viết tiếp, phải ghi nhận rằng không phải tất cả các chiến binh Việt Nam tại đồn Carroll đã lựa chọn giải pháp đầu hàng. Một pháo đội thủy quân lục chiến Việt Nam duy nhất đóng tại Carroll với nhiệm vụ yểm trợ bao vùng. Ðơn vị này đã gửi điện văn về Mai Lộc cho biết họ sẽ không đầu hàng. Khi Bắc quân tiến vào cổng trại, pháo đội B của lính mũ xanh hạ ngang nòng súng tiếp tục chiến đấu đến giờ phút cuối cùng. Rồi cũng chẳng phải tất cả các lính bộ binh khác đều theo lệnh trung tá Ðính. Trên 300 binh sĩ của tiểu đoàn đã phá vòng vây để tìm đường tự giải thoát. Cho đến giữa tháng 4-1972 đã có gần 1.000 chiến binh của trung đoàn 56 vượt qua phòng tuyến của Bắc quân mà về miền Nam.”
Ðó là nguyên văn báo cáo của Camper mới được phổ biến mấy năm gần đây.
Người anh hùng và kẻ phản bội trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Trên đường đi ngược dòng lịch sử, tìm về cuộc chiến mùa Phục sinh năm 1972, chúng tôi đọc tất cả tài liệu và đi hỏi rất nhiều người. Ðặc biệt muốn tìm cho ra, ai là nhân chứng cho thủy quân lục chiến của pháo đội B, trấn thủ Camp Carroll vào tháng 4 năm 1972. Và ai là người pháo đội trưởng đã không chịu đầu hàng. Ai đã từ chối treo vải trắng trong khu vực trách nhiệm. Nếu giờ này còn sống thì anh ở đâu.
Lang thang trong rừng lịch sử chiến tranh trên sách báo Mỹ, tôi tìm thấy tác phẩm Người anh hùng và kẻ phản bội, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa(Heroism and Betrayal in The ARVN) Tác giả Andrew A. Wiest.
Cuốn sách này viết về 2 nhân vật của quân lực miền Nam. Ðó là trung tá Huế và trung tá Ðính.
Cả hai đều là chiến hữu xuất thân từ miền Trung Việt Nam. Hoàn cảnh đưa đẩy cùng vào sinh ra tử trong nhiều trận. Trung tá Ðính, như chúng ta đã biết, đầu hàng cộng sản đầu tháng tư 72, và được tuyên dương rất ồn ào. Ðược phong cấp bậc trung tá “quân đội nhân dân”. Về sau lên thượng tá, và ngày nay giải ngũ về sống tại Huế.
Trung tá Huế thì đi tù cộng sản và được HO qua sống tại Hoa Kỳ. Ông Huế lẫm liệt từ đầu tới cuối, anh dũng trong chiến tranh, can trường trong chiến bại khi đi tù cải tạo. Sau cùng qua Mỹ làm lại cuộc đời. Hoàn cảnh của ông cũng như hàng ngàn chiến sĩ miền Nam và tác giả gọi là anh hùng.
Phần ông trung tá Ðính, với ngọn cờ trắng tại Camp Carroll và những lời xu nịnh kẻ thù trên radio, tác giả xếp ông vào loại phản bội. Dù trước đó ông Ðính đã từng là anh hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðã được gọi là “Young lion”. Xếp hạng sĩ quan trẻ xuất sắc như các tiểu mãnh sư.
Tuy nhiên, toàn bộ cuốn sách vẫn không tìm thấy bóng dáng của Pháo đội B thủy quân lục chiến tại Camp Carroll vào tháng 4-1972.
Ngoài ra, quyết định đầu hàng của Trại Carroll và trung tá Ðính là một mất mát đau thương chưa từng xẩy ra cho miền Nam. Dù cho có sự tuyên bố phản bội rõ ràng, nhưng thật sự cũng còn nhiều lý do rất phức tạp chưa ai hiểu rõ.
Chuyện “Mùa hè Cháy“
Tháp canh thành Carol trước năm 1972
Cuộc chiến mùa phục sinh 1972, phe ta gọi là mùa hè đỏ lửa theo tác phẩm rất nổi tiếng của Phan Nhật Nam. Phe miền Bắc cũng có tác phẩm của đại tá pháo binh Quý Hải.
Sách có tựa đề là Mùa Hè Cháy. Ðây là cuốn nhật ký chiến tranh gần 300 trang viết về đọan đường hành quân kéo pháo từ miền Bắc vào đánh trận Quảng Trị. Ðơn vị pháo của tác giả có tên là trung đoàn Bông Lau, trực tiếp bắn pháo tập trung vào căn cứ Carroll và sau cùng chính trung đoàn pháo này được coi như có công đầu trong việc thúc ép Carroll đầu hàng.
Tác phẩm này đã tả chi tiết con đường của miền Bắc đưa pháo vào chiến trường và chính khả năng pháo binh rất mảnh liệt từ 122 đến 130 và 152 ly của khối Cộng đã đạt được thắng lợi trong giai đoạn đầu của chiến dịch Quảng Trị mùa hè 72. Trang 211 tác giả đã có dịp ghi rõ vào ngày 1 tháng 5 năm 1972 Bắc quân tràn vào thị xã Quảng Trị, sau khi sư đoàn 3 tan hàng rút đi. Chính vào giờ phút đó lính và dân chạy loạn chen chúc trên quốc lộ số 1 thì pháo 122 và 130 của trung đoàn 38 bắn chụp lên toàn bộ đoạn đường Quảng trị-La Vang và làm thành 1 thảm cảnh mà chính cộng sản cũng biết là rất tàn khốc, khủng khiếp.
Ðó là nguyên văn tài liệu của đại tá pháo binh cộng sản Nguyễn Quý Hải tả về con đường mà sau này báo chí miền Nam gọi là Ðại lộ Kinh hoàng. Trong cuốn sách này, tác giả của pháo binh miền Bắc đã xử dụng nhiều bài viết của người Việt tại hải ngoại để dành đọc thêm phần tham khảo.
Chúng ta có dịp thấy rõ văn chương của phe cộng sản dù cố viết trung thực, vẫn còn nhiều đoạn tuyên truyền giáo điều làm hỏng giá trị lịch sử của tác phẩm.
Trong khi đó bài viết của người Việt tự do rất đơn giản và khách quan. Không có đoạn nào tuyên truyền bình luận chính trị làm người đọc chán nản.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là khi viết về vụ đầu hàng của căn cứ Carroll, không có hàng chữ nào của cộng sản viết về hành động không chịu đầu hàng của pháo đội thủy quân lục chiến.
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục đi tìm.
Lời rao đã gởi lên các báo, radio, và các trang điện toán. Vẫn còn phải đi tìm người pháo thủ của thành Carroll
Người pháo thủ Thành Carroll
Pháo 175 ly khai hỏa từ camp Carol (ảnh chụp 1968) từ HP SĐ3 TQLC Mỹ
Khi tôi gọi điện từ California về Florida lần đầu, nghe tiếng trả lời rất từ tốn. Vâng, tôi là Tâm đây. Ðúng vậy, 37 năm trước tôi là đại úy Tâm, pháo đội trưởng pháo đội B thủy quân lục chiến ở Camp Carroll.
Và như vậy là chúng tôi đã tìm được người pháo thủ thành Carroll của trận Mùa Hè 1972.
Ðầu đuôi như thế này: Tại thành phố Lutz của tiểu bang Florida có anh Thịnh là chiến hữu của anh Bẩy Saigon. Ðây là tên hiệu của đại úy Nguyễn văn Tâm.
Anh Thịnh đọc bản tin trên điện báo thấy có người hỏi về pháo binh thủy quân lục chiến ở Camp Carroll bèn liên lạc với ông Bẩy và mặt khác nhắn tin cho chúng tôi.
Và bây giờ là chuyện của của người pháo binh mũ xanh tự coi như quân đội và cả cuộc đời bỏ quên anh từ 1972.
Anh Tâm cho biết là dân Bắc kỳ di cư, cả nhà đạo gốc, đi Thủ Ðức khóa 12 ra trường năm 1962 về thủy quân lục chiến rồi đi học pháo binh. Du học Mỹ 1 năm, lập gia đình. Ðầu năm 1972 đem pháo đội B của tiểu đoàn 1 pháo binh TQLC ra Huế, đóng tại Camp Carroll, yểm trợ cho lữ đoàn 259.
Nói đến căn cứ Carroll, người pháo thủ của chúng ta hết sức dè dặt. Anh cho biết khi các cố vấn Mỹ thấy ông Ðính ra lệnh đầu hàng thì chỉ có đơn vị pháo binh thủy quân lục chiến không chấp nhận. Cả hai ông cố vấn bèn tìm đến khu vực của pháo đội B nói chuyện. Anh Tâm cũng muốn thảo luận để phối hợp hành động. Tuy nhiên bên cố vấn cũng chưa biết tính đường nào. Có thể họ nghĩ rằng phá vây đơn lẻ thì dễ thoát. Do đó mạnh ai tính lấy chuyện của mình.
Ðại úy Tâm về họp các sĩ quan, và hạ sĩ quan nòng cốt. Tất cả đồng ý không hàng. Anh Tâm bèn chia ra nhiều toán và chỉ thị sẽ tùy nghi chiến đấu tìm đường tẩu thoát. Anh ủy cho 1 sỹ quan người địa phương biết địa lý. Cố thoát về được để báo cáo cho Bộ chỉ huy TQLC. Tất cả anh em đều đồng ý không chịu kéo cờ hàng.
Sau cùng kết cục cũng không phải là trận đẫm máu như đã dự trù. Trong lúc các đơn vị bộ binh đầu hàng, địch ở ngay sau lưng thủy quân lục chiến nên hầu hết các sỹ quan pháo binh của pháo đội đều bị bắt làm tù binh. Trên 50% lính phá rào chạy thoát cùng với 1 sỹ quan đã được ông Tâm ủy nhiệm dẫn anh em chạy.
Vì là sỹ quan thủy quân lục chiến cao cấp nhất trong nhóm, lại không chịu cộng tác nên đại úy Tâm được coi là tù binh, bị tách riêng và giải đi 10 ngày 11 đêm đường bộ vào Quảng Bình rồi đưa lên xe ra Hà nội.
Suốt từ đầu tháng 4-1972 anh hoàn toàn biệt lập, giao về ở chung với các tù binh VNCH bị bắt ở Hạ Lào. Ðến 1973 cũng không được trao trả tù binh theo Hiệp Ðịnh Paris.
Cộng sản nói là miền Nam nếu muốn thì phải nói chuyện với Pathet Lào. Ðã có lúc anh bị đưa vào Hỏa lò Hà Nội rồi lại đưa lên miền Bắc. Ðến 1975 anh củng vẫn không được đưa về cùng trại với các sỹ quan tập trung cải tạo. Vì không ở chung với anh em nên anh chàng pháo binh thủy quân lục chiến hết sức cô đơn và hoàn toàn không có tin tức gì về thế giới miền Nam. Chỉ biết sống với đói rét. Vợ anh ở nhà không biết tin tức gì để thăm nuôi. Nghe đồn chồng đã chết ngay từ tháng 4-72 tại căn cứ Carroll.
Nhưng nàng không tin và vẫn chờ đợi. Hai vợ chồng mới cưới, chưa có con, bà xã làm cho Hội Việt Mỹ Saigon, năm 1975 đã có giấy cho cả nhà ra đi nhưng vẫn cố ở lại với hy vọng. Lúc đó anh bị giam ngoài Bắc chẳng hề biết tin tức gì về cuộc di tản tại Saigon. Tuy nhiên, con người vẫn có phần số riêng. Năm 1978 một số anh em cấp úy diện tù binh được đưa vào miền Nam ngay tại trại Suối Máu.
Lúc đó anh mới tìm cách báo tin về cho gia đình.
Tuy nhiên, ngay đến lúc được tha cũng không biết trước. Anh phải tự lần mò tìm đường về. Về đến Sài gòn, bỏ gói đồ đầu ngõ, lén đi qua nhà. Anh em bạn tù chỉ dẫn. Mày rình bên ngoài, ngó vào nhà thấy người lạ, có nón cối, thì đi ngay chỗ khác chơi cho khỏi bẽ bàng.
Anh Tâm làm đúng như lời dặn. Thấy trong nhà không có nón cối. Thấy vợ còn ngồi với bố mẹ. Anh bèn quay lại đầu ngõ để lấy túi xách. Yên tâm trở về.
Ông bố nói rằng: “Ai như tao thấy bóng thằng Tâm trở về.
Hóa ra Tâm về thật.
Bây giờ ở đọan cuối thì chuyện nhà ai cũng tương tự.
Ông bà HO 5 (1991).
Cô vợ của Hội Việt Mỹ một thời vẫn chung thủy chờ đợi anh. May quá, chỉ xa cách có 6 năm. Xem ra từ lúc nhập ngũ 62 đến 72 là 10 năm pháo thủ cho thủy quân lục chiến.
Lại không chịu treo cờ trắng đầu hàng mà chỉ bị tù binh 6 năm cũng là nhẹ. Anh không cho rằng vì cộng sãn nhân đạo đối với cá nhân. Tất cả là nhờ ơn Thiên Chúa. Cả nhà anh theo đạo gốc. Ðức tin giữ cho anh sống để chờ đoàn tụ. Ðức tin cũng giữ cho vợ anh sống để chờ đoàn tụ. Anh phải sống thêm 3 năm biệt lập ở kinh tế mới Hố Nai.
Trốn tránh đi theo phục quốc nhưng chuyện bất thành. Sau xoay được hộ khẩu Sài Gòn, mười năm nội trợ nuôi con cho vợ đi làm. Dù sống khó khăn nhưng rồi vợ chồng cũng HO được hai con trai qua Mỹ năm 91. Các cháu học hành đỗ đạt, có nghề chuyên môn vững chắc. Cha mẹ cũng vậy. Chuyện cũ bao năm qua anh không hề nhắc đến một lần. Ðời binh nghiệp vẫn cảm thấy lẻ loi, cô đơn như 37 năm về trước. Những ngày bị bắt, rồi bị xếp loại tù binh Hạ Lào hết sức vô lý. Ðại úy Tâm dè dặt tâm sự. Dù vậy, anh cũng có đôi điều muốn nói thêm. Anh cảm ơn sự chờ đợi thủy chung của bà xã. Hoàn cảnh của chị cũng hết sức đặc biệt. Ða số vợ con người ta đều biết tin để thăm nuôi. Riêng anh Tâm của chị hoàn toàn không có tin tức ngay từ tháng tư năm 1972. Hiệp định Paris 1973 đem lại chút hy vọng mong manh nhưng rồi lại tuyệt vọng. Có tin anh đã chết tại Carroll. Lại có tin anh đầu hàng đi theo cộng sản. Từ 72 cho đến 75, miền Nam sống trong cơn hồng thủy nên gia đình cũng chẳng nhận được tin tức. Cho đến khi người tù thực sự trở về. Chị vẫn tiếp tục giữ các kỷ niệm của anh cho đến ngày nay. Ngồi bên người vợ đã tuyên hứa một đời theo thánh lễ, anh nói lời cảm ơn vợ hiền qua điện thoại để xin niên trưởng viết thành câu, in thành chữ cho nhà em đọc.
Đoạn cuối một chuyện tình.
Phần thứ hai có thể còn quan trọng hơn khi anh hết sức ca ngợi các sỹ quan và binh sĩ Thủy quân lục chiến của pháo đội B rất nhỏ bé gần như bị bỏ quên tại căn cứ Carroll từ tháng 3 năm 1972. Cũng là lính mũ xanh, cũng mặc áo rằn mầu biển, những anh lính trẻ thủy quân lục chiến cũng xâm trên tay hai chữ Sát Cộng và trong ngực đủ 4 chữ Thương nhớ mẹ hiền. Những cậu lính vừa tròn 18 tuổi, chết không sợ, nhưng rất sợ bị địch bắt. Sát Cộng mà đầu hàng thì quê biết chừng nào.
Ngày 2 tháng 4-1972, trong khi toàn thể căn cứ Carroll đều bỏ súng, treo vải trắng, chuẩn bị đầu hàng thì riêng 100 TQLC của pháo đội B vẫn cầm súng. Tất cả đều đồng ý với anh là không đầu hàng. Dù sau đó không phải là pháo đội đã chiến đấu hy sinh cho đến người lính cuối cùng như bài tuyên dương huyền thoại của trung tá Camper. Sự thực một nửa vượt rào chạy thoát, một nửa bị bắt. Các sĩ quan của pháo đội B đều ở lại để lính phá rào vượt trại. Ngoại trừ một trung úy dân miền Trung, được anh ủy nhiệm phải tìm mọi cách đi thoát để báo cáo cho lữ đoàn. Nhưng sau cùng anh sỹ quan này cũng bị bắt trở lại.
Ðại úy Tâm còn nhớ như mới hôm qua, khi anh họp đơn vị báo tin trung đoàn đầu hàng, nhưng anh quyết định Thủy quân lục chiến sẽ không hàng. Pháo thủ của anh đều biết rằng cả trại gần 2000 binh sĩ đều bỏ súng thì 100 lính mũ xanh ăn nhằm gì. Ðịch bao vây chung quanh. Hơn 40 đại bác 130 và 122 của cộng sản đã bắn mở màn vào ngày 30 tháng 3. Súng lớn của bên ta hoàn toàn vô dụng vì các tiền đồn làm hàng rào phòng thủ đã rút hết. Vả lại, pháo đội B chỉ toàn súng 105 ly chẳng giúp gì cho cận chiến. Hàng ngũ sĩ quan cán bộ toàn thiếu úy mới ra trường. Ai biết gì đâu mà góp ý kiến.
Người pháo thủ thành Carroll.
Chính trong cái giây phút đó, tình chiến hữu của đơn vị, làm anh nhớ mãi đến hôm nay. Rất bình tĩnh và cương quyết, anh em hoàn toàn trông cậy vào ông đại úy Bắc kỳ di cư 54. Trong tinh thần đó, anh đã quyết định không hàng. Pháo đội B chạy thoát được một nửa. Một nửa bị bắt, nhưng được gọi là tù binh, không phải là hàng binh, vẫn còn vinh quang một chút cho mầu cờ sắc áo.
Anh muốn nhắn tin và hỏi han từng người một, nhưng mà suốt 37 năm qua sao chẳng gặp ai. Pháo đội B, TD 1 PB/TQLC của Camp Carroll 1972, ai còn nghe được tiếng gọi năm xưa, xin hãy đáp lời.
“Ðây là Bẩy Sài Gòn, pháo đội trưởng, pháo đội B thành Carroll, các anh có nghe tôi rõ không? Trả lời...”
Giao Chỉ, San Jose
Sinh Tồn chuyển